Phê bình, Tiểu Luận của Đỗ Ngọc Thạch trên vannghechunhat.net - Trích: Suy nghĩ về đề tài...
- 1. Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong luận án Tiến sĩ thì phát hiện ra rằng ngành khảo cổ học không còn vấn đề ...vannghechunhat.net/truyen/do-ngoc-
thach.html - Bộ nhớ cache Trích đăng:Suy nghĩ về đề tài trong sáng tác văn học
Lâu nay, trong công tác nghiên cứu, phê bình văn học, chúng ta thường phân chia các tác phẩm văn học theo từng diện đề tài : Đề tài lao động, đề tài chiến tranh, đề tài cách mạng, đề tài lịch sử, v.v…Trong các diện đề tài lớn đó lại được phân chia ra thành nhiều đề tài phạm vi hẹp hơn.Trong các phạm vi đề tài hẹp này lại có nhiều đề tài nhỏ hơn, cụ thể hơn nữa…Nhiều khi đề tài được cụ thể hóa đến mức dường như nó đồng nhất với đối tượng phản ánh của văn học. Chẳng hạn có những đề tài công nhân, đề tài nông thôn, đề tài bộ đội, đề tài phụ nữ…Trong các sách lý luận văn học khái niệm đề tài được xác định rất rộng chẳng hạn như định nghĩa về đề tài của Từ điển thuật ngữ văn học : Khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học (NXB Giáo dục 1992). Và, ở từng thời kỳ, do yêu cầu chính trị cần phải động viên một đối tượng nào đó chúng ta đã cổ động, ưu tiên cho một đề tài nào đó. Lẽ đương nhiên, các nhà văn đã tập trung vào những đề tài có “tính thời sự” này. Loại đề tài này nổi lên như một “đề tài trung tâm” thu hút sự chú ý của các nhà văn…Vấn đề đặt ra ở đây là : Đâu là đề tài vừa mang tính chất thời sự cấp bách, vừa mang tính chất lâu dài ? Chỉ có thể giải quyết được câu hỏi này, nếu chúng ta, trước hết giữ được mối liên hệ giữa các đề tài trong cái gọi là “phân loại đề tài” này.Sự thành công đáng kể của nhà văn Nguyễn Minh Châu với tiểu thuyết Cửa sông và những tiểu thuyết tiếp theo viết về chiến tranh chống Mỹ vừa qua có thể là một ví dụ tốt để chúng ta suy nghĩ về cái cách phân loại đề tài như hiện nay. Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh nhưng không bị chôn chân ở “đề tài chiến tranh” với việc kể lại những trận đánh đơn thuần, nhà tiểu thuyết đã phản ánh được những biến đổi lớn lao của cuộc sống miền Bắc qua cái làng Kiều, trong những ngày bước vào cuộc chiến tranh ác liệt, nhưng công việc lao động sản xuất vẫn khẩn trương sôi nổi… (Cửa sông) . Ở đây, hiện thực chiến tranh và lao động đan chéo nhau làm thành bức tranh sinh động, đa dạng. Đồng thời, sự vượt lên phạm vi hẹp của một diện đề tài còn thể hiện ở chỗ nhà văn đã biết từ một vấn đề cụ thể đề cập, liên hệ đến nhiều vấn đề khác và đặt chúng trong những mối quan hệ xã hội phức tạp. Đó chính là lý do khẳng định sự thành công của Nguyễn Minh Châu : sự thể hiện đề tài chiến tranh một cách toàn diện và sâu sắc, trong khi đó các nhà văn khác đang lúng túng trong phạm vi đề tài này .Vậy là phải quan niệm sự phân loại đề tài như thế nào cho chính xác, để từ việc đi sâu vào một đề tài cụ thể nhưng vẫn bao quát được toàn bộ hiện thực cuộc sống với mọi vẻ đa dạng và phong phú của nó trong sự vận động không ngừng hiện nay ? Đó cũng là con đường tiến tới việc xác định khái niệm đề tài một cách đúng đắn .Theo chúng tôi nghĩ, sự phân chia các diện đề tài như hiện nay chỉ nên coi như là một quá trình tiến tới sự thống nhất tuyệt đối các đề tài dưới dạng một đề tài chung nhất. Nghĩa là sự phân chia đó chỉ có tính chất giả định để đi đến sự khẳng định một đề tài duy nhất cho văn học. Đây cũng chính là quá trình vận động và phát triển của khái niệm đề tài phù hợp với qui luật của toàn bộ quá trình tiến hóa của xã hội loài người : đi từ thuần nhất đến đa tạp với quá trình khu biệt hóa để rồi tiến tới sự thống nhất tuyệt đối, cao hơn. Vậy là sự xác định một đề tài nhất định nào đó là một quá trình để nhà văn đi từ cụ thể hóa đến khái quát hóa – con đường tất yếu của công việc điển hình hóa trong văn học.Câu chuyện về đề tài sẽ là việc tìm hiểu quá trình này.Nhiều nhà văn của chúng ta đã thất bại ngay từ khâu đầu tiên này của công việc sáng tạo nghệ thuật mà không hay biết ! Do không xác định được rằng, tìm cho mình một đề tài thích hợp là khâu yếu thứ nhất của toàn bộ công việc xây dựng tác phẩm thành một chỉnh thể thẩm mỹ, cho nên các nhà văn đã không nhận được cái “giấy thông hành” thiết yếu của “cửa ải” thứ nhất này !Khi nghiên cứu lao động sáng tạo của nhà văn, A. Xâytlin đã nói rằng, bắt tay vào xây dựng tác phẩm, nhà văn phải làm một loạt công việc gắn bó hữu cơ với nhau mà thứ nhất là xác định đề tài tác phẩm. Dẫn ra định nghĩa tuyệt hay của M. Gorki “đề tài là tư tưởng nảy sinh trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi ra cho nhà văn, nhưng còn ẩn náu trong kho tàng ấn tượng của nhà văn dưới dạng thức chưa thành hình và đòi hỏi được thể hiện bằng hình tượng thúc đẩy nhà văn làm cho nó thành hình” , A. Xâytlin đã chỉ ra đằng : “Khi tìm đề tài, sở dĩ nhà văn càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa là vì, để đến được với đề tài, nhà văn phải len lỏi qua vô số những đề tài đã quá quen thuộc đối với thời đại, những đề tài đã bị những kẻ chuyên bắt chước vồ vập lấy và lặp đi lặp lại mãi hóa nhàm”. Như vậy, rõ ràng là, việc nhà văn đi tìm một mảnh đất cho riêng mình để gieo “hạt mầm ý đồ tư tưởng” đã nảy sinh trong quá trình tìm hiểu cuộc sống không phải dễ dàng. Đây là cả một sự quyết định lớn lao đến số phận của nhà văn. Ta hãy nghe nhà thơ Lecmontov giãi bày nỗi băn khoăn day dứt của tâm trạng trong cái giờ phút “vạn sự khởi đầu nan” này:Biết viết gì đây? Phương Đông và phương Nam
Thì họ đã mô tả, ca ngợi từ lâu
Dân chúng thì mọi nhà thơ đều chửi rủa
Họ chỉ thi nhau ca ngợi cảnh xum họp gia đình;
Họ đều thả tâm hồn bay bổng
Thầm khẩn cầu kêu gọi N.N.
Người đẹp hằng mơ ước trong lòng
Tôi chán ghê tất cả bọn họ.
(Nhà báo, độc giả và nhà văn)Chính do có sự “lao tâm khổ tứ” quyết liệt này trong việc lựa chọn đề tài, Lecmontov đã chọn được đề tài đích đáng nhất để ngay từ lúc ban đầu xuất hiện trên Thi đàn đã trở thành nhà thơ lớn khả dĩ kế tiếp được Puskin – Mặt trời của Thi ca Nga vừa mới tắt! Đề tài mà Lecmontov lựa chọn là cái chết của Puskin (năm l837) – cái chết bất tử quyết định sự ra đời của bài thơ kiệt tác Cái chết của nhà thơ, đưa Lecmontov lên đỉnh cao mới của Thi ca Nga!...Sẽ viết về cái gì đây? Đó là câu hỏi đầu tiên đối với các nhà văn. Với câu hỏi này, người ta thường băn khoăn giữa hai ý hướng trước khi trả lời: hoặc là viết về một cái gì “cụ thể” nhất, hoặc là viết về một cái gì “lớn lao” nhất. Thoạt nghĩ thì ngỡ là như vậy, nhưng thực ra chỉ có thể nói: Tôi sẽ viết về dân tộc tôi, Tổ quốc ở trong tôi! Bởi vì, nhà thơ không chỉ là “vú em” của tâm hồn mình mà còn là ca sĩ của thời đại mình. Không phải chỉ Macxim Gorki nói thế, mà bất kỳ nhà văn, nhà thơ chân chính nào cũng đều khẳng định như vậy…Thế là việc xác định đề tài thật khó và có ý nghĩa quyết định thật lớn đến số phận của tác phẩm. Có ai đó nói: Tác phẩm hay nhất là tác phẩm chưa được viết ra! “Hãy bắt đầu bằng kiệt tác hoặc tự văn cổ mình!” – lời răn đe tuyệt diệu này của Banzăc không phải để hù dọa ai mà đó là sự đòi hỏi tất yếu và khắc nghiệt của sáng tạo văn học. Hãy bắt đầu bằng việc xác định đề tài và hãy dè chừng khi “con dao được rút ra khỏi vỏ”. Theo cách nói của nhà thơ Raxun Gamzatov thì ‘Khi không cần thì đừng rút dao ra. Nếu đã rút rồi thì hãy đâm! Đâm một nhát thôi mà giết được cả kẻ thù lẫn ngựa!”. Vậy là phải suy nghĩ thật chín khi nắm tay vào chuôi dao, nếu không anh sẽ không hạ thủ được kẻ thù mà còn bị nó sát hại rồi nát nhừ dưới vó ngựa kia! Nếu nhà văn không xác định được cho mình đề tài thích hợp, anh ta sẽ chẳng làm nên chuyện gì, nếu không muốn nói là anh ta sẽ tự vặn cổ mình!...M.B. Khrapchencô cũng đồng tình với ý kiến của V.Panôva cho rằng:”Thật là sai lầm lớn nếu nghĩ rằng: nếu nhà văn có tài thì anh ta có thể tha hồ viết về bất cứ một điều gì”. Đó là một ý kiến chính xác, bởi vì để viết được một điều gì đó thôi cũng đã đòi hỏi nhà văn rất lớn rồi:”Chỉ có nhà văn nào được toàn bộ kinh nghiệm sống của mình gợi ra đề tài, thì mới tìm ra nổi đề tài” – khẳng định điều này, A. Xâytlin đã nhìn thấy một vấn đề thật sâu sắc: xác định đề tài là khâu thứ nhất của công việc xây dựng tác phẩm nhưng lại là sự đúc kết kinh nghiệm sống của cả một đời người của nhà văn! Vậy có ai đó nói “Hãy cho tôi một đề tài, tôi có thể trở thành một nhà văn” thì thật ảo tưởng nông nổi!Hãy bắt đầu bằng việc xác định cho mình một đề tài cụ thể và thích hợp nhất. Vậy thì đề tài ấy ở đâu ? Mảnh đất riêng cho mình ấy ở đâu ? Chỉ ra được cái nơi ẩn tàng của đề tài ngỡ tưởng là câu chuyện thần bí, nhưng nó lại giản đơn vô cùng ! Nhưng cũng chính vì nó giản đơn vô cùng, giản đơn đến không ngờ nên không phải ai cũng nhìn thấy được. Trong khi bao nhiêu người lúng túng về cái chuyện đi tìm đề tài này, thì R.Gamzatốp, nhà thơ Đaghextan nổi tiếng đã quyết định chọn chính Đaghextan – quê hương của ông là đề tài : “Đề tài của tôi là quê hương. Tôi không phải tìm đề tài, phải lựa chọn. Chúng ta không lựa chọn cho mình quê hương nhưng quê hương thì ngay từ đầu đã lựa chọn chúng ta”. Có được lời tâm huyết bình dị như vậy đâu phải trong chốc lát. Nhà thơ đã phải trải qua những cuộc hành trình đi khắp thế gian mới có được sự quyết định đúng đắn này. Và chúng ta cũng không nên quên rằng Gamzatốp đã chọn “Đaghextan của tôi” là đề tài chứ không phải một Đaghextan nào khác của những người xứ Avar khác. Chính vì đã tìm được đề tài như vậy, R. Gamzatốp đã viết nên tác phẩm trứ danh Đaghextan của tôi !Sự gắn bó chặt chẽ với một đề tài cụ thể thân thuộc và máu thịt đối với nhà văn đã giúp họ tin tưởng vào cái đích trên những chặng đường gian khổ sắp tới của cuộc hành trình vạn dặm này.Nhưng từ chỗ đứng vững chắc này, nhà thiện xạ cũng sẽ bắn trượt nếu không ngắm huống hồ với những tay súng ngỡ ngàng ! Bởi vì, mục tiêu không đứng yên mà chỗ đứng cũng luôn nổi sóng ! Cũng như vậy, “hạt mầm ý đồ” của nhà văn sẽ khó mà đâm chồi nảy lộc nếu hạt mầm không hướng lên bầu trời mà lại chui xuống âm ti địa ngục ! Đề tài cụ thể ấy chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó vươn tỏa được tới tầm khái quát rộng lớn. Thế thì câu hỏi vừa nêu trên “Đề tài ở đâu ?” không chỉ nhằm vào đối tượng nhà văn sẽ phản ánh, mà còn nhằm vào cái đích mà nhà văn sẽ vươn tới nữa. Câu hỏi sẽ phải là : “Sẽ viết về cái gì đây của quê hương mình – Đất nước mình – Hành tinh này ?”. Như vậy, trong phạm vi suy nghĩ về đề tài, nhà văn không chỉ quan tâm đến đối tượng phản ánh mà còn suy nghĩ đến cả quá trình điển hình hóa – cái trung tâm thu hút mạnh nhất mà từng động tác, chi tiết dù rất nhỏ đều hướng về nó, chịu sự chi phối của nó . Cái ý nghĩa của “vạn sự khởi đầu nan” chính là ở đó : Sự hướng tới cái đích tối cao ngay từ khởi đầu xuất phát !Raxun Gamzatốp đã chú ý đến vấn đề này khá sâu sắc và tinh tế, Sau khi xác định được “Đaghextan của tôi” là xuất phát điểm của mình, nhà thơ không quên nghĩ đến việc gắn lên trên “cái mũ đề tài cụ thể” một ngôi sao đưa đường. Ngôi sao đính trên mũ ấy là “khung cửa nhỏ nhìn ra đại dương”. Xác định được đề tài cụ thể là quê hương, từ “khung cửa nhỏ nhìn ra đại dương” ấy, nhà thơ đã tìm thấy đề tài lớn cho mình. Nói cách khác, nhà thơ chỉ có thể đến được với đề tài lớn lao khi xác định được nơi xuất phát của mình. Và không trói buộc mình ở một đề tài nhỏ hẹp, Gamzatốp đã tìm được đề tài lớn cho mình, đó là cả thế giới : “Tôi không muốn tìm mọi hiện tượng trên thế giới này trong ngôi nhà của tôi, trong lòng tôi, trong Đaghextan của tôi, trong tình cảm của tôi với quê hương. Ngược lại, tình cảm quê hương tôi tìm thấy trong mọi hiện tượng bên ngoài thế giới, ở mọi nơi trên trái đất này, với ý nghĩa đó, đề tài của tôi là cả thế giới” – liệu còn định nghĩa nào về đề tài mà lại sâu xa, tinh tế và đầy đủ hơn lời nói đầy chất thơ của thi sĩ Đaghextan này nữa không? Tự ví mình như con suối mải mê chảy từ nguồn ra tới biển, lúc thì “đổ xuống tung bọt trắng ngần” băng qua “những hẻm núi hoàng hôn chập choạng”, lúc thì “dường như dừng lại, êm đềm lắng sâu, thu vào mình bóng hình của núi, trời sao” rồi lại tiếp chảy hối hả, Gamzatop đã có nhận xét tuyệt hay:”Tôi trôi đi – có nghĩa là phía trước có mục tiêu. Không phải tôi chỉ linh cảm, mà tôi còn nhìn thấy, biết trước khoảng rộng mênh mông của biển”. Càng sâu sắc hơn, khi Gamzatop khẳng định rằng, mỗi tác phẩm có hai người mẹ, - một là quê hương của riêng mình, một là Tổ quốc của dân tộc mình, cho nên nhà thơ phải sống với “trách nhiệm người công dân không phải chỉ với miền Avarixtan, không phả chỉ với đất nước Liên Xô bao la mà với cả hành tinh này, thế kỷ hai mươi này. Không thể sống khác”.Câu chuyện xác định đề tài dường như lại hóa ra là vấn đề nhà văn phải sống như thế nào để là một con người vừa là của riêng mình, vừa là của dân tộc mình, vừa là của nhân loại. Cái thế giới của tâm hồn nhà thơ cũng là hơi thở của thời đại, chỉ có thể là như vậy. Vậy ra việc đi tìm một đề tài cụ thể lại là phải xóa bỏ cái ranh giới giữa các đề tài của văn học, là việc xác định cách quan niệm như thế nào cho đúng về đề tài để khẳng định được rằng: đối với văn học, chỉ có một đề tài duy nhất mà thôi!Câu chuyện đi tìm “đề tài vĩnh cửu” kia thoạt nhìn có vẻ hoang đường, nhưng nó sẽ mất đi cái dáng vẻ bên