Trang Văn Nghệ Chủ Nhật - Đỗ Ngọc Thạch
vannghechunhat.net/truyen/do-ngoc-thach.html
Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 280. In bài này · Gửi Email bài này. Hóa Thạch 1. Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong ...
Chuyện học hành
1. Khoảng giữa năm 1969, tôi từ đơn vị Ra-đa chiến đấu về Trung đoàn bộ. Tưởng rằng sẽ được đi học lớp sĩ quan Ra-đa ở nước ngoài, nhưng chờ đến chục ngày thì Trợ lý Quân lực Trung đoàn nói: “Quân lực Binh chủng mới điện vào nói đợt này lại hoãn, không biết đến bao giờ.
Vậy cậu thích về lại Đại đội hay ở lại Trung đoàn bộ?”. Tôi nói ngay: “Cho em được trở về trường Đại học, hình như cái số em không hợp với việc học làm sĩ quan quân đội! Ba lần Trung đoàn gọi lên rồi lại hoãn, quá tam ba bận! Không có lần thứ tư đâu!”. Trợ lý quân lực nói: “Thôi được, sẽ cho cậu được toại nguyện! Nhưng phải ở lại Trung đoàn Bộ một năm nữa!”. Tôi sốt ruột: “Làm gì vậy?”. Trợ lý QL nói: “Trung đoàn sẽ mở một lớp Bổ túc văn hóa cho một số sĩ quan chỉ huy Đại đội để thi lấy bằng Trung học phổ thông. Có như vậy số sĩ quan này mới có đủ tiêu chuẩn gửi đi học ở Học viện Quân sự nước ngoài. Cậu sẽ làm giáo viên môn Toán cho lớp Bổ túc văn hóa này. Giáo viên môn Lý, Hóa và Văn đã có rồi! Lớp học kết thúc thì cậu sẽ được về lại Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp! Nhất cử lưỡng tiện nhé, cậu vừa lên lớp vừa củng cố lại kiến thức, có như thế việc về trường cũ học lại sẽ rất tốt!”…Tôi còn biết nói gì nữa?
Thế là tôi được biên chế vào Tổ Giáo viên văn hóa thuộc Ban Chính trị Trung đoàn. Trong thời gian chờ “Chiêu sinh” – học viên là sĩ quan chỉ huy cấp Đại đội, tôi chỉ có một việc là chuẩn bị “Giáo án”. Tôi nghĩ “Giáo án” này không thể như giáo án của các Trường Trung học Phổ thông mà luyện kỹ năng giải bài tập Toán là chính (để đi thi lấy bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, - giống như luyện thi bây giờ) cho nên tôi chuẩn bị “Giáo án” rất nhanh, bởi giải bài tập Toán là sở trường của tôi.
Trong những ngày này, lúc rảnh rỗi tôi thường tới chơi với “người tiền nhiệm” là Thượng sĩ Bá Cường, hiện đang làm Quản lý Bếp ăn của Trung đoàn Bộ. Sở dĩ Cường không làm giáo viên văn hóa nữa vì Cường nóng tính, khi giảng bài thường buột mồm mắng học viên là “Ngu như bò”, mà học viên thì như đã nói trên, toàn là sĩ quan chỉ huy cả rồi! Vì Cường lại có “Hoa tay” nấu ăn, nguyên liệu chỉ là những thứ bình thường, nhưng qua tay Cường thì khi bưng lên bàn ăn, tỏa hương nghi ngút không thua gì sơn hào hải vị! Bếp ăn của Trung đoàn bộ là phục vụ toàn những sĩ quan chỉ huy cấp Trung đoàn, không thể “Chém to kho mặn” như bếp ăn Đại đội, vì thế, ngoài việc trực tiếp “Vào Bếp”, Cường còn có nhiệm vụ đào tạo (theo lối truyền nghề, “Cầm tay chỉ việc”) một số đầu bếp giỏi để cung cấp nhân tài nấu nướng cho các bếp ăn Đại đội. Đây là một chủ trương sáng suốt của Chính ủy Trung đoàn nhằm giúp bộ đội “Ăn no đánh thắng”, bởi trong điều kiện thời chiến, việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho bộ đội gặp rất nhiều khó khăn! Chỉ nói ví dụ như có một thời gian dài, các bếp ăn được nhận Bột mì (của nước bạn Liên Xô) kèm với gạo (gọi là “ăn độn”, như đã từng độn khoai, độn sắn…). Khoai và sắn thì dễ xử lý, nhưng khi độn Bột mì thì các Bếp ăn đều lúng túng, chỉ biết nhào nước rồi vo viên thành một cục như nắm đấm rồi cho vào chảo…luộc như luộc bánh trôi truyền thống! Bánh trôi thì là món ăn ngon từ ngàn đời nay, nhưng bột mì luộc thì lính ta có đói rỗng bụng cũng nuốt không trôi! Nhưng qua tay Cường thì các thủ trưởng Trung đoàn như là được thưởng thức bánh bao, sủi cảo, vằn thắn của người Việt gốc Hoa!...
Lúc này, Bá Cường đang mở một lớp đào tạo “Đầu bếp”, thời gian là hai tháng. Học viên là Bếp trưởng của các Đại đội gọi về và một số các cô thôn nữ người địa phương, do Trung đoàn bộ đang “Kết nghĩa” với Chi Đoàn Thanh niên của xã nơi đóng quân. Vốn là người thích “lăn vào bếp” từ nhỏ, nên tôi xin được là “Học viên dự thính” của lớp đào tạo đầu bếp này, tất nhiên là Cường O.K.
2. Lớp đào tạo “Đầu bếp” của Bá Cường tiến hành được hai mươi ngày thì lớp Bổ túc văn hóa của tôi mới “Khai giảng”. Các học viên của lớp Bổ túc văn hóa trình độ không đồng đều, chỉ có chục người mà trình độ trải đều ra cả ba loại: lớp 8, lớp 9 và lớp 10, tức lúc đi bộ đội, họ đang học dở dang lớp 8, lớp 9 và lớp 10. Vì thế, chúng tôi phải chia ra làm ba tổ với ba cách học khác nhau. Sau một tuần, kiểm tra để xác định lại thực lực thì tất cả chỉ tương đương …lớp 7!
Chuyện học hành của lớp Bổ túc văn hóa nói ra chỉ toàn chuyện không vui, nhưng bù vào đó, các học viên của lớp có rất nhiều “Tài lẻ”! Chẳng hạn như đại đội phó Đề có tài bắt lươn độc nhất vô nhị: chỉ cần đi tới bờ ruộng, dạo năm ba bước là có thể tìm thấy đâu có hút lươn (tổ lươn) và chỉ nhẹ nhàng thò ba ngón tay xuống hút lươn rồi sau một, hai phút kéo lên một con lươn vàng vàng nâu nâu to và dài, bị kẹp chặt giữa ba ngón tay! Hoặc như đại đội phó Đàn, có tài thổi sáo kỳ lạ: giăng một cái bẫy chim bằng lưới, không dùng chim mồi mà dùng tiếng sáo, chỉ sau năm phút tiếng sáo vang lên như muôn ngàn tiếng chim, lũ chim kia không biết từ đâu kéo tới đông như hội chim và rồi cuối cùng sập bẫy! Rồi có “Ba anh em Họ Nguyễn” như anh em họ Nguyễn trong Thủy Hử, có tài bơi lội như chuyện thần thoại: muốn ăn cá chỉ việc lặn hụp một hồi là có đủ các loại binh tôm tướng cá của Long Vương!...
Chính vì thế mà lớp Bổ túc văn hóa của tôi và lớp “Đầu bếp” của Bá Cường thường xuyên có những bữa tiệc nhớ đời, đúng như câu thành ngữ “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”!
Khi hai lớp Bổ túc văn hóa và lớp “Đầu bếp” đã thân thiết với nhau thì dường như có tới tám mươi phần trăm học viên của lớp Bổ túc văn hóa sang làm học viên dự thính của lớp “Đầu bếp”! Thấy tôi có vẻ như không vui, Bá Cường nói: “Thực ra cái câu “Nhất sĩ nhì nông/ Hết gạo chạy rông / Nhất nông nhì sĩ” chỉ đúng ở vế thứ hai bởi xứ ta luôn đói nghèo, người ta lo kiếm cái ăn suốt đời không bao giờ đủ! Đó, rồi cậu sẽ thấy sau này, và mãi mãi, ở xứ ta, cái nghề “Đầu bếp” sẽ sống tốt hơn cái nghề dạy học! Cho nên tớ bỏ làm giáo viên văn hóa mà sang đây chuyên tâm vào nghệ thuật ẩm thực là nhờ có sự mách bảo của Quỷ Cốc Tiên sinh đấy! Cậu thử suy nghĩ xem!...”. Lúc đó, tôi cho rằng câu nói của Bá Cường là tán róc nhưng không ngờ hai mươi năm sau, gặp lại Bá Cường ở Sài Gòn, đang làm chủ một nhà hàng Đặc sản lớn nhất nhì thành phố thì mới thấy anh ta quả là biết nhìn xa trông rộng! Nếu như tôi chỉ cần sử dụng một vài chiêu thức sào nấu của Bá Cường mà tôi đã học được thì rất có thể tôi đã có một nhà hàng ăn uống kha khá, tiền tiêu xài rủng rỉnh chứ không phải thức thâu đêm để viết lách lăng nhăng kiếm mấy đồng nhuận bút còm sống lắt lay!...Nhưng than ôi, người tính không bằng Trời tính!
Chuyện học hành của lớp Bổ túc văn hóa nói ra chỉ toàn chuyện không vui, nhưng bù vào đó, các học viên của lớp có rất nhiều “Tài lẻ”! Chẳng hạn như đại đội phó Đề có tài bắt lươn độc nhất vô nhị: chỉ cần đi tới bờ ruộng, dạo năm ba bước là có thể tìm thấy đâu có hút lươn (tổ lươn) và chỉ nhẹ nhàng thò ba ngón tay xuống hút lươn rồi sau một, hai phút kéo lên một con lươn vàng vàng nâu nâu to và dài, bị kẹp chặt giữa ba ngón tay! Hoặc như đại đội phó Đàn, có tài thổi sáo kỳ lạ: giăng một cái bẫy chim bằng lưới, không dùng chim mồi mà dùng tiếng sáo, chỉ sau năm phút tiếng sáo vang lên như muôn ngàn tiếng chim, lũ chim kia không biết từ đâu kéo tới đông như hội chim và rồi cuối cùng sập bẫy! Rồi có “Ba anh em Họ Nguyễn” như anh em họ Nguyễn trong Thủy Hử, có tài bơi lội như chuyện thần thoại: muốn ăn cá chỉ việc lặn hụp một hồi là có đủ các loại binh tôm tướng cá của Long Vương!...
Chính vì thế mà lớp Bổ túc văn hóa của tôi và lớp “Đầu bếp” của Bá Cường thường xuyên có những bữa tiệc nhớ đời, đúng như câu thành ngữ “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”!
Khi hai lớp Bổ túc văn hóa và lớp “Đầu bếp” đã thân thiết với nhau thì dường như có tới tám mươi phần trăm học viên của lớp Bổ túc văn hóa sang làm học viên dự thính của lớp “Đầu bếp”! Thấy tôi có vẻ như không vui, Bá Cường nói: “Thực ra cái câu “Nhất sĩ nhì nông/ Hết gạo chạy rông / Nhất nông nhì sĩ” chỉ đúng ở vế thứ hai bởi xứ ta luôn đói nghèo, người ta lo kiếm cái ăn suốt đời không bao giờ đủ! Đó, rồi cậu sẽ thấy sau này, và mãi mãi, ở xứ ta, cái nghề “Đầu bếp” sẽ sống tốt hơn cái nghề dạy học! Cho nên tớ bỏ làm giáo viên văn hóa mà sang đây chuyên tâm vào nghệ thuật ẩm thực là nhờ có sự mách bảo của Quỷ Cốc Tiên sinh đấy! Cậu thử suy nghĩ xem!...”. Lúc đó, tôi cho rằng câu nói của Bá Cường là tán róc nhưng không ngờ hai mươi năm sau, gặp lại Bá Cường ở Sài Gòn, đang làm chủ một nhà hàng Đặc sản lớn nhất nhì thành phố thì mới thấy anh ta quả là biết nhìn xa trông rộng! Nếu như tôi chỉ cần sử dụng một vài chiêu thức sào nấu của Bá Cường mà tôi đã học được thì rất có thể tôi đã có một nhà hàng ăn uống kha khá, tiền tiêu xài rủng rỉnh chứ không phải thức thâu đêm để viết lách lăng nhăng kiếm mấy đồng nhuận bút còm sống lắt lay!...Nhưng than ôi, người tính không bằng Trời tính!
3. Khi lớp “Đầu bếp” kết thúc, kết quả của cuộc thi “Tốt nghiệp” lại thật bất ngờ: Người đậu “Thủ khoa” lại không phải là học viên chính thức, tức các Bếp trưởng Đại đội lặn lội từ khắp nơi về, mà lại là một Đại đội phó của lớp Bổ túc văn hóa: Thiếu úy Dưỡng! Đại đội phó Dưỡng nói với tôi: “Ngay từ buổi học đầu tiên, tôi đã biết mình sẽ bị đo ván trong cuộc “Đánh vật” với những Bài tập Toán! Tôi đã xin được trở lại đơn vị chiến đấu, nhưng các Thủ trưởng Trung đoàn không chịu, cứ bắt tôi phải học, lại còn nói “Quân lệnh như sơn”, nếu tôi không ngoan ngoãn chấp hành sẽ bị kỷ luật!...Tôi đang chán nản thì thấy lớp học “Đầu bếp” này! “Sư Phụ” Cường quả là người đã hiểu tôi và nhận tôi làm “Đệ tử chân truyền”, vì thế mới có cái chuyện “Học viên lớp Bổ túc văn hóa đậu Thủ khoa lớp Đầu bếp” này!”. Tôi chúc mừng Đại đội phó Dưỡng và hỏi: “Vậy anh có định tiếp tục học Bổ túc văn hóa nữa không?”. Đại đội phó Dưỡng nắm chặt tay tôi năn nỉ: “Anh biết thừa là tôi không thể học văn hóa được mà còn hỏi câu đó! Tôi sẽ xin trở lại đơn vị làm Đại đội phó phụ trách Bếp ăn Đại đội, nếu không phù hợp với tổ chức quân đội thì tôi tình nguyện xin thôi chức Đại đội phó mà chỉ xin nhận chức Bếp trưởng! Vậy nhờ anh nói với Chính ủy Trung đoàn giúp tôi, anh cứ nói là tôi học dốt nhất lớp, không nên bắt tiếp tục học, phí công vô ích!”. Tôi đành phải nhận lời Đại đội phó Dưỡng.
Ngày hôm sau, Tôi được Chính ủy tới thăm và hỏi về tình hình lớp học. Tôi đem chuyện của Đại đội phó Dưỡng báo cáo Chính ủy. Chính ủy nghe xong thì nói: “Tôi cũng đã nhận được lá đơn của đồng chí Dưỡng gửi trực tiếp. Đang phân vân nên mới đến hỏi ý kiến cậu. Nếu quả là đồng chí Dưỡng không học văn hóa được thì cho về đơn vị làm Bếp trưởng là tốt nhất. Con người ta phải được đặt đúng chỗ để phát huy được sở trường!...Rất tiếc là chúng ta nhiều khi đã rất sai lầm trong chuyện dùng người!”. Thấy Chính ủy đang có vẻ “đầy tâm sự”, tôi bèn nói luôn chuyện của mình: “Thưa Chính ủy! Nhân đây tôi thấy việc cho các sĩ quan chưa tốt nghiệp Trung học đi học Bổ túc Văn hóa để đào tạo Sĩ quan chỉ huy cấp cao hơn cũng có nhiều cái bất ổn! Họ học rất chật vật, giáo viên cũng khổ!...”. Chính ủy ngắt lời: “Tôi biết rồi, nhưng đây là chủ trương chung, chỉ thị từ trên, ta không thể làm khác! Cậu ráng làm hết khóa học này đi, tôi đã nghe Trợ lý Quân lực nói về trường hợp của cậu rồi, cậu sẽ được trở về trường Đại học!”…
Ngày hôm sau nữa, Quản lý Bếp ăn Bá Cường nhắn tôi tới dự bữa tiệc chia tay của Đại đội phó Dưỡng. Tôi cứ nghĩ các món ăn đều do Đại đội phó Dưỡng thực hiện, nhưng lại không phải, mà là do một học viên trong số các cô thôn nữ của Chi Đoàn địa phương thực hiện. Trước khi nhập tiệc, Đại đội phó Dưỡng nói: “Người thực hiện các món ăn hôm nay không phải là tôi, mà là cô Ngát Thơm. Hôm thi kết thúc lớp học, cô Thơm có ý nhường tôi thi thố tài năng nên chỉ thực hiên vài món ăn thông thường. Hôm nay cô Thơm mới dùng đến các tuyệt kỹ, có ý muốn Sư phụ Cường chấm điểm năng lực thực sự của cô!”. Sau khi nếm ba món ăn của cô Ngát Thơm, Sư phụ Bá Cường thật sự ngạc nhiên và nói ngay: “Tài nấu nướng của cô Ngát Thơm trên Đại đội phó Dưỡng một bậc!”.
Mọi người vỗ tay rào rào!...
Bây giờ, tôi mới nhìn kỹ người thôn nữ “Ngọa hổ tàng long” kia: thì ra cô Ngát Thơm chính là con gái của ông già tên là Yên Thành, nhà ở ngay cạnh lán trại Ban chính trị chúng tôi (Khi đóng quân ở đâu, lúc đầu Trung đoàn Bộ thường ở nhờ trong nhà dân, sau đó thì làm những căn nhà “tự tạo” bằng vật liệu sẵn có ở địa phương. Lúc này, Ban Chính trị đã làm được bốn căn nhà tranh tre nứa lá rất đẹp trên một bãi đất trống ở ven rừng, phong cảnh rất ngoạn mục). Ông già Yên Thành được đặt tên theo tên huyện quê hương ông. Trong kháng chiến chống Pháp, ông nhập ngũ và đã từng là Chiến sĩ Nuôi quân dạn dày kinh nghiệm. Ông bảo cái bếp Hoàng Cầm khi đã nổi tiếng trong toàn quân thì ông thấy nó không khác cái bếp của ông đang thường dùng đã hai tháng trời! Ông có hai cậu con trai đã nhập ngũ, ông đều bảo chúng làm Chiến sĩ nuôi quân để giúp bộ đội ta ăn ngon và ăn no, bởi theo ông thì Nuôi quân là Số Một, là khởi đầu của mọi vấn đề vì như dân gian đã đúc kết: Có thực mới vực được đạo ! Cho nên giờ cô Ngát Thơm phô diễn những tuyệt kỹ nấu nướng thì quả đúng là Hổ phụ sinh hổ tử ! Song, câu chuyện bất ngờ hơn khi không chỉ dừng ở tài nấu ăn của cô Ngát Thơm mà cái kết của nó thật bất ngờ khi ông Yên Thành đứng lên tuyên bố: “Sau khi Sư phụ Bá Cường đã chấm điểm, xin tất cả thực khách cùng thưởng thức và cho ý kiến, nếu đều cho điểm tối đa thì tôi sẽ đồng ý cho con gái của tôi và Đại đội phó Dưỡng được bái đường thành thân!”. Mỗi người có mặt đều chọn một món ăn thử và đều gật gù khen ngon, và cuối cùng tất cả đều đồng thanh: “Điểm tối đa!”. Nhìn nụ cười rạng rỡ trên gương mặt quắc thước của ông Yên Thành, có lẽ ông đang rất mãn nguyện!...
Sau bữa tiệc, tôi chào Đại đội phó Dưỡng rồi hỏi: “Hai người bao giờ làm đám cưới? Nhớ mời tôi nhé!”. Đại đội phó Dưỡng cười rất tươi: “Rất buồn là bị thầy giáo Toán cho toàn điểm 2, nhưng lại rất vui vì thầy đã nói với Chính ủy ngay việc tôi nhờ. Bây giờ, tôi đưa Ngát Thơm về Đại đội, hiện ở rất gần đây. Nếu các Thủ trưởng Đại đội đồng ý nhận Ngát Thơm làm Chị Nuôi của Bếp ăn Đại đội thì chúng tôi sẽ làm đám cưới và cùng làm Anh Nuôi và Chị Nuôi!”. Tôi chúc hai người “Vạn sự như ý” và nghĩ rằng nhất định Ban Chỉ huy Đại đội của Đại đội phó Dưỡng sẽ chấp nhận Dưỡng và Ngát Thơm làm Anh Nuôi và Chị Nuôi!
Ngày hôm sau, Tôi được Chính ủy tới thăm và hỏi về tình hình lớp học. Tôi đem chuyện của Đại đội phó Dưỡng báo cáo Chính ủy. Chính ủy nghe xong thì nói: “Tôi cũng đã nhận được lá đơn của đồng chí Dưỡng gửi trực tiếp. Đang phân vân nên mới đến hỏi ý kiến cậu. Nếu quả là đồng chí Dưỡng không học văn hóa được thì cho về đơn vị làm Bếp trưởng là tốt nhất. Con người ta phải được đặt đúng chỗ để phát huy được sở trường!...Rất tiếc là chúng ta nhiều khi đã rất sai lầm trong chuyện dùng người!”. Thấy Chính ủy đang có vẻ “đầy tâm sự”, tôi bèn nói luôn chuyện của mình: “Thưa Chính ủy! Nhân đây tôi thấy việc cho các sĩ quan chưa tốt nghiệp Trung học đi học Bổ túc Văn hóa để đào tạo Sĩ quan chỉ huy cấp cao hơn cũng có nhiều cái bất ổn! Họ học rất chật vật, giáo viên cũng khổ!...”. Chính ủy ngắt lời: “Tôi biết rồi, nhưng đây là chủ trương chung, chỉ thị từ trên, ta không thể làm khác! Cậu ráng làm hết khóa học này đi, tôi đã nghe Trợ lý Quân lực nói về trường hợp của cậu rồi, cậu sẽ được trở về trường Đại học!”…
Ngày hôm sau nữa, Quản lý Bếp ăn Bá Cường nhắn tôi tới dự bữa tiệc chia tay của Đại đội phó Dưỡng. Tôi cứ nghĩ các món ăn đều do Đại đội phó Dưỡng thực hiện, nhưng lại không phải, mà là do một học viên trong số các cô thôn nữ của Chi Đoàn địa phương thực hiện. Trước khi nhập tiệc, Đại đội phó Dưỡng nói: “Người thực hiện các món ăn hôm nay không phải là tôi, mà là cô Ngát Thơm. Hôm thi kết thúc lớp học, cô Thơm có ý nhường tôi thi thố tài năng nên chỉ thực hiên vài món ăn thông thường. Hôm nay cô Thơm mới dùng đến các tuyệt kỹ, có ý muốn Sư phụ Cường chấm điểm năng lực thực sự của cô!”. Sau khi nếm ba món ăn của cô Ngát Thơm, Sư phụ Bá Cường thật sự ngạc nhiên và nói ngay: “Tài nấu nướng của cô Ngát Thơm trên Đại đội phó Dưỡng một bậc!”.
Mọi người vỗ tay rào rào!...
Bây giờ, tôi mới nhìn kỹ người thôn nữ “Ngọa hổ tàng long” kia: thì ra cô Ngát Thơm chính là con gái của ông già tên là Yên Thành, nhà ở ngay cạnh lán trại Ban chính trị chúng tôi (Khi đóng quân ở đâu, lúc đầu Trung đoàn Bộ thường ở nhờ trong nhà dân, sau đó thì làm những căn nhà “tự tạo” bằng vật liệu sẵn có ở địa phương. Lúc này, Ban Chính trị đã làm được bốn căn nhà tranh tre nứa lá rất đẹp trên một bãi đất trống ở ven rừng, phong cảnh rất ngoạn mục). Ông già Yên Thành được đặt tên theo tên huyện quê hương ông. Trong kháng chiến chống Pháp, ông nhập ngũ và đã từng là Chiến sĩ Nuôi quân dạn dày kinh nghiệm. Ông bảo cái bếp Hoàng Cầm khi đã nổi tiếng trong toàn quân thì ông thấy nó không khác cái bếp của ông đang thường dùng đã hai tháng trời! Ông có hai cậu con trai đã nhập ngũ, ông đều bảo chúng làm Chiến sĩ nuôi quân để giúp bộ đội ta ăn ngon và ăn no, bởi theo ông thì Nuôi quân là Số Một, là khởi đầu của mọi vấn đề vì như dân gian đã đúc kết: Có thực mới vực được đạo ! Cho nên giờ cô Ngát Thơm phô diễn những tuyệt kỹ nấu nướng thì quả đúng là Hổ phụ sinh hổ tử ! Song, câu chuyện bất ngờ hơn khi không chỉ dừng ở tài nấu ăn của cô Ngát Thơm mà cái kết của nó thật bất ngờ khi ông Yên Thành đứng lên tuyên bố: “Sau khi Sư phụ Bá Cường đã chấm điểm, xin tất cả thực khách cùng thưởng thức và cho ý kiến, nếu đều cho điểm tối đa thì tôi sẽ đồng ý cho con gái của tôi và Đại đội phó Dưỡng được bái đường thành thân!”. Mỗi người có mặt đều chọn một món ăn thử và đều gật gù khen ngon, và cuối cùng tất cả đều đồng thanh: “Điểm tối đa!”. Nhìn nụ cười rạng rỡ trên gương mặt quắc thước của ông Yên Thành, có lẽ ông đang rất mãn nguyện!...
Sau bữa tiệc, tôi chào Đại đội phó Dưỡng rồi hỏi: “Hai người bao giờ làm đám cưới? Nhớ mời tôi nhé!”. Đại đội phó Dưỡng cười rất tươi: “Rất buồn là bị thầy giáo Toán cho toàn điểm 2, nhưng lại rất vui vì thầy đã nói với Chính ủy ngay việc tôi nhờ. Bây giờ, tôi đưa Ngát Thơm về Đại đội, hiện ở rất gần đây. Nếu các Thủ trưởng Đại đội đồng ý nhận Ngát Thơm làm Chị Nuôi của Bếp ăn Đại đội thì chúng tôi sẽ làm đám cưới và cùng làm Anh Nuôi và Chị Nuôi!”. Tôi chúc hai người “Vạn sự như ý” và nghĩ rằng nhất định Ban Chỉ huy Đại đội của Đại đội phó Dưỡng sẽ chấp nhận Dưỡng và Ngát Thơm làm Anh Nuôi và Chị Nuôi!
Sài Gòn, 8-12-2009
Đỗ Ngọc Thạch
nguồn: vannghechunhat.net
Lời thề thứ hai
Trong mười lời thề danh dự của người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam thì “Lời thề thứ hai” là ngắn nhất, chỉ có 27 chữ nhưng được vận dụng thực hiện thường xuyên nhất và nhiều khi quyết định đến sinh mạng của người chiến sĩ. Vì thế tôi xin được dẫn nguyên văn lại đây:
Mẹ Đốp
“Chiềng làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông / Con gái Phú Ông / Tên là Mầu Thị / Tư tình ngoại ý/ mãn nguyệt có thai / Già trẻ gái trai/ ra đình mà ăn khoán…”
Đứa bé tật nguyền và nàng tiên áo trắng
“Đêm nay
Những đôi nam nữ gặp gỡ
Ngày mai
Ra đời những đứa bé mồ côi !”
( B. Brest )
Chuyện học hành
1. Khoảng giữa năm 1969, tôi từ đơn vị Ra-đa chiến đấu về Trung đoàn bộ. Tưởng rằng sẽ được đi học lớp sĩ quan Ra-đa ở nước ngoài, nhưng chờ đến chục ngày thì Trợ lý Quân lực Trung đoàn nói: “Quân lực Binh chủng mới điện vào nói đợt này lại hoãn, không biết đến bao giờ.
Tôi làm gia sư
Gia sư là một trong những nghề có từ rất lâu đời trên phạm vi toàn thế giới. Các vua chúa và tầng lớp quý tộc thượng lưu thời phong kiến rất coi trọng việc học của con cái và rất kén gia sư, dạy học cho các Hoàng tử, Công chúa phải là những bậc Đại Nho… Sang thời tư bản, nghề gia sư lại càng được coi trọng cho đến lúc nào người ta không có nhu cầu học nữa thì thôi !...
Các bài khác...
Page 33 of 39
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét