Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Truyện ngắn của THẠCH trên nguoibanduong.net - trích: Mối tình đầu...


Thứ bảy, ngày 05 tháng mười năm 2013

truyện ngắn đỗ ngọc thạch trên nguoibanduong.net - trích: Mối tình đầu của tôi


  1. Áo dài trắng / thiếu nữ Hà Nội

    Áo dài trắng / thiếu nữ Hà Nội



    Sư phụ của sư phụ và sư phụ - Hay là Mối tình đầu của tôi - Đỗ Ngọc Thạch
    nguoibanduong.net/index.php?nv=News&at=article&sid=5863


    Tin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước


    1.ĐẢ LONG BÀO

    Chuyện xưa, có ông Vua nọ phạm tội phải bị đánh trăm gậy, Vua muốn làm gương cho thiên hạ, nói với Thừa tướng cứ theo phép nước mà làm. Thừa tướng không dám đánh vua, bèn nghĩ ra kế “Đả Long bào”, tức lấy Long bào của Vua ra sai lính đánh trăm gậy. Mọi người ai cũng khen Thừa tướng xử lý giỏi. Lần khác, Vua phạm vào tội đáng chém đầu, sai Thừa tướng cứ làm theo Luật pháp. Thừa tướng sai người làm một con Rồng bằng giấy bồi, sơn son thếp vàng đẹp hơn Rồng thật, rồi sai đao phủ chém đầu con Rồng đó, gọi là “Trảm thủ Rồng”. Ai cũng khen Thừa tướng tài giỏi, Vua thưởng cho tiền bạc, Lụa là không biết bao nhiêu mà kể.

    Xem chi tiết

    “Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê…”, biết là như thế, vậy mà khi đi dạo quanh Hồ Gươm, thấy có ai đang nói chuyện với nhau, tôi cũng đi sát họ và dỏng tai nghe xem họ có bàn chuyện Vua Lê hay không? Đó là thói quen thứ nhất và không hề mất đi của tôi.

    Thói quen thứ hai là đã đến Hồ Gươm thì động tác đầu tiên là ngó nhìn xuống mặt hồ xem Rùa có nổi lên hay không? Nếu có thì reo lên rồi chỉ chỏ kêu người đứng gần tới xem, còn nếu không có thì chốc chốc lại ngó xuống mặt hồ tìm kiếm. Thói quen này cũng không hề mất đi.
    Xem chi tiết

    1. Giáo đầu

    Cứ tưởng cái đầu mình là “Của kho vô tận”, tôi thả phanh viết búa xua đủ các kiểu, bỗng một hôm ghé mắt nhìn vào cái “Kho” thấy trống trơn! Hốt hoảng, tôi thu dọn tất cả tài liệu, sách vở vào trong cái thùng giấy cứng (vốn là cái hộp giấy đựng tivi to tướng) rồi định đi “bụi đời” tìm cảm hứng! Ai dè vừa bước ra cửa, đụng ngay mấy người hàng xóm đang cãi lộn dữ dội, xem chừng muốn chuyển qua đánh lộn! Nhớ lời mẹ dặn lúc còn nhỏ rằng, thấy đám cãi lộn, đánh lộn là phải tránh xa, tôi vội quay trở lại, trèo lên gác… ngồi Thiền!

    Xem chi tiết

    1. Ngày…tháng …năm

    Hôm nay mình phải đưa ra một quyết định quan trọng: Đi hay ở? Mình vụt nhớ đến một câu thơ rất hay khi thể hiện tâm trạng này, được ghi trong sổ nhật ký của mẹ: “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước / Chọn một dòng hay để nước trôi?” Mẹ ơi, phải chi mẹ đừng bỏ chúng con mà đi theo người đàn ông ấy, mà sao mẹ đi xa thế, tận Paris, cho dù đó là “Thủ đô ánh sáng” cũng không thể thu hút mẹ mãnh liệt như vậy?
    Xem chi tiết

    I. TUỒNG VÀ CHÈO

    1. Tuồng và Chèo là hai loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đậm nét bản sắc dân tộc nhất của nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Tuồng thiên về Dương tính: thể hiện tính Bi hùng của cuộc sống là sở trường của Tuồng. Chèo thiên về Âm tính: thể hiện tính Nhân bản của cuộc sống là sở trường của Chèo. Trải qua bao cơn biến thiên, tưởng như có lúc Tuồng bị xếp vào Kho Lưu trữ của Bảo Tàng Sân khấu, chèo bị đuổi về góc chiếu nơi sân đình thôn quê!...Nhưng, những người say đắm, tâm huyết với Tuồng và Chèo không hề suy giảm, công chúng sân khấu không phải đã hoàn toàn lạnh nhạt với Tuồng và Chèo. Và, như là một tất yếu, các Nhà Hát Tuồng và Nhà Hát Chèo vẫn rực rỡ ánh đèn, dù chỉ có một vài khán giả vẫn diễn!...
    Xem chi tiết

    Truyện thứ nhất: BĂNG NHÂN

    Trần Mai trở thành Băng nhân (*) chuyên nghiệp sau một lần làm mai mối bất đắc dĩ nhưng đã đạt kết quả rất mỹ mãn. Đó là vào những ngày hòa bình đầu tiên của đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh khốc liệt. Anh lính Trần Mai từ Miền Nam giải ngũ về nhà với đôi chân không còn nguyên vẹn. Vì thế, gia đình cô Đào cương quyết không cho anh cưới cô Đào như đã ước hẹn, mặc dù cô Đào vẫn sẵn lòng chấp nhận dù Trần Mai đã bị mất một chân. Trần Mai nghĩ mãi không ra cách để thuyết phục cha mẹ cô Đào thì anh lại phải lo chữa chạy cho cả song thân, bởi cha mẹ Trần Mai lo nghĩ chuyện lấy vợ cho con mà bế tắc nên cùng buồn phiền sầu não mà thành bệnh.

    Xem chi tiết

    Ông Trung Dũng đã là cán bộ giảng dạy ở một trường đại học nhưng sau khi bọn Mỹ đánh bom B52 xuống Hà Nội thì có đợt tuyển quân rất lớn, ông Dũng nhập ngũ vào đợt đó.
    Ông Dũng tuy đã gần ba mươi tuổi nhưng vẫn chưa lấy vợ vì hai lý do: phụng dưỡng mẹ già (gần bảy mươi) và chờ lấy được cái bằng Tiến sĩ! Nhưng sau khi nhập ngũ, lương cán bộ giảng dạy bị thay bằng phụ cấp của anh binh nhì, khiến cho cuộc sống của người mẹ già gặp khó khăn. Xem chi tiết

    Tôi nhập ngũ tháng 12 năm 1966, vào Binh chủng Ra-đa, khi đang là sinh viên Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (lúc đó đang sơ tán ở Đầm Mây, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). Tháng 10 năm 1970, tôi lại trở về học lại Khoa Toán, trường ĐHTH Hà Nội (lúc đó đang ở cơ sở chính tại Khu Thượng Đình, Hà Nội). Tuy chỉ gần bốn năm tại ngũ, nhưng kỷ niệm đầy ắp và mỗi khi tháng 12 đến, tôi lại như là đi ngược thời gian trở về những năm tháng ấy… Xem chi tiết

    BẠN HỌC LỚP BỐN

    1.Mười năm học ở trường phổ thông, tôi đã chuyển lớp tới 11 lần, nếu tính tên trường thì là Mười trường, phải nói đó là con số kỷ lục về cái sự chuyển trường! Lý do đơn giản là do bố tôi thuyên chuyển công tác, từ tỉnh này sang tỉnh khác (sau này ra đời làm việc, tôi cũng làm việc ở rất nhiều cơ quan, không biết có phải đó là di truyền không?). Việc chuyển trường nhiều như vậy khiến cho tôi có rất nhiều bạn học và có một điều kỳ lạ là cứ mỗi năm vào mùa hoa phượng nở, thật ngẫu nhiên, tôi gặp một, hai bạn học cũ, và lẽ đương nhiên là tôi được sống lại tuổi học trò!...Truyện ngắn này viết về việc gặp lại bạn học lớp Bốn!
    Xem chi tiết

    CHUYỆN CỦA NHÀ ĐỊA CHẤT

    1. Tôi có anh bạn học cùng phổ thông, tên là Đông, sau học trường mỏ địa chất, ra trường được phân công về một đoàn Địa Chất chuyên đi thăm dò mỏ! Sau gần chục năm mới gặp lại nhau, lại ở nơi rừng xanh núi bạc, tình cảm thật xúc động muôn phần. Chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, cuối cùng Đông nói: “Vậy là tao với mày cùng nghề rồi nhé!” Tôi ngạc nhiên định hỏi lại tại sao lại nói vậy thì Đông như đọc được ý nghĩ của tôi, cười nói: “Mày đi sưu tầm văn học dân gian thì có khác gì chúng tao đi tìm mỏ!” Tôi cười bảo: “Mày vẫn hóm như xưa!...Nhưng bây giờ không mấy người coi văn học dân gian là của quý đâu! Dù sao vẫn có người như mày là tao thấy vui rồi!” … Xem chi tiết

    Chuyển đến trang 123  [sau]



    Tin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước

    Xa Hà Nội hàng ngàn cây số
    Mà như đứng giữa năm cửa ô
    Giữa góc phố, con đường bóng đổ
    Những mái nhà ngói nhỏ lô xô

    (Thay lời Đề từ cho chùm thơ về Hà Nội)



    Xem chi tiết

    1. Ngày…tháng…năm…19…

    Câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng nói với mình khi đến trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nhận công tác là: “Học sinh ở đây khác với học sinh các nơi khác ở hai điểm: 1/ Phải năn nỉ, lôi kéo chúng đến học; và do đó dẫn đến điểm thứ 2/ Không thể dùng hình phạt đuổi học dưới bất kỳ hình thức nào!”. Trải qua cuộc đời đi học từ Trung học Phổ thông cho đến hết Đại học Sư phạm, mình đã chứng kiến không biết bao nhiêu những phụ huynh học sinh phải chạy chọt đủ kiểu để con em được đi học cho nên mình thật sự ngạc nhiên khi nghe thầy Hiệu trưởng nói như thế. br /> Xem chi tiết

    1.
    Thầy Mân dạy tôi hồi lớp Mười, còn Thầy Hân dạy tôi hồi Đại học. Thầy Mân chào thầy Hân là Thầy, vì khi học Đại học Ngoại ngữ, thầy Mân cũng học thầy Hân. Như thế, thầy Hân vừa là Thầy của Thầy tôi, tức Sư phụ của Sư phụ, và với tôi thì là Sư phụ, tức tôi gọi thầy Hân là Sư phụ hoặc Sư phụ của Sư phụ đều đúng!... Là học trò mà viết về Thầy giáo của mình, theo lệ thường, là chỉ được viết ngợi ca, còn lại thì đều là bất kính, vô Lễ. Tuy nhiên, vì tôi cũng có hai năm làm Thầy giáo, mà học trò tôi ngày ấy, giờ cũng đã có học vị Tiến sĩ, gặp tôi vẫn lễ phép “Chào Thầy”, vì thế, nếu xét về quan hệ xã hội, thì tôi cũng là Đồng nghiệp với Sư phụ của tôi! Sở dĩ tôi phải “Vòng vo Tam Quốc” chút xíu vì những gì tôi viết về hai Sư phụ của tôi không thể xếp vào thể loại Tụng ca được dù tôi rất muốn như thế!

    Xem chi tiết

    1. Chuyện của cô Đào

    Ông Lê Văn Binh là thương binh chống Pháp. Trong trận đánh đồi A1 ác liệt, anh chiến sĩ Lê Văn Binh chưa tới hai mươi tuổi, bị một viên đạn của quân địch đục một lỗ ở trán rồi chui vào đầu từ lúc nào không hay biết, khiến anh bất tỉnh. Những chiến sĩ cứu thương đưa anh về tuyến sau, nghĩ là anh đã chết, liền đưa anh tới một nhà dân nhờ mai táng. Nhưng đúng lúc gia chủ đào huyệt cho anh thì anh tỉnh lại…
    Xem chi tiết

    Mỗi khi mùa hạ tới, tôi lại nhớ đến nhà thơ Henric Hainơ với bài thơ Trong tháng năm kỳ diệu: Trong tháng năm kỳ diệu / Khi mầm cây nẩy ra /Trong tim tôi cảm thấy / Tình yêu bỗng nở hoa. / Trong tháng năm kỳ diệu / Run rẩy tiếng chim ca / Với bạn tình tôi gửi / Những nỗi niềm thiết tha.Không phải ngẫu nhiên mà với nhà thơ Henric Hainơ mùa hạ lại kỳ diệu như vậy và cũng như vậy, tôi thấy mùa hạ thật kỳ diệu bởi mùa hạ đó, tôi đã gặp em…
    Xem chi tiết

    Tôi bắt đầu viết báo từ thời còn là sinh viên nhưng chỉ là nổi hứng thì viết và chỉ mới biết báo chí ở sản phẩm “giấy trắng mực đen” chứ chưa biết gì về nghề báo, tức để có tờ báo “giấy trắng mực đen” đó, người ta đã phải làm những gì, tức qui trình làm báo từ A tới Z. Từ khi về “làm việc” ở Viện Văn học, tôi đọc báo nhiều hơn và cũng tích cực viết báo hơn bởi đã có ý thức hơn về nhuận bút, một khoản thu nhập không nhỏ đối với đồng lương “khổ hạnh” của đời “ăn lương” Nhà nước, mặc dù nhuận bút cũng “mỏng manh” như tờ giấy báo mà thôi
    Xem chi tiết

    Xuân Đào cắt thịt

    Chuyện xưa có nàng Xuân Đào hiếu thảo, nhà nghèo, mẹ già lại ốm đau mà không có tiền mua thịt cho mẹ ăn, liền cắt thịt trên cánh tay nấu cháo cho mẹ ăn.

    Xem chi tiết

    1. Pha trộn thể loại

    Có một nhà văn chuyên viết văn xuôi và một nhà thơ chuyên viết thơ tự do, cùng nhau đi thực tế cơ sở ở một làng quê vùng sâu vùng xa. Cảnh vật ở đây sơn thủy hữu tình rất ngoạn mục, tràn đầy cảm hứng sáng tạo. Nhưng con người ở đây thì thưa vắng như lá mùa thu, hai nhà văn-thơ kia tìm mỏi mắt cũng chỉ thấy có một cô thôn nữ tạm “sạch nước cản” có thể làm “chất xúc tác” cho cảm hứng sáng tạo, tức làm người tình trong quá trình “thai nghén” tác phẩm, tức cả nhà văn và nhà thơ cùng sở hữu chung một người tình.
    Xem chi tiết

    BA LẦN THOÁT HIỂM
    Năm 1961, tôi học lớp Năm ở trường Phổ thông cấp 2-3 Lương Ngọc Quyến, thị xã Thái Nguyên, nay là Thành phố Thái Nguyên. Tính đến nay (năm 2011) là đã chẵn 50 năm. Số bạn học cùng tôi ở lớp Năm hồi đó, suốt 50 năm qua tôi chưa hề gặp lại người nào. Những tưởng đó chỉ còn là ký ức xa mờ thì thật diệu kỳ, trong dịp lễ kỷ niệm 30-4 và 1-5 vừa rồi, tôi đã bất ngờ gặp lại không chỉ một mà tới ba người bạn học cùng lớp Năm từ hồi năm 1961 đó. Có cuộc hội ngộ không tiền khoáng hậu này bởi mấy người bạn học của tôi đã đứng ra tổ chức một buổi họp lớp “Bạn học thời cởi truồng”. Xem chi tiết

    Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2010 đã trao giải “Thành tựu trọn đời về Thơ” cho Tuyển thơ Gió và Tình yêu thổi trên đất nước tôi (NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam hợp tác xuất bản, H.2010) của cố thi sĩ Lưu Quang Vũ (1948-1988). Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi (2010) với hơn 100 thi phẩm có thể xem như tuyển tập thơ Lưu Quang Vũ đầy đủ, công phu và kỹ lưỡng nhất cho đến thời điểm này. Tuyển tập thơ sẽ đem lại cho độc giả hình dung khá toàn diện về hành trình thơ Lưu Quang Vũ, nơi mỗi chặng đường đều in dấu những suy nghĩ, xúc cảm sâu đậm của tác giả và ghi dấu nhiều biến động của lịch sử, xã hội trong những thập niên cuối của thế kỷ 20.
    Xem chi tiết

    Chuyển đến trang [trước]  123  [sau]

    Tin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước
    Vài nét về tác giả: Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày: 19 -5 - 1948. Quê: Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1976 . Đã kinh qua: Bộ đội Rađa, Giáo viên, Cán bộ nghiên cứu Viện Văn học, Biên tập viên Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, Báo Lao động Xã hội, Phụ trách Ban Biên tập Tạp chí Văn Nghệ GiaLai - Kon Tum, v.v... Viết nhiều thể loại: Phê bình Tiểu luận, Truyện ngắn, Thơ. Sách đã in: Quà tặng tuổi Hai mươi (Tập truyện ngắn - NXB Công an Nhân dân: Bản in năm 1994 gồm 8 truyện; Bản in năm 2005 gồm 26 truyện). Hiện sống tại TP.HCM. NBĐ đã đăng một số truyên của tác giả như: Bạn học lớp hai, Lấy vợ xấu. Xin giới thiệu với bạn đọc thêm một truyện khác của nhà văn: Giá một cái hônXem chi tiết

    Chuyển đến trang [trước]  123



    Tin tức > Trang Văn trong nước > Xem nội dung bản tin
    Sư phụ của sư phụ và sư phụ - Hay là Mối tình đầu của tôi - Đỗ Ngọc Thạch
    [14.08.2011 02:26]

     Áo dài trắng / thiếu nữ Hà Nội
    1.
    Thầy Mân dạy tôi hồi lớp Mười, còn Thầy Hân dạy tôi hồi Đại học. Thầy Mân chào thầy Hân là Thầy, vì khi học Đại học Ngoại ngữ, thầy Mân cũng học thầy Hân. Như thế, thầy Hân vừa là Thầy của Thầy tôi, tức Sư phụ của Sư phụ, và với tôi thì là Sư phụ, tức tôi gọi thầy Hân là Sư phụ hoặc Sư phụ của Sư phụ đều đúng!... Là học trò mà viết về Thầy giáo của mình, theo lệ thường, là chỉ được viết ngợi ca, còn lại thì đều là bất kính, vô Lễ. Tuy nhiên, vì tôi cũng có hai năm làm Thầy giáo, mà học trò tôi ngày ấy, giờ cũng đã có học vị Tiến sĩ, gặp tôi vẫn lễ phép “Chào Thầy”, vì thế, nếu xét về quan hệ xã hội, thì tôi cũng là Đồng nghiệp với Sư phụ của tôi! Sở dĩ tôi phải “Vòng vo Tam Quốc” chút xíu vì những gì tôi viết về hai Sư phụ của tôi không thể xếp vào thể loại Tụng ca được dù tôi rất muốn như thế!


    Năm tôi học lớp Mười (niên khóa 1965-1966), mặc dù đã 17, 18 tuổi nhưng tôi vẫn “vô tư” như trẻ con, tức không hề cân nhắc tính toán trong mọi hành động của mình. Chẳng hạn như tôi chỉ quan niệm đơn giản là học trò thì phải học giỏi, thế là đủ, ngoài ra không hề biết rằng, ngoài việc học, người học trò phải “trông trước, ngó sau” trong rất nhiều mối quan hệ của cái “môi trường” mà người học trò đó tồn tại. Chẳng hạn như có một chuyện “to bằng cái đình” đối với tôi là chuyện vào Đoàn Thanh niên. Tôi không hề biết rằng nếu không phải là Đoàn viên thì việc vào Đại học sẽ rất khó khăn, cũng như tôi không hề biết rằng những ai có lý lịch “đen” (con cái Tư sản, địa chủ, hoặc những người làm việc cho chính quyền Thực dân, phong kiến trước năm 1954) sẽ không được vào Đại học. Sau này nhìn lại lúc đó tôi mới hú vía, nếu tôi không đỗ đầu kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông Trung học, đã từng ở trong đội tuyển của Thành phố Hải Phòng tham dự thi học sinh giỏi Toán toàn quốc thì tôi đã “tiêu đời” - tức sẽ không được vào Đại học, vì tôi chưa là Đoàn viên! Thực ra, ngay từ khi cắp sách đến trường, trong “Từ điển học trò” của tôi không hề có những từ như điểm kém, lưu ban, thi trượt hay đại loại như thế! Tôi cũng không hiểu tại sao tôi đọc sách giáo khoa cũng thích thú như đọc truyện và cũng thuộc ngay như thuộc một bài thơ hay! “Kiểu tư duy” như thế này thật Nguy hiểm trong hai khu vực Tình yêu và Môi trường công tác khi trưởng thành! Có được sự nhận thức sơ đẳng như vậy là khi tôi đã… nghỉ việc theo chế độ “Một Cục”!
    2. Na là một cô gái rất xinh đẹp, có đôi mắt lúng liếng, nụ cười mê hồn sau làn môi mọng ướt như quả mận chín! Tôi chỉ có thể tả Na được như thế và cũng không biết có chính xác hay không bởi không bao giờ tôi dám nhìn thẳng vào mặt Na quá hai phút! Và chúng tôi cũng chỉ có cơ hội để đứng gần nhau, trao đổi dăm ba câu vu vơ vào ngày chào cờ thứ hai đầu tuần, bởi tôi đang học lớp Mười, còn Na học lớp Chín. Khi tập trung toàn trường, mỗi lớp chúng tôi đứng thành bốn hàng dọc (mỗi tổ một hàng dọc), tôi luôn đứng cuối hàng và Na cũng đứng cuối hàng, hai lớp, hai tổ của chúng tôi lại cạnh nhau nên tôi và Na đương nhiên là đứng cạnh nhau, chỉ cách một cánh tay! Tôi nhớ lần đầu tiên tôi và Na “quen nhau” là sau một tuần đầu tiên của năm học.
    Sau khi chào cờ, thầy Hiệu trưởng nói về tình hình học tập tuần qua và mỗi lớp có một người đạt số điểm bình quân các môn cao nhất lớp sẽ được lên đứng dưới cột cờ  để cả trường hoan hô (chúng tôi gọi đùa là được “Bêu dương” - thực ra chữ dùng chính xác là “Biểu dương”). Lúc ấy, tôi đang mải “nhìn trộm” đôi môi chín mọng như quả mận chín của Na thì Na bỗng quay sang tôi, tôi vội nhìn đi chỗ khác thì nghe thấy tiếng Na: “Bạn Thạch! Thầy Hiệu trưởng vừa đọc tên bạn kìa!” Tôi quay lại, nhìn nhanh vào mồm Na thì thấy ngay nụ cười mê hồn! Lúc ấy chắc là tôi ngơ ngác hay tương tự như thế nên Na phải nhắc lại câu nói vừa rồi, và mấy bạn ở lớp tôi cũng quay xuống giục tôi đi lên cột cờ! Lúc ấy tôi mới biết phải làm gì! Tôi nghĩ có lẽ sau lần ấy, tôi đã luôn luôn nghĩ về Na, hay nói cách khác là …yêu Na! Và tuần nào cũng vậy, bao giờ cũng phải là sau câu nói của Na, tôi mới “bừng tỉnh” và đi lên chỗ “Bêu dương”!
    Tôi không thể nhớ chính xác giờ nào, ngày nào, tháng nào Thần Tình yêu đã bắn Mũi Tên Vàng “Xuyên táo” cả  tôi và Na?  Tôi cũng không thể nhớ chính xác lần đầu tiên tôi và Na đã hôn nhau như thế nào, hôn vào đâu trước hay chỉ nép vào nhau mà thôi! Tôi đã đọc được ở đâu đó câu thơ “Hải Phòng có mối tình đầu/ Cái hôn vụng dại làm nhàu áo em!” và tôi đã thuộc luôn và cứ nghĩ, sao chỉ đơn giản như thế mà mình không làm nổi lấy một câu thơ để tặng Na - người yêu - Mối tình đầu của tôi! Khi tôi “ngứa tay” chép câu thơ đó đưa cho Na xem thì Na cười nói: “Bạn không cần tặng Thơ mình vẫn yêu bạn! Mình muốn bạn tặng mình cái hôn bằng môi bạn chứ không phải bằng thơ!” Nói rồi chúng tôi hôn nhau không muốn rời nhau ra!...
    Đã không biết làm thơ, thì cũng có thể “Tạm tha”, nhưng vô tư đến mức không hề biết người mình yêu có “quan hệ” với những ai, nói nôm na là có những ai cũng yêu người mình yêu và người mình yêu “đáp lại” những tình cảm đó như thế nào, thì không thể tha thứ được! Tức đó là sai lầm lớn nhất của tôi trong cái vụ “Mối tình đầu” này!
    Sau “Cái hôn đầu”, tôi và Na thường hẹn gặp nhau vào bảy, tám giờ tối trên bờ con mương thủy lợi có hàng phi lao thẳng tắp rất đẹp. Địa điểm mà chúng tôi hẹn gặp nhau nằm ở điểm giữa của khoảng cách từ nhà tôi đến nhà Na. Từ nhà tôi đến điểm hẹn hò phải đi qua trường học. Ở trường học có hai phòng dùng làm “Nhà Công vụ” cho một số thầy, cô giáo không phải là người địa phương, tức người ở nơi khác về trường làm giáo viên. Mỗi phòng có hai người - hai thầy giáo và hai cô giáo - vừa đúng “hai cặp đôi”, tức hai thầy giáo mà cưới hai cô giáo thì vừa đủ hai đám cưới. Mỗi lần đi đến chỗ hẹn, nhìn vào “Nhà Công vụ” thấy hai thầy giáo và hai cô giáo đang ngồi nói chuyện với nhau, tôi đều nghĩ thầm như vậy! Nhưng thực ra lại không phải vậy! Chỉ có một thầy và một cô sau này cưới nhau, còn một thầy, tức thầy Mân, dạy môn Tiếng Nga lớp tôi, không cưới cô giáo còn lại mà đòi cưới…Na!
    Tôi chỉ được biết cái “tin sét đánh” ấy sau một tháng hẹn hò với Na. Hôm ấy hình như Na đến chỗ hẹn để “chia tay” tôi, cho nên vừa gặp nhau, Na đã hôn tôi nồng nàn…Cuối cùng thì Na nói: “Có lẽ từ nay, chúng ta sẽ không gặp nhau như thế này nữa!...” Tôi định nói thì Na đã che mồm tôi và nói liền một mạch: “Bạn đừng nói gì hết! Thầy Mân đã đến nhà mình “Cầu hôn”. Bố mẹ mình đã đồng ý!  Mình không thể từ chối lời cầu hôn của thầy Mân vì nhiều lý do rất khó nói!...” Đúng là “Mặt đất tối sầm nếu không có Tình yêu!”…
    3.Tôi cố quên đi “Mối tình đầu” ngắn ngủi, cố quên đi cuộc “Cạnh tranh không bình đẳng” nhưng càng cố quên thì lại càng không thể nào quên!...Năm học trôi nhanh hơn đối với kẻ thất tình là tôi. Cuối năm, tôi thấy các bạn học lớp tôi cứ xì xào, săn đón về danh sách dự kiến đề nghị vào các trường Đại học của nhà trường gửi lên Ban tuyển sinh Đại học của Thành phố, rồi danh sách ấy gửi lên Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, có thay đổi, rơi rụng gì không? Sau này, nghĩ lại tôi thấy ngạc nhiên về mình: Tại sao tôi không hề quan tâm đến chuyện đó? Mà ngày ngày, những lúc gió mát trăng thanh, tôi lại tha thẩn đi ra chỗ tôi và Na thường hẹn nhau lúc trước, để làm gì thì tôi cũng không biết?
    Một buổi trưa, đúng giờ Ngọ, trời nhiều mây nên không hề có nắng, gió mát lạnh, tôi mang cần câu ra chỗ vẫn hẹn với Na bên con mương thủy lợi, dưới hàng phi lao rì rào gió thổi, ngồi… câu cá! Câu được hai con cá riếc thì Na đến ngồi cạnh tôi từ bao giờ, nhẹ nhàng không một tiếng động! Khi tôi giật mình nhận ra Na thì đã nằm gọn trong vòng tay của Na!... Sau khi trở lại trạng thái bình thường, Na nói: “Bạn có giấy gọi vào Đại học rồi! Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chỉ có mình bạn thôi, oai nhất trường rồi nhé!”.
    Tôi nghĩ là Na nói đùa nên không quan tâm mà muốn hỏi Na là tại sao từ hôm nói chia tay là chia tay luôn, không thể gặp nhau nữa? Như là đọc được suy nghĩ của tôi, Na nói: “Hôm nay, bạn có giấy gọi vào Đại học rồi, mình mới có thể nói hết sự thật với bạn! Khi thầy Mân “tỏ tình” với mình, mình từ chối ngay và nói thật rằng mình đã yêu bạn, hai người đã có ước nguyền sâu nặng! Mình thật không ngờ lời nói thật đó lại trở thành “điểm yếu” để thầy Mân tấn công vào! Thầy bảo, em phải từ bỏ mối tình dại dột này ngay và nhận lời tỏ tình của tôi, nếu không tôi sẽ gạt cậu ta ra khỏi danh sách đề nghị vào Đại học sắp gửi lên Sở Giáo dục, tôi có thể làm như vậy vì tôi là phó Ban Tuyển sinh của trường! Mình ngạc nhiên vô cùng, hỏi lại ngay: bạn ấy luôn học giỏi nhất lớp thì làm sao lại gạt ra khỏi danh sách? Thầy Mân cười nhạt, nói khẽ mà mình nghe váng cả tai: Vì cậu ấy không là Đoàn viên, mà đoàn viên là tiêu chuẩn bắt buộc thứ hai! Lúc ấy, mình như bị một cú đấm “nốc-ao” choáng váng! Thầy Mân thấy vậy thì nói: cho em năm ngày suy nghĩ, nếu còn yêu nhau thì cậu ta sẽ không được vào Đại học, nếu muốn cậu ta vào Đại học thì phải cưới tôi!
    Trời ơi, tại sao lại có chuyện như vậy, tại sao số phận cuộc đời cậu lại nằm trong tay mình? Mình đem chuyện này nói hết với  Mẹ, thì Mẹ mình nói: Thảo nào mẹ thấy thầy Mân thường hay tới nhà mình, lấy cớ này nọ, nhưng chỉ lần thứ ba là mẹ biết ông ta thích con! Nếu đã như vậy thì chỉ có một lựa chọn là phải nhận lời cưới ông ta. Nhưng con hãy nói là khi nào cậu ấy có giấy gọi vào Đại học thì mới đồng ý làm đám cưới! Như vậy là con đã góp phần cho việc vào đại học của người con yêu thêm chắc chắn! Nghe mẹ mình nói như vậy, mình thấy nhẹ cả người. Nhưng khi quyết định phải nói lời chia tay với cậu, mình thấy khó vô cùng, cuối cùng lại phải nhờ mẹ cố vấn cho!... Đã có giấy gọi vào Đại học nhưng nhà trường chưa công bố, không biết còn om lại làm gì? Đây là do thầy Mân nóng lòng muốn cưới mình nên đã lên Ban Tuyển sinh Thành phố lấy trước cho riêng cậu thôi đấy. Vì thế cậu đừng vội cho ai biết!” Khi Na lấy trong một cuốn vở ra cái giấy gọi vào Đại học đưa cho tôi, tôi mở ra xem nhanh, khi đọc thấy tên mình và tên trường Đại học thì lóng ngóng thế nào để tuột tờ giấy khỏi tay và một làn gió ào tới, đưa tờ giấy chao liệng xuống… dòng mương! Na với người theo bắt lại tờ giấy nhưng không được, suýt thì rớt xuống mương! Tôi vội kéo Na lại và ôm chặt, chỉ sợ Na trôi đi như tờ giấy kia!... 
    Khoảng năm phút sau thì có tiếng nói: “Thôi đủ rồi! Chia tay nhau thế là quá đủ!” Người nói câu đó chính là thầy Mân, thầy cầm tờ giấy gọi còn nhểu nước đặt xuống trước mặt Na và nói: “Giấy này không có tờ thứ hai đâu!”, rồi đi về phía trường! Cả tôi và Na đều giật mình, song Na thở mạnh một cái rồi đứng dậy, nói: “Chắc tờ giấy trôi tới cổng trường! Để một lát cho khô rồi bạn cầm về nhé!” Nói rồi Na đi nhanh như làn gió, thoáng cái đã không thấy đâu cả!...
    Đám cưới của Na với thầy Mân được tiến hành sau ngày đó đúng mười ngày. Đó cũng là ngày những người có giấy gọi vào Đại học tụ tập tại nhà bạn Tuấn (có giấy gọi vào Khoa Lý, cùng trường ĐHTH với tôi, như vậy lớp Mười của tôi năm đó chỉ có hai người được vào trường Đại học Tổng hợp - Trường được coi là khó học nhất thời đó!) để ăn mừng, chia tay. Thì ra số người được gọi vào đại học không nhiều, sĩ số gần 50 mà chưa tới mười người được gọi. Lúc đó, tôi mới chợt nhận ra Na vì yêu tôi mà đã hy sinh Tình yêu để tôi khỏi bị liên lụy, nói theo kiểu tiểu thuyết là “Chết vì Tình”!... Tuy nhiên, tôi cũng cùng đám bạn có giấy gọi Đại Học đến chúc mừng đám cưới của thầy Mân, muốn gì thì gì, một người là Sư phụ của tôi, còn một người là Người tôi yêu!...
    Áo dài trắng / thiếu nữ Hà Nội


    4.Nhập trường được ba tháng thì tôi nhập ngũ, và tôi vẫn “vô tư” như xưa, không hề nghĩ con đường mình đang đi sẽ như thế nào, và tương lai sau này sẽ ra sao? Vèo một cái là bốn năm trôi qua, tôi lại trở về với Khoa Toán của trường ĐHTH, học ngay ở Khu Thượng Đình, Hà Nội chứ không phải ở chỗ sơ tán tận Đầm Mây (huyện Đại Từ, Thái Nguyên xa xôi). Các bạn học với tôi lúc mới nhập học trên khu sơ tán ngày xưa đã ra trường, có hai người ở lại Khoa làm cán bộ giảng dạy là Tam và Vĩ. Bạn học lớp Mười với Tôi là Tuấn học ở Khoa Lý ra trường về dạy ở Hải Phòng, trường ĐH Hàng Hải, rủ tôi về Hải Phòng chơi, nhớ đến Na, tôi đi ngay (gia đình bố mẹ tôi lúc này đã lại về Hà Nội). Nhưng về đến Hải Phòng, gặp lại mấy bạn lớp Mười cũ, ai cũng nói là không nên gặp Na nữa, Nàng đã có tới bốn đứa con với thầy Mân, mà thầy Mân giờ thường xuyên ở nhà, canh chừng vợ rất ngặt! Ấy vậy mà lúc tôi lên tàu về Hà Nội, lúc vừa ngồi xuống ghế thì thật là bất ngờ, Na đột ngột xuất hiện, ngồi xuống cạnh tôi rồi ôm chầm lấy tôi, khóc như mưa!... Khi tàu tới ga Hải Dương, Na mới đi sang tàu về lại Hải Phòng! Đó là lần cuối cùng tôi gặp Na!... Sau này, mỗi lần nhớ đến Na, tôi lại ra chợ mua hai quả na về… ăn!
    Chương trình học của Khoa Toán lúc tôi trở lại Khoa, chủ yếu dựa vào sách của Liên Xô (Nước Nga cũ), vì thế, tiếng Nga đặc biệt cần thiết. Các bạn học lớp tôi lúc đó có một cách học Tiếng Nga thần tốc là học thuộc cuốn Từ Điển Nga-Việt. Có bạn chỉ sau hai tháng là “nuốt” cả cuốn Từ điển vào bụng! Tôi vừa cố nuốt Từ điển vừa nhờ một anh bạn thời lính đang học bên Đại học Ngoại ngữ, Khoa Tiếng Nga kèm thêm. Chưa được một tháng thì anh bạn nói: “Cùng dấu đẩy nhau, khác dấu hút nhau!... Bạn bè chơi với nhau thì vui nhưng học với nhau thì không ổn! Hai thằng mình cứ cặp kè hoài bọn con gái lớp tớ nó lại tưởng là chúng ta Đồng tính luyến ái! Vì vậy tớ mới tìm cho cậu một “cô giáo” rất giỏi Tiếng Nga, đang là sinh viên năm cuối, người cao to như vận động viên bóng chuyền, nếu Hà Nội có bị ngập lụt thì Nàng có thể cõng cậu mà thoát hiểm (Hà Nội đang bị đe dọa bởi nước sông Hồng đã mấy phen mấp mé bờ đê)!”.
    Và có điều rất hay là Nàng trùng tên với tôi, cả hai chữ Ngọc Thạch!... Bạn tôi vừa dứt lời thì “Cô giáo” tiếng Nga xuất hiện, hẳn là bạn tôi đã có sự chuẩn bị từ trước! Và “Cô giáo” làm việc ngay như là ở trường Ngoại Ngữ! Sau nửa giờ đồng hồ “quần thảo” tôi không kịp thở (cô giáo không dùng tiếng Việt, chỉ nói tiếng Nga mà tôi nghe chỉ hiểu được một nửa, còn một nửa thì nghe như chim hót), cô giáo mới cười mỉm và nói chuyện với tôi bằng thứ tiếng Việt cực hay, cũng như chim hót! Tôi thầm nghĩ, quả là anh bạn tôi rất giỏi chọn người, đó là kinh nghiệm của bốn năm làm việc ở Quân lực trong quân đội! Dường như anh bạn tôi coi việc chọn vợ cho tôi là nhiệm vụ chính, còn cô giáo tiếng Nga là nhiệm vụ thứ yếu! Quả là tính toán kỹ càng, một mũi tên bắn hai đích, khác hẳn bản tính vô tư của tôi, làm gì chỉ nhắm vào một mục đích mà thôi!...
    Sau một tháng có cô giáo tiếng Nga, tôi đọc sách Toán tiếng Nga đã khá nhanh, cuốn Từ điển Tiếng Nga đã nuốt được đến vần L, nhưng đến chữ “Liu-bờ-liu” (Tôi yêu) thì thấy trong bụng không ổn! (Xin mở ngoặc là chuyện “Nuốt Từ điển” không phải là nghĩa bóng, mà là nghĩa đen, tức mỗi ngày xé ra một tờ, cảm thấy thuộc hết các từ trong đó thì nuốt luôn tờ giấy đó vào bụng! Giấy Từ điển Nga-Việt thời đó rất mỏng và trắng sạch, có thể ăn ngon lành nếu đói, mà sinh viên thời đó đói là chuyện hàng ngày! Việc nuốt Từ điển nó buộc ta phải thuộc Từ tiếng Nga như tiếng Việt, sau này không được ỷ lại vào Từ điển, có thể nói nó giống như việc Tào Tháo dùng binh, thường đóng quân, hạ trại quay lưng ra bờ sông, miệng vực chứ không dựa lưng vào núi cao như lệ thường, khi lâm trận quân sĩ buộc phải cố mà đánh lui quân địch vì không có chỗ tháo chạy!)!
    Khi Cô giáo biết chuyện tôi nuốt Từ điển thì cười nói: “Học hành không nên gây căng thẳng, làm theo như mấy nhà Nho thời xưa buộc tóc lên xà nhà để không ngủ gật, thức mà học thâu đêm không phải là cách của người làm khoa học trường kỳ! Như anh đang nuốt Từ điển, nếu thấy dạ dày không ổn thì nên ngừng lại, tôi sẽ giúp anh cách học có hiệu quả! Anh vừa nuốt đến chữ “Liu-bờ-liu” chứ gì? Tôi sẽ hướng dẫn anh dịch bài thơ “Tôi yêu Em” của nhà thơ A. Puskin. Chúng ta không chỉ tập dịch sách Toán học mà phải học cả cách dịch sách văn học. Nền văn học Nga và cả Nga Xô-viết là một nền văn học Khổng lồ!”. Thế là từ đó, cô giáo tiếng Nga của tôi dạy tôi dịch cả thơ Puskin, Ler-môn-tôv, Ê-xê-nhin, v.v…
    5.Sau hai tháng có cô giáo Tiếng Nga, anh bạn tôi nói đã đến lúc phải Cầu hôn ngay kẻo Đêm dài lắm mộng, uổng công anh ta thiết kế tốn kém bao công sức!... Nỗi lo của anh bạn tôi quả là có lý, bởi vật quý dễ vỡ, báu vật dễ bị mất trộm! Đúng hôm anh bạn tôi thiết kế một chuyến đi Hồ Tây bơi thuyền rồi ăn đặc sản Bánh Tôm thì cô giáo tiếng Nga nói: “Em đâu còn bụng dạ nào mà đi ăn bánh Tôm Hồ Tây với các anh!” Hỏi vì sao thì cô giáo nói: “Việc ra trường làm ở đâu, bố em đã lo xong từ nửa năm rồi, Sở Giáo dục Hà Nội đã đồng ý nhận. Vậy mà vừa rồi lại nghe nói em phải nhận công tác ở Thủy Điện Hòa Bình!”, nói xong thì bật khóc! Tôi và anh bạn đều ngớ người! Tôi nói liều: “Để tôi về hỏi bố tôi xem có thể xin về Bộ Y tế được không!” Và ngay ngày hôm sau, tôi về nhà nói với bố tôi thì bố tôi nói: “Bây giờ nội bộ lãnh đạo của Bộ đang năm bè bảy mối, những chuyện như thế không ai dám quyết. Phải chờ một thời gian nữa cho sóng yên gió lặng đã!” Tôi nói lại tình hình như vậy thì anh bạn tôi nói: “Thế thì phải chờ chứ làm sao?
    Nhưng tớ vẫn lo Đêm dài lắm mộng!”. Quả nhiên, Đêm dài lắm mộng! Ba ngày sau, cô giáo tiếng Nga cho biết: ông bố cô đã nhờ người chạy thì có một chỗ cực kỳ thơm, đó là về dạy tiếng Nga ở Khoa Toán của tôi, và người nhận giúp là ông thầy Hân, hiện đang là giáo viên dạy tiếng Nga của Khoa Toán, tức là thầy giáo tiếng Nga của tôi. Thì ra ông thầy Hân có biết “cô giáo” do mấy năm trước còn dạy ở bên trường ĐH Ngoại ngữ, đã dạy cô ở năm thứ nhất và đã từng “tỏ tình” với cô. Ông thầy Hân nói sẽ xin cho “cô giáo” về Khoa Toán nhưng với điều kiện cô phải là vợ của ông!...
    Điều kiện như thế đối với các cô sinh viên năm cuối của các trường Đại học ở Hà Nội đã quá quen thuộc nên anh bạn tôi thở dài mà nói rằng: “Trời đã sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng! Bây giờ cậu là Chu Du còn ông thầy Hân là Gia Cát Lượng, cậu chịu thua đi thôi! Mà cũng tại tớ, đáng lẽ ngay từ khi giới thiệu cô giáo với cậu, phải tham mưu cho cậu thực hiện kế sách “Gạo nấu thành cơm” thì có phải hay hơn không!”. Tôi nói ngay: “Đừng tiếc than mà làm gì! Trong cuộc đua ở “Đấu trường Ái tình” tớ luôn thủ sẵn “Con cờ chiến bại” nên quen rồi!”. Bạn tôi phá ra cười rồi bày bàn cờ, nói: “Bây giờ tớ với cậu chơi một ván cờ định mệnh, nếu cậu thắng tớ sẽ làm mặt dày mai mối lần nữa, dẫn cậu tới bà chị họ hàng xa, thuộc loại lá ngọc cành vàng, nhà giàu cỡ Thạch Sùng, cậu chỉ việc cơm no bò cưỡi!”. Tôi nói ngay: “Vậy thì còn dài dòng gì nữa, tớ sẽ chấp cậu một xe!”
    Người bạn tôi không nói gì, cậy thế hơn quân, xua quân sang hà thả sức tàn sát mà không ngờ rằng tôi đã cho một tổ thám tử lẻn vào tận hậu cung bắt sống tướng sĩ của anh ta! Bị thua trong nháy máy, anh bạn tôi phải dẫn tôi tới nhà bà chị họ hàng xa để gặp người lá ngọc cành vàng! Khi tới nơi thì nhà vắng vẻ làm sao, nhấn chuông một lúc mới có một người Osin chạy ra nói qua lỗ cánh cổng sắt to đùng: “Bà chủ, ông chủ đưa cô chủ đi chuyển đổi giới tính ở nước ngoài rồi! Một tháng nay, cô chủ bỗng giở chứng cứ đòi làm con trai!”…
    Hình như cái bà Osin còn nói gì nữa nhưng anh bạn tôi đã lôi tôi đi và nói: “Ta đi làm mấy chén cuốc lủi rồi đi mua quà mừng đám cưới của Thầy giáo cậu cưới “Cô giáo” của cậu! Không thể xem thường chuyện này được!”. Quả nhiên, chỉ ba ngày sau chúng tôi nhận được Thiệp cưới, chỉ trước ngày cưới một ngày. Tới ngày cưới, anh bạn tôi đi cùng người yêu sắp cưới, trông rực rỡ hơn cả cô dâu - chú rể, còn tôi, cô người yêu anh bạn cũng kiếm cho tôi được một “bạn nhảy” đúng mốt và nhờ thế mà khi tới phần khiêu vũ của đám cưới, tôi không bị cô đơn! Song tôi vẫn bị cảm giác cô đơn xâm chiếm khi bất ngờ gặp thầy Mân ở đám cưới này, người đã cưới Na - mối tình đầu của tôi. Thì ra thầy Mân từng là học trò của thầy Hân ở Đại học Ngoại Ngữ, tức thầy Hân là Sư phụ của Sư phụ của tôi - tức thầy Mân, song, thầy Hân hiện đang là Sư phụ của tôi. Vì thế, tôi có hai cách để gọi thầy Hân: Sư phụ của Sư phụ, hoặc Sư phụ! Gọi cách nào cũng đúng!
    Sài Gòn, 29-10-2009
    Đ.N.T
    (Theo Bản tác giả gửi NBĐ)
    Tin liên quan:
    “Đả Long bào - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch (17.09.2012 20:29)
    Quanh Hồ Gươm - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (27.05.2012 21:58)
    Thượng Kinh ký sự (Hay là Ba lần tới Thủ đô) - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (21.05.2012 20:02)
    Nhật ký của một siêu người mẫu chân dài (phần 1) Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (16.05.2012 21:08)
    Chùm hai Truyện ngắn về Sân khấu của Đỗ Ngọc Thạch (18.04.2012 01:09)
     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét