Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Qua sông...; Cô Tấm...- Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch


57 truyện ngắn ĐNT trên phongdiep.net

57 truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net- Trích: Qua sông...; Cô Tấm...

tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net (trích: Qua sông...)

  026/09/2011| 1063 Xem|  



Tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net 
(trích: Qua sông...)
  1. Phê bình, Tiểu luận trên phongdiep.net và... (bản đã chỉnh sửa ...

    blog.yume.vn/.../phe-binh-tieu-luan-tren-phongdiep-net-va-ban-da-c...Bản lưu
    30 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - Phê bình, Tiểu luận trên phongdiep.net và ... Đăng ngày: 20:19 29-08- 2011 Thư mục: PB, tiểu luận Đỗ Ngọc Thạch (19... - Thạch.
  2. 58 truyện ngắn, PB-TL của Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net (trích ...

    blog.tamtay.vn/.../58-truyen-ngan-PB-TL-cua-Do-Ngoc-Thach-tren- ...Bản lưu
    15 Tháng Chín 2011 – 2 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - 55 truyện ngắn trên phongdiep.net 1- ĐỖ ... 58 truyện ngắn của Đ.N.T trên phongdiep.net | Đỗ Ngọc Thạch ...
http://www2.vietbao.vn/images/vie7/the-thao/70106044-127373sm.jpg
  1. Bà Nội - Truyện ngắn của Đ.N.T (trên phongdiep.net) | blog.tamtay ...

    blog.tamtay.vn/entry/view/710086Bản lưu
    15 Tháng Chín 2011 – 2 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - 55 truyện ngắn trên phongdiep.net 1- ĐỖ NGỌC THẠCH: Quà ...Phê bình, tiểu luận trên phongdiep.net và. ...
  2. 2 chùm truyện mini mới trên phongdiep.net - YuMe.vn

    blog.yume.vn/.../2-chum-truyen-mini-moi-tren-phongdiep-net. ..Bản lưu
    10 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - 2 chùm truyện mini mới trên phongdiep.net: Mùa Thu - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch Nữ Thương binh - Chùm truyện mini ...

  1. KIẾM SỐNG - Đỗ Ngọc Thạch - PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET

    phongdiep.net › Home › Nội dung websiteBản lưu
    PHONG ĐIỆP -SÁNG TÁC MỚI. Ông đừng réo ... Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ... Non lửa thì bìa bánh sẽ sốngquálửa thì tất nhiên là cháy khét, đều bỏ. ...
  2. 57 truyện ngắn trên phongdiep.net - YuMe.vn

    blog.yume.vn/.../57-truyen-ngan-tren-phongdiep-net.dongocthach18...Bản lưu
    27 Tháng Tám 2011 – 2 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - 55 truyện ngắn trên phongdiep.net 1- ĐỖ NGỌC THẠCH: Quà tặng tuổi hai mươi. 2. ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 3.QUA SÔNG ...
  3. 56 truyện ngắn trên phongdiep.net - YuMe.vn

    blog.yume.vn/.../56-truyen-ngan-tren-phongdiep-net.dongocthach18...Bản lưu
    22 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - ĐỖ NGỌC THẠCH Đỗ Ngọc Thạch năm 1993 Đỗ Ngọc ...

  1. :: PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET :: - QUA SÔNG BẰNG ĐÒ

    phongdiep.net › Home › Nội dung websiteBản lưu
    QUA SÔNG BẰNG ĐÒ. Truyện ngắn của ĐỖ NGỌC THẠCHQUA SÔNG BẰNG ĐÒ. ( Con ơi nhớ lấy câu này. Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua. Lời mẹ dặn ...
  2. Đỗ Ngọc Thạch và lối viết hiện thực huyền ảo Việt ... - trieuxuan.info

    trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=1699&catid=6Bản lưu
    22 Tháng 2 2009 – Ở “Qua sông bằng đò”, Đỗ Ngọc Thạch tạo tính ảo ngay từ cách đặt tên truyện. Đây là một tựa đề tuyệt hay. Như một mini công án của nhà Phật. ...
http://www.itaexpress.com.vn/var/ita/storage/images/tin_ita/b_n_d_c_vi_t/c_m_nh_n/chi_u_que_tren_b_n_song_x_a/chieu/747481-1-vie-VN/chieu_medium.jpg
QUA SÔNG BẰNG ĐÒ - Đỗ Ngọc Thạch
Truyện ngắn của ĐỖ  NGỌC  THẠCH 
QUA SÔNG  BẰNG ĐÒ