ngoài thường bị sỉ vả nếu như chúng ta hướng nó vào quỹ đạo của “quy luật riêng của tình cảm”. Khi chúng ta nói “Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là những đề tài cao đẹp nhất của văn học, nghệ thuật nước ta lúc này”(*) thì đó chính là “đề tài vĩnh cửu” vậy!Chủ tịch Hồ Chí Minh không “lý luận” gì về đề tài, nhưng những lời Bác nói về vấn đề đề tài thì thật là rõ ràng và sâu sắc:”Về nội dung viết, mà các cô các chú gọi là “đề tài” , thì tất cả những gì Bác viết chỉ có một “đề tài” là: chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”(**). Những tác phẩm thơ, truyện ký, kịch… của Bác đã trở thành tài sản văn học vô gía của dân tộc ta, của nhân loại cần lao trên trái đất này được viết về một đề tài duy nhất đó!Câu chuyện xác định đề tài vừa có tính chất thời sự cấp bách vừa có tính chất lâu dài, vĩnh cửu, cuối cùng dường như lại kết thúc bằng những vấn đề đặt ra của mối liên hệ giữa đề tài và tư tưởng chủ đề tác phẩm! Đề tài là tình yêu! – nhà thơ Raxun Gamzatop đã nói như thế! Liệu còn tìm được lời nói nào hay hơn nữa? (***)Đỗ Ngọc Thạch-----
(*) Văn kiện của Đảng và Nhà nước…, NXB Sự Thật, H.1970,tr.110
(**) Về công tác văn hóa văn nghệ, NXB ST, H.1971
(***) Những trích dẫn trong bài được lấy từ những cuốn sách :M.B.Khrapchenco:Cá tính sáng tạo và sự phát triển của văn học; A.Xâytlin: Lao động nhà văn; R.Gamzatop: Đaghextan của tôi; v.v…
Văn Cao - Dòng suối mơ không vơi cạn... - Đỗ Ngọc Thạch
Với Thi nhân, nỗi ám ảnh thời gian là điều hệ trọng. Hàn Mặc Tử đã từng viết những câu thơ nặng trĩu : “Van lạy không gian xóa những ngày”. Xuân Diệu đã viết những câu thơ hốt hoảng : “Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai – Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn”…Với Văn Cao, khi tuổi đã cao, sức đã yếu, ngẫm lại sự đời với tâm trạng :
Hải Thượng Lãn Ông thượng kinh ký sự - Đỗ Ngọc Thạch
Đỗ Ngọc ThạchHải Thượng Lãn Ông (“Ông già lười Hải Thượng”) là biệt hiệu của danh y Lê Hữu Trác(1720,1724? – 1791). Quê cha ở thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Cuộc đời Lê Hữu Trác phần nhiều gắn bó với ở quê mẹ thôn Bầu Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), từ năm 26 tuổi đến lúc mất. Cha là Lê Hữu Mưu (*), mẹ là bà Bùi Thị Thưởng.
Mùa mưa đọc lại Vũ Trung Tùy Bút
Vũ trung tùy bút (*) (Tùy bút trong mưa) của danh sĩ Phạm Đình Hổ là một tập truyện ký bằng chữ Hán, theo thể loại ký – một thể loại văn học đã để lại nhiều tác phẩm lớn do các nhà văn là nhà Nho sáng tác, như Truyền kỳ mạn lục (1547) của Nguyễn Dữ, Phủ biên tạp lục (1776), Kiến văn tiểu lục (1777) của Lê Quý Đôn, Thượng Kinh ký sự (1783) của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Tang thương ngẫu lục (**) của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, v.v…
Mùa xuân nhớ thi sĩ Nguyễn Bính
Vào buổi chiều 30 Tết Bính Ngọ (ngày 20-1-1966), tại làng Thiện Vinh, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định (lúc đó là tỉnh Nam Hà được ghép lại bởi hai tỉnh Nam Định và Hà Nam), có một trái tim Thi nhân đã ngừng đập : đó là Thi sĩ Nguyễn Bính !Các bài khác...
- Nguyễn Nhược Pháp - Cô gái chùa Hương sống mãi tuổi 15
- Nguyễn Khuyến - Mơ màng thế cuộc cũng cầm bằng
- Nguyễn Du và trăng
- Thi trung hữu nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét