Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Chuyện tình đồi hoa sim (6 chương) - Đỗ Ngọc Thạch -trích: Chuong 1

http://img.photo.yume.vn/photo/pictures/20090725/chumme_123/thumbnail/140x140/crop/hoa-sim-010217.jpg

Chuyện tình đồi hoa sim (tiểu thuyết mini)

Thứ năm, 29 Tháng 12 2011 14:39 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Chương 1
Cẩm Hương là con gái một của hai cầu thủ bóng chuyền chuyện nghiệp Văn Hải – Cẩm Hà. Cầu thủ trẻ tuổi Cẩm Hà có thai Cẩm Hương từ năm 20 tuổi, khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp.
Vì thế, có thể nói Cẩm Hương biết đánh bóng chuyền “từ trong bụng mẹ” và cuộc đời của Cẩm Hương như là đã được định sẵn: làm cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp như mẹ và cha và cô còn có lợi thế là cô cao những 1,76 mét, hơn cả cha và mẹ những hai phân. Dự tính của cha và mẹ Cẩm Hương là Cẩm Hương sẽ thi vào Khoa bóng chuyền của Trường Đại học TDTT, sẽ được đào tạo chính qui chứ không làm cầu thủ rồi mới đi học như mẹ, vì mê cầu thủ bóng chuyền Văn Hải mà thành cầu thủ bóng chuyền rồi thành vợ Văn Hải luôn!...

Năm Cẩm Hương tốt nghiệp THPT và thi vào Đại học TDTT cũng là năm cả hai vợ chồng Văn Hải, Cẩm Hà cùng từ biệt cuộc đời cầu thủ: Văn Hải về Sở TDTD phụ trách bộ môn bóng chuyền còn Cẩm Hà làm Huấn luyện viên của đội tuyển bóng chuyền nữ của tỉnh. Trong những ngày đầu làm huấn luyện viên bóng chuyền, người mẹ Cẩm Hà bỗng nhận ra một cách rất rõ ràng rằng: người vận động viên bóng chuyền phải chịu đựng một chế độ luyện tập rất khắc nghiệt mà cuộc đời cầu thủ “quần đùi áo số” thì nước mắt nhiều hơn nụ cười, buồn nhiều hơn vui nếu không liên tục chiến thắng – điều mà không phải đội bóng nào cũng đạt được! HLV Cẩm Hà ngạc nhiên khi thấy sao trước đây, thời còn làm cầu thủ mình không bao giờ có suy nghĩ như thế, thậm chí rất ít nghĩ ngợi mà luôn luôn bị cuốn hút vào những trận đấu nảy lửa, thắng trận thì hò reo còn thua trận thì…khóc! Mà đội bóng của Cẩm Hà, một đội bóng của một tỉnh nghèo, đầu tư chưa thỏa đáng cho nên chưa bao giờ chạm vào Huy chương Đồng trong các mùa thi đấu, chứ đừng nói tới Huy chương Vàng, Bạc! Suy nghĩ mãi đến sự “bạc mệnh” của đời người cầu thủ “quần đùi áo số”, người mẹ Cẩm Hà đã đột ngột đưa ra một quyết định: không cho cô con gái Cẩm Hương theo cái nghiệp “quần đùi áo số” này nữa! Và người mẹ thật bất ngờ khi trao đổi với chồng thì ông Văn Hải cũng đang suy nghĩ như vậy, từ khi thôi làm cầu thủ mà chuyển về Sở TDTT! Khi cha và mẹ Cẩm Hương nói với cô ý nghĩ đó thì Cẩm Hương như là đã biết trước, nói ngay: “Hồi Tết, bà ngoại đã nói với con điều này rồi. Bà còn nói là con nên thi vào trường Đại học Sư phạm mà nhất định phải là Khoa Toán!”. Cả bố và mẹ Cẩm Hương cùng nói “À ra thế!” rồi người mẹ còn hỏi thêm: “Tại sao bà ngoại lại nói thi vào Khoa Toán? Liệu có khó cho con không?”. Cẩm Hương cười rất vô tư, nói ngay: “Hình như mẹ mải mê với quả bóng mà quên mất rằng bà Ngoại đã từng hai mươi năm làm cô giáo dạy Toán hay sao? Bà Ngoại bảo, Toán học là chìa khóa của mọi khoa học, cho nên phải giỏi Toán đã rồi muốn làm gì thì làm! Cũng may cho con là từ hồi đi học tới giờ, môn Toán của con luôn đạt điểm cao nhất lớp, bởi con cũng rất thích môn Toán!”. Cả bố và mẹ Cẩm Hương lại cùng “À ra thế” rồi bố Cẩm Hương nói ngay: “Vậy thì còn chờ gì nữa, chúng ta đi nhà hàng ăn mừng cho quyết định “đổi chiều gió” quan trọng này: Con sẽ không làm cầu thủ bóng chuyền nữa mà sẽ thành cô giáo dạy Toán!”.

Thực ra thì mẹ Cẩm Hương không thể quên mất chuyện bà Ngoại đã có hai mươi năm làm cô giáo dạy Toán của trường Huyện. Chỉ có điều từ hồi bà Ngoại lấy ông Ngoại – cô giáo dạy Toán trường Huyện đã chết mê chết mệt một cầu thủ bóng chuyền, chính là ông Ngoại – thì mọi câu chuyện đều xoay tròn theo quả bóng và mọi người như đã quên đi hình ảnh bình dị của cô giáo dạy Toán trường Huyện mà lóa mắt trước ngôi sao bóng chuyền, đã từng có mặt trong đội tuyển quốc gia, là ông Ngoại! Giờ đây, nghe Cẩm Hương nói đến bà ngoại, cả bố và mẹ Cẩm Hương đều giật mình như người vừa tìm thấy lại một báu vật đã bị che lấp khá lâu trong ký ức! Mẹ Cẩm Hương nghĩ thầm, con bé Cẩm Hương quả là nó rất giống bà Ngoại. Thảo nào bà Ngoại rất cưng chiều nó, hai bà cháu mà gặp nhau là quấn quýt lấy nhau như đôi tình nhân! Thế thì cho nó thi vào Khoa Toán Đại học Sư phạm là “đúng số” rồi! Còn bố Cẩm Hương thì nghĩ, hồi còn đi học, mình rất giỏi Toán, đáng lẽ nghe lời ông bác thi vào Khoa Toán Đại học Tổng hợp, ông chú lại bảo, mày cao như cây sào, không vào học bộ môn bóng chuyền trường Đại học TDTT thì môn bóng chuyền nước nhà mất đi một cầu thủ tài năng! Thế là thành cầu thủ chủ công của đội bóng chuyền tỉnh nhà, khi mà phong trào thể thao bùng nổ ở khắp mọi nơi! Nếu ông chú, vốn là một Huấn luyện viên bóng chuyền, - không quyết lôi kéo thằng cháu cao kều đi theo nghiệp bóng chuyền thì biết đâu bây giờ môn Toán học nước nhà đã có thêm một Tiến sĩ Toán học như ông bác! Vì thế con bé Cẩm Hương thi vào Khoa Toán trường Đại học Sư phạm thì nhất định sẽ đậu thủ khoa bởi nó có gien di truyền giỏi Toán của bố nó!

Ba người trên đường ra nhà hàng đặc sản “Con Nai Vàng” thì thật bất ngờ khi gặp thầy giáo dạy Toán lớp 12 của Cẩm Hương. Cứ như là có bàn tay sắp xếp bí ẩn nào đó đang làm việc rất ngẫu hứng mà cũng rất được lòng người! Khi thầy giáo dạy Toán nghe bố Cẩm Hương nói lý do của bữa tiệc, ông đã reo lên như một cậu học trò trúng tuyển và nhận chịu một nửa kinh phí của bữa tiệc, bởi theo như ông nói thì phải “ăn bằng tiền” của ông – một thầy giáo dạy Toán gần ba mươi năm trong nghề thì mới chắc đậu thủ khoa! Quả nhiên, lời ông thầy dạy Toán của Cẩm Hương chính xác như…Toán học, kỳ thi đại học sau đó, Cẩm Hương đã đậu Thủ khoa mà không có đối thủ cạnh tranh!

*

Trong suốt thời gian Cẩm Hương học Trung học Phổ thông, hầu như cả bố Văn Hải và mẹ Cẩm Hà đều không phải lo đến chuyện học hành của con gái bởi mỗi khi Cẩm Hương đưa giấy báo kết quả học tập từng học kỳ, từng năm học về nhà thì không ai có thể có ý kiến gì vì Cẩm Hương đều đạt điểm 9 và 10 tất cả các môn học. Nếu như bố và mẹ Cẩm Hương có muốn lo chuyện học hành của con gái thì cũng không có thời gian bởi đó là những năm cả hai người đều bị cuốn hút vào những trận quyết đấu của đủ các loại giải bóng chuyền trong tỉnh cũng như khu vực rồi quốc gia. Có lẽ cũng vì mải mê với quả bóng mà bố mẹ quên cả tuổi đi học của cô con gái: khi Cẩm Hương mới Năm tuổi, nhưng do Cẩm Hương đã cao lớn bằng những đứa trẻ bảy, tám tuổi con hàng xóm và hay chơi đùa với chúng, nên khi chúng vào học lớp Một thì bố mẹ Cẩm Hương cũng cho con đi học cùng. Trường tiểu học (và cả các bậc học khác) ở tỉnh vùng cao khi ấy rất ít học sinh cho nên các thầy cô giáo cũng không xét nét chuyện đi học có đúng tuổi hay không, có thêm một học sinh chẳng chết ai mà lớp học thêm đông vui! Thế là Cẩm Hương vào lớp Một sớm những hai năm. Nếu như Cẩm Hương học kém thì người ta sẽ xem lại tuổi tác và bắt lưu ban, chờ đủ tuổi. Nhưng điều đó đã không xảy ra, bởi Cẩm Hương học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp! Càng học lên, Cẩm Hương càng cao lớn cho nên vấn đề xem lại tuổi tác hầu như không ai chú ý tới. Năm lên lớp Mười, tức mới 14 tuổi, Cẩm Hương đã cao 1,65 mét, không những cao nhất lớp mà nhất cả trường, có tính cả các thầy cô giáo, vì các thầy cô giáo ở trường của Cẩm Hương hầu hết đều không cao quá 1,60 mét, duy nhất chỉ có thầy giáo Hiệu trưởng là cao 1,63 mét!

Vì cao lớn và lại học giỏi cho nên tất cả đám con trai không ai dám đến gần Cẩm Hương, chứ đừng nói đến chuyện trêu chọc, tán tỉnh này nọ. Mặt khác, dường như chất nữ tính trong cơ thể Cẩm Hương chưa phát triển cho nên thân hình cô vừa cao vừa gày, nhìn xa gần giống như nhân vật Đôn-ki-hô-tê của nhà văn người Tây Ban Nha Xec-van-tet, thậm chí nếu cải nam trang thì sẽ rất giống! Tình trạng này diễn ra từ lớp Mười trường trung học phổ thông cho đến khi Cẩm Hương tốt nghiệp đại học, khi đã 20 tuổi. Tức cho đến lúc đó, Cẩm Hương chưa hề có tình cảm nam nữ với ai. Hoặc nói theo “ngôn ngữ tình trường” thì Cẩm Hương vào đời mà chưa hề có một mảnh tình vắt vai!

*

Cẩm Hương tốt nghiệp với điểm số cao nhất lớp. Giáo sư Tổ trưởng bộ môn đề nghị giữ cô ở lại phụ giảng và làm chuyển tiếp nghiên cứu sinh nhưng những người ở Phòng Tổ chức cán bộ nói: “Bây giờ tiêu chuẩn đào tạo cán bộ giảng dạy phải chú ý cả hình thức, tức là nam thì phải đẹp trai, là nữ thì phải xinh gái, không được như tài tử điện ảnh hoặc người mẫu thời trang thì cũng phải “sạch nước cản”! Đằng này cô Cẩm Hương vừa cao lớn quá khổ vừa không có nữ tính, làm cô giáo sẽ gây “sốc” cho sinh viên, làm cho hình ảnh của người cán bộ giảng dạy bị méo mó, dị dạng!”. Giáo sư Tổ trưởng bộ môn đành chịu thua nhưng vẫn bực mình với Phòng Tổ chức, bèn đề nghị giữ lại hai cô gái xinh đẹp nhất nhì lớp nhưng cũng học kém nhất nhì lớp! Vị giáo sư làm vậy tưởng rằng phòng Tổ chức cán bộ sẽ bị “sốc” mà phải suy nghĩ lại chuyện cô học trò giỏi Cẩm Hương, nhưng thật không ngờ, Phòng Tổ chức cán bộ đồng ý giữ lại Khoa cả hai người đẹp! Mọi người ai cũng ngạc nhiên thì ông Trưởng phòng TCCB giải thích: “Sắp tới có cuộc thi Hoa hậu Giảng đường Đại học, cho hai cô này đi thi thì sẽ đem cả giải Hoa hậu và Á hậu về Khoa! Đây sẽ là sự kiện mang tính lịch sử của Khoa Toán vì từ khi có Khoa Toán đến nay, các nữ giáo viên đều bị coi là “ma chê, quỷ hờn”! Hết thắc mắc chưa?”. Nói vậy thì còn ai thắc mắc được nữa?

Rút cục, Cẩm Hương được phân về Sở Giáo dục tỉnh nhà, Sở phân về trường THPT của tỉnh. Nhưng, hình như Ban Giám hiệu của trường THPT cũng đồng quan điểm với ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ kia cho nên từ chối không nhận Cẩm Hương. Sở phải thông báo cho các Huyện, Huyện nào thích thì …”cho không”! Ông chủ tịch Huyện An Sinh vốn là một cầu thủ bóng chuyền nghiệp dư, cũng là Fan hâm mộ đôi vợ chồng cầu thủ bóng chuyền Văn Hải – Cẩm Hà, tức cha và mẹ của Cẩm Hương, nên khi lên tỉnh họp, biết có cô gái Cẩm Hương như thế, như thế thì lệnh cho Trưởng Phòng Giáo dục Huyện lên Sở Giáo dục xin ngay Cẩm Hương về Huyện với lời nói sau cùng nhắc đi nhắc lại tới ba lần: “Phải đưa bằng được cô gái Cẩm Hương về Huyện, đó sẽ là hạt giống bóng chuyền quý giá của Huyện ta! Phải đưa Cẩm Hương về Huyện bằng mọi giá! Nếu không hoàn thành nhiệm vụ, cậu sẽ bị mất chức!”. Để cho chắc ăn, ông chủ tịch Huyện còn sang Sở Giáo dục canh chừng xem có ai tới lấy mất báu vật của ông hay không!

Nhờ sự nhanh tay của ông Chủ tịch Huyện mà Cẩm Hương được điều về Huyện An Sinh rất mau lẹ. Cẩm Hương được tự chọn ở lại Phòng Giáo dục Huyện hoặc về trường THPT của Huyện. Dĩ nhiên là Cẩm Hương chọn về trường THPT, bởi cô không biết ở phòng Giáo dục Huyện thì sẽ làm cái gì?

*

Trường THPT An Bình của huyện An Sinh vốn là một trường THCS được “nâng cấp” nhờ tiền tài trợ của hai Việt kiều. Khi chưa nâng cấp, trường vốn có tên là trường THCS Đồi Sim vì trường chỉ là một căn nhà tranh vách đất năm gian nằm trơ trọi trên một quả đồi mọc toàn cây sim, loại thấp và mọc thành từng lùm nhỏ lúp xúp, có xen lẫn những bụi cây mua nho nhỏ. Trước nữa, đây chỉ là một trường tiểu học. Nhưng không hiểu vì sao, tuy cơ sở vật chất nghèo nàn nhưng cây cỏ ở quả đồi này bốn mùa xanh tốt, dưới chân đồi người ta còn đào được một cái giếng nước trong mát vô cùng, người ta liền làm một dãy nhà cũng năm gian cho các thầy cô giáo xa quê tạm trú. Vào mùa khô hạn, những cái giếng quanh vùng đều cạn nước nhưng giếng của trường không hề vơi cạn! Cái giếng của trường Đồi Sim đã cứu hạn cả làng. Điều đặc biệt là học sinh của trường Đồi Sim đều học giỏi và sau đều vào đại học cho nên ai cũng nói Đồi Sim là đất lành, đất học. Đó cũng chính là lý do hai nhà doanh nghiệp Việt kiều khi về thăm quê hương đã quyết định đầu tư nâng cấp trường THCS Đồi Sim thành trường PTTH An Bình.

Sau khi nâng cấp, trường PTTH An Bình hiện ra sừng sững trên đồi sim như là có phép Tiên. Cái nhà tranh vách đất năm gian ngày xưa đã biến thành cái nhà hai tầng mười gian cho hai mươi phòng học đẹp như tranh. Hai đầu dãy nhà tầng là hai dãy nhà trệt năm gian làm thành chữ U bao bọc lấy cái sân trường rộng mênh mông. Cổng trường cũng được xây theo kiểu mới: hai cái trụ cổng hai bên là hai bức tường rộng bằng cái bảng đen, bên trái là tên trường đắp nổi, bên phải là câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn”, cũng đắp nổi. Hai hàng cọc rào chạy hai bên cổng được xây khá đẹp và cho trồng 12 cây bàng và phượng xen kẽ. Hai dãy nhà trệt năm gian dùng làm phòng Ban Giám hiệu, phòng các Tổ bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện,v.v…Đằng sau hai dãy nhà trệt là vườn trường do tổ Sinh vật quản lý. Nói tóm lại, cơ ngơi của trường PTTH An Bình vừa đẹp vừa hiện đại, hơn hẳn các trường cùng đẳng cấp huyện và các trường thuộc đẳng cấp tỉnh, thành phố cũng khó có thể qua mặt!

Khi Cẩm Hương về trường PTTH An Bình của huyện An Sinh thì trường đã nâng cấp được một năm. Những cây bàng, cây phượng trồng hai bên cổng trường đã cao vượt đầu người và bắt đầu đâm cành xòe lá xanh mơn mởn. Nhìn quang cảnh trường, Cẩm Hương rất thích và ngày nào cô cũng tham gia tưới cây cùng các học trò. Việc tưới cây tuy có hơi nặng nhọc vì phải gánh nước từ cái giếng dưới chân đồi lên, nhưng tạo nên cảm giác rất sảng khoái, khi tưới xong, nhìn những lá cây xanh mướt đang đung đưa trước gió, có cảm giác như nhìn thấy nước đang từ rễ cây chạy ra từng cái lá cây bé nhỏ kia!

Cẩm Hương được bố trí ở trong khu tập thể của giáo viên ở cạnh cái giếng dưới chân dồi, tất nhiên là cái nhà tranh vách đất ngày xưa cũng đã được thay bằng một dãy mười hai căn phòng nhà trệt, tường xây, mái tôn chắc chắn. Vì là trường mới nâng cấp nên số giáo viên tạm trú tại khu tập thể đã kín mười hai căn phòng, có mười cô và hai thầy, đều chưa tới ba mươi tuổi, trai chưa vợ, gái chưa chồng. Sau này, nếu có thêm giáo viên thì sẽ phải ở chung hai người một phòng. Cạnh phòng Cẩm Hương là cô giáo dạy văn Thanh Phi, về trường trước Cẩm Hương ba ngày, cùng một khóa với Cẩm Hương. Khi vừa nhìn thấy Cẩm Hương, Thanh Phi đã nhào tới nắm chặt tay Cẩm Hương mừng rỡ rối rít: “Ôi, cứ tưởng trường ta chỉ có một mình tớ về đây, đang buồn muốn chết! Sao nghe nói cậu được giữ lại trường cơ mà? À, phải rồi, vật đổi sao dời, làm sao mà biết trước? Trước đây chúng ta chỉ biết nhau mà chưa truyện trò vì hai đứa ở hai khoa. Giờ về đây thì là bạn cùng trường, chúng ta phải coi nhau như chị em, bảo vệ nhau thì mới tồn tại được nơi đất khách quê người này!...”.

*

Cẩm Hương và Thanh Phi là đôi bạn “cọc cạch” một cao một thấp (Thanh Phi chỉ cao mét rưỡi - 1,50 mét), một béo mập, một gày gò, tất nhiên là cao thì gày (Cẩm Hương – còn có biệt danh là Cò Hương) và thấp lùn thì béo mập (Thanh Phi – còn có biệt danh là Thùng Phi). Kiểu cặp đôi cọc cạch này đã rất nổi tiếng trong Làng Báo chí thời trước Cách mạng Tháng Tám như Lý Toét – Xã Xệ, hoặc sau này, báo Thiếu niên Tiền Phong có cặp đôi Bóng Nhựa – Bút Thép cũng làm nên chuyện (Bóng Nhựa do nhà báo Cửu Thọ vào vai, Bút Thép do nhà báo Mạnh Chuẩn đảm nhiệm). Cặp đôi Cẩm Hương – Thanh Phi (Cò Hương – Thùng Phi) này cũng chính là hai nhân vật chủ chốt của tiểu thuyết “Mối tình Hoa Sim” này bởi đây là hai tính cách rất độc đáo và đối ngược nhau: Cẩm Hương có vẻ ngờ nghệch, lớ ngớ trong cuộc sống đời thường thì Thanh Phi rất nhanh tay lẹ mắt, biến báo rất linh hoạt; Cẩm Hương ngu ngơ, dại khờ trong tình cảm nam nữ thì Thanh Phi đã biết “mùi đàn ông” từ thuở mười ba và cô thường rất hay đọc câu ca dao: Lấy anh từ thuở mười ba / Đến nay mười tám em đà năm con / Ra đường thì tưởng còn son / Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng! Tất nhiên thân hình khiêm tốn về chiều cao của Thanh Phi tràn trề nữ tính (cặp mắt lúng liếng hơn cả Thị Mầu, cặp môi mọng ướt như mời gọi, ngực căng tròn như hai trái dừa xiêm…),chứ không “thẳng đuỗn”, “trước sau như một”, “tấm phản di động”…như Cẩm Hương!

Một hôm, có một cô bé học sinh lớp chín, đến khu tập thể giáo viên có việc gì đó vào buổi tối, bất chợt nhìn thấy Cẩm Hương thì buột miệng “Chào Thầy!...” đã khiến cho Cẩm Hương giật mình hoảng hốt và bắt đầu suy nghĩ về cái gọi là “Nữ tính” của con người mình. Trước đây, từ hồi còn học đại học, Cẩm Hương cũng thỉnh thoảng nghe bạn bè xì xào rằng cô không có “Nữ tính”, nhưng cô bỏ ngoài tai vì có lần hỏi mẹ về chuyện này, mẹ giải thích: “Cái người ta gọi là Nữ tính đó thực ra phải gọi là “đĩ tính”, tức người phụ nữ đó chỉ biết và chỉ muốn làm chức phận đàn bà, ngoài ra không thể và không muốn làm gì khác. Còn những người như chúng ta, phải lo học hành suốt đời và trăm công ngàn việc kiếm sống thì cái gọi là Nữ tính kia nó có thuyên giảm đi ít nhiều nên có vẻ như ít Nữ tính! Đó là qui luật của cuộc sống!”. Song, bây giờ có đứa học trò gái lại chào Cẩm Hương là “Thầy” thì quả là có chuyện! Chẳng lẽ chỉ vì không yêu đương, không quan hệ nam nữ mà mình đã biến (sẽ biến) thành đàn ông? Nghĩ cả ngày vẫn không thấy rõ câu trả lời, đến tối, Cẩm Hương đem chuyện “Chào Thầy” ra nói với Thanh Phi thì Thanh Phi cười ầm lên rồi ôm chầm lấy Cẩm Hương rồi đè Cẩm Hương xuống giường, làm những động tác như của một tên “Yêu râu xanh” đang cưỡng bức gái nhà lành, khiến cho Cẩm Hương thấy nhột vô cùng và rồi chân tay như bị tê liệt, không thể chống cự nổi! Lúc ấy, Thanh Phi vừa từ từ lột hết quần áo bạn ra vừa nhẹ nhàng nói: “Ai dám bảo bạn Cẩm Hương của tôi đã hóa thành đàn ông? Thì vẫn là trong ngọc trắng ngà , rày rày sẵn đúc một tòa thiên nhiên đó thôi!...Nhưng quả là có kém phần bóng bảy, nở nang, khêu gợi quyến rũ! Nhưng không sao, ta sẽ giúp bạn ta trở thành một tuyệt sắc giai nhân với một thân hình bốc lửa có thể thiêu cháy bất cứ đấng mày râu nào!”…

Cô bạn Thanh Phi của Cẩm Hương có phép thuật cao siêu hay không, có quyền năng vô biên hay không mà nói cao giọng như vậy, xin mời xem tiếp Chương Hai sẽ rõ.

(Hết Chương Một)

Sài Gòn, tháng 6-2010

Đỗ Ngọc Thạch

< LùiTiếp theo >
http://image2.chaobuoisang.net/cs/2011/11/27/bong-chuyen-vn-nhin-tu-sea-games-26-can-su-dot-bien.jpg

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Tiêu đề của danh mụcSố truy cập
1 Chuyện tình đồi hoa sim (chương 6) 5
2 Chuyện tình đồi hoa sim (chương 5) 6
3 Chuyện tình đồi hoa sim (chương 4) 3
4 Chuyện tình đồi hoa sim (chương 3) 5
5 Chuyện tình đồi hoa sim (Chương 2) 6
6 Chuyện tình đồi hoa sim (tiểu thuyết mini) 6
7 Thân gái dặm trường (Chương 6 và hết) 52
8 Thân gái dặm trường (Chương 5) 44
9 Thân gái dặm trường (Chương 4) 44
10 Thân gái dặm trường (Chương 3) 34
11 Thân gái dặm trường (Chương 2) 36
12 Thân gái dặm trường (tiểu thuyết mini) 38
13 Anh hùng thọ nạn 57
14 Người đưa thư 49
15 Ca trực đêm giao thừa 49
16 Trộm Long tráo phụng 44
17 Nữ võ sĩ huyền đai 33
18 Võ trạng nguyên truyện 27
19 Cô Tấm và quả thị 27
20 Đầu năm xuất hành: Về quê 30
21 Người đánh đàn Klong Put (Hay là Quà Tặng Tuổi 20) 55
22 Trạng Me đè trạng Ngọt 40
23 Siêu mẫu chân dài 46
24 Âm mưu và tình yêu 39
25 Qua sông bằng đò 69
26 Địa linh nhân kiệt 74
27 Thượng kinh ký sự (hay là ba lần tới thủ đô) 56
28 Vi hành 60
29 Tượng nhà mồ 54
30 Lột da mặt 159
Trang 1 trong tổng số 2

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch


Tiêu đề của danh mụcSố truy cập
31 Chuyện tình Sơn Nữ 58
32 Người con gái sông La 59
33 Thời gian 56
34 Chị em sinh ba 148
35 Ký ức binh nhì 102
36 Những Điều Bất Ngờ - Chùm truyện mini Đỗ Ngọc Thạch 116
37 Người cuối cùng của một dòng họ võ tướng 108
38 Tôi làm gia sư 118
39 Chuyện học hành 66
40 Mùng ba Tết thầy 93
41 Cô giáo mầm non 113
42 Bạn học lớp bốn 90
43 Bạn học lớp bảy 65
44 Chuyện của nhà địa chất 70
45 Bạn học lớp ba 60
46 Bạn học lớp hai 67
47 Tướng sát phu 158
48 Cô gái Sơn Tây và anh lính binh nhì 132
49 Con gái viên đại úy 144
50 Huyền thoại Lý toét 109
51 Cô Dâu Gặp Nạn 105
52 Bác sĩ thú y 91
53 Bác sĩ đồng quê 104
54 Nhật ký của một cô giáo trường huyện 118
55 Nhật ký của một cô giáo trường làng 102
56 Sự tích chim đa đa 187
57 Lời thề thứ hai 140
58 Đứa bé tật nguyền và nàng tiên áo trắng 303
59 Mẹ Đốp 296
Trang 2 trong tổng số 2






Một hình ảnh đẹp của bóng chuyền Nữ... (nguồn: Internet)
 

nguồn: vannghechunhat.net

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

trên vanchuongviet (trích: Người hành nghề đao phủ) - Đ.N.T


Đỗ Ngọc Thạch

Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ.
Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976;
Làm việc tại các cơ quan:Trường Dự bị ĐH DTTƯ, Viện Văn học, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, Sở Văn hóa-TT tỉnh Gialai-Kontum (cũ), VPĐD Báo Văn Nghệ, Báo Lao động - Xã hội.
Chủ yếu viết phê bình, nghiên cứu VH-NT trên các T/C Văn học, T/C NCNT, Báo Văn nghệ...;

Địa chỉ :2/2/33/44, Đường Lê Thúc Hoạch, Q.Tân Phú, TP.HCM;
Email:  dongocthach18@yahoo.com.vn    
Điện thoại :08.38611064

Sách đã in:
Người tạc tượng nhà mồ (nhiều tác giả, NXB Văn hóa-dân tộc,1986);
Quà tặng tuổi hai mươi (8 truyện, NXB Công an ND, l994; bản in lần thứ 2 ở Hà Nội năm 2005 gồm 26 truyện).

[ Trở lại ]
Tổng số tác phẩm: 133
Đấu trường 100 (truyện ngắn)
Địa sứ (truyện ngắn)
Đám Cưới Vàng (truyện ngắn)
Anh hùng thọ nạn (truyện ngắn)
Ô Đống Mác (truyện ngắn)
Ô Chợ Dừa (truyện ngắn)
Ô Quan Chưởng (truyện ngắn)
Băng nhân (truyện ngắn)
Bạn học đại học (truyện ngắn)
Bạn học lớp hai (truyện ngắn)
Bạn học lớp năm (truyện ngắn)
Ba chìm bảy nổi (truyện ngắn)
Ba Lần Thoát Hiểm (truyện ngắn)
Bà Nội (truyện ngắn)
Bà Ngoại (truyện ngắn)
Bác Sĩ Thú Y (truyện ngắn)
Báo hiếu (truyện ngắn)
Cắm sừng (truyện ngắn)
Cánh đồng mùa đông (truyện ngắn)
Cô Dâu Gặp Nạn (truyện ngắn)
Cô giáo mầm non (truyện ngắn)
Chị em sinh ba (truyện ngắn)
Chuyện một nhà báo (truyện ngắn)
Chuyện ngày tết (truyện ngắn)
Dòng Sông Ám Ảnh (truyện ngắn)
Em ở Tây hồ (truyện ngắn)
Giai Điệu Mùa Hè (truyện ngắn)
Hai lần bác sĩ (truyện ngắn)
Kén vợ kén chồng (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 2 (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 3 (truyện ngắn)
Ký ức làm báo (truyện ngắn)
Kiếm sống (truyện ngắn)
Kiếm Sống 2 (truyện ngắn)
Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn)
Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn)
Làng nói trạng (truyện ngắn)
Lý Toét (truyện ngắn)
Ma lai (truyện ngắn)
Mùng ba tết thầy (truyện ngắn)
Nữ võ sĩ huyền đai (truyện ngắn)
Núi lở (truyện ngắn)
Người chép sử (truyện ngắn)
Nghêu, Sò, Ốc, Hến (truyện ngắn)
Nguyễn Vỹ (chân dung)
Nhà Nho - Nhà Báo (tiểu luận)
Nhà tiên tri (truyện ngắn)
Quận He (truyện ngắn)
Sự tích chim đa đa (truyện ngắn)
Tương tác trên net (tiểu luận)
Tướng sát phu (truyện ngắn)
Tam Thập Lục Kế (truyện ngắn)
Táo quân truyện (truyện ngắn)
Trộm long tráo phụng (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn -2 (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn-1 (truyện ngắn)
Y tá xã (truyện ngắn)
@2004 - 2011 Thực hiện: Nguyễn Hòa vcv
Truyện ngắn

Người hành nghề đao phủ Đỗ Ngọc Thạch

1.
Tôi đã làm nhiều nghề, thượng vàng hạ cám, sang hèn đủ kiểu, đã đi nhiều nơi, lên rừng xuống biển, vào Nam ra Bắc, nhưng vẫn chưa có điều kiện để tiếp cận với nghề “Đao phủ” – cái nghề mà không có bất cứ Trường dạy Nghề nào đưa vào chương trình và ngay cả những chuyên viên về Lao động -  việc làm ở các Sở Lao động, rồi ở cả Bộ Lao động cũng hầu như không nói tới! Chính vì vậy mà tôi càng quyết tâm tìm và dường như càng tìm thì càng biệt tăm! …Song, chính vào lúc tôi mệt mỏi vì tìm kiếm vô vọng thì tôi lại gặp và đạt quá mức yêu cầu vì sau khi tìm ra người hành nghề “Đao phủ”, tôi và người này lại rất thân với nhau,  vì một lý do rất ngẫu nhiên: người này trùng cả tên họ và ngày tháng năm sinh với tôi! Sự trùng hợp này khiến chúng tôi rất thích thú và cả hai chúng tôi đều có cảm giác rằng về hình thể cũng rất giống nhau, mặc dù thực ra là rất khác biệt: người này cao 1,79 mét và độ “đô con” thì không thua kém các lực sĩ thể hình, còn tôi chỉ là chiều cao khiêm tốn 1,60 mét!...
Tôi gặp Bê (khi nói chuyện với nhau, tôi gọi người này là Bê, còn anh ta gọi tôi là A) khi tôi có ý định vào kiếm việc làm ở Cảng Sài Gòn, vì nghĩ cái nghề “cửu vạn” sẽ rất dễ có việc và cũng nhiều tiền công! Song, sự thật không như dự tính của tôi: các băng nhóm theo kiểu “xã hội đen” đã lấp kín không còn một khe hở, có nghĩa là phải được một “Anh Hai” nào đó dắt vào mới được thu nhận!...Tôi thất vọng “rút quân” (cùng đi với tôi có hai người bạn cũng đang thất nghiệp) thì bất ngờ gặp Bê. Lúc đó Bê đang đi tuần tra cùng 2 người nữa cũng mặc đồng phục Bảo vệ. Nhìn thấy chúng tôi, Bê nói:
- Hình như các anh muốn vào đây làm công việc bốc vác?
- Đúng. Sao anh biết? – Tôi nói.
- Nhìn bộ dạng các anh là biết ngay à! – Bê cười và nói tiếp – Tôi nghĩ là họ đã không nhận các anh. Nếu các anh thật sự cần việc làm, chúng tôi sẽ  có việc phù hợp. Mời các anh đi theo chúng tôi!
Bê nói mà như là đã sắp đặt từ trước, đưa chúng tôi vào một căn phòng bày biện đơn giản, chỉ có một cái tủ, một cái bàn to và nhiều ghế xếp xung quanh. Sau khi chúng tôi an tọa, Bê nói:
-Chúng tôi cần đúng ba người bổ sung cho đội bảo vệ. Công việc rất đơn giản: ngày ngày, các anh đi tuần tra khắp nơi, thấy có hiện tượng bất thường thì gọi điện báo cho người trực chỉ huy! Chắc là hợp với các anh chứ? – Chúng tôi chưa kịp trả lời thì Bê lấy trong tủ ra ba tờ giấy, nói tiếp – Nếu các anh đồng ý thì thì viết tóm tắt lý lịch của mình vào đây, ngày mai tới ký Hợp đồng Lao động rồi nhận việc luôn!
Các bước của cái gọi là “Thủ tục hành chính” thật ngắn gọn, ngay ngày hôm sau, chúng tôi tới Ký hợp đồng Lao động (3 tháng) và làm việc ngay. Lúc đi “tuần tra”, Bê mới nói với tôi:
-Tôi thực không ngờ là lại gặp được người trùng cả họ tên và ngày tháng năm sinh, là anh đó!
-Trời đất!...- Tôi vô cùng kinh ngạc – Đây quả là chuyện lạ của đời tôi! Vậy mà cả tuần nay, tôi luôn cầu Bồ Tát ra tay cứu giúp thì Ngài chỉ nói “Hãy tự cứu lấy mình!” Thì ra anh chính là một phần của tôi!...Không biết lịch sử cuộc đời của anh có điểm nào giống tôi không?
- Với cái tóm tắt lý lịch của anh thì gần trùng khít với tôi! Chỉ có điều là khi anh vào Đại học Tổng hợp thì tôi vào Đại học TD Thể Thao ở Từ Sơn, tôi học về môn bắn súng, có thể sử dụng tất cả các loại súng, nhưng chỉ là bắn bia thôi, chưa bao giờ bắn người!...Tôi cũng có nhập ngũ ba năm nhưng không được ra trận mà chuyên huấn luyện môn bắn súng cho tân binh!...
- Thế thì còn nhiều điểm trùng hợp đấy! Khoa Toán của tôi sơ tán ở Đầm Mây, một vùng sơn cước của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, vậy là cùng có chữ Sơn. Sau đó ba tháng tôi nhập ngũ, cũng được học một tháng về súng ống, nhưng không phải là lính bộ binh bắn nhau tơi bời mà là lính Ra-đa, suốt ngày chỉ ngồi trong xe hiện sóng kín mít!... Nhưng tôi có thắc mắc là tại sao anh lại to cao như thế? Vậy nơi sinh của anh là ở đâu?
- Có lẽ chúng ta chỉ khác nhau nơi sinh. Anh sinh ra ở một vùng trung du rừng cọ đồi chè đồng xanh đã thành thơ, thành nhạc, còn tôi thì sinh ra ở một hòn đảo hoang thuộc huyện đảo Bạch Long Vĩ! Có lẽ cá voi đã cho tôi bú sữa nên mới to cao như thế này!...
Tôi thầm nghĩ, anh ta là đứa con của đại dương nên có sức khỏe hơn người và làm đội trưởng Bảo vệ là rất phù hợp. Còn chuyện tôi gặp anh ta và được anh ta nhận vào làm việc ngay thì đúng là …có sự sắp xếp của bàn tay Tạo hóa, tức Bồ Tát! Gọi là làm việc nhưng thực ra suốt ngày chỉ đi dạo loanh quanh, chẳng có sự cố bất thường gì xảy ra cả! Ba tháng trôi qua rất nhanh, đúng lúc hết hạn hợp đồng thì có người bạn học cũ kêu tôi về làm nhân viên đánh máy của một cơ quan báo chí. Bê thấy vậy thì nói:
-Đúng là Tạo hóa cứ thích xếp đặt tới lui số phận người ta! Sáng nay, tôi được Giám đốc Cảng gọi lên cho biết việc Bảo vệ sẽ giao cho người khác phụ trách, còn tôi, một người bạn ở Tòa án muốn tôi về làm việc chỗ anh ta ! Anh cứ nhận lời chỗ ấy đi, rồi ta sẽ tính tiếp!
- Tôi cũng muốn ngồi yên một chỗ để suy ngẫm về những biến động vừa qua, có thể sẽ viết được một cái gì đó! – Tôi nói rồi chia tay Bê, đến nhanh như thế nào thì đi cũng nhanh như thế!
2.
Hai ngày sau, Bê đến tìm tôi, nói:
-Sự đời thật là trớ trêu: người bạn ở Tòa án muốn tôi phụ trách đội Thi hành án tử!
- Trời đất! Tức là muốn anh làm nghề “Đao phủ”!? – Tôi ngạc nhiên hết sức!
- Đúng vậy! – Bê trầm ngâm một lát rồi nói – Tôi không muốn cho ai biết rằng tôi chính là con của một Đao phủ, nhưng có lẽ phải cho anh biết!...
Tôi lại một phen nữa kinh ngạc tột độ, nói như nghẹn họng:
- Bố anh đã từng hành nghề đao phủ? !...
- Đúng vậy! Bố tôi hành nghề đao phủ là do ông tôi hành nghề đao phủ! Ông tôi hành nghề đao phủ từ thời còn Triều đình nhà Nguyễn, đã phải chém đầu rất nhiều nghĩa quân nông dân!...Bố tôi cũng làm cái việc này được hai năm thì đưa ông tôi bỏ trốn ra đảo hoang ở Bạch Long Vĩ, lấy vợ ở đảo rồi sinh ra tôi ở đó!...Trước khi chết, ông cụ chỉ dặn tôi mỗi một câu: muốn làm gì cũng được nhưng nhất định không được làm nghề đao phủ! Tôi như là đã quên đi chuyện này, vậy mà bây giờ nó lại đến!...
-Vậy anh tính sao?
-Tính toán gì nữa! Dứt khoát không nhận lời!...Tôi đang không biết đi đâu làm gì thì người bạn này lại nói: “Bắn không nên thì phải đền đạn!...Cậu không muốn làm nghề giết người thì làm nghề ngược lại! Tớ sẽ làm mối cho cậu một người góa phụ đã ba con nhưng mới có hai mươi tuổi, chủ một nhà hàng đặc sản lớn! Đúng là cơm no bò cưỡi, chẳng phải lo nghĩ gì nữa!” Thế là tôi nhận lời liền! Ngày mai làm lễ cưới luôn, hôm nay tôi tới mời anh tới dự đó!
Quả là tôi bị Bê lôi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, song lại nghĩ “Chuyện gì cũng có thể xảy ra, biết đâu trong đám cưới Bê, tôi sẽ gặp được người góa phụ nào đó như của Bê.
Nhân bảo như thần bảo, quả nhiên trong đám cưới Bê, chàng phù rể là tôi đã được một nàng phù dâu chấm duyệt: Nàng là người bà con của cô dâu hơn cô dâu năm tuổi, xinh đẹp ngang ngửa hoa hậu! Tôi đang ngây ngất trong men say của “số đào hoa” thì cô nàng phù dâu đột ngột biến mất, không để lại dấu vết! Tôi nghĩ việc này giống như việc Bê suýt phải làm đao phủ nên yên tâm ngồi gõ máy chữ! Việc tôi gõ máy chữ nó say mê như người tập đàn piano nên thời gian trôi qua những hơn một năm tôi mới bừng tỉnh, khi kết thúc cuốn tiểu thuyết mười hai chương “Trong dòng đời khắc nghiệt”. Người lôi tôi ra khỏi cơn mộng mị tiểu thuyết là Bê, Bê đến mời tôi tới nhà ăn Thôi nôi ba đứa con sinh ba! Thật là không thể tìm ra được lời bình luận thích hợp!...
3.
Sau đó một năm, tôi cũng lấy vợ, nhưng không phải hoa hậu hay bà chủ gì cả mà là một y tá trung cấp đang làm việc ở Bệnh viện Nhi Đồng của Sài Gòn. Sở dĩ tôi tiến hành lễ cưới ngay vì người phụ nữ này sao mà giống mẹ tôi một cách kỳ lạ: từ nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cho đến tính cách cần mẫn và lòng nhiệt tình, trung thực với bệnh nhi cũng như các mối quan hệ xã hội khác! Tôi luôn được sống trong cảm giác như là có mẹ ngày xưa!...Khi vợ tôi sinh con gái thì tôi phải ở nhà nhà làm “vú em” trông con từ A tới Z!
Việc làm “vú em” cũng khiến người ta mụ mị đầu óc và quên đi thời gian, cho nên ba năm trôi qua lúc nào không hay! Một buổi sáng đẹp trời, tôi đưa đứa con gái nhỏ bé vào Đầm Sen đạp thuyền Con Vịt thě bất ngờ gặp Bę cůng ba đứa con sinh ba cũng đang chơi đạp thuyền trên Đầm Sen!...
Thì ra gia đình Bê đã qua những biến động lớn: Nhà hàng đặc sản của vợ chồng Bê bị một băng nhóm “xã hội đen” tới quậy phá, trong lúc “chiến đấu” để bảo vệ nhà hàng, Bê đã đánh chết hai đối thủ! Nếu không có người bạn làm việc ở Tòa án lo liệu, có thể Bê đã lãnh án tù giam rồi. Song, cũng vì chuyện này mà Bê phải nhận lời người bạn làm việc trong Đội thi hành án tử! Đã từng đánh chết hai nhân mạng (cho dù đó là loại trộm cướp) thì bàn tay Bê đã vấy máu, và việc Bê đứng vào đội Hành quyết cứ như là sự sắp xếp rất thuận tay của Tạo hóa!...
Sau ngày gặp bố con Bê ở Đầm Sen, tôi thường đưa con gái tới nhà Bê chơi. Điều khiến tôi chú ý là ba đứa con sinh ba của Bê thường rất hay chơi trò chơi “Hành quyết!” Ba đứa con sinh ba của Bê thành một đội hành quyết, còn ba đứa con riêng của vợ Bê đóng vai tử tù bị hành quyết. Quá trình hành quyết chúng làm như những bộ phim thường chiếu trên tivi! Điều đáng ngạc nhiên là chúng đóng vai đội hành quyết rất thành thục, cứ như là đội hành quyết thực thụ! Tôi đem chuyện này nói với Bê thì Bê giật mình, tái mặt đi một lúc mới nói được: “Oan nghiệt!...Oan nghiệt!... Dạo này tôi nhiều việc quá nên không có thời gian chơi với chúng nó! Nếu quả đúng như vậy thì sợi dây oan nghiệt của số phận đang thít vào cổ tôi rồi! Phải dùng kế “Kim thuyền thoát xác”! Tôi tán đồng ngay, chỉ có kế “Kim thuyền thoát xác” là thích hợp! Nhưng “thoát” như thế nào? Dường như là Bê cũng đang suy nghĩ xem “thoát” ra thế nào thì vợ Bê ào vào, vừa khóc vừa nói: “Chúng nó chơi trò “Xử bắn” và cả ba đứa đều bị bắn trúng mắt!...” Bê và vợ vội đưa ba đứa con riêng của vợ Bê đi Bệnh viện cấp cứu. Thì ra chúng vừa chơi trò “Xử bắn”, chỉ là súng nhựa đồ chơi và đạn chỉ là một thỏi nhựa nhỏ nhưng bắn trúng con ngươi thì cũng gây thương tích không nhẹ, có thể mù mắt như bỡn!...
4.
Phải một tuần sau,  Bê mới tới tìm tôi và nói ngay: “Ba đứa con riêng của vợ tôi chút xíu nữa thì mù mắt, thật hú hồn!...Tôi đã nghĩ nát nước, và chỉ tìm ra một nơi để “thoát”!” Tôi vội ngắt lời Bê: “Khoan nói! Chúng ta cùng viết chữ này vào lòng bàn tay xem có trùng nhau không?” Tôi liền viết vào bàn tay chữ “Đảo” và chìa nắm tay ra trước mặt Bê. Bê viết xong thì đặt nắm tay bên cạnh tay tôi và chúng tôi cùng mở ra: đều là chữ “Đảo”! Quả là không có chỗ nào để “chạy trốn sự truy đuổi của số phận” tốt bằng một hòn đảo hoang tít ngoài xa khơi! Câu chuyện về chàng Robinson hiện ra rõ ràng đến từng chi tiết trong ý nghĩ của tôi!...Tôi giật mình khi Bê vỗ lên vai tôi, vừa cười vừa nói: “Anh đang nghĩ về Robinson phải không? Nhưng chúng tôi sẽ không vất vả như cái anh chàng Robinson kia đâu! Người ta mời tôi làm “Chúa Đảo” chứ không phải chuyện đùa! Nhưng tôi nói, tôi không có số “Làm Quan”, tôi chỉ muốn làm một ngư dân bình thường!” Tôi nói ngay: “Quả nhiên là chúng ta suy nghĩ rất giống nhau! Tôi muốn thử lần chót xem thế nào! Chúng ta lại viết tên hòn đảo vào lòng bàn tay!” Và khi cùng mở bàn tay ra, có sự khác biệt nho nhỏ: Cũng là các đảo ở Vịnh Bắc Bộ nhưng Bê ghi là Bạch Long Vĩ còn tôi ghi là Cát Bà! Sở dĩ tôi ghi là Cát Bà vì nghĩ: với một đàn con 6 đứa thì ở Cát Bà dễ sống hơn, đông dân hơn, vui hơn! Song Bê muốn trở lại nơi mình đã sinh ra là đảo Bạch Long Vĩ thì quả là hơi lập dị!...
Chia tay Bê, tôi chẳng phải buồn nhớ lâu vì phải đi làm cái gì đó, lương y tá của vợ tôi không thể nuôi cả ba người, vả lại cô con gái đã lớn…Kiếm việc làm ở Sài Gòn vừa khó vừa dễ! Tôi những tưởng sẽ chẳng biết làm gì ở đâu thì chỉ nửa ngày lang thang trên đường phố Sài Gòn, đã có ba nơi đồng ý nhận tôi. Thứ nhất là một đại gia chủ một xưởng nhôm khá lớn, treo biển cần gia sư dạy ba đứa nhỏ tại gia, lương hậu. Nhưng khi tôi vào xem việc, tiếp xúc với ba “Thiếu gia” của ông chủ thì thất kinh bởi đứa thì “đầu Trâu”, tức rất giống Ngưu Ma vương, đứa thì “Mặt Ngựa” tức như ngựa mặt người như trong thần thoại Hy Lạp và  đứa thứ ba thì như cướp biển, tức nhìn tướng mạo ba “Thiếu gia” thì bất cứ ông thầy nào cũng run tứ túc! Dường như biết được phần nào tâm trạng của tôi, ông chủ nói:
-Tôi nói luôn để thầy yên tâm, chúng tôi chưa coi trong việc học kiến thức  mà bước đầu chỉ cần thầy đưa chúng nó vào nền nếp, sau đó mới lo chuyện học chữ. Như thế cũng như khẩu hiệu tôi thấy các trường học thường trưng ở  mặt tiền “Tiên học lễ, hậu học văn”!...
Nghe ông chủ nói vậy, tôi ầm ừ nhận lời cho qua chuyện rồi rút êm vì tính cách của tôi không hợp với kiểu “dạy học mà không cần dạy chữ”  như thế, dù ông chủ có trả tiền cao cũng vậy!...
Nơi thứ hai là một nhà hàng “Bia ôm”: có 2 việc , thứ nhất là bồi bàn đúng nghĩa, thứ hai là khi nào đông khách thì cải trang thành “Nữ tiếp viên” để “chăm sóc” cho những vị khách đã “sừng sừng”! Nghe mức thu nhập  thì quả có hấp dẫn nhưng phải “mặt dầy” mới có thể làm được! Nơi thứ ba là một tiệm “Đánh máy, viết đơn, thư” ở đường Lý Thái Tổ - đây là Trung tâm lớn nhất ở Sài Gòn về loại dịch vụ này! Chủ tiệm có đầy đủ máy chữ, đồ nghề, thợ đánh máy chữ làm được bao nhiêu tùy sức, tiền thu được “cưa đôi”!...
Việc đánh máy chữ là một thú vui của tôi (viết bài, viết truyện…) và tôi đã từng nhận tài liệu, bản thảo của các Nhà xuất bản về đánh máy thuê thời còn đi làm Nhà nước để tăng thu nhập nên tôi nhận lời làm việc ngay. Làm được khoảng nửa năm thì lại có sự thay đổi. Lần đó, tôi nhận đánh máy luận văn tốt nghiệp cho một nhóm sinh trường Đại học Nông Lâm. Trong một luận văn, tôi thấy tên thầy giáo hướng dẫn trùng với tên một người bạn học cũ của tôi ở trường Ngô Quyền (Thành phố Hải Phòng). Hỏi lại cậu sinh viên có luận văn đó thì đúng là thầy giáo hướng dẫn của cậu là người Hải Phòng. Và thế là tôi gặp lại Báu, người bạn thời hoa phượng đỏ sau gần ba mươi năm xa cách! Gặp lại tôi, Báu vui lắm, nói ngay: “Mày khỏi phải ngồi đây, bụi thì nhiều chứ tiền thì đâu có mấy. Tao sẽ kiếm cho mày một việc thích hợp ở trường tao!...Và kỳ nghỉ hè này, tao sẽ bao mày từ A đến Z một chuyến về thăm lại Thành phố Hoa phượng đỏ! Chúng ta sẽ đi thăm lại tất cả những nơi mà hồi nhỏ chúng ta đã cùng đến: Đồ Sơn, Vịnh Hạ Long, Bãi Cháy, Đảo Cát Bà, Cát Hải…” Tôi xen ngang: “Cả Bạch Long Vĩ nữa chứ!” Vừa nghĩ tới Bạch Long Vĩ, tôi vụt nhớ ngay đến người bạn trùng tên với tôi đang ở đó với đàn con sáu đứa!...
5.
Tôi và gia đình Báu về Hải Phòng bằng đường biển. Mỗi khi ra biển, tôi lại thấy mình như trở thành  một người khác, rất lạ. Báu cũng có cảm giác ấy như tôi. Vì thế, chúng tôi đều nôn nóng đi ra đảo để thăm người bạn trùng tên với tôi!...
Về tới Hải Phòng, ngay ngày hôm sau chúng tôi mua vé tàu đi đảo Cát Bà, từ đó sẽ ra đảo Bạch Long Vĩ! Tới đảo Cát Bà, mấy cô gái làm việc ở khách sạn nói : “Chiều nay ở trường bắn có một vụ xử bắn rất đặc biệt: Tội phạm là băng cướp có biệt danh là “Ngũ Long Công Chúa”, gồm năm người thì cả năm vốn đều là siêu người mẫu chân dài, cực kỳ xinh đẹp, số đo cả ba vòng đều giống nhau và đều là “số đo bốc lửa”: 90 – 61 – 91!” Nghe nói vậy, chúng tôi chỉ kịp ăn uống qua loa rồi phóng ra Trường bắn ngay. Người vào xem đã đông nghẹt. Chỉ còn 5 phút nữa là tới giờ hành quyết! Năm cô gái trong băng cướp “Ngũ Long Công Chúa” đã bị cột chặt vào năm cái cọc gỗ, băng đen bịt kín mắt. Đội xạ thủ đang đi ra … Khi tiếng hô “nghiêm”  của người đội trưởng hành quyết lạnh lùng vang lên thì tôi bàng hoàng cả người khi nhận ra người đội trưởng đội hành quyết kia chính là người bạn trùng tên với tôi!...Tôi như là nghe tiếng Báu nói rất gần bên tai: “Thì ra nó học cùng lớp với tao hồi cấp hai ở Thị xã Hòn Gai. Hồi đó nó đã cao nhất lớp nên cả lớp đều gọi nó là Cao Kều mà quên đi tên thật của nó! Thì ra nó là thằng bạn trùng tên với mày!...Giờ thì tao đã nhớ ra rồi!...” Báu đã nhớ ra cái gì, tôi định hỏi thì một cơn lốc xoáy không biết từ đâu ào tới, như là có ai bốc cả nắm cát lớn ném thẳng vào mặt tất cả mọi người, chắc chỉ có năm cô gái tội phạm của băng cướp “Ngũ Long Công Chúa” là không bị cát chui vào mắt!...
Cơn gió lốc đến nhanh và đi cũng nhanh. Khi mọi người dụi mắt, nhìn ra nơi hành quyết thì chỉ thấy năm cái cọc gỗ đứng chơ vơ, lặng câm,  không một lời giải thích! Tôi tính đi tìm Bê (người bạn trùng tên, người đội trưởng đội hành quyết) để hỏi  tại sao anh ta không ở đảo Bạch Long Vĩ mà  lại về ở đảo Cát Bà, tại sao anh ta lại tiếp tục hành nghề đao phủ, tại sao… thì Báu nói: “Tao thấy chưa nên gặp “Đao phủ” lúc này! Chúng ta nên về khách sạn làm chai rượu thì mới có thể bình tâm mà hiểu những gì đã xảy ra và sẽ xảy ra!” Tôi im lặng nghe theo vì biết nói gì bây giờ? ./.
Sài Gòn, 16-17/8/2009
Đỗ Ngọc Thạch
Ngày đăng: 18.08.2009
]

nguồn: vanchuongviet

Một đao phủ thời nhà Thanh (ảnh:Internet)
Hành quyết tùng xẻo Joseph Marchand, Việt Nam vào năm 1835. (ảnh: Internet)


Tìm tag: truyện ngắn

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Người đánh đàn Klong Put... - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Người đánh đàn Klong Put (Hay là Quà Tặng Tuổi 20)

Người đánh đàn Klong Put (Hay là Quà Tặng Tuổi 20)Ngày mười bốn tháng chín năm bảy chín, đoàn khảo sát văn hóa dân gian của ông Tô Ngọc đến Plêiku.Trời đã về chiều, cả thị xã cao nguyên nhỏ bé thoắt cái đã trở nên tĩnh lặng, huyền ảo khác thường.
Những cây thông trầm mặc đã ẩn mình vào trong bóng đêm từ bao giờ, nhìn xa trông như những  hình nhân nhẫn nại, trầm tư. Gió se lạnh làm đung đưa ánh đèn thưa thớt trên những con đường đổ dốc mờ ảo. Tiếng nhạc ở những quán cà phê vừa vang lên mà như đã tan đi trong tiếng lá rơi xào xạc…

Ông Tô Ngọc không đi thu dọn chỗ ở và tắm rửa như các thành viên trong đoàn mà thả bộ trên con đường phố vắng ẩn trong những lùm cây đen sẫm. Cái mùi lá kỳ lạ khiến ông nôn nao, bồn chồn. Linh tính như mách bảo ông rằng, đêm nay, cái đêm cao nguyên đầu tiên này, ông sẽ gặp điều khác thường. Ông hồi hộp chờ đón điều khác thường ấy và như là có ai dẫn lối, ông đã đi  hết đường phố lớn, đến một con đường đất nhỏ, cây cối um tùm. Lúc ấy, ông mới chợt nhận ra đã không còn ánh điện nữa, đã tới ngoại vi thị xã, và tất cả đang ngập trong ánh trăng huyền ảo. Đi tiếp hay dừng lại, hay quay trở lại? Ông Tô Ngọc đang phân vân thì bỗng nghe thấy một âm thanh khác lạ bay theo làn gió thoảng. Ông lắng tai nghe và nhận ra đó là tiếng  đàn Klong Put với giai điệu buồn. Lần theo hướng gió, ông Tô Ngọc đã đứng trước nơi phát ra tiếng đàn Klong Put đó: một nếp nhà nhỏ ẩn trong vườn cà phê rộng. Ông đứng lặng trước những âm thanh huyền diệu: giai điệu buồn mà vẫn ánh lên vẻ đẹp huy hoàng, quyến rũ lạ kỳ!…

Ông Tô Ngọc đang đắm chìm trong tiếng đàn thì bỗng những  âm thanh kỳ ảo ấy biến mất! Giây lát, có tiếng  lộc cộc và cái cổng gỗ của ngôi nhà đã mở toang. Ông Tô Ngọc nhìn thấy một người già râu tóc bạc trắng lấp lánh ánh trăng hiện ra trước cổng. Nhìn ông Tô Ngọc giây lát, ông già cất tiếng chào rồi nói:

-Chúng tôi đang làm  lễ Tơnơl (*), Zang Pơđa (**) linh thiêng đã không bắt con H’Thùy phải chết. Năm năm trước, Zang Pơđa nổi giận đã bắt nó nằm liệt giường. Nhưng sáng nay, Zang đã thương tình, cho nó được đi lại chạy nhảy như con chim rếch trên nương…

Rồi ông già nhún nhảy chân tay như múa và nói như hát, như lời của các Hơ Amon (***) cổ xưa:

“Ô, không kiêng cữ gì đâu !

Vào đây đi !

Mắc cỡ chi, ngần ngại gì!

Vào đây đi !

Thật là vui lòng khách đến chơi

Thật là cảm kích khách đến nhà!…”

Ông Tô Ngọc theo ông già vào nhà. Khoảng gần hai chục người đang ngồi quanh bếp lửa, bên những ghè rượu cần, những đĩa thức ăn đầy ụ. Ở một góc nhà, sát vách, là một cái đàn Klong Put. Đứng bên cây đàn là một em bé gái, khoảng mười tuổi, xinh đẹp lạ thường, đang hướng khuôn mặt ra phía cửa, nơi người khách lạ là ông Tô Ngọc vừa  bước vào. Ông Tô Ngọc giật mình trước vẻ đẹp huyền ảo mà rực rỡ của em bé gái. Mải quan sát em, có người nắm vào tay ông, ông mới biết. Đó là một người cán bộ của Sở Văn hóa, người đã đón tiếp đoàn của ông khi chiều. Người đó kéo ông Tô Ngọc ngồi xuống cạnh ghè rượu cần và cho ông biết câu chuyện về bé gái H’Thùy, nhân vật chính của lễ Tơnơl này…

H’Thùy  vừa đúng mười   tuổi. Bố người Bana, mẹ người Kinh. Đầu tháng 3-1975, trước khi rút chạy khỏi Plêiku, một tên lính ngụy ập vào nhà H’Thùy cướp phá và cưỡng hiếp mẹ H’Thùy. Lúc đó, H’Thùy mới năm tuổi, nhưng thấy mẹ vật lộn giằng co với tên lính, bé cũng lao vào cắn vào chân tên lính. Thằng lính bị đau, , buông người mẹ ra tóm lấy chân cô bé liệng ra vườn caphê. Đúng lúc H’Thùy rơi xuống tán lá của một cây caphê thì cái chày giã gạo từ tay người mẹ cũng bổ xuống đầu thằng lính.

Sau vụ ấy, H’Thùy bị sốt nặng, tưởng khó mà sống nổi. Cơn sốt qua đi, nhưng H’Thùy không thể đi lại được và đôi mắt không thể nhìn được nữa. Năm năm qua, H’Thùy chỉ nằm trên giường với bóng tối bao phủ. Nhiều thầy thuốc, thầy cúng nổi tiếng cũng đành chịu bó tay. Nhưng sáng nay, như là có phép màu, sau khi ngủ dậy, H’Thùy đã bước được xuống đất và lần mò đi lại trước sự , kinh ngạc tột cùng của cả nhà !…

Mọi người quyết định làm lễ Tơnơl thật lớn để tạ ơn Zang  Pơđa linh thiêng đã tỏ lòng thương cô bé H’Thùy  xinh đẹp mà bị mắc thứ bệnh ác nghiệt. Mẹ H’Thùy còn nghĩ rằng, làm lễ tạ ơn thần linh, biết đâu các ngài lại mở lượng từ bi, cho H’ Thùy  được nhìn thấy ánh sánh ! Ôi, đôi mắt của H’Thùy đẹp như thế kia cơ mà !…

Mọi người thay nhau uống rượu khấn vái, múa hát, đánh chiêng, trống …không ngừng. Thỉnh thoảng, tiếng khấn của ông thầy cúng lại rề rà vang lên, át cả đám đông :

“ Ơ  Zang  Pơđa

Zang Pơđa linh thiêng !

Chúng tôi đã mời Zang ăn thịt gà thơm

Chúng tôi đã mời Zang ăn thịt h eo béo

Con H’Thùy đã đánh Klong Put cho Zang nghe

Zang vừa lòng chưa ? Vừa lòng chưa ?”…

Sau  mỗi lần  ông thầy cúng như thế, lại soang, lại đánh cồng chiêng, hát,…Và H’Thùy lại đánh đàn Klong Put. Ông Tô Ngọc như bị thôi miên mỗi khi hai bàn tay mềm mại, nhỏ bé của H’Thùy như đang múa lượn trước những ống lồ ô bình dị. Những ống lồ ô lầm lì, bất động thoắt đã vang lên những âm thanh trầm bổng, lúc khoan lúc nhặt , lúc như gió rừng thổi vào vách đá, lúc như tiếng suối chảy róc rách không thôi…Hai bàn tay bé nhỏ kia có phép màu gì vậy ?  Đó là tiếng nói của núi rừng hay của những con người  đau khổ từ ngàn đời nay đang khao khát hạnh phúc ?…Toàn thân cô bé như rực sáng trong tiếng nhạc lung linh. Bên tai ông Tô Ngọc như vang lên những lời ca cổ xưa :

“ Nàng đang đứng đó, trước đàn Klong Put / Chân tay mềm trắng như cúi  bông / Ngực mới nhú bằng quả cây sắn / Nàng đẹp như con trời /  Nhìn đằng trước thấy xinh /   Nhìn đằng sau thấy đẹp / Váy ba mươi lớp vẫn thấy bắp vế trắng bên trong / Nàng bước đi uyển chuyển /  Gió thổi , lộ bắp vế như có ánh chớp /   Gió bay, thấy đầu gối như có tiếng sấm ầm ỳ / Gió thổi , thoáng bắp đùi bỗng như chói lòa tiếng sét đánh ngang tai”…

Cô bé H’Thùy đã ngừng tay, mặt hướng vào nơi vô định. Một làn gió thổi ào vào căn nhà như muốn cuốn đi những hồi âm của tiếng đàn còn lơ lửng trên không gian bé nhỏ của căn nhà. Cô bé khẽ rùng mình rồi nhẹ nhàng đi lại bên người mẹ, ngồi xuống mắt chớp chớp , môi mấp máy nói câu gì đó thầm thì bên tai bà. Bà mẹ mỉm cười rồi kéo đầu H’Thùy áp chặt vào ngực, hai giọt nước mắt lăn qua gò má nhăn nheo của bà rơi xuống đầu cô bé. Ông Tô Ngọc đã nhìn thấy, và bên tai ông vang lên một âm thanh…

Lê Tơnơl cũng là ngày sinh của H’Thùy, cô bé tròn mười tuổi. Người ta đem đến quá nhiều quà mừng , nhưng cô bé không nhìn thấy được. Mỗi khi có người đưa quà, lại có một người nói cho cô bé nghe đó là cái gì, nó như thế nào, nó đẹp ra sao…

Khi đó, H’Thùy ngước mặt lên , mắt chớp chớp khẽ mỉm cười nói lời cảm ơn rồi cô bé buông một tiếng thở dài, nét mặt như có một đám mây đen lướt qua. Không ai nghe thấy tiếng thở dài mỏng manh đó, nhưng ông Tô Ngọc đã nghe thấy. Không ai nhìn thấy đám mây đen lướt qua khuôn mặt cô bé nhưng ông Tô Ngọc đã nhìn thấy. Ông Tô Ngọc bỗng cảm thấy  lúng túng, bất lực. Ông biết tặng cô bé món quà gì bây giờ ? Ở nhiều trường hợp khác, với cây đàn ghi ta, ông có thể ứng tác một ca khúc làm quà tặng. Nhưng bây giờ, trước  cô bé thiên thần này, ông bất lực. Ông thấy nhói trong tim khi nghe cô bé nói với mẹ :

- Mẹ ơi, sao không có ai tặng con một món quà mà con có thể nghe nó nói điều gì đấy ?

Ông Tô Ngọc bàng hoàng giây lát, trong tim người nhạc sĩ già bất hạnh bỗng vang lên những nét nhạc dạo đầu của một bản nhạc lạ. Ông bước đến trước đàn Klong Put và nói với cô bé :

- Tôi sẽ tặng H’Thùy một món quà nhỏ !

Tất cả mọi người im lặng , bàn tay gày guộc của ông Tô Ngọc vỗ nhẹ bên miệng của những ống lồ ô, những âm thanh trầm đục ngân  lên. Rồi nhanh dần, nhanh dần, hai bàn tay ông Tô Ngọc lướt qua, vòng lại những miệng ống lồ ô như nhịp phi của con chiến mã già trong cuộc trường chinh vạn dặm…Đúng mười phút, tiếng đàn Klong Put của ông Tô Ngọc lặng đi đột ngột ! Mặt cô bé ràn rụa nước mắt cùng nụ cười ngỡ ngàng , cô bé hướng về phía ông  Tô Ngọc, nói giọng run run :

- Ôi ! Thật kỳ diệu !  Ông đã cho H’Thùy biết ngày H’Thùy sinh ra như thế nào, cất tiếng chào đời ra sao, rồi H’Thùy đã lớn lên như thế nào, tai họa đã ập đến ra sao !… Và ông còn hứa là sẽ tặng H’Thùy một món quà thật lớn vào năm H’Thùy tròn hai mươi tuổi, có đúng vậy không ? H’ Thùy  phải đợi mười năm nữa à ?

Cô bé mù đã nói đúng tâm tư của ông Tô Ngọc mà ông đã  “nói” bằng tiếng đàn Klong Put. Phải, ông sẽ sáng tác một bản giao hưởng lớn làm quà tặng H’Thùy  khi cô tròn hai mươi tuổi mà ông linh cảm thấy rằng đến lúc đó, H’Thùy sẽ nhìn thấy ánh sáng, thấy núi rừng quê hương của cô !…

***
Đúng ngày đó, mười năm sau, ông Tô Ngọc trở lại mảnh đất xưa để tìm gặp cô bé H’Thùy , mà theo ông nghĩ , đã trở thành một cô gái tròn hai mươi tuổi cực kỳ xinh đẹp. Theo như lời ước hẹn mười năm trước, hôm nay, ông Tô Ngọc đem đến cho H’Thùy một bản giao hưởng soạn cho đàn Klong Put  gồm hai mươi tiểu khúc, mà ông đã lao tâm khổ tứ viết liên tục suốt mười năm qua. Ông âm thầm viết rồi lại sửa công phu trong điều kiện cuộc sống nghèo khổ và cô độc với một niềm say mê hứng khởi không thể giải thích được.

Mười giờ sáng, chiếc xe ca liên  vận đưa ông từ Qui Nhơn đến bến xe liên tỉnh thị xã Plêiku . Ngồi uống nước ở bến xe, tình cờ ông gặp người cán bộ Sở Văn hóa dạo nọ : anh ta đi bán báo rong, bộ dạng thật nhếch nhác. Biết mục đích chuyến đi của ông Tô Ngọc , anh ta nói :

- Cách đây bốn năm, cô bé H’Thùy ấy đã là một  cô gái mười sáu tuổi, xinh đẹp lạ thường. Và cô gái đã khỏi mù rồi !

- H’Thùy nhìn thấy được rồi sao? – ông Tô Ngọc ngạc nhiên thốt lên – Ai chữa cho cô gái vậy?

- Ông biết không, khi H’Thùy mười sáu tuổi, cô bé bỗng trở nên xinh đẹp không thể tả được, các hoa hậu đang đăng quang con kém xa. Biết bao nhiêu người đến hỏi cô bé làm vợ. Đủ các loại người. Bà mẹ liền ra một điều kiện: Ai đem đến mười sáu viên ngọc trai giống hệt nhau và không giống bất cứ viên ngọc trai nào đã tồn tại trong đời  thì sẽ được cưới cô bé làm vợ !…

- Vậy có ai đem được mười sáu viên ngọc trai tới không?

-Có chứ ! Cứ nói là dân mình nghèo, nhưng là những người thật thà, ngớ ngẩn như ông và tôi thôi, chứ thiên hạ ối kẻ giàu nứt đố đổ vách. Ông biết không , có hơn chục người đem được mười sáu viên ngọc trai tới.Nhưng giống nhau nhất, đẹp nhất là mười sáu viên ngọc trai của ông chủ thầu gỗ ở Sài Gòn. Ông ta đã có đến chục bà vợ, mỗi tỉnh một bà. Bà ở thị xã Plêiku này là một chủ hụi cỡ bự, xài tiền như rác!…

- Rồi sao ?

- Rồi sao nữa! Khi nhìn thấy mười sáu viên ngọc trai của ông chủ thầu gỗ, bà mẹ H’Thùy rú lên kinh ngạc,ôm chầm lấy cô con gái như phát cuồng!…Ông bố, rồi cả nhà H’Thùy đều sung sướng phát rồ!…

- Còn H’Thùy thì sao ?

- Còn sao nữa ! Cô bé ngơ ngác không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Nhưng khi H’Thùy cầm mười sáu viên ngọc trai và nghe lão chủ thầu nói: “Em là người đẹp nhất trần gian, và bây giờ em sẽ là bà chủ giàu nhất trần gian !” thì cô gái run lên, nước mắt trào ra như suối và sự việc lạ lùng đã xảy ra: Khi đưa những viên ngọc trai lên ngang mặt như muốn nhìn ngắm nó, mắt cô bé bỗng sáng lên, cô bé đã nhìn thấy những viên ngọc trai đang long lanh dưới ánh sáng thần kỳ như trong truyện cổ tích…

- Sao lại có chuyện thần tiên như vậy được?

- Thế ông đã được nhìn thấy  một viên ngọc trai nào chưa? Tôi đoán không nhầm , có lẽ ông suốt đời chỉ được  cầm những đồng tiền nhàu nát, như nắm tiền bán báo của tôi đây này, thì vàng ngọc chỉ là  chuyện hoang đường !

- Thôi , đừng nói chuyện đó. Anh kể tiếp về H’Thùy đi !

- Thế là hết chuyện ! H’Thùy  đã thành bà chủ, cô ta không đánh đàn Klong Put nữa. Và thế là bốn năm nay, tôi  không gặp và không biết cô ta thế nào !

Ông Tô Ngọc ngồi lặng đi trong quán nước. Trong đầu ông như có núi lở, có cảm giác như mình đã hóa thành cát bụi. Hồi lâu , ông nói :

- Anh có thể đi với tôi về Kon Hà Nừng  nơi H’Thùy đã sinh ra không ? Tôi muốn đến mảnh đất quê hương của cô gái một lần cuối trước khi vĩnh viễn từ biệt mảnh đất này !

- Tôi bỏ nghề sưu tầm văn nghệ dân gian từ lâu rồi ! Ngày tôi đi bán báo tối bán… nước bọt ! – người nọ thở dài .

- Bán nước bọt là cái gì ?

- Là dắt mối gái điếm chớ gì !

- Sao anh lại làm cái nghề mạt hạng ấy ? – ông Tô Ngọc ngạc nhiên hết sức.

-  Đói đầu gối phải bò ! Thiên hạ bây giờ đua nhau làm giàu như điên bằng đủ mọi cách. Mà một khi đã giàu rồi thì phải tiêu xài chứ ! Một thứ tiêu xài hấp dẫn nhất chính là cái   “của nợ”  ấy, chẳng ai thoát được sự cám dỗ của nó , đến thánh cũng thế ! Nhờ vậy mà đàn con nheo nhóc của tôi mới còn sống đến hôm nay đấy !…

Người cán bộ Sở Văn hóa nói lai rai gì đó một lúc rồi cáo lui, tạm biệt ! Với anh ta  cuộc chạy đua suốt cả  ngày với đồng tiền quả là không thể có nhiều thời gian trống ! Ông Tô Ngọc chần chừ một lát  rồi mua vé xuống An Khê . Ông đã quyết định trở lại Kon Hà Nừng, để làm gì cụ thể thì chính ông cũng không thể hình dung chính xác, ông  lên xe với một cảm giác vô  thức…

***

Kon Hà Nừng !… Kon Hà Nừng !… Chỉ mấy tiếng ấy thôi đã đầy quyến rũ đối với ông Tô Ngọc khi xe dừng ở thị trấn An Khê. Và khi đã đặt chân lên núi  rừng bạt ngàn của Kon Hà Nừng ông cảm thấy thanh thoát lạ thường. Đi lang thang trong rừng được nửa ngày thì ông Tô Ngọc gặp một tốp thợ xẻ. Ông đã nghỉ lại ăn cơm tối với họ. Khi biết ông là nhà sưu tầm chuyện cổ, bài hát cổ, một người thợ xẻ nói :

- Cách đây không xa, có mấy ông già làng biết nhiều chuyện đời xưa hay ho lắm, bác đến đấy tha hồ mà sưu tầm . Còn nếu bác thích nghe chuyện thời nay  thì bọn tôi có hàng kho chuyện, chuyện nào cũng ly kỳ rùng rợn không kém những chuyện thần linh ma quỷ đời xưa đâu. Tôi nghĩ bác cứ ghi lại để vài trăm năm nữa cho con cháu bác nó công bố thì cũng y  xì chuyện thần thoại cổ tích !

Ông Tô Ngọc bật cười nhìn những người thợ xẻ như nhìn những sinh vật lạ :chẳng lẽ họ cứ làm cái việc cưa xẻ đơn điệu này mãi mà không biết chán hay sao ?  Trong khi đó những người thợ xẻ cũng nhìn ông Tô Ngọc như là người của Sao Hỏa rơi xuống quả đất : Thời  buổi này người ta đua nhau đi gom nhặt tiền bạc để làm giàu, cái ông dở hơi này lại lặn lội lên tận chốn thâm sơn cùng cốc để gom nhặt  những câu chuyện ngớ ngẩn của mấy ông già sắp kề miệng lỗ !…

-Bác có thích nghe chuyện “Nàng Tiên mù và thằng  Sọ Dừa” không?

-Chuyện cổ tích à? – ông Tô Ngọc hỏi.

-Không, đó là chuyện ngày nay trăm phần trăm, nhân vật còn sống sờ sờ. Lát nữa bác sẽ được tận mắt nhìn thấy!- Và người thợ xẻ kể.

Có một cô gái xinh đep như Tiên nữ giáng trần, nhưng bị mù từ năm lên năm tuổi   (ông Tô Ngọc thốt giật mình và nghĩ đến hình ảnh H’Thùy mười năm về trước). Năm cô gái 16 tuổi sắc đẹp trở nên lộng lẫy lạ thường. Cánh nam nhi khao khát người đẹp như điên, dù cô gái có bị mù. Hẳn người ta cho rằng “cái kia” đâu có mù ( người thợ xẻ nhe răng cười nhăn nhở, đám thợ xẻ hưởng ứng nhưng thấy ông Tô Ngọc ngồi lặng như tượng nhà mồ, họ lại ngồi yên). Gia đình cô gái cũng đặt điều kiện kén rể như Vua Hùng trong truyện Sơn Tinh –Thủy Tinh ấy. Điều kiện ở đây là : ai đem đến mười sáu viên ngọc trai tuyệt đẹp và giống nhau như hệt thì sẽ được cưới cô gái  làm vợ !  Một ông chủ thầu gỗ cỡ bự đã trở thành chú rể ! Và điều kỳ lạ đã xảy ra là : mười sáu viên ngọc trai của ông chủ thầu gỗ đã làm cho cô gái xinh đẹp hết mù ! Cô gái  đã trở thành bà chủ trước sự ghen tức lồng lộn  của hơn chục bà vợ chính thức của ông chủ thầu gỗ !  Các bà đã liên minh với nhau để chống kẻ thù chung là cô gái xinh đẹp và một độc kế được vạch ra : Các bà đã  thuê một băng cướp khét tiếng mai phục ở khu rừng Kon Hà Nừng này, chỗ mà ông chủ thầu sẽ đến thăm gỗ cùng cô vợ trẻ xinh đẹp như Tiên. Khi ông chủ thầu và cô vợ trẻ lọt vào ổ phục kích băng cướp có nhiệm vụ giết chết ông chủ và thỏa sức hãm hiếp cô vợ trẻ ! (Ông Tô Ngọc gai người rụng rời chân tay như muốn ngất xỉu). Bác phải biết đàn bà người ta đã trả thù là kinh hoàng đáng tởm hết chỗ nói ! Và âm mưu độc ác đó đã được thực hiện không sai một chi tiết ! (Người thợ xẻ kể đến đây cũng phải ngồi lặng một lát, rít một điếu thuốc lào rồi mới kể tiếp). Thương thay cho cô gái xinh đẹp! Giá như cô chết đi thì hết khổ. Nhưng cô gái không chết mà lại bị mù và có bầu với băng cướp tàn bạo đó ! Điều bất hạnh xảy ra là cái bầu ấy lại là một quái thai : Cô đã đẻ ra một thằng bé đầu to như sọ dừa hai tay thì to nhưng thân mình và hai cái chân lại teo quắt bé tí xíu. Điều kỳ lạ là đứa bé rất khỏe  nó đã hơn ba tuổi đi bằng hai tay còn hai chân thì chống ngược lên quặp vào tay mẹ nó gần như tay vậy !… Hai mẹ con sống lang thang trong rừng ai nhìn thấy cũng phát  khiếp .

Nghe đến đây ông Tô Ngọc thét lên một tiếng cực lớn rồi ôm ngực ho  rũ rượi ! Ông ngất đi đến nửa giờ sau mới hồi tỉnh. Khi tỉnh dậy vừa mở mắt ra ông đã nhìn thấy “Nàng Tiên mù và thằng con Sọ Dừa” đang đứng trước lều của những người thợ xẻ . Những người thợ xẻ đang cho hai mẹ con ăn cơm và hai mẹ con ngồi ăn ngon lành ! Một người thợ xẻ nói :

- Làm xong cái hợp đồng này cánh ta sẽ đưa hai mẹ con về miền xuôi mở gánh xiếc và múa võ bán thuốc cao thì chẳng mấy chốc mà thành triệu phú ! Thiên hạ cứ gọi là lác mắt trước vẻ đẹp của Nàng  Tiên mù và trước thằng Sọ Dừa quái dị này !

Ông  Tô Ngọc chăm chú nhìn hai mẹ con và khi nhận ra đúng là cô bé H’Thùy mười năm trước ông lại rú lên kinh hoàng ! Những người thợ xẻ đã xoa bóp , day huyệt cho ông khiến ông thiếp ngủ !

Khi ông Tô Ngọc tỉnh dậy, khu rừng đã tràn ngập  trong ánh sáng huyền ảo. Ông nhìn đồng hồ mới chín giờ. Ông giật mình khi thấy số chỉ ngày trên đồng hồ vẫn là con số 14 ! Vẫn là ngày 14-9 sao ? Vẫn là cái ngày mà ông đã chờ đợi và giành bao tâm huyết cho nó: ngày mà H’Thùy tròn hai mươi tuổi. Chẳng lẽ cô gái xinh đẹp tuyệt vời vừa tròn hai mươi tuổi mà ông luôn tưởng tượng ra trong suốt mười năm qua lại là người mẹ mù hoang dã bên cạnh đứa con quái dị này sao?

Cắt ngang ý nghĩ của  ông Tô Ngọc là những tiếng thì thầm của những người thợ xẻ:

-Hai mẹ con chắc là đã ngấm thuốc ngủ rồi. Chúng ta làm việc đi chứ!

-Vẫn ít thuốc hay sao ấy? Thằng Sọ Dừa thi thoảng vẫn cựa mình và không hiểu sao nó cứ quắp chặt lấy mẹ nó?

-Gỡ nó ra chứ. Lấy chăn chiên gói nó lại rồi treo lên cành cây kia kìa!

-Tao đã thử đêm qua rồi. Nó khỏe như gấu ! Chút xíu bị nó cào rách mặt!

-Mỡ treo miệng mèo mà không làm gì được, tức thật! Mà toàn loại anh hùng hảo hán, chẳng lẽ lại thua cái thằng quái thai này sao?

-Hay là “thịt” thằng Sọ Dừa đi! Quái thai như nó chắc không sống được bao lâu đâu !

-Không được. Nó là báu vật đấy ! Đưa nó về các thành phố biểu diễn cứ gọi là hái ra tiền! Phải dùng mẹo chứ không được dùng bạo lực. Cứ chờ lát nữa xem sao, nhất định thuốc ngủ sẽ phát huy tác dụng!…

Ông Tô Ngọc nghe mà sởn gai ốc! Bọn họ đang âm mưu gì vậy? Nghĩ tới cảnh băng cướp thay nhau hãm hiếp cô gái, ông lại thấy lạnh toát cả người, chân tay rụng rời, tim đau thắt…Đúng lúc ấy, ông nghe thấy một âm thanh vọng lại thoang thoảng trong gió: tiếng đàn Klong Put!…

Ông Tô Ngọc bật ngồi dậy, đập vai một người thợ xẻ kề bên:

-Nhờ anh đi chặt về đây cho tôi mười ống lồ ô, ngay bây giờ !

- Để làm gì vậy? Đang đêm đi chặt lồ ô, bác điên à?

- Tôi không điên! Để tôi làm phép cho các anh xem. Tôi có học được một phép thuật của người Bana, hay lắm !

- Bác học được phép thuật phù thủy à? Thế thì hay lắm. Bọn tôi thường sống lang bạt nơi rừng rú cũng cần biết phép thuật để trị ma tà khi cần thiết…- Nói rồi người thợ xẻ xách dao biến mất sau những lùm cây đen ngòm. ..

Khoảng mười lăm phút sau, người thợ xẻ vác về mười ống lồ ô bóng loáng. Ông Tô Ngọc lẩm nhẩm tính toán và chỉ trong chốc lát, cây đàn Klong Put đã thành hình…

***

Kể cho tôi nghe câu chuyện này chính là người thợ xẻ đã đi chặt mười ống lồ ô đó.  Anh ta hiện đang làm thuê cho một lò bánh mì ở Chợ Lớn. Sau khi cho tôi xem mười ống lồ ô của ông Tô Ngọc mà anh đã  công phu vác về đây, người thợ xẻ bỗng như biến thành một người khác, như là những nghệ nhân kể Hơ Amon xa xưa, rồi anh ta kể :

Tiếng đàn Klong Put của ông Tô Ngọc đã khiến cho cả khu rừng đang tràn ngập ánh  trăng trở nên xao động lạ kỳ. Chim muông đủ loại không biết từ đâu đã quây tụ xung quanh cây đàn Klong Put từ bao giờ… Chúng chăm chú, say sưa nghe tiếng đàn như bị mê hoặc…

Hai mẹ con Nàng Tiên mù và thằng Sọ Dừa đã tỉnh dậy  dù đã đến lúc thuốc ngủ ngấm vào người. Tốp thợ xẻ ngồi lặng như những tượng nhà mồ. Tiếng đàn Klong Put không còn là tiếng nhạc nữa, mà đã trở thành tiếng suối chảy , tiếng gió rừng rào rào, thành tiếng thác dội ầm ào, thành mùi lá rừng ẩm ướt, thành ánh trăng bạc lấp lánh…

Khi tiếng đàn vừa dứt , Nàng Tiên mù ràn rụa nước mắt, thổn thức, tiếng nói như làn gió đẫm sương đêm :

-Ôi, tôi đã hai mươi tuổi rồi ư? Món quà người đã hứa tặng tôi mười năm trước đây sao?

Thằng Sọ Dừa bỗng rú lên, tung người nhào lộn ba vòng rồi nói bằng thứ âm thanh chói tai:

-Đánh sấm  nữa đi, làm sét nữa đi !…Tôi thích nghe quá!…á…á…

Bỗng một cái chăn chiên tung ra, cuốn chặt lấy thằng Sọ Dừa, một người thợ xẻ, nhanh như chớp đã vác thằng Sọ Dừa biến mất.Cả đám chim chóc, muông thú bỗng rùng rùng chuyển động hỗn loạn. Có hai con hổ trắng vọt ra như một tia sáng, một con cắp Nàng Tiên mù, một con cắp ông Tô Ngọc lao vút về hướng núi Lơ Khơng!…

Sau đó, tôi nghe mấy già làng nói hai con hổ đó là Zang Kông Lơ Khơng, nghĩa là Thần núi Lơ Khơng…

Người thợ xẻ ngừng kể, anh ta đang tập đánh đàn Klong Put. Anh bảo, khi con gái anh hai mươi tuổi, anh sẽ đánh đàn Klong Put điêu luyện và sẽ tặng con gái bản nhạc của ông Tô Ngọc mà anh đã thuộc như là nó đã có sẵn trong đầu anh vậy!… Trời đất, nghe đến đây thì tôi không tin ở tai mình nữa, người thợ xẻ đã đứng đàn từ bao giờ, và tôi nhìn anh ta và lại không tin ở mắt mình nữa: anh ta giống ông Tô Ngọc y chang !

----

Chú thích:

(*) Tơnơl: lễ tạ ơn của người Bana.

(**) Zang Pơđa : Thần chết.

(***) Hơ Amon: Loại hình diễn xướng dân gian của người Bana.
 
Đỗ Ngọc Thạch
Tiếp theo >

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Tiêu đề của danh mụcSố truy cập
1 Người đánh đàn Klong Put (Hay là Quà Tặng Tuổi 20) 9
2 Trạng Me đè trạng Ngọt 6
3 Siêu mẫu chân dài 6
4 Âm mưu và tình yêu 9
5 Qua sông bằng đò 43
6 Địa linh nhân kiệt 45
7 Thượng kinh ký sự (hay là ba lần tới thủ đô) 37
8 Vi hành 40
9 Tượng nhà mồ 32
10 Lột da mặt 129
11 Chuyện tình Sơn Nữ 41
12 Người con gái sông La 34
13 Thời gian 43
14 Chị em sinh ba 127
15 Ký ức binh nhì 77
16 Những Điều Bất Ngờ - Chùm truyện mini Đỗ Ngọc Thạch 90
17 Người cuối cùng của một dòng họ võ tướng 95
18 Tôi làm gia sư 100
19 Chuyện học hành 56
20 Mùng ba Tết thầy 73
21 Cô giáo mầm non 94
22 Bạn học lớp bốn 73
23 Bạn học lớp bảy 54
24 Chuyện của nhà địa chất 59
25 Bạn học lớp ba 47
26 Bạn học lớp hai 54
27 Tướng sát phu 128
28 Cô gái Sơn Tây và anh lính binh nhì 112
29 Con gái viên đại úy 122
30 Huyền thoại Lý toét 94
Trang 1 trong tổng số 2
nguồn: vannghechunhat.net