                               (  Con ơi nhớ lấy câu này
                                 Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua
                                           Lời mẹ dặn – ca dao cổ)                                                                                                                  
Đó là chuyến đò ngang cuối cùng trong ngày. Hoàng hôn ập xuống nhanh hơn thường ngày bởi những  đám mây đen từ chân trời phía tây đang ùn lên, lớn dần, lớn dần…
      Người lái đò nhìn đám mây đen, nhìn mặt sông mênh mang chuyển sóng rồi lại nhìn đám hành khách còn lại nhiều gấp rưỡi  một chuyến đò thông thường … Như đọc được ý nghĩ của người lái đò muốn bỏ chuyến đò này,đám hành khách nhao nhao giục người lái đò sang sông , những người chưa xuống được đò thì cuống cuồng tìm mọi cách để xuống …
     Con đò chật cứng người và hành lý. Mặc cho   đám hành khách nhao nhao thúc giục, người lái đò vẫn không nhúc nhích. Hai bà buôn, một bà béo mập, một bà gầy đét lách đến bên người lái đò , nắm chặt lấy cánh tay và nhét vào túi áo ông ta một nắm tiền cùng với mệnh lệnh : 
      - Đẩy sào đi, không cho ai lên nữa ! Nhanh lên kẻo lỡ việc của các chị rồi ! Gần hai tạ hàng loại xịn đấy !...
       Con đò từ từ ra khỏi bờ, để lại năm ba người đang la hét ầm ĩ , có hai người cố lội xuống níu con đò lại nhưng  không kịp...
      Con đò sang sông được ba chục mét thì trời bỗng tối sầm, gió thổi  mạnh khiến cho những con sóng nhỏ lớn nhanh không ngờ, liên tục vỗ oàm oạp vào cái mạn đò đã mấp mé nước . Có đợt sóng tràn qua cả mép đò. Người ta chưa kịp nghĩ điều gì sẽ xảy ra thì mưa ập xuống như trút nước, quất rào rào vào mặt , vào người đám hành khách…
        Tất cả đám hành khách trên đò bỗng trở nên hoàng loạn cực độ… trong khi đó, nước sông vẫn theo từng đợt sóng tràn vào, nước mưa vẫn đội xuống xối xả ! Chỉ còn gang tấc là con thuyền sẽ chìm sâu xuống lòng sông !...
        Giữa lúc đó có một tiếng quát lớn , uy nghiêm như của vị tướng trước đoàn quân khiến tất cả đám đông đang hỗn loạn bỗng im phăng phắc. Vang lên tiếp tiếng nói dõng dạc, oai  phong : “Tôi, thuyền trưởng tàu Hải Âu ra lệnh : Ném tất cả đồ đạc, hàng hóa xuống sông ! Những người ở ngoài mép đò dùng hai tay tát nước !...”
          Chỉ trong vòng một phút, tất cả đồ đạc, hàng hóa trên con đò đã bay sạch và người ta tát nước ào ào. Con đò nhẹ dần rồi lao vun vút trên mặt sông ầm ào mưa gió !...
            Khi con đò cập bến , đám hành khách  ướt sũng trở lại nhốn nháo, la ó ầm ĩ. Trong mớ âm thanh hỗn độn đó , người ta nghe rõ hơn cả tiếng gào thét của hai bà buôn mập ú và gầy đét : “ Hai tạ hàng của tôi đâu rồi !... Quân ăn cướp , bà sẽ xé xác mày ra !...”
          Một khoảng trống im lặng hãi hùng bỗng ập xuống đám đông . Rồi có một tiếng nói  lớn : 
        -  Đồng chí công an !  Hãy bắt trói ngay cái thằng mạo nhận thuyền trưởng này ! Chính tôi đây mới là thuyền trưởng Hải Âu đang đi công tác qua đây !...
          Người vừa nói rút ra một tấm thẻ . Người công an bấm đèn pin soi tấm thẻ nói “Đúng” rồi chiếu đèn vào mặt người thanh niên cao lớn đang đứng cạnh người lái đò. Khi  cái vòng sáng của đèn pin vừa chiếu vào mặt người thanh niên thì đồng thanh vang lên tiếng quát to của hai bà buôn gày đét và mập ú:
-Đúng nó rồi ! Nó là thằng Bình sẹo đã từng làm cửu vạn cho tôi. Vậy mà nó dám mạo nhận thuyền trưởng, lại cả gan hô người ta ném hai tạ hàng xịn của tôi xuống sông. Gô cổ nó lại! Bắt nó phải đền tôi hai tạ hàng xịn!
  Người công an đến bên người thanh niên đã tự phong là thuyền trưởng, rút trong túi ra một cái cong số 8. Người thanh niên đưa hai tay ra khuất phục. Nhưng đúng lúc đó, có một người con gái lướt tới, gạt văng cái còng số 8 và kéo người thanh niên nhảy ào xuống sông. Sự việc diễn ra quá bất ngờ và mau lẹ khiến tất cả lặng đi giây lát, như là không kịp hiểu ra chuyện gì đã xảy ra !... 
   Sau giây phút trống lặng, âm thanh đầu tiên phát ra là tiếng  thét thất thanh của hai bà buôn mập ú và gày đét, cùng vang lên:
   -Bắt lấy nó!...Bắt nó đền cho tôi hai tạ hàng xịn !...     
    * *
   Thật ngẫu nhiên, mười năm sau, tôi (người viết truyện ngắn này) co dịp trở lại bến đò ấy, đã gặp lại người thanh niên tự phong là thuyền trưởng ấy. Anh tên là Nguyễn Thăng Bình, vùa tốt nghiệp trường Đ ại học Hàng  hải. Anh mới cưới vợ - chính là cô gái đã kéo anh nhảy xuống sông lúc đó. Chuyến đò ngang hôm nay trời yên gió lặng. Bình kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện, toàn là nhũng câu chuyện không đầu không cuối. Khi đò sắp cập bến, tôi mới hỏi Bình:
-Tại sao lúc ấy anh lại tự phong cho mình là thuyền trưởng ? Anh có biết cái ông thuyền trưởng thật đó không?
-Em xin trả lời câu hỏi sau trước. Cái ông thuyền trưởng thật ấy là người lang em, cả làng  ai cũng biết vì ông ta bơi rất kém, mấy lân suýt chết đuối, vậy mà không hiểu sao lại được lam thuyền trưởng. Còn câu hỏi tại sao em lại tự phong lam thuyền trưởng, em không biết trả lời thế nào. Luc ấy , em chỉ nghĩ là con đò sắp bị đắm và cần phải cứu tính mạng những người trên đò. Em đã buột miệng nói ra như thế !
-Có phải vì thế mà Bình đã trở thành thuyền trưởng thực thụ?
-Đó là do người yêu em, tức vợ em bây giờ. Cô ấy nói :Anh phải trở thành thuyền trưởng , nếu không anh sẽ suốt đời mang tội mạo nhận!...
    Con đò cập bến. Trời sập tối từ bao giờ. Tôi chia tay Bình. Ngần ngừ một lúc, Bình nói:
-Anh có muốn thấy các nhân vật của mười năm trước không?
    Tôi nắm chặt tay Bình:
 -Có chứ ! Ai vậy? Ở đâu?
-Trên bến sông này, cứ vào giờ này, ngày nào cũng vậy, có ba người xuất hiện. Đó là hai bà buôn mập ú và gày đét. Hai bà ngồi trên bờ sông và chốc chốc lại la lên: Bắt lấy nó!...Bắt nó đền cho tôi hai tạ hàng xịn!... và người thứ ba chính là ông thuyền trưởng tàu Hải Âu. Ông ta luôn mồm gào lên: Tôi mới là thuyền trưởng tàu Hải Âu!          
Bình vừa dứt lời thì như là kề sát bên tai tôi vang lên đồng  loạt những câu nói ấy, chúng hòa quyện với nhau tạo thành một thứ âm thanh kỳ dị, mà cho đến tận bây giờ tôi vẫn không sao hiểu nổi tại sao lại có loại âm thanh kỳ dị ấy ?
 Đỗ Ngọc Thạch
Phongdiep.net


CÔ TẤM VÀ QUẢ THỊ- Đỗ Ngọc Thạch


 Truyện ngắn của  Đỗ  Ngọc  Thạch

  TẤM     QUẢ  THỊ 
                   Từ trong quả thị bước ra
                    Trở về nhân thế em là TÌNH  YÊU
                                              Đ.N.T )            


Tôi tên là Lệ Hằng, nhưng ở nhà cứ gọi tôi là Tấm từ lúc còn bé, gọi mãi thành quen. Chả là thế này. Nhà tôi  nghèo, không mấy khi đủ tiền mua gạo mà chỉ mua tấm về ăn cho rẻ. Đến lúc sinh tôi ra, thì chỉ ăn tấm thôi, mà tấm cũng không còn dễ mua trong cái thời buổi thóc cao gạo kém ấy. Lớn lên, tôi đọc cổ tích thấy có  truyện   Tấm, Cám, tôi thích quá và quyết  lấy tên mình là Tấm, không cho ai gọi là Lệ Hằng nữa, nó phù phiếm thế nào ấy.

          Năm tôi học trường Sư phạm thì chị Lệ Thủy của tôi đã tốt nghiệp trường Y, làm việc ở Bệnh viện Tâm thần. Không hiểu sao chị Thủy lại thích học cái ngành oái oăm ấy. Tôi thường đến chị Thủy chơi vì tò mò khi thấy một xã hội bé nhỏ thật là kỳ lạ  : những người  đang hò hét  đập  phá thì bị nhốt sau những  khung cửa sắt như tù nhân, còn ngoài sân thì  đủ các dạng người đi lại, múa hát, đọc thơ, nghịch đất… cứ như một cái nhà trẻ nhưng chẳng ai nói chuyện với ai !  Có người cứ cầm cái que mà gẩy như đàn ghi-ta, có người cuộn tờ giấy như cái loa rồi cứ  “loa, loa”  liên hồi. Có người lại lẩm bẩm nói những gì rất đăm chiêu…Nói chung là… có trời mới hiểu nổi cái thế giới này !

*** 
     Tôi hỏi chị Thủy : “Có khi nào, họ tỉnh táo không ? và có khỏi bệnh được không ?”  Chị Thủy nói : “Thỉnh thoảng cũng tỉnh. Nhưng khỏi bệnh hiếm lắm. Mấy năm rồi chưa có ai khỏi hẳn cả”. Chị Thủy trầm ngâm một lát rồi nói tiếp : “Sau này em làm cô giáo, em làm kỹ sư tâm hồn đấy !  Nhưng em phải nhớ là nhiệm vụ rất nặng nề : ngoài việc  truyền thụ kiến thức cho học sinh, em phải rèn luyện  cho các em nhỏ  có được một bộ não khỏe, đủ sức chịu đựng những cú sốc của cuộc đời đầy sóng gió này”. Tôi hỏi  : “Những bệnh nhân này thường là những người bị mất mát lớn, hoặc có những uẩn khúc, giằng xé dữ dội, quá sức chịu đựng của thần kinh ?”  Chị Thủy nói  :  “Gần đúng . Trừ những ca do bệnh lý thuần túy, phần lớn đều do  hoàn cảnh xã hội gây ra. Chẳng hạn như, em có thấy cái ông già kia không, ông ta vốn là giám đốc sở X hơn chục năm. Đến khi phải về hưu, ông  ta phát bệnh, đấy lúc nào ông ta cũng vỗ ngực độp độp và hét toáng lên : “Tôi còn trẻ ! Tôi còn trẻ hơn chán  vạn thằng già cốc đế đại vương đang giữ  những cái ghế to hơn tôi”. Đấy, ông ta đang nói  suốt ngày chỉ vẻn vẹn như thế !  (Tôi bật cười).

Còn buồn cười hơn, em có nhìn thấy cái bà mập ú  kia không , bà ta vốn là chủ một sạp hàng lớn trong chợ, rất giàu . Một hôm đi đò, bà ta tháo cái nhẫn kim cương to bự ra khoe với người ngồi bên, bất đồ, bà ta đánh rớt xuống sông ! Thế là bà ta hét lên một tiếng khiếp đảm, nhảy tòm xuống sông để tìm cái nhẫn kim cương ! Nhưng làm sao mà tìm được khi đã rơi vào miệng Hà Bá ! Khi người ta vớt bà ấy lên, vừa tỉnh lại, bà ấy la  hét :  “Viên kim cương quý của tôi đâu ?” Và thế là bà ta phát bệnh cho tới bây giờ, suốt ngày cứ hét cái câu hỏi ấy !  (Tôi nghĩ : mất của quý ai mà chẳng phát điên lên). Còn cái ông kia mới thật là tức cười. Đấy, ông ta đang cầm một nắm vé số nhàu nát, mà không kiếm được vé số cho ông ta, ông ta ngất xỉu liên tục, cứ lẩm bẩm  suốt ngày  “khác tỉnh , khác tỉnh”. Chả là thế này, ông này nghiền vé số như người nghiền ma túy, bán hết mọi thứ để mua vé số. Cuối cùng , bán cả căn nhà bé nhỏ để chơi một cú lớn hòng gỡ lại tất cả. Khi dò kết quả, một xếp vé số của ông ta trúng vô giải đặc biệt, thế là ông ta sướng gần phát điên, may mà có người bạn đi cùng. Người bạn kéo ông vào một nhà hàng gần đó uống chai

Bia  mát cho tỉnh. Uống hết chai bia, ông ta nói với bạn:”Phôn cho tất cả bạn hữu, họ hàng đến đây . Và nhờ họ kêu con vợ phụ bạc  ấy đến nữa. Với nhà hàng, tôi sẽ mua hết số bia trên quầy, chiêu đãi một trân túy lúy cho người ta trắng mắt ra. Thần tài cuối cùng đã đến với tôi!...”  Thế rồi một cuộc ăn nhậu mút chỉ diễn ra…Sáng  hôm sau, ông ta dẫn đầu một đoàn người hộ tống đến công ty sổ số nhận tiền trúng giải đặc biệt.Ai ngờ, khi đưa xếp vé cho nhân viên xổ số thì cô ta nói : “Bác so nhầm rồi ! Đây là số trúng của tỉnh A, còn vé của bác là  tỉnh B cơ mà !”.  Trời đất, ông ta đâu hiểu được câu giải thích đó, thế là ông ta té xỉu và phát bệnh cho đến nay !”. 
      
Trong khi tôi nhìn ông ta đang lẩm bẩm “khác tỉnh, khác tỉnh”  với bộ mặt ngơ ngác đến dại đi, thì chị tôi im lặng, mắt như nhìn về nơi xa xăm  nào đó, rồi chị khẽ khàng nói :  “Những ca đáng khóc còn nhiều hơn những ca đáng cười. Chẳng hạn như chuyện của anh Bão. Anh là con nhà nghèo, bà mẹ sinh ra trong một đêm bão lớn, nhà cửa ọp ẹp nên mưa gió tạt vào ướt hết cả chú bé còn đỏ hỏn. Vì thế anh có tên là Bão. Anh Bão học rất giỏi, đang học dở  dang thì nhập ngũ. Trong những năm chiến đấu, anh bị chấn thương  não, thỉnh thoảng lên cơn động kinh, nhưng ngày càng giảm. Anh phục viên lấy vợ và tiếp tục học đại học. Xong đại học, anh Bão được chọn đi nghiên cứu  sinh nước ngoài. Vợ anh ở nhà ngày ngày bán gánh bún riêu để nuôi một đứa con nhỏ và bố mẹ chồng đã già. Chị vợ của anh rất đẹp và rất chung thủy với chồng, tận tụy với bố mẹ chồng. Không hiểu có phải  “đào hoa bạc mệnh” hay không mà chị đã gặp tai nạn chết bất đắc kỳ tử. Ấy là do có một ông khách ăn bún của chị một lần liền mê chị. Ông ta là giám đốc một công ty xuất khẩu , rất giàu. Ông ta tìm đến nhà chị, rồi tỏ lòng hào phóng giúp đỡ gia đình toàn thứ đắt tiền. Rồi ông ta cũng thuyết phục chị vào làm văn thư ở công ty của ông ta. Rồi vào một ngày chủ nhật, ông ta hẹn chị đến cơ quan làm việc đột xuất và cưỡng dâm …Sau khi tỉnh dậy, chị ấy như người mất hồn, lao ra đường và bị ô-tô cán chết”. Nghe chị  Thủy kể đến đấy, tôi ứa nước mắt và như có  cái gì đâm thăng vào tim đau buốt ! Tôi muốn nói một câu gì đó mà  lưỡi cứng đờ !... Chị Thủy khẽ thở dài rồi nói tiếp: “Khi anh Bão trở về, anh ấy như người mất hồn và cuối  cùng anh ấy mất hồn thật. Anh ấy kiềm đâu quả thị về, để lên bàn, đóng cửa lại rồi bỏ đi một lúc lâu, khi trở về anh  rón rén nhìn vào khe cửa như rình chờ ai!Ngày nào cũng vậy , và đặc biệt là anh ấy không hề hé răng nói lấy một lời ! Từ khi vào bệnh viện này, anh ấy vẫn không thay đổi ! Khi quả thị của anh ấy bị nẫu đi, chị lại phải đi kiếm quả khác thế vào…Mà này, một sự trùng hợp rất là lạ, chị vợ anh Bão tên là Tấm như em ấy, mà là tên khai sinh hẳn hoi…”.

* *  *

      Từ khi nghe câu chuyện về chị Tấm và quả thị của anh Bão, tôi bị một nỗi ám ảnh xâm chiếm không nguôi. Tôi cứ đọc đi đọc lại cái chuyện cổ tích Tấm, Cám đó. Tôi chắc bạn  đọc cũng đã biết cái chuyện cổ tích kỳ diệu này trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam từ thuở   ấu thơ. Thỉnh thoảng, tôi lại thơ thẩn đi dưới gốc cây thị, những quả chín vàng khẽ đung đưa trước gió. Hương thơm dịu nhẹ cứ quẩn quanh tôi như muốn nói gì đây ?  Khi còn nhỏ, sau một ngày hít hà cái hương thơm quyến rũ của quả thị, tôi thường  ăn luôn quả thị ấy. Nhưng từ khi đọc truyện Tấm, Cám, tôi không ăn nữa vì nhớ đến câu nói của bà già với quả thị ở trong truyện  Thị, thị , thị rụng bị bà – bà để bà ngửi – chứ bà không ăn”. Thế là quả thị rơi xuống cái bị của bà già !...Bất giác, tôi khum hai bàn tay lại, hứng dưới một quả thị chín vàng tròn mọng và lẩm bẩm “Thị ! thị ! thị”, vừa nói dứt lời, quả thị nhẹ rơi trúng bàn tay tôi, tỏa ra một hương thơm kỳ lạ. Nâng quả thị trên tay, tôi như nhìn thấy quả thị từ từ tách ra, và một cô gái xinh đẹp, dịu dàng nhẹ bước ra mỉm cười với tôi ! Tôi khẽ reo lên, nhưng cô gái vụt biến mất, trên tay tôi vẫn là quả thị chín vàng, ngát thơm ! …

       Tôi đem quả thị về nhà, đặt lên bàn học. Đêm hôm ấy, cứ chợp mắt là tôi lại nhìn thấy quả thị từ từ tách ra và cô gái xinh đẹp, dịu dàng ấy lại nhẹ bước ra… Tôi bừng tỉnh, bật đèn nhìn lên bàn thì quả thị vẫn nguyên đó, im lặng tỏa hương thơm !  Từ hôm đó, tôi thường xuyên đem thị đến bệnh viện tâm thần cho chị tôi để chị tôi chữa bệnh cho anh Bão.

        Anh Bão vẫn không khỏi bệnh mặc dù đã gần hết mùa thị ! Mỗi lần đến bệnh viện nhìn anh Bão đang ngồi trước quả thị, tôi muốn trào nước mắt ! Mọi cố gắng của chị tôi và bệnh viện  đều vô hiệu trước triệu chứng bệnh lý kỳ lạ này của anh Bão. Chị tôi thường nói : “Có những căn bệnh mà không một thứ thuốc thánh nào chữa khỏi được. Y học bây giờ đã tiến những bước rất xa, có thể cứu sống những ca thập tử nhất sinh, có thể  chữa những bệnh mà tưởng như đành bó tay, có thể sửa những nét thiếu thẩm mỹ, dị dạng trên cơ thể con người nhưng đối với bộ não của con người thì đó vẫn là  một sự thách đố nghiệt ngã, một bí ẩn còn khó hơn cả việc tìm hiểu vũ trụ, phát hiện những vì sao ở cách xa trái đất hàng triệu năm ánh sáng ! …Chị ước muốn đạt được những thành công độc đáo  ở cái ngành này của y học, nhưng cho đến nay, chị thấy tuyệt vọng !...”  

 Tôi hỏi : “Chị có suy nghĩ gì về những câu chuyện cổ tích, thần thoại không ?”. Chị tôi mỉm cười : “Chị chỉ xem cho vui thôi !  Thời đại khoa học đã thực hiện được những ước mơ thần thoại của người xưa !” Tôi nói :  “Em hỏi chị ở khía cạnh khác cơ. Những câu chuyện hoang đường ấy nó thể hiện một niềm tin kỳ diệu. Niềm tin ấy chính là sức mạnh để con người tồn tại được cho đến hôm nay !”.  Chị tôi lại cười : “Cô giáo văn có khác, nói cứ như sách ! Thế em có lúc nào  nghĩ rằng bây giờ cũng có  những câu chuyện thần thoại ấy không ?”  Tôi nói : “Bây giờ thì đương nhiên không thể có được những biến hóa kỳ lạ như chuyện cổ tích rồi . Nhưng em nghĩ là con người vẫn giữ được  cái niềm tin kỳ diệu như người xưa ! Chẳng hạn như trường hợp anh Bão, hình như  anh ấy  vẫn tin là vợ anh , sau khi trải qua những sự đọa đầy, sẽ từ quả thị bước ra với anh như cô Tấm trong câu chuyện cổ . Anh ấy tin như vậy, chứ không phải anh bị điên đâu !” Chị Thủy nhìn tôi chăm chú : “Em  nói thật hay đùa đấy ?”.  Tôi nói : “Em đâu có đùa, em cũng tin như anh Bão !” Chị Thủy đứng dậy , kéo tôi theo và nói : “Đi dạo với chị đi ! Không khéo em bị lây bệnh mất !  Từ giờ không được đến đây chơi nữa !”.

        Ba ngày sau, tôi lại đem một quả thị đến bệnh viện thì chị tôi nói rằng anh Bão đã được trả về gia đình. Chị tôi nói : “Nói chung thì tất cả các bệnh nhân ở đây  đều sẽ trả về gia đình. Thời gian nằm điều trị ở đây là chủ yếu  là để nghiên cứu, chứ ít hy vọng chữa khỏi. Mà chị đã nói là em không được đến đây nữa cơ mà?” Chị tôi nhìn tôi bằng ánh mắt lo ngại , như là nhìn một con bệnh vậy. Tôi mà bị bệnh thần kinh ư ? Không bao giờ ! Tôi không nói gì, lặng lẽ đi về.

        Trời đã về chiều. Phố xá nhộn nhịp , hối hả hơn, cái hối hả của thời khắc chuyển giao. Tôi quyết định đến nhà anh Bão. Căn nhà nhỏ  trống vắng như cái đền hoang trong truyện cổ. Tôi nhanh nhẹn lẻn vào đặt quả thị trên mặt bàn, cạnh tấm ảnh thờ người phụ nữ bất hạnh.Tôi trở ra liền và phải kêu xich lô đưa về nhà. Về đến nhà rồi mà tôi vẫn chưa hết bàng hoàng. Trong bóng chiều chạng vạng, sao mà người phụ nữ trong tấm ảnh thờ giống tôi quá vậy? Cái gì đã xảy ra trong đầu tôi như là một sự hệ trọng, hệ trọng hơn cả một trận động đất?

·        * *

Sáng hôm sau, tôi đến nhà anh Bão thì thấy đóng cửa im ắng lạ lùng. Tôi mở cửa vô nhà, quan sát kỹ thì vẫn nhận ra trong căn nhà này sự sống của con người vẫn đang tồn tại dù chỉ là hư ảo như làn khói mỏng chiều hôm. Quả thị tôi đặt trên bàn thờ tối qua vẫn còn đó, im lặng tỏa hương. Tấm ảnh vợ anh Bão nhìn tôi đăm đăm. Như là có sự điều khiển của thần linh, tôi cầm quả thị bóc vỏ ra, ăn hết ruột rồi để vỏ lại chỗ cũ. Sau đó, tôi làm tất cả các công việc như cô Tấm trong truyện cổ tích ấy: dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, nấu nước… Că nhà hoang vắng ngổn ngang phút chốc gọn gàng ngăn nắp, sach sẽ. Tôi rửa ráy xong, đang ngồi chải tóc thì cánh cửa  hé mở từ lúc nào, một bóng người lướt qua tôi như làn gió thoảng…Anh Bão ! Vâng, đúng là anh Bão, nhanh như ánh chớp, đã cầm lấy cái vỏ quả thị giấu ra sau lưng và đứng trước mặt tôi, nhìn tôi tràn trề sung sướng và bỡ ngỡ ! Ánh mắt anh phát ra những tia sáng kỳ lạ mà tôi không sao diễn tả nổi, như là có bảy sắc cầu vồng, năm sắc mây vương (sau này thì anh Bão nói rằng cái màu sắc ấy là từ gương mặt tôi phản xạ qua anh).Anh đứng sững rồi khẽ thốt lên:”Tấm em!...Em đã về ư !?”. Mắt tôi trào lệ. Tôi run lên và nhào vô canh tay run rẩy của anh. Tôi áp mặt vào ngực anh, tôi nghe tim anh đang ngân như tiếng cồng !...

·        * *

Đó là câu chuyện  Lệ Hằng kể  cho tôi. Hiện nay, anh Bão là giáo sư dạy vật lý hạt nhân của một trường đại học. Lệ Hằng sau đó không học Sư phạm nữa mà xin chuyển qua trường Luật. Bây giờ cô đã là một nhân viên điều tra cừ khôi. Cô đang tiến hành điều tra một vụ có liên quan tới tay giám đốc công ty nọ. Cô nói:”Em phải lôi con quỷ ấy ra trước vành móng ngựa để nơi suối vàng cô  Tấm  được an giấc ngàn thu!...”.

Đỗ Ngọc Thach


Phongdiep.net
    


Gửi email trang này cho bạn bè Mở cửa sổ in bài viết này

 nguồn: phongdiep.net  


Xem thêm:
  1. THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET

    phongdiep.net › Home › Nội dung websiteBản lưu
    Ông đốt đi (Nhật kí nhân viên văn phòng - truyện ngắn của Phong Điệp... THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch (tiếp theo và hết) ...
  2. THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET

    phongdiep.net › Home › Nội dung websiteBản lưu
    THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch (chương 1- 3 ...



    profile picture

    Đỗ Ngọc Thạch (SG, 2010)

    2. ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

    9.TƯỢNG NHÀ MỒ      10.CHUYỆN MỘT NHÀ BÁO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét