Thứ hai, ngày 22 tháng bảy năm 2013
truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
trích: Quyền làm mẹ; Mẹ Đốp
Thứ sáu, ngày 29 tháng ba năm 2013
truyện ngắn ĐNT - trích: Quyền Làm Mẹ; Mẹ Đốp
Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Trích: Quyền làm mẹ; Mẹ Đốp
Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
ĐỖ NGỌC THẠCH (2010) -
1- ĐỖ NGỌC THẠCH: Quà tặng tuổi hai mươi.
57 Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net:
2. ĐỊA LINH NHÂN KIỆT
7.TRẠNG ME ĐÈ TRẠNG NGỌT 8.KÝ ỨC HÀ NỘI |
9.TƯỢNG NHÀ MỒ 10.CHUYỆN MỘT NHÀ BÁO |
51.NGƯỜI MẸ VÀ NHỮNG ĐỨA CON 52.CÔ GÁI VÙNG CAO 53.SƯ PHỤ CỦA SƯ PHỤ VÀ SƯ PHỤ
54.HÀNH BINH THẦN TỐC 55.LÁ THƯ TUYỆT MỆNH;
54.HÀNH BINH THẦN TỐC 55.LÁ THƯ TUYỆT MỆNH;
Home >> Nội dung website >> KẾT NỐI >> Đường Văn
QUYỀN LÀM MẸ - Đỗ Ngọc Thạch
Truyện ngắn của ĐỖ NGỌC THẠCH
QUYỀN LÀM MẸ
1.
… Thế là cô nữ sinh Diễm Lan đã trở thành một chiến sĩ giao liên thực sự. Tà áo dài tha thướt trắng trong đã được thay bằng bộ bà ba gọn gàng. Chiếc mũ tai bèo và khẩu súng Cạc-bin khoác vai đã làm cho khuôn mặt vừa dịu dàng vừa tinh nghịch, thông minh trở nên cương nghị, rắn rỏi.
Hôm nay là ngày kỷ niệm một năm Diễm Lan trở thành chiến sĩ giao liên. Diễm Lan đã hì hục ngoài đồng suốt đêm qua để kiếm được đầy một giỏ vừa cá vừa cua đầy nhóc, tính trưa nay sẽ làm mấy món ăn cực ngon để chiêu đãi các anh, các chị trong trạm giao liên. Nhưng có lệnh đột xuất. Diễm Lan phải đi đón và đưa vào khu vực ven đô một đoàn cán bộ đặc biệt. Lệnh nhận một lúc Diễm Lan đang dở tay xào nấu, thế mới nghiệt chứ ! Không thể trì hoãn mệnh lệnh dù chỉ giây phút ! Các anh chị trong trạm làm tiếp phần việc còn lại cho Diễm Lan và nói sẽ chờ Lan về để thực hiện bữa tiệc liên hoan đầy ý nghĩa này !...
2.
…Đoàn công tác của Diễm Lan đến khu vực ven đô thì trời đã tối đen. Đêm ba mươi nào cũng đen kịt. Người đi sau phải lần theo tiêng động của người đi trước mà bám theo. Nếu rủi ai có bị rớt lại thì lạc đường là cái chắc !...
Diễm Lan nhanh nhẹn dẫn đầu đoàn công tác. Trên những tuyến đường này, cô thuộc từng mô đất, đám cỏ, vũng nước, bụi cây… Chốc chốc, cô lại phát ra tiếng dế kêu “tà rích” để người đi sau nhận được tín hiệu mà bám theo .Đang đi, Diễm Lan bỗng phát hiện ra mùi lạ theo làn gió nhẹ thoang thoảng bay tới. Linh tính báo cho cô biết đó là “mùi của bọn biệt kích”. Cô phát ra tiếng ”chim lợn”, đó là ám hiệu cho đoàn công tác đổi đầu thành đuôi, đuôi thành đầu, cô sẽ ở lại thu hút hỏa lực địch cho người bạn của cô là Miền – đang đi ở cuối đoàn – dẫn đoàn đi theo phương án dự bị. Tiếng chim lợn của Diễm Lan vừa phát ra thì một tràng súng máy rộ lên như pháo giao thừa !...
Diễm Lan vừa nhả đạn về phía địch vừa vận động ngược lại với hướng của Miền. Tình huống như thế này đã quá quen thuộc đối với Diễm Lan nhưng hôm nay không hiểu sao cô bỗng cảm thấy run tay kỳ lạ. Khoảng năm phút sau, Diễm Lan bỗng nghe thấy có tiếng súng AK điểm xạ bắn về phía địch, chỉ cách cô khoảng hai chục mét. Ai thế nhỉ? Nhiệm vụ thu hút đánh lạc hướng địch chỉ do mình cô đảm nhiệm, vậy tại sao lại có thêm người này ? Cô ngừng bắn và phát tín hiệu liên lạc. Có tín hiệu đáp lại. Đúng là người trong đoàn công tác rồi, nhưng là ai thế? Ai dám tự ý vi phạm qui định của Trạm giao liên ? Diễm Lan chưa trả lời được những câu hỏi đặt ra thì cô nhận ra một người đang trườn nhanh về phía mình và nói:
- Cô Lan !...Tôi là Tình đây ! Tình quân lực đây !
- Trời đất ! Sao anh không chạy theo con Miền mà lại chạy theo em? – Lan ngạc nhiên nói.
- Tình đã tới sát kề Lan, nắm lấy một tay của cô nói nhỏ:
- Tôi không thể để em một mình chống chọi với bọn phục kích đ.ược . Nghe tiếng súng , tôi biết bọn chúng đông lắm ! Lỡ em có làm sao thì…
- Thì làm sao ? Chẳng lỡ gì hết ! Bọn chúng sẽ không làm gì được em ! Nhưng sao anh lại theo em thế này, em sẽ bị cấp trên kỷ luật ! Cả anh nữa, anh không sợ kỷ luật sao ?
- Không, anh không sợ kỷ luật, anh chỉ sợ mất em thôi !- Nói rồi Tình kéo mạnh Diễm Lan rồi ôm chặt lấy cô, hôn túi bụi lên mặt cô !
Diễm Lan chưa kịp phản ứng gì thì một tràng súng máy lại rộ lên, đầu đạn bay chiu chíu quanh mình hai người, cắm vào những mô đất bên cạnh lụp bụp. Diễm Lan đẩy mạnh Tình ra và cô trườn đi như một con thằn lằn, chốc chốc tiếng súng của cô lại nổ đanh gọn đáp lại từng tràng súng của địch…Vừa vận động chiến, Diễm Lan vừa lẩm bẩm nguyền rủa cái anh chàng Tình quân lực ấm ớ này. Chả là như thế này : Tình vài lần qua trạm giao liên của Diễm Lan và đem lòng thầm yêu trộm nhớ cô gái giao liên xinh đẹp này. Anh ta liên tục gửi thư cho Diễm Lan và lần nào cũng chép lên đầu lá thư hai câu thơ không biết của ai : “Anh đã đi khắp vòng quanh trái đất – Mới gặp em lần thứ nhất anh yêu !” Diễm Lan không bao giờ trả lời những bức “tình thư” đó và những lần gặp anh chàng ở trạm, Diễm Lan yêu cầu anh ta chấm dứt ngay nhưng anh ta lại càng gửi nhiều hơn ! Lan rất bực mình, khó chịu nhưng chị Hương, tổ trưởng của Lan bảo : “Hoa thơm thì ắt phải có bướm lượn, mặc kệ xác hắn, riết rồi hắn cũng nản. Còn nếu hắn cứ bám riết thì chị sẽ có cách trừng trị hắn !”… Diễm Lan thật không ngờ cái anh chàng si tình hôm nay lại dám liều lĩnh như thế !
Tiếng súng của bọn phục kích xa dần. Diễm Lan đoán chừng mình đã thoát khỏi tầm đạn của chúng. Nhưng Lan bỗng nhận ra rằng cái anh chàng Tình biến đâu mất ! Chẳng lẽ anh ta bị trúng đạn ? Bị thương hay đã chết rồi ? Cô thoáng nghĩ : Không thể bỏ đồng đội mà thoát lấy một mình ! Diễm Lan liền quay lại tìm anh chàng Tình. Đúng lúc cô chạm vào người Tình thì tiếng súng lại nổ ran xung quanh cô. Cô lay Tình, gọi Tình, nhưng không thấy trả lời. Thì ra Tình đã bị trúng đạn, ngất xỉu. Hai phút sau, Tình mới tỉnh lại, lần nắm lấy bàn tay của Diễm Lan, nói giọng yếu ớt :
- Diễm Lan !...Anh yêu em !...Em…hãy hôn anh đi, như vậy dù anh có chết cũng cam lòng !...
- Không yêu đương gì hết! – Diễm Lan gắt khẽ - Tôi sẽ đưa anh về đơn vị !
- Lan nhanh chóng băng tạm vết thương cho Tình rồi xốc anh lên vai, lao vút đi trong bóng đêm dày đặc…Từng tràng súng máy lại nổ ran quanh Diễm Lan. Mặc, cô cứ vác Tình trên vai mà chạy. Cô hi vọng bóng đêm sẽ che mắt địch và vận may một lần nữa sẽ đến với cô như bao lần trước. Nhưng, càng chạy, cô càng cảm thấy súng địch nổ rát hơn và cô nghe rõ cả tiếng bước chân đuổi theo thình thịch… Rồi cô thấy đầu óc quay cuồng và như là có một bàn tay vô hình tóm lấy cô nhấc bổng lên và ném vút vào đêm đen vô tận !...
3.
…Khi Diễm Lan tỉnh lại thì cô thấy mình nằm trong Quân y viện. Cô không biết cái gì đã đến với mình? Tại sao mình lại nằm ở đây ? Và tại sao ngực mình lại bỏng rát như là có một cái hỏa lò đặt trên ngực ? Toàn thân cô vẫn bất động…Phải ba ngày sau lần hồi tỉnh đầu tiên, Diễm Lan mới ý thức được rành rẽ sự thể của mình, nhờ có cô bạn tên Miền đến bệnh viện thăm cô. Miền đã kể lại diễn biến của cái đêm bi thương ấy trong giọng nói nghẹn ngào đầm nước mắt : Sau khi đưa đoàn cán bộ đên điểm tập kết, Miền thấy bồn chồn trong người. Cô linh cảm thấy có chuyện xấu xảy ra với Diễm Lan và cô đã phóng một mạch đến chỗ Lan bị trúng đạn. Nhưng, Miền đến quá muộn, bọn biệt động đã thay nhau hãm hiếp Diễm Lan rồi cắt đi cả hai bầu vú căng tròn của cô. Nhìn thấy xác Tình bên cạnh Diễm Lan, Miền đã òa khóc như con nít và suýt ngất xỉu trên bộ ngực đẫm máu của bạn. Nhưng Miền đã nhanh chóng trấn tĩnh, cô bật dậy, như thấy máu trong người đang sôi sùng sục, cô xách súng đuổi theo bọn biệt kích. Cô đã gặp bọn quỷ khát máu ấy khi chúng đang ngồi quanh đống lửa nướng thịt, uống rượu.! Như mãnh hổ lao vào đàn sói, Miền đã bắn từng tràng đạn nóng bỏng căm thù vào bọn ác ôn…Trong tiếng đạn xé, vang lên cả tiếng
gọi bạn thống thiết của Miền :”Lan ơi !... La…n …ơ…i…”
4.
- Sau giải phóng, Diễm Lan đi học ở trường Y. Rồi cô trở thành một Bác sĩ. Nhìn bên ngoài, mặc dù không còn tuổi thanh xuân, nhưng ai cũng lầm tưởng đó là người phụ nữ giàu sang, quý phái bởi vẻ quyến rũ kỳ lạ của cô. Và chắc chắn không ai có thể ngờ được rằng cô không còn bộ ngực của người phụ nữ nữa, trừ cô bạn chí cốt tên Miền. Sắc đẹp dường như không chịu mất đi của Diễm Lan đã khiến cho cánh đàn ông luôn luôn vây quanh cô, theo đuổi cô…
- Diễm Lan muốn có một người chồng đàng hoàng, rồi cô sẽ được làm mẹ…Nhưng mỗi khi nhìn vào mảng sẹo lớn trên ngực, cô lại bàng hoàng… Những ý nghĩ không đầu không cuối lại quay cuồng tromg đầu và cái cảm giác bị một bàn tay vô hình túm lấy nhấc bổng lên cao rồi ném vút vào đêm đen vô tận lai hiện rõ mồn một! Chính cái cảm giác hãi hùng ấy đã không buông tha Diễm Lan và đưa cô đến quyết định từ chối tất cả những lời cầu hôn để nhận nuôi hai đứa bé bị bố mẹ chúng bỏ rơi trong bệnh viện. Hai đứa bé này là chị em sinh đôi, mới hơn một tuổi. Diễm Lan đã nuôi hai đứa bé sinh đôi mười năm trời, chúng đã trở thành hai đứa học trò khỏe mạnh, xinh xắn. Lan đã làm lại giấy khai sinh và đặt tên cho chúng là Diễm Phúc và Diễm Lộc. Một kế hoạch về tương lai của hai đứa trẻ đã được vạch ra thì xảy ra một sự cố oái oăm, mà cho đến nay, Diễm Lan vẫn không hiểu nổi tại sao nó lại như thế ?
5.
Một hôm, Diễm Lan ngồi đợi hai con về ăn cơm tối mà mãi không thấy chúng về. Đã Tám giờ tối, Diễm Lan hoảng sợ phóng xe đi khắp những nơi cô phỏng đoán hai đứa có thể đến mà gần mười hai giờ vẫn không thấy tăm hơi. Cô phóng đến nhà Miền và ôm chầm lấy bạn mà khóc…
Miền đã đi nhờ tất cả những người quen biết cũ, nhờ đến những cán bộ điều tra hình sự cự phách thì một tháng sau mới tìm ra đầu đuôi vụ mất tích hai đứa Diễm Lộc và Diễm Phúc: Bố mẹ đẻ của hai đứa bé, giờ đã trở thành tỷ phú, thuê người đi tìm tung tích hai đứa con bỏ rơi trong bệnh viện mười năm trước và khi biết đích xác là hiện chúng đang sống với Diễm Lan thì đã bí mật tổ chức bắt cóc về. Nhưng suốt một tháng trời, hai đứa bé vẫn không chịu nhận ông bà tỷ phú kia là bố mẹ. Họ liền đưa đơn kiện để đòi lại hai đứa con và yêu cầu Diễm Lan phải từ bỏ Diễm Lộc và Diễm Phúc. Cái lý để ông tỷ phú kia tin mình sẽ thắng kiện là “Đô La” ! (Các nhà tỷ phú thường dựa vào “ma lực” của đồng Đô La để hành sự , đẻ con cũng đặt tên là Đô La, trang trí tranh tường cũng là hình đồng Đô La, và trên Bàn thờ thiêng liêng tất nhiên là có đồng Đô La…).
Khi nhận được giấy gọi của Tòa án, Diễm Lan bàng hoàng cả người và cái cảm giác bỗng bị một bàn tay vô hình túm lấy người nhấc bổng lên rồi ném vút vào đêm đen vô tận phút chốc ập đến !... Lần này, cũng lại chính là Miền, và cô đã đến sớm hơn. Miền đã nhanh chóng điều tra ra một chi tiết bất ngờ: bố đẻ của hai đứa bé – tức nhà tỷ phú- chính là một người trong tốp lính biệt kích năm xưa. Miền tức tốc phóng đến gặp nhà tỷ phú.
- Ông đã từng là lính biệt động? – Miền hỏi .
- Ồ, cô hỏi sai chỗ rồi!...- Nhà tỷ phú thoáng giật mình rồi nhếch mép cười – Tôi chỉ tiếp khách hàng và các VIP chứ không tiếp cán bộ điều tra ! Còn nếu cô bị khùng thì tôi sẽ cho người đưa cô tới nhà thương điên ngay !
- Không ! Tôi không khùng! – Miền dằn giọng – Tôi chỉ muốn ông nhớ lại tội ác của ông: ông đã cùng toán lính phục kích hãm hiếp rồi cắt vú một nữ chiến sĩ giao liên ! Người nữ giao liên bất hạnh đó chính là người mẹ nuôi của hai đứa trẻ con ông đẻ ra nhưng ông đã bỏ rơi chúng trong bệnh viện mười năm trước !
- Nhà tỷ phú giật thót nhưng thật không ngờ ông ta lại la lớn :
- Không ! Tôi không nhớ quá khứ ! Tôi không cần biết đến quá khứ. Tôi chỉ biết bây giờ tôi có quyền làm giàu, làm giàu nữa ! Và tôi có quyền làm bố ! Tôi có thừa bằng chứng là bố của hai đứa trẻ ! …
- Thật bất ngờ, trái với tính cách thường ngày của Miền, cô bỗng la lên lớn hơn cả nhà tỷ phú :
- Ông câm ngay ! Nếu như tôi cho ông thêm một băng đạn đêm ấy thì ông đã thành đất cát rồi !..- Miền ngừng và hít một hơi dài, đoạn nói dằn từng tiếng – Ông có quyền làm giàu, làm bố nhưng bạn tôi có QUYỀN LÀM MẸ ! Ông đã xâm phạm tội lỗi vào quyền làm Mẹ đó ! Nếu ông nói một câu nữa như vừa rồi, tôi sẽ bắn bể sọ ông ngay tức thì !...
- Nếu như đúng lúc đó, hai đứa trẻ Diễm Phúc và Diễm Lộc không biết từ đâu chạy tới và cùng reo lên “Dì Miền !”, thì Miền đã rút phăng khẩu súng sáu trong túi quần ra ! Vừa nhìn thấy hai đứa trẻ, Miền đã trở lại vẻ dịu hiền thường thấy và cô vòng tay ra ôm cả hai đứa bé vào lòng !...
6.
Tôi, người viết câu chuyện này thành cái truyện ngắn, mới đây lại nhận được tin của Miền cho biết: Nhà tý phú kia sau khi đã rút đơn kiện lại tái đưa đơn và lần này quyết thắng kiện bằng mọi giá. Đồng thời, ông ta còn kiện Miền đã đe dọa tính mạng ông ta !...
Không biết vụ kiện cáo này sẽ đi tới đâu nhưng đêm nào tôi cũng bị câu nói của Miền trở đi trở lại bên tai: “Anh và tất cả mọi người sẽ không ai hiểu nổi tôi và Diễm Lan đâu. Nếu chúng tôi thua kiện nhà tỷ phú đó, tôi sẽ cho ông ta một băng AK vào đầu ! Anh biết vì sao không? Vì chính trong cái đêm tôi trở lại cứu Diễm Lan đó, trong cuộc đấu súng không cân sức đó, tôi đã bị trúng đạn ở cả hai bầu vú !...”. Bạn đọc có thể tưởng tượng sự kinh ngạc của tôi như thế nào khi vừa nói xong, Miền cởi phăng ngực áo để lộ ra hai bầu vú với những vết sẹo dúm dó !...
TP.HCM, l989-2009
Đỗ Ngọc Thạch
Phongdiep.net
Đường Văn :: |
Khám phá thế giới của phụ nữ tại Yahoo! Nàng
14:00 ICT Thứ tư, ngày 27 tháng ba năm 2013
newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html
Sinh ngày 19-5-1948, tại Phú Thọ. Năm l966 vào học tại Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp HàNội. Từ 12-1966 đến l0-1970 nhập ngũ trong bộ đội Ra-đa.
www.vanchuongviet.org/index.php%3Fcomp%3Dtacgia%26actio...
Đỗ Ngọc Thạch ... Kiếm sống (truyện ngắn). Kiếm Sống 2 (truyện ngắn). Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn). Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn). Làng nói trạng (truyện ngắn) ...
nhavantphcm.com.vn/d%25E1%25BB%2597-ngoc-thach-nha-van-...
ĐỖ NGỌC THẠCH - NHÀ VĂN - Thư viện. NHÀ VĂN ĐỖ NGỌC THẠCH. Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Phú Thọ. Ông đã ...
Trích: Mẹ Đốp (Newvietart.com)
newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html
MẸ ĐỐP
Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH
“Chiềng làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông / Con gái Phú Ông / Tên là Mầu Thị / Tư tình ngoại ý/ mãn nguyệt có thai / Già trẻ gái trai/ ra đình mà ăn khoán…” – Đó là lời rao của Mẹ Đốp về vụ Thị Mầu hoang thai bị làng phạt vạ trong vở Chèo cổ Quan Âm Thị Kính. Song, hầu như ngày nào, dân làng xã Đoài Trung cũng được nghe những lời đó, từ Mẹ Đốp. Song, đây không phải là nhân vật Mẹ Đốp trong vở Chèo mà là Mẹ Đốp hiện đang sống ở Làng Đoài Trung. Tại sao lại có sự trùng hợp về tên gọi và tại sao Mẹ Đốp ngày nay lại cứ đọc lại cái câu trong lời đi rao khắp Làng của nhân vật Mẹ Đốp trong vở Chèo? Những người mới đến Làng Đoài Trung thường hỏi bà Tỏi, chủ quán nước ở đầu Làng như vậy và được bà giải thích khá cặn kẽ như sau:
Mẹ Đốp là một cô gái xinh đẹp nhất nhì cái Làng Đoài Trung, tên thật là Đào, khi tuổi trẻ thích tham gia văn nghệ, đặc biệt là hát Chèo, nên đã được chọn vào đội Chèo của xã Đoài Trung. Đội Chèo của xã tuy không hoạt động chuyên nghiệp, tức chỉ khi có Hội diễn của Huyện, của Tỉnh hoặc ngày Lễ lớn, ngày Tết…đội mới tập họp mọi người lại, tập luyện dăm ba hôm rồi lên sân khấu. Tuy thế, lần nào có Hội diễn, Đội Chèo của Xã cũng đoạt huy chương không Vàng thì Bạc. Riêng cô Đào, là một trong những diễn viên xuất sắc của Đội Chèo, đặc biệt là khi cô sắm vai Mẹ Đốp. Một lần, cô Đào vào vai Mẹ Đốp thì “lọt mắt xanh” ông Lê Văn Xã, người sắm vai Xã Trưởng. Ông Lê Văn Xã hiện đang giữ chức Phó chủ tịch UBND Xã Đoài Trung, chuyên trách công tác văn hóa, thông tin, tuyên truyền, các vấn đề xã hội…gọi tắt là Phó Chủ tịch phụ trách Văn – Xã. Ông Lê Văn Xã đã có vợ con nhưng vẫn không chịu “yên bề gia thất” mà nổi tiếng trăng hoa, đa tình. Khi cô Đào đang vào vai Mẹ Đốp, ông Lê Văn Xã đang vào vai Xã Trưởng thì ông chợt phát hiện ra vẻ đẹp quyến rũ không thể cưỡng lại của Mẹ Đốp mà lâu nay mải vui thú đâu đâu, ông “có mắt mà như mù”! Thế là sau buổi diễn đó, ông Lê Văn Xã lập tức “gửi Mẹ Đốp nuôi giùm một đứa con”!...
Song, Mẹ Đốp (tức cô Đào), là người mắn đẻ, lại gặp hôm “mát giời” nên không chỉ “đẻ giùm” ông Xã Trưởng (tức ông Lê Văn Xã) một đứa con mà tới những ba đứa con! Nếu cứ đúng như Lệ Làng thì cô Đào sẽ bị Làng phạt vạ, như trong chính vở Chèo mà cô đã diễn nhiều lần, hoặc có thể nặng hơn, nhưng ông Lê Văn Xã đang là Phó Chủ tịch UBND Xã, lại sắp lên thay chức Chủ tịch UBND Xã do Chủ tịch đương nhiệm được thăng chức lên Phó Chủ tịch UBND Huyện, do đó, chuyện to thu lại thành nhỏ, chuyện nhỏ coi như không có! Tuy nhiên, Mẹ Đốp (tức cô Đào) là người “đau khổ” suốt đời : tuy không bị phạt vạ, nhưng ông Lê Văn Xã đã “nuốt lời”, không ly dị vợ để cưới cô như đã thề bồi rất tha thiết khi muốn “gửi con” nơi cô, nên cô phải sống trên “búa rìu dư luận” mà nuôi ba đứa “con hoang”! Việc cô Đào phải quần quật nuôi ba đứa “con hoang” khiến cho nhan sắc cô tàn phai, sức cô cạn kiệt… Và khi ba đứa con (đều là con trai) lên mười tuổi thì cô Đào trở nên người ngớ ngẩn, ngày nào cũng đi khắp Làng, vừa gõ cái mõ đã mòn bóng, vừa rao: Chiềng Làng chiềng chạ / Thượng Hạ, Tây Đông…
Mẹ Đốp là một cô gái xinh đẹp nhất nhì cái Làng Đoài Trung, tên thật là Đào, khi tuổi trẻ thích tham gia văn nghệ, đặc biệt là hát Chèo, nên đã được chọn vào đội Chèo của xã Đoài Trung. Đội Chèo của xã tuy không hoạt động chuyên nghiệp, tức chỉ khi có Hội diễn của Huyện, của Tỉnh hoặc ngày Lễ lớn, ngày Tết…đội mới tập họp mọi người lại, tập luyện dăm ba hôm rồi lên sân khấu. Tuy thế, lần nào có Hội diễn, Đội Chèo của Xã cũng đoạt huy chương không Vàng thì Bạc. Riêng cô Đào, là một trong những diễn viên xuất sắc của Đội Chèo, đặc biệt là khi cô sắm vai Mẹ Đốp. Một lần, cô Đào vào vai Mẹ Đốp thì “lọt mắt xanh” ông Lê Văn Xã, người sắm vai Xã Trưởng. Ông Lê Văn Xã hiện đang giữ chức Phó chủ tịch UBND Xã Đoài Trung, chuyên trách công tác văn hóa, thông tin, tuyên truyền, các vấn đề xã hội…gọi tắt là Phó Chủ tịch phụ trách Văn – Xã. Ông Lê Văn Xã đã có vợ con nhưng vẫn không chịu “yên bề gia thất” mà nổi tiếng trăng hoa, đa tình. Khi cô Đào đang vào vai Mẹ Đốp, ông Lê Văn Xã đang vào vai Xã Trưởng thì ông chợt phát hiện ra vẻ đẹp quyến rũ không thể cưỡng lại của Mẹ Đốp mà lâu nay mải vui thú đâu đâu, ông “có mắt mà như mù”! Thế là sau buổi diễn đó, ông Lê Văn Xã lập tức “gửi Mẹ Đốp nuôi giùm một đứa con”!...
Song, Mẹ Đốp (tức cô Đào), là người mắn đẻ, lại gặp hôm “mát giời” nên không chỉ “đẻ giùm” ông Xã Trưởng (tức ông Lê Văn Xã) một đứa con mà tới những ba đứa con! Nếu cứ đúng như Lệ Làng thì cô Đào sẽ bị Làng phạt vạ, như trong chính vở Chèo mà cô đã diễn nhiều lần, hoặc có thể nặng hơn, nhưng ông Lê Văn Xã đang là Phó Chủ tịch UBND Xã, lại sắp lên thay chức Chủ tịch UBND Xã do Chủ tịch đương nhiệm được thăng chức lên Phó Chủ tịch UBND Huyện, do đó, chuyện to thu lại thành nhỏ, chuyện nhỏ coi như không có! Tuy nhiên, Mẹ Đốp (tức cô Đào) là người “đau khổ” suốt đời : tuy không bị phạt vạ, nhưng ông Lê Văn Xã đã “nuốt lời”, không ly dị vợ để cưới cô như đã thề bồi rất tha thiết khi muốn “gửi con” nơi cô, nên cô phải sống trên “búa rìu dư luận” mà nuôi ba đứa “con hoang”! Việc cô Đào phải quần quật nuôi ba đứa “con hoang” khiến cho nhan sắc cô tàn phai, sức cô cạn kiệt… Và khi ba đứa con (đều là con trai) lên mười tuổi thì cô Đào trở nên người ngớ ngẩn, ngày nào cũng đi khắp Làng, vừa gõ cái mõ đã mòn bóng, vừa rao: Chiềng Làng chiềng chạ / Thượng Hạ, Tây Đông…
Sự đời, có những cái xảy ra ngoài sức tưởng tượng của con người và lúc đó, người ta không thể cắt nghĩa được, không thể giải thích được, nên đành gọi là chuyện lạ ! Cũng giống như trong Y học, có những căn bệnh mới xuất hiện mà những thứ thuốc hiện có không có tác dụng, thầy thuốc không biết tại sao lại như thế, đành bó tay và gọi đó là bệnh lạ ! Mẹ Đốp (tức cô Đào) sau hai tháng khùng khùng, điên điên, thỉnh thoảng lại đi khắp Làng gõ mõ hát rao “Chiềng Làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông…”, bỗng trở nên thay đổi khiến dân Làng ngỡ ngàng: Tiếng rao của Mẹ Đốp như là những chuỗi âm thanh huyền hoặc, kỳ ảo và có sức mê hoặc hồn người đến không thể cưỡng nổi! Khi nghe tiếng rao của Mẹ Đốp, người nghe đứng ngây ra, bất động và như hóa đá! Chính vì những người nghe đã bị mê hoặc đi như thế nên hầu như không có ai nhận ra rằng: Mẹ Đốp (tức cô Đào) đã không còn cái thân hình tiều tụy như lúc mới điên khùng nữa mà như vừa lột xác để trở lại như cô Đào của mười năm trước!...
Khi ba đứa con sinh ba của Cô Đào là nhận ra sự biến đổi kỳ lạ đó ở người mẹ của chúng, chúng bèn hỏi mẹ: “Mẹ ơi, cha của chúng con đâu?”. Người Mẹ nói: “Cha của các con là anh Mõ!”. Ba đứa trẻ không hiểu “Anh Mõ” nghĩa là gì, bèn đi hỏi bà Tỏi, chủ quán nước ở đầu Làng. Bà Tỏi nói: “Anh Mõ là chồng Mẹ Đốp, đúng là như vậy, nhưng đó là trong vở Chèo. Còn ở Làng ta, từ rất lâu đã bỏ cái chức danh Mõ rồi! Biết tìm anh Mõ ở đâu bây giờ?”. Ba đứa trẻ thấy Bà Tỏi mà không biết thì có lẽ chẳng ai biết cả, bèn thôi không đi hỏi nữa. Vả lại từ lúc chúng sinh ra đời, chúng có thấy người cha bao giờ đâu?
Tuy nhiên, câu chuyện không dừng lại ở đó. Ba đứa trẻ không đi tìm Anh Mõ, tức cha của chúng nữa nhưng một thời gian sau thì có người tự xưng là Anh Mõ đến gặp ba đứa trẻ và nói: “Ta chính là Anh Mõ, là cha của các con đây!” Ba đứa trẻ hỏi: “Ông nói ông là Anh Mõ, vậy lấy gì làm bằng chứng?”. Người kia liền lấy trong cái túi vải đeo lủng lẳng dưới nách ra một cái mõ bằng gỗ đã nhẵn bóng mà rằng: “Các con hãy coi đây! Đây chính là cái mõ ta vẫn dùng hàng ngày khi còn làm công việc của anh Mõ!”. Một đứa trẻ nói: “Vậy ông hãy vừa gõ mõ vừa đọc câu rao như mẹ tôi xem sao?”. Người kia liền gõ mõ “Cốc, cốc…” và đọc:
Khi ba đứa con sinh ba của Cô Đào là nhận ra sự biến đổi kỳ lạ đó ở người mẹ của chúng, chúng bèn hỏi mẹ: “Mẹ ơi, cha của chúng con đâu?”. Người Mẹ nói: “Cha của các con là anh Mõ!”. Ba đứa trẻ không hiểu “Anh Mõ” nghĩa là gì, bèn đi hỏi bà Tỏi, chủ quán nước ở đầu Làng. Bà Tỏi nói: “Anh Mõ là chồng Mẹ Đốp, đúng là như vậy, nhưng đó là trong vở Chèo. Còn ở Làng ta, từ rất lâu đã bỏ cái chức danh Mõ rồi! Biết tìm anh Mõ ở đâu bây giờ?”. Ba đứa trẻ thấy Bà Tỏi mà không biết thì có lẽ chẳng ai biết cả, bèn thôi không đi hỏi nữa. Vả lại từ lúc chúng sinh ra đời, chúng có thấy người cha bao giờ đâu?
Tuy nhiên, câu chuyện không dừng lại ở đó. Ba đứa trẻ không đi tìm Anh Mõ, tức cha của chúng nữa nhưng một thời gian sau thì có người tự xưng là Anh Mõ đến gặp ba đứa trẻ và nói: “Ta chính là Anh Mõ, là cha của các con đây!” Ba đứa trẻ hỏi: “Ông nói ông là Anh Mõ, vậy lấy gì làm bằng chứng?”. Người kia liền lấy trong cái túi vải đeo lủng lẳng dưới nách ra một cái mõ bằng gỗ đã nhẵn bóng mà rằng: “Các con hãy coi đây! Đây chính là cái mõ ta vẫn dùng hàng ngày khi còn làm công việc của anh Mõ!”. Một đứa trẻ nói: “Vậy ông hãy vừa gõ mõ vừa đọc câu rao như mẹ tôi xem sao?”. Người kia liền gõ mõ “Cốc, cốc…” và đọc:
Chiềng làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông / Con gái Phú Ông / Tên là Mầu Thị / Tư tình ngoại ý/ mãn nguyệt có thai / Già trẻ gái trai/ ra đình mà ăn khoán!...
Ba đứa trẻ thấy người này đọc và gõ mõ đúng như mẹ nó vẫn làm thì có vẻ như muốn tin đó là Anh Mõ thật, liền cử một đứa đi tìm mẹ. Cô Đào, tức Mẹ Đốp, tức mẹ của ba đứa trẻ, lúc này đang nấu cơm ở nhà, nghe con nói như thế thì bảo: “Có vẻ như đúng đấy. Bố con lúc nhỏ là con của một thằng Mõ. Khi lớn lên thì Làng không còn cái chức danh Mõ nữa mà gọi là văn hóa-thông tin. Nhờ làm văn hóa – thông tin xã mà đã tán tỉnh được mẹ, khiến mẹ xiêu lòng. Nhưng ông ta nuốt lời, không cưới mẹ, để mẹ phải chịu cảnh chửa hoang, may mà không bị phạt vạ như nhân vật Thị Mầu. Nghe nói ông ta đã leo lên cái chức Trưởng phòng văn hóa-thông tin Huyện, rồi lên nữa tới Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin. Sao bây giờ lại tự nhận là Anh Mõ? Lại có chức danh Anh Mõ sao? Thế còn cái Sở Văn hóa-Thông tin thì sao?”. Đứa con sốt ruột, hỏi: “Vậy bây giờ chúng ta phải làm sao? Có cho ông ta vào nhà gặp mẹ không?”. Người mẹ liền nói: “Thôi được, cho ông ta vào, nhưng phải kiểm tra cái dấu hiệu này đã. Nếu đúng là ông ta, cái ông Xã trưởng đĩ tính ấy thì ở trên cái “thằng bé” rất dài của ông ta có tới hai cái nốt ruồi son! Có lẽ chính vì thế mà ông ta nổi tiếng “sát gái”!”.
Đứa con nghe nói vậy thì chạy ra ngoài cổng, nơi hai người anh em của nó và người kia đang đứng đợi. Nó nói với hai đứa anh em của nó phải kiểm tra như thế, như thế!...Sau khi hai đứa anh em của nó “kiểm tra” xong thì nói: “Không phải hai nốt ruồi mà có tới ba cái!”. Nghe hai người anh em nói vậy, đứa con lại chạy vào nói với người mẹ như thế, như thế! Người mẹ nghe nói vậy thì giật mình nghĩ bụng: “Mới có hai cái nốt ruồi mà đã “sát gái” như thế thì nay có tới ba cái tất sẽ rất kinh hoàng, ta làm sao mà chịu nổi? Nhưng nếu không cho ông ta nhận con thì ba đứa trẻ tội nghiệp kia sẽ suốt đời không cha hay sao?”. Người mẹ liền hỏi đứa con: “Mẹ hỏi câu này, con cứ nói thật. Con có thích cho cái ông kia nhận làm bố hay không?”. Đứa con nói ngay: “Mẹ thích thì con cũng thích, mẹ không thích thì sao con lại dám trái ý mẹ, con cũng không thích!”. Người mẹ cười quặn bụng hồi lâu rồi mới nói: “Mẹ có ý này, ra nói với hai anh em của con nữa, cùng thuận theo ý mẹ thì ta quyết ngay: Nếu ông ta đồng ý làm “Thái giám” thì sẽ cho làm bố, làm chồng, nếu không thì …“Tiễn khách”! Nhớ là không để ông ta cò cưa, năn nỉ nữa!”. Đứa con lại chạy ra nói với hai người anh em ý muốn của mẹ. Cả ba anh em đều tán đồng theo ý mẹ ngay mà không tranh cãi gì. Khi ba anh em nói với người đàn ông kia như thế, như thế thì ông ta nói ngay: “Dù bất cứ điều kiện như thế nào, tôi cũng đồng ý!”. Ba anh em liền dẫn người đàn ông kia vào nhà gặp mẹ. Khi hai người gặp lại nhau, người mẹ nói: “Nói là nói vậy, nhưng tôi vẫn chừa cho ông một con đường để mà hối cải! Cái án “hoạn quan” cứ treo đó, nếu như ông thật lòng thành tâm hối cải thì có thể cho qua!”. Người kia nghe nói vậy thì lạy tạ ơn rối rít và hứa sẽ hết lòng với bốn mẹ con. Người mẹ lại nói: “Danh có chính thì ngôn mới thuận. Dù thế nào, ông cũng phải làm cái lễ cưới hỏi đàng hoàng chứ không thể khơi khơi đến nhà người ta rồi ngồi chễm chệ trên ghế ông chồng, ông bố được!”. Người kia nói: “Tôi đã bị cái án kỷ luật mất sạch chức tước, tài sản cũng bị bà vợ già lấy hết, không cho một đồng chinh cắc bạc thì làm sao…”. Người mẹ nói ngay: “Ông không phải lo chuyện tiền bạc mà chỉ lo làm tốt các thủ tục, nghi thức cho vẹn toàn! Coi như tôi cho ông thiếu nợ!...”.
Đứa con nghe nói vậy thì chạy ra ngoài cổng, nơi hai người anh em của nó và người kia đang đứng đợi. Nó nói với hai đứa anh em của nó phải kiểm tra như thế, như thế!...Sau khi hai đứa anh em của nó “kiểm tra” xong thì nói: “Không phải hai nốt ruồi mà có tới ba cái!”. Nghe hai người anh em nói vậy, đứa con lại chạy vào nói với người mẹ như thế, như thế! Người mẹ nghe nói vậy thì giật mình nghĩ bụng: “Mới có hai cái nốt ruồi mà đã “sát gái” như thế thì nay có tới ba cái tất sẽ rất kinh hoàng, ta làm sao mà chịu nổi? Nhưng nếu không cho ông ta nhận con thì ba đứa trẻ tội nghiệp kia sẽ suốt đời không cha hay sao?”. Người mẹ liền hỏi đứa con: “Mẹ hỏi câu này, con cứ nói thật. Con có thích cho cái ông kia nhận làm bố hay không?”. Đứa con nói ngay: “Mẹ thích thì con cũng thích, mẹ không thích thì sao con lại dám trái ý mẹ, con cũng không thích!”. Người mẹ cười quặn bụng hồi lâu rồi mới nói: “Mẹ có ý này, ra nói với hai anh em của con nữa, cùng thuận theo ý mẹ thì ta quyết ngay: Nếu ông ta đồng ý làm “Thái giám” thì sẽ cho làm bố, làm chồng, nếu không thì …“Tiễn khách”! Nhớ là không để ông ta cò cưa, năn nỉ nữa!”. Đứa con lại chạy ra nói với hai người anh em ý muốn của mẹ. Cả ba anh em đều tán đồng theo ý mẹ ngay mà không tranh cãi gì. Khi ba anh em nói với người đàn ông kia như thế, như thế thì ông ta nói ngay: “Dù bất cứ điều kiện như thế nào, tôi cũng đồng ý!”. Ba anh em liền dẫn người đàn ông kia vào nhà gặp mẹ. Khi hai người gặp lại nhau, người mẹ nói: “Nói là nói vậy, nhưng tôi vẫn chừa cho ông một con đường để mà hối cải! Cái án “hoạn quan” cứ treo đó, nếu như ông thật lòng thành tâm hối cải thì có thể cho qua!”. Người kia nghe nói vậy thì lạy tạ ơn rối rít và hứa sẽ hết lòng với bốn mẹ con. Người mẹ lại nói: “Danh có chính thì ngôn mới thuận. Dù thế nào, ông cũng phải làm cái lễ cưới hỏi đàng hoàng chứ không thể khơi khơi đến nhà người ta rồi ngồi chễm chệ trên ghế ông chồng, ông bố được!”. Người kia nói: “Tôi đã bị cái án kỷ luật mất sạch chức tước, tài sản cũng bị bà vợ già lấy hết, không cho một đồng chinh cắc bạc thì làm sao…”. Người mẹ nói ngay: “Ông không phải lo chuyện tiền bạc mà chỉ lo làm tốt các thủ tục, nghi thức cho vẹn toàn! Coi như tôi cho ông thiếu nợ!...”.
Ở những người tốt, có lòng vị tha thì dễ mủi lòng mà tha thứ, cho dù tội lỗi kia có trầm trọng tới đâu. Chính vì biết cô Đào, tức Mẹ Đốp là con người dễ mềm lòng nên ông Văn Xã, tức Xã Trưởng đã triệt để khai thác “điểm yếu” đó của cô Đào và được cô Đào tổ chức đám cưới đàng hoàng, thậm chí rất dềnh dang vì cả Làng ai cũng mến cô Đào, đến dự đám cưới cô và ông Văn Xã rất đông, có thể nói là vui như Hội. Mọi người còn yêu cầu cô dâu tức cô Đào và chú rể tức ông Văn Xã diễn lại trích đoạn Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng”, khiến cho cả Làng lại được một phen cười nghiêng ngả…
Thực ra, ông Văn Xã bị án kỷ luật mà mất chức tước ở Sở Văn hóa-Thông tin, trở về xã làm nhiệm vụ “Thằng Mõ”, tức chuyên trách nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Nhà nước, là rất “đúng người, đúng việc” bởi ông Văn Xã không chỉ có tài diễn vai Chèo Xã Trưởng trong lớp Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng”, mà ông còn có tài làm ca dao, hò vè, thơ Bút Tre…khiến cho ai đọc “thơ ca” của ông cũng cười nôn ruột! Nói cho công bằng thì cái Tài của ông Văn Xã ở đây là tài nhại, tài bắt chước ca dao, hò vè dân gian, thơ Bút Tre…Song, làm được như thế cũng không phải dễ dàng gì, ai không tin thì cứ thử mà xem, sẽ tắc tị ngay mà thôi!...
Sau đám cưới, ông Văn Xã có vẻ như “tu chí làm ăn”, một lòng với vợ con, nên Ông Trời thương tình cho cô Đào đẻ được ba đứa con nữa, cũng lại sinh ba! Giờ thì cô Đào không phải một mình nuôi con hoang nữa mà ông Văn Xã đã thể hiện là một người cha tốt! Đi đâu, gặp ai, ông Văn Xã cũng nói: “Làm một người cha tốt quả là không hề dễ dàng, song làm được một người cha tốt thì thật là hạnh phúc, thật mãn nguyện!”
Bây giờ, ai đến Làng Đoài Trung, vào ngày thường, sẽ được tận mắt mục kích “Thằng Mõ” hành nghề thực sự, đâu ra đó, chứ không chỉ là “chuyện ngày xưa”. Nhiệm vụ “Thằng Mõ” này thường là do ông Văn Xã thực hiện, thi thoảng ông Văn Xã đau yếu, bệnh tật thì do Mẹ Đốp, tức cô Đào, thực hiện. Còn nếu đến Làng Đoài Trung vào những dịp có Lễ Hội, sẽ được xem diễn trích đoạn Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng” do cô Đào và ông Văn Xã trình diễn. Trình độ nghệ thuật của hai nghệ sĩ dân gian này đã đạt tới mức không thể bình luận mà chỉ có một cách là bị cuốn hút vào “Mê Hồn Trận Cười” để rồi vỗ tay tới mỏi tay thì thôi!...
Thực ra, ông Văn Xã bị án kỷ luật mà mất chức tước ở Sở Văn hóa-Thông tin, trở về xã làm nhiệm vụ “Thằng Mõ”, tức chuyên trách nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Nhà nước, là rất “đúng người, đúng việc” bởi ông Văn Xã không chỉ có tài diễn vai Chèo Xã Trưởng trong lớp Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng”, mà ông còn có tài làm ca dao, hò vè, thơ Bút Tre…khiến cho ai đọc “thơ ca” của ông cũng cười nôn ruột! Nói cho công bằng thì cái Tài của ông Văn Xã ở đây là tài nhại, tài bắt chước ca dao, hò vè dân gian, thơ Bút Tre…Song, làm được như thế cũng không phải dễ dàng gì, ai không tin thì cứ thử mà xem, sẽ tắc tị ngay mà thôi!...
Sau đám cưới, ông Văn Xã có vẻ như “tu chí làm ăn”, một lòng với vợ con, nên Ông Trời thương tình cho cô Đào đẻ được ba đứa con nữa, cũng lại sinh ba! Giờ thì cô Đào không phải một mình nuôi con hoang nữa mà ông Văn Xã đã thể hiện là một người cha tốt! Đi đâu, gặp ai, ông Văn Xã cũng nói: “Làm một người cha tốt quả là không hề dễ dàng, song làm được một người cha tốt thì thật là hạnh phúc, thật mãn nguyện!”
Bây giờ, ai đến Làng Đoài Trung, vào ngày thường, sẽ được tận mắt mục kích “Thằng Mõ” hành nghề thực sự, đâu ra đó, chứ không chỉ là “chuyện ngày xưa”. Nhiệm vụ “Thằng Mõ” này thường là do ông Văn Xã thực hiện, thi thoảng ông Văn Xã đau yếu, bệnh tật thì do Mẹ Đốp, tức cô Đào, thực hiện. Còn nếu đến Làng Đoài Trung vào những dịp có Lễ Hội, sẽ được xem diễn trích đoạn Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng” do cô Đào và ông Văn Xã trình diễn. Trình độ nghệ thuật của hai nghệ sĩ dân gian này đã đạt tới mức không thể bình luận mà chỉ có một cách là bị cuốn hút vào “Mê Hồn Trận Cười” để rồi vỗ tay tới mỏi tay thì thôi!...
Một lần, cô Đào đang “thay chồng làm việc quan” như trong vai trò “Mẹ Đốp”, thì thấy hai đứa học trò, áng chừng lớp mười một, mười hai rồi, cứ lẽ đẽo “bám đuôi”. Cô Đào nghĩ, chẳng lẽ lại có kiểu “người hâm mộ” như thế sao? Cô Đào bèn quay lại, tóm hai “cái đuôi” hỏi cho ra nhẽ! Thì ra đó là hai học sinh lớp 12 của Trường Huyện, sẽ vào vai Mẹ Đốp và Xã Trưởng trong trích đoạn Chèo này, muốn đến gặp đích danh “Mẹ Đốp” để nhờ làm “Đạo diễn”, vì đợt Hội diễn Văn nghệ sắp tới sẽ có tất cả các trường Trung học Phổ thông của Tỉnh tham gia, và nghe nói đã có tới gần chục trường chọn trích đoạn “Mẹ Đốp, Xã Trưởng” làm bài thi! Cô Đào nghe nói xong thì ôm chầm lấy hai đứa học trò khiến hai đứa như ngạt thở!...Khi đã bình tâm trở lại, cô Đào nói: “Đó là ta đã truyền công lực cho hai em rồi đó! Giờ thì theo ta đi tuyên truyền phòng chống dịch cúm H5N1! Nếu như bà con ai cũng hiểu được bệnh cúm H5N1 là gì và phòng chống như thế nào thì coi như hai em đã thành công!”. Hai đứa học trò liền Bái sư và cùng với cô Đào, tức “Mẹ Đốp” đi khắp Làng!...
Kết quả đợt Hội diễn văn nghệ là hai đệ tử của cô Đào đã đoạt Huy chương Vàng. Lúc hai đệ tử nhận giải thưởng, cô Đào tới chúc mừng và nói: “Hãy nhớ là chỉ làm Mẹ Đốp trên sân khấu thôi nghe! Không được lẫn lộn giữa sân khấu và cuộc đời!”. Nhưng cả hai đệ tử lúc đó đâu có nghe rõ những lời dặn dò, cho nên chỉ sau nửa năm, đệ tử gái vào vai Mẹ Đốp đến gặp Sư phụ với những giọt nước mắt lã chã: “Sư phụ!...Thằng Xã Trưởng nó gửi con cái Thai này rồi biến đâu mất rồi!”. Cô Đào biết nói sao với đệ tử bây giờ bởi cô đang là cô gái của hai mươi năm trước!...
Kết quả đợt Hội diễn văn nghệ là hai đệ tử của cô Đào đã đoạt Huy chương Vàng. Lúc hai đệ tử nhận giải thưởng, cô Đào tới chúc mừng và nói: “Hãy nhớ là chỉ làm Mẹ Đốp trên sân khấu thôi nghe! Không được lẫn lộn giữa sân khấu và cuộc đời!”. Nhưng cả hai đệ tử lúc đó đâu có nghe rõ những lời dặn dò, cho nên chỉ sau nửa năm, đệ tử gái vào vai Mẹ Đốp đến gặp Sư phụ với những giọt nước mắt lã chã: “Sư phụ!...Thằng Xã Trưởng nó gửi con cái Thai này rồi biến đâu mất rồi!”. Cô Đào biết nói sao với đệ tử bây giờ bởi cô đang là cô gái của hai mươi năm trước!...
Sài Gòn, tháng 1-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Nhãn: truyện ngắn