Liền chị Quan họ Thúy Hường
Phê bình, Tiểu luận của Đỗ Ngọc Thạch trên vanchuongviet.org - trích:...bản sắc văn hóa Việt Nam
Đỗ Ngọc Thạch . Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976; Làm việc tại các cơ quan: ...
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=1831
Đệ Nhất Danh Tác: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa (tiểu luận)
Đệ Nhị Danh Tác: Thủy Hử Truyện (tiểu luận)
Đọc “Tiểu Luận” Của Lê Đạt- 1(tiểu luận)
Đọc “Tiểu Luận” Của Lê Đạt- 2(tiểu luận)
Đọc “Tiểu Luận” Của Nguyễn Huy Thiệp (tiểu luận)
Đổi Mới Quyết Liệt Nguyễn Minh Châu (tiểu luận)
Ca Trù – Nơi Gặp Gỡ Giai Nhân, Tài Tử (dân gian)
Bản sắc của con người Việt Nam trong bản sắc văn hóa Việt Nam | ||
Giáo sư Trần Đình Hượu (1927 -1995), nguyên là cán bộ giảng dạy văn học Việt Nam Trung cận đại của Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội – là một trong những nhà nghiên cứu Đông phương học hàng đầu của Việt Nam. Cuốn Đến hiện đại từ truyền thống tập hợp những bài viết rải rác từ năm 1974 đến 1993 về đề tài Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và những truyền thống văn hóa bản địa cùng tác động của chúng đến quá trình phát triển của xã hội Việt Nam. Cuốn sách là một bộ phận quan trọng trong số các công trình nghiên cứu mà tác giả để lại , mặc dù nó chỉ là những bài tham luận trình bày trong các cuộc hội thảo khác nhau , không liên tục và cũng không theo một kế hoạch dự định từ trước. Mỗi bài chịu tác động của một không khí , của hoàn cảnh lúc viết và mục tiêu cuộc hội thảo. Ngay sau khi xuất bản lần thứ nhất 1994 (có tính chất nội bộ với số lượng hạn chế), cuốn sách đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà khoa học cũng như các nhà tổ chức quản lý trong và ngoài nước …Năm 1986, NXB Văn hóa tái bản lần thứ nhất.
Lần in này có bổ sung hoàn chỉnh gồm 13 bài , 400 trang , sách in đẹp .
Khoảng hơn chục năm trở lại đây , từ giữa những năm 80, tức là đất nước chuyển sang thời kỳ đổi mới , việc nghiên cứu văn hóa dân tộc được xúc tiến rầm rộ , có khá nhiều cuộc hội thảo bàn về chiến lược phát triển , về đặc sắc văn hóa dân tộc . Trên các phương tiện thông tin đại chúng , những nội dung khác nhau về văn hóa dân tộc được xem như là một nội dung quan trọng , phong trào “tìm về cội nguồn dân tộc” sôi động từ nông thôn tới thành thị , vào những dịp ngày lễ , ngày tết , khắp nơi cờ xí rợp trời, xã hội cổ xưa tưởng như đã đi vào dĩ vãng bỗng sống lại trong nghi ngút khói nhang…
Nhìn chung , công cuộc “về nguồn” này có khá nhiều bất cập . Chỉ xin dẫn lại đây ý kiến của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn : sau khi nhắc lại ý kiến cho rằng nghiên cứu văn hóa dân tộc tuy có sôi động nhưng thật ra chỉ là một thứ thời thượng , đi đâu cũng thấy nói tới nghiên cứu văn hóa …, tác giả nhận xét : … “… cả trong những tuyên bố rành rọt về mục đích yêu cầu, lẫn trong công việc cụ thể, có thể thấy ở nhiều người nghiên cứu văn hóa hiện nay một cách định hướng đơn giản : “nghiên cứu văn hóa Việt Nam để cho thế giới thấy văn hóa ta không kém gì văn hóa người”, “nghiên cứu văn hóa để giúp cho mỗi người chúng ta thêm tự hào về truyền thống , và để chống sự xâm nhập vô lối của văn hóa độc hại”. Và Vương Trí Nhàn đã xác định một định hướng khá chuẩn , không hề thời thượng chút nào: “… sẽ là hợp lý hơn nếu xem toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn hóa như một cách thức hiệu nghiệm để dân tộc ta tự nhận thức chính mình, tự phát hiện lại mình với mọi cái hay , cái dở vốn có và đang bộc lộ trong mọi lĩnh vực đời sống . Một sự định hướng như thế sẽ đem lại cho công việc vốn rất khó khăn này một căn bản rộng rãi hơn và mục đích lâu dài hơn . Sẽ tránh được lối nghiên cứu nông nổi, đôi khi mang sắc thái vụ lợi , còn khá phổ biến . Sẽ tạo nền tảng chắc chắn cho việc hoạch định chiến lược . Sẽ có thể góp phần thức tỉnh mọi người để giúp họ sống ngày một cao quý , đúng với tầm vóc mà thế kỷ này mang lại cho họ . Sẽ tạo nên một sự sòng phẳng , do đó , là khả năng thuyết phục với những bè bạn đang muốn hiểu và yêu mến nền văn hóa Việt
Suy nghĩ trên của ông Vương Trí Nhàn gần với một số ý tưởng của GS Trần Đình Hượu trong cuốn sách nói trên . Trong Lời tựa viết cho lần xuất bản thứ nhất , GS đã nói rõ cảm hứng của các bài viết chủ yếu vì người ta hiểu sai vấn đề truyền thống và vai trò của Nho giáo trong truyền thống . “Truyền thống được chú ý nhiều hơn trước , nhưng trong cách hình dung công việc xây dựng xã hội và con người vẫn là tìm một mô hình lý tưởng và tìm cách áp đặt nó vào thực tế . Truyền thống cũng được hình dung là những mặt hay , mặt dở để phát huy hay khắc phục . Mà mặt hay nhiều hơn mặt dở . Nó mất đi tính sinh động thực tế bám vào những thiết chế xã hội , những con người , tác động vào phong tục tập quán, vào tâm lý xã hội, nói tóm lại là không dễ tự do lấy bỏ, lựa chọn … Truyền thống không chỉ có lòng yêu nước , anh hùng , bất khuất, cần cù lao động, và không phải chỉ có toàn những cái tốt đẹp. Trong truyền thống có những cái dở , và cũng không ít cái dở” . Việc nghiên cứu truyền thống được GS xác định rõ ràng phải bắt đầu từ việc nghiên cứu Nho giáo bởi cái truyền thống văn hóa Phương Đông , nó chịu ảnh hưởng quyết định của Nho giáo , ảnh hưởng đó đã trở thành truyền thống văn hóa, ngày nay về căn bản vẫn còn khá mạnh . Hiểu Nho giáo không đúng , không rõ thì cũng không thể bàn vấn đề nó còn hay không còn gây ảnh hưởng trong xã hội hiện đại. Một loạt bài viết trực tiếp đề cập đến Nho giáo như “Mấy ý kiến bàn về nghiên cứu Nho giáo”, “Nghiên cứu các hệ tư tưởng Nho , Phật , Đạo từ góc độ lịch sử tư tưởng và đạo đức học”, “Nho giáo và Nho học ở VN , vài vấn đề , về đặc điểm và vai trò của nó trước thực tế phát triển thời cận-hiện đại”, “Con người VN với truyền thống văn hóa Nho giáo hóa”, “Gia đình truyền thống VN với ảnh hưởng Nho giáo” là những bài viết vừa cụ thể vừa khái quát giúp người đọc nhận thức được những vấn đề cơ bản về Nho giáo, về nguồn gốc , quá trình Nho giáo hóa ở xã hội VN phong kiến và sự hiện diện của nó trong xã hội hiện đại. Những bài “Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc”, “Thử suy nghĩ theo hướng khác : đi con đường thích hợp với thực tế Phương Đông lên chủ nghĩa xã hội”, “ Vài điểm xuất phát cho công cuộc mở rộng dân chủ trong xã hội ta”, “Làng-họ : những vấn đề của quá khứ và hiện tại”, “Tìm mô hình nhân cách và chiến lược phát triển” là cụm bài tập trung vào chủ đề “hiện đại hóa” , nhưng khi nhìn vào hiện tại , hoạch định chiến lược phát triển cho tương lai thì không thể không nhìn lại quá khứ, do đó , những vấn đề của Nho giáo lại được đề cập tới , tạo nên sự trùng lặp, song không vì thế mà nó nhàm chán mà nó trở nên sinh động, cụ thể khi được hướng tới một vấn đề có tính thời sự của cuộc sống hiện tại .
Một vấn đề luôn có tính thời sự , luôn là tiêu điểm của mọi vấn đề đó là vấn đề CON NGƯỜI. Khi bàn về văn hóa, dù dưới giác độ nào , dù bàn về vấn đề gì thì cũng đụng chạm đến vấn đề con người , bởi con người vừa là khách thể vừa là chủ thể của văn hóa. Các bài viết về Nho giáo và một vài vấn đề khác đều đã giúp người đọc nhận diện được những nét cơ bản của con người VN , và có thể nói bài “Tìm mô hình nhân cách và chiến lược phát triển đặt ở cuối tập sách là bài viết lấy vấn đề con người làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp, đã cho ta một cái nhìn hoàn chỉnh về con người VN từ quá khứ đến hiện tại , từ đó xây dựng một mô hình nhân cách cho con người VN trong tương lai. Trong việc nghiên cứu con người VN, chúng ta đã mắc không ít sai lầm , một trong những sai lầm đó là đã “Tô hồng” quá đáng để từ đó tự hào một cách ngây thơ và lố bịch mà không nhìn nhận những khuyết tật rất lớn, rất dai dẳng , gây cản trở không nhỏ cho việc phát triển toàn diện của dân tộc , của đất nước. Bằng cái nhìn khoa học tỉnh táo, GS Trần Đình Hượu đã xác định rõ ràng quan điểm của mình khi nghiên cứu con người VN : “Muốn hiện đại hóa đất nước, cần tự phê phán một cách nghiêm chỉnh để thấy hết khuyết tật của mình”. Vì thế , khi đặt v/d tìm mô hình nhân cách cho người VN cho tương lai, GS không khỏi băn khoăn : “Cái ta tìm là một mẫu người lý tưởng . Nhưng hiện nay cái xấu đang lẫn với cái tốt , xấu nhiều hơn tốt, xấu có hiệu quả hơn tốt. Thanh niên, kể cả những người đầy thiện chí , muốn sống có lý tưởng , cũng không tránh được tùy thời “đi theo ma mặc áo giấy” , lựa chọn cách sống theo những “ giá trị bậc thấp” . Xu thế như vậy dẫn đến hình thành trong đời sống xã hội một quang cảnh đám cháy, ném gì vào để dập cũng lại bốc lửa. Mọi dự định cải tạo đều như muối bỏ biển, như đánh bùn sang ao. Nếu không ngăn chặn được xu thế suy thoái đó thì dầu có tìm được mô hình tốt cũng không thực hiện được. Cái tốt sẽ bị chế diễu , bị bóp méo, mô hình đưa ra không kiểm tra được hậu quả . Mô hình tốt tự nó không ngăn chặn được xu thế suy thoái . Những người làm công tác giáo dục thanh niên thiếu niên (Đảng ,đoàn thể, nhà trường…) nên nhìn lại quá trình vừa qua . Chúng ta đã tốn công cho giáo dục, giáo dục văn hóa, giáo dục kỹ thuật và nhất là giáo dục chính trị không ít, nhưng kết quả thật ít và không bền. Cho nên , đồng thời với việc tìm mô hình nhân cách mới, phải tìm cách ngăn chặn xu thế suy thoái và tìm biện pháp thực hiện mô hình mới có hiệu quả, hơn là cung cách giáo dục của ta vừa qua”. “Thế giới hiện đại mà ta bước vào là một thế giới phân công và hợp tác trên quy mô thế giới, lao động, sản xuất nhiều ngành nghề, dựa vào KHKT và trình độ tổ chức quản lý tinh vi. Đó là một xã hội phức tạp và đa dạng . Thế mà con người , theo mô hình “Người cán bộ cách mạng” của ta lại đơn nhất đồng loạt , lấy cái bất biến là yêu nước, giác ngộ cách mạng , ham lao động , có văn hóa , sẵn sàng phục tùng sự sắp xếp của tổ chức để ứng vạn biến”. Đó là một cơ sở để GS Trần Đình Hượu đi đến luận điểm : “Tôi nghĩ rằng ngày nay, trước khi bàn về mộtmô hình nhân cách thì phải khẳng định sự tồn tại của nhân cách độc lập đã . Có nhân cách độc lập mới có con người tự trọng . Có tự trọng mới thành con người đáng giá để có quan hệ với người khác, với đất nước, với nhân loại . Muốn khẳng định nhân cách độc lập, con người cần được giải thoát khỏi tình trạng lệ thuộc… Tóm lại là cần có thể chế dân chủ, cần có luật pháp bảo vệ nhân quyền…”.
Bài viết “Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc” thể hiện những quan điểm mang tính khái quát ở tầm vĩ mô và GS cũng đã thẳng thắn chỉ rõ những sai lầm, ngộ nhận trong sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa VN hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc. Trong tình hình tự tôn dân tộc quá lố, tự hào dân tộc một cách ngây thơ khá phổ biến và dai dẳng trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật của chúng ta(chẳng hạn như đòi thế giới trao giải Nô-ben cho văn học VN,v.v…) thì những luận điểm của GS Trần Đinh Hượu trong bài viết về văn hóa này thật cần thiết để chúng ta cảnh giác trước những suy nghĩ nông cạn và bốc đồng đó.”Giữa các dân tộc, chung ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật…Không có một ngành khoa học, kỹ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kỹ. Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phâm thì không có. Xã hội có trọng văn chương, nhưng cũng chưa bao giờ tôn ai là Thi bá, va bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thơ ca. Chưa bao giờ trong lich sử dân tộc, một ngành văn hóa nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, qui tụ cả nền văn hóa”. Trong Lời tựa GS Trần Đình Hượu có nói rằng những bài được lựa chọn đưa vào tập sách này chỉ có ý nghĩa là “tiêu vè”, có ý nghĩađặt v/đ. Nếu tác giả còn tiếp tục nghiên cứu v/đ con người, v/đ con đường từ truyền thống đến hiện tại, thì những bài viết trong cuốn sach này có thêm ý nghĩa chuẩn bị cho hướng nghiên cứu tông quát theo bình diện văn hóa – tức là nhìn các v/đ nhân văn và xã hội trong quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Theo tác giả, với sự chu ý đến quan hệ tương tác nhiều chiều và với qui luật, cách nhìn tổng quát theo bình diện văn hóa, vị trí của ý thức hệ sẽ được xác đinh đung hơn. Nho giáo, Tam giáo – có lẽ đúng hơn là một cách kết hợp kiểu VN với các thứ ấy – sẽ là một đầu mối để nhìn con đường phát triển, để nhìn con người VN, con người nhận thức, lựa chọn để thích ứng, sáng tạo, tức là làm động lực cho phát triển. Đồng thời, con người đó cũng tùy theo truyền thống văn hóa của mình mà chọn những mục tiêu hợp với mình, chi phối hướng đi và cung cấp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Rất tiếc, ý định đó chưa kịp thực hiện thì GS Trân Đình Hượu đã đột ngột ra đi!...Đó là một thiệt thòi lớn cho KHXH và Nhân văn VN, bởi cho đến nay, việc nghiên cứu văn hóa VN vẫn chưa có sự định hướng đúng, việc tự nhân thức mình “Ta là ai?” vẫn còn là thách đố !...
| ||
Đỗ Ngọc Thạch nguồn: vanchuongviet.org Hội Lim năm 2013 được tổ chức trong 2 ngày 21 và 22/2 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng) tại thị trấn Lim và các xã Nội Duệ và Liên Bão, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, trong đó trung tâm là núi Hồng Vân (núi Lim). (ảnh: Báo Bắc Giang) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét