Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Bố và con và...; Tiểu đội trưởng của tôi - Đỗ Ngọc Thạch

Đỗ Ngọc Thạch

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Trích: Bố và con và...; Tiểu đội trưởng của tôi

Bố và con và....

Thứ hai, 27 Tháng 2 2012 20:25 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Bố và con và....
1.Ông Hữu Thiết tới tuổi Tam thập nhi lập mới lấy vợ, vợ ông đoản mệnh, đẻ cho ông một thằng con trai thì qua đời. Ông Hữu Thiết cảm thương vợ vô cùng nên đã giữ trọn chữ thủy chung với người vợ đã khuất, sống cảnh gà trống nuôi con bằng đồng lương nhà giáo khổ hạnh gần 30 năm trời…
Còn hai tháng nữa là tới ngày sinh nhật người con trai Hữu Trí, tròn 30 tuổi, cũng đã là một nhà giáo gần mười năm, ông Hữu Thiết nghĩ đến chuyện mình lấy vợ cũng vào lúc 30 tuổi,  rồi đến cái chết thương tâm của người vợ, nên ông quyết định bắt con phải lấy vợ ngay, khi chưa tới cái tuổi mà chính ông đã gặp chuyện không may! Như vậy là chỉ còn hai tháng nữa!  
Một người bạn thân của ông Hữu Thiết cố vấn cho ông rằng, muốn cho ông con tránh được cái họa vợ sinh con rồi chết như của ông bố thì phải làm khác đi. Sớm về thời gian như thế là tạm được, nhưng chọn vợ thì phải nhất quyết chọn người có tướng vượng phu ích tử. Tôi có đứa cháu gái bên đằng vợ, tên Lụa, năm nay vừa đến tuổi lấy chồng, gái quê trăm phần trăm, tính nết  thùy mị, chịu khó làm lụng, công việc đồng áng làm rất giỏi nên cơ thể khỏe mạnh, có thể gọi là mắn đẻ. Song điều đặc biệt là cô cháu gái này có cái ngọc đới yêu vi, tức da thịt quanh bụng nổi lên như cái đai, gọi là đai ngọc, đó là quý tướng, ngàn người mới có một! Nếu thi tuyển người mẫu thời trang thì bị loại, nhưng để chọn vợ thì đầu bảng! Tôi sẽ nhờ người mối mai đến hỏi, xin cưới ngay, tôi sẽ có thư riêng cho gia chủ, thế nào cũng xong việc! Tuy nhiên, tôi lâu ngày không gặp cô cháu gái này. Vì thế, chúng ta nên làm một chuyến Vi hành tới quê nhà cô gái cho biết rõ thực hư, cũng là một phen đổi gió chẳng phải nhất cử lưỡng tiện hay sao? Nói rồi hai người làm khách bộ hành ngao du sơn thủy, chẳng mấy chốc đã tới miền sơn cước, quê hương cô cháu gái. 
Hai người bạn già, ông Hữu Thiết và người bạn, đi qua một vùng đồi núi sơn thủy hữu tình, cảnh đẹp như tranh thủy mặc thì gặp một con suối chắn ngang, nước chảy róc rách như một bản nhạc vô tận. Ông bạn Hữu Thiết nói: “Suối này có tên là Thanh Khê, có nghĩa là con suối trong xanh, thanh bình, rất hợp với khí chất thanh cao của cha con nhà ông. Như thế là hợp cách rồi, cứ thong thả mà chờ tin vui! Giờ ta xuống suối tắm cho mát, để tận hưởng hết vẻ đẹp của sơn khê!”. Nói rồi hai người trút bỏ hết y phục bụi đường, nhảy xuống suối bơi lội tung tăng như trẻ nhỏ!...
Hai người vừa lặn ngụp đùa rỡn nhau một hồi thì thấm mệt, đang đứng vừa nghỉ vừa kỳ cọ thì có một cô gái vừa đi vừa hát xuống suối, chỉ cách chỗ hai người tắm hơn chục mét. Hai người vội đứng nép vào sau một tảng đá cuội lớn. Cô gái tới bờ suối thì trút bỏ hết xiêm y, lộ ra một thân hình có một không hai: Chiều cao hơn l mét 60, thân hình đậm đà trắng hồng khiến hai người bạn già như lạc vào chốn bồng lai tầng tầng mây trắng. Rồi khi được mục kích đôi nhũ hoa căng tròn có núm đỏ màu chu sa và cái đai ngọc quấn quanh lườn như con bạch xà thì cả hai người bạn cùng thốt lên: “Ngọc đới yêu vi!”…Cô gái như là có cảm giác bị nhìn trộm thì khoát nước kỳ cọ thật nhanh rồi biến mất! 
Khi đã nai nịt gọn gàng, ông bạn Hữu Thiết nói: “Như vậy cô gái vừa tắm suối ban nãy đích thị là cô cháu gái “Ngọc đới yêu vi” tên Lụa. Như thế thì ta phải tiến hành ngay, “Cưới vợ phải cưới liền tay / Chớ để lâu ngày có kẻ tranh ăn”! Chúng ta không cần tới nhà cô cháu gái tôi nữa mà chúng ta nên quay về ngay, tôi sẽ đi tìm người mai mối, lo các khâu thủ tục, nghi thức, ông về nhà lo sửa soạn chiến trường!”. 
 Ông Hữu Thiết nghe nói vậy thì mừng lắm, giao hết mọi việc cho ông bạn sắp xếp, ông chỉ lo thuyết phục con trai Hữu Trí và chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho đám cưới. 
Người con trai ông Hữu Thiết, tức Hữu Trí, là người con hiếu thảo, sống chuẩn mực nên bố nói là ưng thuận ngay. Vả lại, từ ngày tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, Hữu Trí lại được phân về dạy cùng trường với bố, mải mê với công việc, rồi lại thi lên Cao học, lấy được cái Thạc sĩ, cho nên có lúc nào rảnh tay mà yêu đương, với lại hình như Thần Ái tình chẳng phí hoài Mũi Tên Vàng mà bắn vào những người Mô phạm như Hữu Trí!
Hai bố con ông Hữu Thiết mất hai ngày để Tổng vệ sinh căn hộ (Trong Khu tập thể của nhà trường) và trang trí căn buồng cho đêm Tân hôn. Mọi việc có khó đến mấy rồi cũng xong, tất cả đã sẵn sàng, chỉ chờ đến giờ G… 
Đúng lúc đi đón dâu, nói chính xác là trước lúc khởi hành đi đón dâu chỉ năm phút thì cô giáo Tiểu Lan, cùng Tổ bộ môn Môn Sinh với Hữu Trí, được xếp vào đội hình chính thức của đoàn nhà Trai đi đón dâu, đột ngột đau bụng dữ dội. Là giáo viên môn Sinh vật, lại là người ham hiểu biết, thích mở rộng kiến thức nên Hữu Trí chẩn đoán chính xác cô giáo Tiểu Lan bị đau ruột thừa, cần phải đưa đi bệnh viện mổ cấp cứu. Thế là hai chiếc ô-tô trong đoàn nhà trai đi đón dâu, chỉ có một chiếc đi đón dâu, do ông bố Hữu Thiết chỉ huy, còn một chiếc chở cô giáo Tiểu Lan đến Bệnh viện, do ông con, tức chú rể chỉ huy! 
Ông bạn của ông Hữu Thiết, ngồi trong xe đi đón dâu, xem giờ rồi bấm độn, lẩm nhẩm tính toán một hồi rồi nói: “Tiên sư anh Tào Tháo! Bố của con cháu gái tôi, lấy tên hiệu là Tào Tháo để hành nghề Bói toán, có nói là cái số cô cháu gái tôi phải lấy chồng già, nhưng tôi không tin và đòi cho cưới ngay! Ai ngờ cái anh Tào Tháo này nói đúng, giờ thì tôi tin rồi!”. Ông Hữu Thiết tròn mắt, chưa hiểu sao, hỏi lại: “Ông nói vậy là sao? Cháu gái ông không chịu cưới con trai tôi nữa hả? Thế là sao? Phải hủy đám cưới này à?” Ông bạn ông Hữu Thiết tủm tỉm cười rồi nói: “Chẳng phải hủy bỏ cái gì cả, chỉ có điều ông Tạo Hóa thay đổi chút xíu: Chú rể sẽ là ông Hữu Thiết chứ không phải ông con Hữu Trí! Còn ông con Hữu Trí vẫn cưới nhưng là lùi lại khoảng hai tháng nữa!” Ông Hữu Thiết  chưa kịp phản ứng gì thì xe đón dâu đã tới cổng nhà cô dâu, nhà gái đốt một băng pháo lớn, bất chấp lệnh cấm đốt pháo đã ban bố từ lâu!... 
2. 
Tới giờ động phòng rồi mà ông Hữu Thiết vẫn chưa tin đó là sự thật. Ông muốn vào động phòng ngay, nhưng ông lại nghĩ: “Việc thay đổi vị trí chú rể này Hữu Trí, tức chú rể dự kiến từ đầu, vẫn chưa biết. Nó làm gì ở Bệnh viện mà vẫn chưa chịu về? Đưa bệnh nhân tới Bệnh viện, giao cho Bác sĩ là về được rồi chứ? Hay là nó ở lại Bệnh viện với cái cô giáo Tiểu Lan đó cho tới khi mổ xong? Bây giờ ông mới từ từ nhớ lại thì thấy rõ ràng là cái cô giáo Tiểu Lan rất có cảm tình với thằng Hữu Trí, từ rất lâu chứ không phải mới đây. Chắc là thằng Hữu Trí “gỗ đá” quá cho nên không nhận ra tình cảm đặc biệt mà cô gái Tiểu Lan đã giành cho nó. Nếu điều đó là sự thật thì việc ông nghe lời người bạn cố vấn thay thế vị trí chú rể của Hữu Trí là hoàn toàn hợp lý!...  
Nghĩ đến hai chữ “hợp lý” ông vững tâm bước vào buồng Tân hôn. Cô dâu vẫn đang ngồi yên trên mép giường chờ chú rể vào động phòng, y hệt như trong phim!...Nhớ lời dặn của ông bạn cố vấn, phải bình tĩnh, thong thả như người ăn bánh rợm, bánh gai chứ không vội vã như người ăn bánh đúc, ông Hữu Thiết chờ cho đến khi nhìn lại thật rõ cái “Ngọc đới yêu vi” mới hành sự!... 
Tám giờ sáng hôm sau, ông Hữu Thiết mới bừng tỉnh khi ánh nắng rực rỡ đã tràn ngập căn phòng hạnh phúc. Cô dâu đã dậy từ bao giờ, đã dọn dẹp căn phòng hạnh phúc đâu ra đấy, để sẵn cho ông chậu nước nóng để ông rửa mặt khi ngủ dậy…. 
Ông Hữu Thiết ăn sáng xong, đang ngồi uống trà thì ông con Hữu Trí mới từ Bệnh viện trở về. Thì ra đêm qua, khi đám cưới tàn, ông bạn cố vấn của ông Hữu Thiết đã đến Bệnh viện gặp Hữu Trí và thông báo diễn tiến của đám cưới. Nghe xong, Hữu Trí không những không ngạc nhiên mà còn nắm chặt tay ông cố vấn, nói giọng rất cảm động: “Cháu biết ơn chú vô cùng! Nếu không giải quyết tình thế như cách của chú thì làm sao bố cháu có vợ? Nói thật với chú, điều cháu quan tâm, lo lắng nhiều nhất bao nhiêu năm qua là làm sao lấy được vợ cho bố cháu! Bởi vì sự ra đời của cháu làm cho mẹ cháu chết thì cũng như là cháu đã giết mẹ!... Cháu đã liều mạng làm mối cho bố cháu tới ba lần mà đều không được vì cứ chuẩn bị làm đám cưới thì cái “Bà dì ghẻ” tương lai ấy cứ “tấn công” cháu tối tăm mặt mũi! Lần này thế là ổn rồi!” Ông bạn cố vấn của ông Hữu Thiết lại hỏi: “Có câu này chú phải hỏi ngay, có phải cháu và cô giáo Tiểu Lan đã yêu nhau, đã thề nguyền hẹn ước?”. Hữu Trí nói: “Không những thế mà chúng cháu dự định sẽ cưới nhau, nhưng chưa kịp nói với bố cháu thì bố lại có kế hoạch lấy vợ cho cháu. Cháu nghĩ Ông Tơ Bà Nguyệt đã sắp đặt từ lâu rồi nên không nói gì vội, cứ để xem sao, ai ngờ đúng như thế. Khoảng hai tháng nữa cháu và Tiểu Lan sẽ cưới!” …Vì thế, khi về nhà, sau khi chúc mừng Bố có vợ xong, Hữu Trí liền nói với bố về dự tính của mình với cô giáo Tiểu Lan.  
Nghe ông con nói sẽ cưới Tiểu Lan vào đúng ngày sinh nhật 30 tuổi, ông Hữu Thiết lặng người không nói được gì? Chẳng lẽ lại có sự lặp lại tai họa ở đời con? 
3.  
Sau hai tháng đám cưới của ông Hữu Thiết với cô Lụa, đúng như dự định của Hữu Trí và cô giáo Tiểu Lan, đám cưới của hai người được cử hành rất náo nhiệt. Lâu lắm mới có đám cưới của thầy giáo và cô giáo cùng trường nên khi có đám cưới của thầy giáo Hữu Trí và cô giáo Tiểu Lan, hầu như học sinh cả trường đã tới chúc mừng, có khá đông cả các phụ huynh học sinh lớp hai thầy và cô làm chủ nhiệm cũng tới. Từ tiệc mặn đã phải chuyển sang tiệc ngọt, rồi tiệc ngọt chuyển thành Vũ hội…
Sau đám cưới đúng chín tháng mười ngày, vợ ông Hữu Thiết, tức cô Lụa đã đẻ cho chồng hai đứa con sinh đôi, một nam một nữ, rất kháu khỉnh. Tới khi đầy tháng hai đứa bé sinh đôi, Hữu Trí mới nói với bố: “Cứ như là sự lặp lại của số mệnh, con cũng cưới vợ lúc Tam thập nhi lập như bố. Nhưng con không muốn có cái kết cục của vợ con như của mẹ con, vì thế, chúng con quyết định chưa sinh con vội, chưa biết đến bao giờ mới nên sinh con. Vì thế, vợ chồng con muốn xin một trong hai người con sinh đôi của bố làm con nuôi, rồi tính tiếp. Như thế hi vọng sẽ hóa giải được cái tai họa nghiệt ngã kia!”. Ông Hữu Thiết nghe thấy cũng có lý, liền đồng ý ngay, song ông vẫn thấy chưa ổn. Ông nói với Hữu Trí: “Bố sẽ cho vợ chồng con đứa bé gái làm con nuôi. Nhưng nó đang là em con giờ lại gọi nó là con con, liệu có được không?”. Hữu Trí liền nói: “Con nghĩ rằng danh phận của mỗi con người chỉ là quy ước, có thể thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Chẳng hạn như cô Lụa, khi còn ở nhà cô ấy thì ta gọi là cô thôn nữ, nếu như cưới con thì con sẽ gọi là vợ, bố sẽ gọi là con dâu, và cưới bố thì con gọi là Dì ghẻ, bố gọi là vợ!...”. Ông Hữu Thiết nghe xong thì nói: “À ra thế!... Chúng ta không nên quá câu nệ vào những quy ước, và những quy ước này không phải là nhất thành bất biến!”… 
Thế là đứa bé gái của cặp sinh đôi trở thành con của Hữu Trí, từ đó nó phải gọi người anh sinh đôi của mình là chú, tức em bố, và đương nhiên, nó phải gọi bố đẻ - tức ông Hữu Thiết -, là ông Nội, vì nó đã trở thành con của Hữu Trí, mà trước đó nó con gọi Hữu Trí là anh – cùng bố khác mẹ! 

Sau này lớn lên, hai đứa trẻ sinh đôi ngày nào, lúc vui vẻ thì gọi nhau là anh em, lúc giận nhau thì cô gái phải gọi anh con trai là chú !... 
Sài Gòn, 3-11-2009
Đỗ Ngọc Thạch
< LùiTiếp theo >

Tiểu đội trưởng của tôi

Thứ hai, 27 Tháng 2 2012 20:15 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Tiểu đội trưởng của tôi
1. Bảo Bối (B.B), tên khai sinh đầy đủ là Trần Bảo Bối, Tiểu đội trưởng (TĐT) của tôi nhập ngũ năm 1964, trước tôi hai năm. Lính 64 còn là lính thời bình, tiêu chuẩn thể lực rất tốt và được huấn luyện kỹ hơn lính thời chiến chúng tôi (Khái niệm “Thời bình” ở miền Bắc được tính từ năm 1954 – năm ký hiệp định Giơ-ne-vơ – đến năm 1964 là chẵn 10 năm).
Sau “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, năm 1965  Mỹ đưa quân vào Miền Nam trực tiếp tham chiến (chứ không chỉ là “Cố vấn” như trước nữa) và tăng cường bắn phá Miền Bắc cho nên Miền Bắc đã trở thành chiến trường. Nếu đúng như Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS)  thì hết năm l966 là TĐT hết hạn NVQS, có thể phục viên về nhà…với vợ! 
Nói đến người lính, nhất là người lính ra đi từ nông thôn, thì vấn đề Lấy vợ là số Một! Đối với thanh niên nông thôn, đến tuổi lấy vợ lại trùng với tuổi NVQS! Vì thế sẽ có hai cách: 1/ Đã có nhắm nhe từ trước rồi, nếu trúng tuyển quân NVQS thì cưới ngay trước khi đi lính; 2/ Chưa đủ điều kiện để cưới thì cứ lên đường, ở nhà sẽ lo giải quyết cho xong, nhắn về thì cưới cũng chưa muộn! Tất nhiên có những trường hợp khác và cũng có không ít người chưa thấy cần thiết phải lấy vợ, chờ ra quân về nhà hẳn thì cưới vợ mới chắc ăn, chứ cưới vợ xong lại đi biền biệt thì khổ vì nhớ vợ và lo sợ ở nhà xảy ra chuyện “ngoại xâm” thì làm sao mà bảo vệ!...
Bảo Bối thuộc trường hợp chờ ra quân rồi mới cưới vợ! Nhưng đến ngày B.B hết hạn NVQS (cuối năm 1966) thì cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Miền Bắc ngày càng ác liệt, Bộ đội Phòng Không – Không quân phát triển thêm nhiều Binh chủng phối thuộc, lực lượng Ra-đa của chúng tôi lúc đầu chỉ biên chế cấp Sư đoàn giờ phát triển thành cấp Binh chủng (tương đương Quân đoàn, Quân khu). Vì thế, nhiều đơn vị mới được thành lập và lẽ đương nhiên là cần nhiều quân số! Bảo Bối tình nguyện ở lại vô thời hạn và nhận nhiệm vụ Tiểu đội trưởng. Cũng phải nói qua về cách tổ chức của Bộ đội Ra-đa để bạn đọc hình dung được vị trí của TĐT Bảo Bối ở chỗ nào trong đội hình khổng lồ của Binh chủng Ra-đa. Bộ đội Ra-đa là lực lượng máy móc, khí tài… nên hệ thống tổ chức có khác với Bộ đội các Binh chủng khác. Đại đội là một đơn vị chiến đấu độc lập, cấp trên trực tiếp là Trung đoàn, trên nữa là Binh chủng. Mỗi Đại đội thường có 3 loại máy Ra-đa, biên chế thành 3 Trung đội. Mỗi trung đội có 2 hoặc 3 Tiểu đội, mỗi Tiểu đội có trên dưới mười người. Mỗi Tiểu đội có hai kíp (tổ) chiến đấu, mỗi kíp có năm người. Ngoài ba trung đội có máy Ra-đa, Đại đội còn có một Trung đội Thông tin (Tiêu đồ, Báo vụ, Đường dây - đặt trong Chỉ huy sở Đại đội), một Trung đội xe – máy, một Trung đội Nuôi quân, một Trung đội pháo (chủ yếu là súng 14,5 ly hai nòng, mỗi Trung đội này thường có ba cỗ súng 14,5 – đi kèm để bảo vệ trận địa Ra-đa), v.v…
Khi tôi nhập ngũ (tháng 12-1966), được điều động về Trung đội Ra-đa, cùng hai người nữa, thì Bảo Bối cũng mới nhận chức Tiểu đội trưởng tiểu đội 2. Tiểu đội 1 là tiểu đội lính cũ, đang trực ban chiến đấu. Còn Tiểu đội 2 là tiểu đội lính mới – tiểu đội huấn luyện. Chúng tôi là lính mới, biên chế vào Tiểu đội huấn luyện, tất nhiên. Nhưng sau một thời gian, tôi phát hiện ra rằng , ngoài nhiệm vụ huấn luyện để trở thành người trắc thủ Ra-đa, chúng tôi còn phải làm rất nhiều việc khác, đại loại như lao công, tạp vụ. Như là đoán được tâm trạng của chúng tôi, Bảo Bối thường nói: “Là người lính, ai chẳng muốn được được đứng ở vị trí chiến đấu chính thức, đối với người trắc thủ Ra-đa là được ngồi trước màn hiện sóng!...Nhưng, theo yêu cầu nhiệm vụ thì ở vị trí nào cũng là cần thiết, cũng là quan trọng!” Giọng nói của B.B đều đều và ấm, nhưng tôi cảm nhận được phần sau của câu nói không phải là giọng nói của B.B, mà như là của Chính trị viên Đại đội!...
Giàn lưới phản xạ của máy Ra-đa trung đội chúng tôi là loại to nhất lúc đó, 2 tấm lưới phản xạ to như 2 cái thuyền (loại vừa, giống như đò ngang), mỗi lần cơ động thay đổi địa điểm đóng quân là phải tháo ra lắp vào cả ngày mới xong! Và có một công việc phải làm thường xuyên là ngụy trang lưới phản xạ, tức phải biến chúng thành như một lùm cây! Công việc này nói thì ngắn gọn như thế nhưng làm thì không hề đơn giản chút nào! Và B.B , tôi và hai, ba người nữa , thường xuyên phải đi làm công việc này: vác con dao thật sắc bén, đi chặt về loại cây lá dầy (lâu héo) để cài phủ lên hai cái lưới phản xạ, khi nào lá héo khô (khoảng hai, ba ngày) thì lại thay lá khác! Công việc này có ba công đoạn: 1/ đi tìm xem ở đâu có loại lá dày lâu héo; 2/ chặt lấy và mang về trận địa; và 3/ cài buộc lên hai cái lưới phản xạ. Ba công đoạn này thường chiếm hết trọn một ngày! 
Những ngày không làm việc ngụy trang lưới phản xạ thì ở nhà huấn luyện và chờ “đầu sai”, thậm chí có cả việc kỳ lưng cho Chính trị viên Đại đội lúc ông tắm (ông này trong “Tam sung tứ khoái” có tiết mục gãi lưng và kỳ lưng, còn nghiện hơn cả dân nghiện ma túy). Tôi thừa biết là lính mới chúng tôi bị lính cũ bắt nạt, hành hạ nhưng không chấp!... 
2.  
Trong gian nan, tình cảm con người ta đối với nhau càng sâu nặng nghĩa tình. Có lẽ trong cả Đại đội, chỉ có Tiểu đội 2 của chúng tôi là không có chuyện “mất đoàn kết”, nội bộ lục đục! Một phần , có lẽ vì chúng tôi “không có gì để mất”, còn mỗi hai chữ “Đoàn kết” chẳng lẽ lại để mất nốt! Nhưng cơ bản là do Tiểu đội trưởng thực sự thương yêu những người lính binh nhất binh nhì chúng tôi: đối xử bình đẳng và quan tâm đến chiến sĩ từng chi tiết. Tôi chỉ lấy ví dụ ở hai cách hành xử như sau của TĐT B.B.
Khi ăn cơm tập thể, hầu như ai cũng nhằm vào đĩa thức ăn mặn và nhanh tay gắp cho mình miếng ngon nhất và to nhất, ai chậm chạp thì suốt đời ăn cơm nhạt! Nhưng B.B không để cho tình trạng đó xảy ra bằng cách: Mở đầu bữa ăn, B.B bưng đĩa thức ăn mặn lên (thường là thịt, cá, Đậu hũ, v.v…) chia đều cho tất cả mọi người! Có lần, chia xong cho tất cả thì vừa hết, B.B vui vẻ chan nốt ít nước thịt kho còn sót lại! Ai cũng phải thừa nhận hành động ấy khiến B.B như một người Mẹ, người chị Cả trong gia đình.
Khi làm những công việc nặng nhọc, khó khăn, thường là ai cũng muốn giành cho mình phần việc nhẹ nhàng, dễ dàng. Nhưng B.B lại luôn luôn giành về mình phần việc khó khăn, nặng nhọc. 
Chẳng hạn như khi chúng tôi đi chặt những cây dứa dại về ngụy trang giàn Ăng-ten. Loài cây này gần giống như cây dứa, không có quả, thường mọc ở ven những ao đìa, muốn chặt phải lội xuống nước. B.B Ra lệnh cho chúng tôi đứng ở trên bờ chờ kéo cây lên rồi một mình lội xuống chặt. Hoặc khi buộc những cây dứa dại thành từng bó để vác về, B.B bao giờ cũng giành cho mình bó to nhất… Khi kết thúc ngày “Tiều phu”, chúng tôi ai cũng bị gai đâm tay chân rớm máu nhưng không ai kêu ca gì vì nhìn TĐT B.B thì thấy anh chỉ lau chùi sơ sơ rồi thay quần áo ngay vì không muốn ai nhìn thấy đầy người rớm máu của mình. Có lần tôi bảo B.B: “Để em đi kiếm cồn hoặc thuốc đỏ bôi cho anh, không cẩn thận nó nhiễm trùng thì nguy hiểm đấy!” B.B cười nói: “Cậu đúng là con bác sĩ, nhìn đâu cũng thấy vi trùng! Tớ cầm tinh con Chó, mà “Chó liền da, gà liền xương”, chỉ  ngày mai là lại nhẵn bóng ngay thôi mà!” Quả là như thế thật, những “va quệt” của người Lính chúng tôi với cuộc sống, lại là cuộc sống thời chiến thì “trầy da sứt vẩy” lẻ tẻ không thể  tính là thương tích! Tuy vậy, theo thói quen từ bé, tôi vẫn ngồi bôi cồn và thuốc đỏ lên những chỗ gai đâm xây xát, và kết quả là tôi thành…Thổ dân da đỏ! 
Tiểu đội 2 chúng tôi (chỉ có 7 người), mặc nhiên trở thành “Tiểu đội Cửu vạn” (khi nhà bếp hết gạo, Bếp trưởng cũng đề nghị Tiểu đội 2 cho người đi lấy gạo giúp, mỗi lần di chuyển trận địa – trận địa Ra-đa phải thường xuyên thay đổi để giữ bí mật – chúng tôi lại được Đại đội cho vào làng xin tre nứa về làm lán trại,v.v…) vì ai cũng nghĩ ít được lên xe hiện sóng thì làm sao mà thao tác tốt mọi nhiệm vụ của người trắc thủ trên xe hiện sóng. Nên hầu như nhiệm vụ chính của người trắc thủ Ra-đa đều do Tiểu đội 1 làm hết. Lúc đầu, tôi coi việc này là bình thường, nhưng sau mỗi lần tập trung Đại đội, tôi chỉ thấy Tiểu đội 1 được biểu dương, khen thưởng chứ không hề nhắc đến Tiểu đội 2 của chúng tôi. Những lúc ấy nhìn sang Tiểu đội 1, thấy người nào mặt cũng kên kên tự đắc, nhất là TĐT  Phú. Còn nhìn về TĐT B.B thì thấy anh đang như nhìn về nơi xa xôi nào đó, vẻ mặt không ra buồn cũng không ra vui! Sau khi “điều tra”, thì ra B.B và Phú và Trung đội trưởng Lợi vốn là người cùng làng, cùng một lớp hồi phổ thông Trung học, cùng nhập ngũ một ngày, cùng được đào tạo một lớp Hạ sĩ quan và một khóa huấn luyện ngắn hạn về Ra-đa, cùng được điều về một Đại đội, cùng làm Tiểu đội trưởng của 3 tiểu đội trắc thủ Ra-đa…Có khá nhiều cái cùng, nhưng lại có nhiều cái khác: B.B là thành phần “Trung nông lớp trên”, còn Phú và Lợi là Bần cố nông, khi đi học B.B thuộc nhóm học sinh khá giỏi, còn Phú và Lợi thuộc nhóm yếu kém, khi học trường Hạ sĩ quan cũng vậy, B.B luôn đạt điểm tối đa, còn P. và L. trầy trật mới đạt điểm tối thiểu. Nhưng kết thúc huấn luyện, P. và L. đều được kết nạp Đảng và phong Trung sĩ , còn B.B chỉ được phong Hạ sĩ. Về đơn vị được ba tháng, Phú được phong lên Thượng sĩ, Lợi được phong vượt cấp lên Chuẩn úy, thăng chức lên Trung đội phó, hai tháng sau đó thì thăng chức lên Trung đội trưởng, quân hàm lên Thiếu úy! Trong khi đó, B.B vẫn là Trung sĩ và cứ cái “đà” này thì sẽ là “Trung sĩ i-nốc”! Việc L. và P. liên kết với nhau để “đì” B.B là quá rõ, việc hạn chế B.B lên làm nhiệm vụ trên máy là “Triệt” khả năng lập thành tích, lập công của B.B và nếu B.B có phản ứng thì sẽ bị buộc tội bất mãn, “nằm ì cải tiến”, “đào ngũ cải tiến”,v.v… và lúc đó có thể công khai  trị tội: cho làm lính “Cửu vạn” suốt đời!...  
Đối với tôi, việc kèn cựa, trù ém của P. và L như thế là không thể chấp nhận, và dứt khoát tôi sẽ công khai phản công. Tôi nói ý đó với B.B thì anh nói: “Tránh voi chẳng xấu mặt nào! Người ta thích thăng cấp lên chức nhanh không phải là có tội, là con người bình thường ai chẳng thích lên tướng lên tá!... Còn tớ, tớ chỉ ở trong quân đội vài năm nữa thì xin phục viên về nhà chăm sóc mẹ già, lấy vợ rồi nuôi con, sống cảnh điền viên nơi thôn dã, suốt đời  là anh nông phu là hạnh phúc rồi!...Tớ chỉ lo cho mấy người lính sinh viên các cậu, nếu không được gọi đi học kỹ thuật quân sự sớm thì vừa lãng phí vừa gây nản lòng, thối chí tuổi trẻ! Cho nên cậu phải cẩn thận, đừng để họ đánh mình vì cái tội “không an tâm tư tưởng, dao động, bất mãn…”. Tôi đã hiểu ra thái độ “nhẫn nhịn” của B.B và từ đó cũng học theo cách “Lạnh lùng” trước mọi cách hành xử của cuộc đời đối với người lính!...
3.Khi người trắc thủ Ra-đa thông báo tọa độ mục tiêu: 000.000
Xin nói sơ qua về đội hình chiến đấu của trắc thủ Ra-đa gồm có Đài trưởng (do Trung đội trưởng hoặc Phó hoặc Tiểu đội trưởng đảm nhiệm, Trắc thủ có ba vị trí: Số l thông báo phương vị cự ly, Số 2 thông báo số lượng, kiểu máy bay địch, ta, Số 3 thông báo độ cao từng tốp, từng chiếc…Khi trắc thủ Số 1 thông báo phương vị, cự ly của mục tiêu ở Tọa độ 000. 000 thì có nghĩa là máy bay đang bay ở trên đầu trận địa Ra-đa. Nếu mục tiêu là máy bay do thám không người lái (thường có rất nhiều trước mỗi trận đánh lớn của máy bay Mỹ) thì không có vấn đề gì, nếu là máy bay Tiêm kích thì có khả năng trận địa bị phóng tên lửa Không đối đất , còn nếu là máy bay Cường kích (máy bay ném bom) thì trận địa Ra-đa sẽ bị ném bom. Lần ấy, trận địa Ra-đa của chúng tôi vừa bị bọn Tiêm kích phóng tên lửa vừa bị bọn Cường kích ném bom, đúng là “Mưa bom, bão đạn”!...
Đó là một ngày không thể nào quên. Hôm ấy, là ngày tiểu đội chúng tôi đi chặt lá cây ngụy trang cho giàn Ăng-ten. Tiểu đội trưởng dậy rất sớm, mới hơn bốn giờ sáng. Tôi là người thính ngủ nên thấy B.B lục đục thì tỉnh dậy ngay. Tôi hỏi: “Anh dậy làm gì sớm thế?”. B.B ngập ngừng rồi nói: “Tớ muốn viết thư về nhà cho mẹ … Bà cụ mới viết thư nói cuối tháng về cưới vợ, đã chuẩn bị xong hết rồi! Nhưng tớ có cảm giác không về được!”. Tôi nói: “Làm gì mà không về được? Nếu không được một tuần thì anh chỉ cần xin “tranh thủ” ba ngày là đủ! Bà mẹ anh giục hoài mà anh không sốt ruột à?” B.B thở dài, nói: “Sao không sốt ruột! Nhưng trong lúc mọi người bận rộn với bao công việc mà mình lại về nhà cưới vợ, tớ thấy không được thoải mái đầu óc!”. Tôi nói như cãi lộn: “Nếu cứ nghĩ tới nghĩ lui như anh thì chẳng bao giờ đi được! Anh cứ thử đi chục ngày xem có ảnh hưởng gì đến cả cuộc chiến tranh này không! Anh bị cái bệnh mà Y học gọi là “Bao biện”, còn dân gian thì gọi là “cả nghĩ”!”. B.B lại thở dài, nói chậm rãi: “Cậu còn trẻ tuổi mà nói đúng lắm, quả là tớ hay nghĩ ngợi lung tung, gọi là lo con bò trắng răng, đúng không? Thôi, được rồi,  để tớ báo cáo với Trung đội trưởng xem sao!” Tôi nói ngay: “Anh phải nói với Đại đội trưởng, chứ nếu nói với Trung đội trưởng thì thà đừng nói!”.
“Cậu cứ làm “vượt cấp” như thế thì mang họa vào thân đấy!...Hôm nay chúng ta nên đi sớm về sớm vì tớ linh cảm thấy trưa nay sẽ có đánh lớn! Hôm qua có hai thằng Không người lái bay qua khu vực này!” B.B định gọi cả Tiểu đội dậy thì tất cả đã đồng loạt chui ra khỏi màn, nhanh chóng thu dọn chăn màn rồi ra sân xếp thành một hàng ngang!...
Tiểu đội 2 chúng tôi chuẩn bị “Hành quân xa” thì có tiếng kẻng báo động. Tôi nhìn về hướng chính Đông: trên nền trời phớt hồng, không một gợn mây, có 4 chấm đen bằng đầu que tăm xuất hiện. Theo phản xạ, tôi – trắc thủ số 1 - nói ngay: “001, 090, 100” (có nghĩa là: tốp thứ nhất, hướng chính Đông - vuông góc 90 độ với điểm tôi đứng -, cự ly 100 ki-lô-mét). Tức thì Thành – trắc thủ số 2 - nói ngay: “Một  tốp, bốn chiếc, F4H” (F4H là máy bay Tiêm kích, có biệt danh “Con Ma”, được trang bị tên lửa “Rắn đuôi kêu” rất lợi hại). Tâm – trắc thủ số 3 - định đọc tiếp thông báo về độ cao của tốp máy bay thì TĐT B.B nói như quát: “Không đùa rỡn! Tất cả lấy vũ khí ra trận địa 14 ly 5!” (Khi có báo động máy bay địch, ai không làm nhiệm vụ trực ban trên máy thì dùng súng bộ binh CKC, AK ra trận địa của Trung đội 14,5 mm cùng chiến đấu trực tiếp!) Tôi chạy vọt vào nhà, tới giá súng lấy ngay khẩu AK mới lau chùi ngày hôm qua còn bóng nhoáng, không quên lấy thêm cái bao đựng băng đạn!
Thực ra, tôi được giao bảo quản khẩu CKC nhưng tôi nghĩ bắn bọn “Con Ma” Mỹ phải dùng AK mới đã! B.B thấy tôi lấy khẩu AK thì không nói gì, cầm khẩu CKC chạy ra trận địa 14 ly 5. Trận địa 14 ly 5 chỉ cách nhà ở của chúng tôi chưa tới 50 mét, cách bệ máy Ra-đa hơn 100 mét. Khi chúng tôi triển khai ra hai ụ súng thành hai tổ chiến đấu thì tốp máy bay Mỹ đã hiện ra khá rõ. Tôi lấy đường ngắm, bốn chiếc “Con Ma” đã nằm gọn trên đầu ruồi , chỉ chờ lệnh của TĐT B.B là kéo cò súng! Đến khi tôi nhìn rõ đầu thằng phi công Mỹ lúc lắc trong buồng lái máy bay thì B.B mới phát lệnh “Bắn”! Tôi kéo cò và để yên ngón tay trỏ cho đi hết băng đạn! Khi cả 7 khẩu súng của 7 người Tiểu đội 2 chúng tôi cùng nhả đạn thì gần như tức thời, chỉ sau đó 20 giây, hai chiếc F4H bổ nhào xuống trận địa còn hai chiếc bay lướt qua trận địa, tiếng rít xé tai và kèm theo là hai tiếng nổ rầm rầm, đất đá khói bụi mù mịt rồi rớt xuống ụ súng của chúng tôi rào rào! Khi khói bụi tan, tiếng động cơ máy bay chỉ còn nghe rất nhỏ thì tôi mới nhìn rõ quang cảnh trận địa lúc đó: bọn “Con Ma” đã phóng hai quả tên lửa xuống chỉ cách ụ súng của chúng tôi hơn 10 mét, đó là một ruộng  ngô khoai trồng xen lẫn, khói còn ngoằn nghoèo bay lên, bốc mùi khét lẹt. Nhìn qua ba khẩu 14,5 ly của “Trung đội 14 ly 5”, tôi vô cùng kinh ngạc khi không còn thấy một ai ở bên súng! Và tôi thoáng nghĩ, lúc bọn “Con Ma” bổ nhào ban nãy, không biết họ có kịp bắn hay không? Và không biết bây giờ họ đang nấp ở đâu mà biến nhanh như Tề Thiên Đại Thánh!... 
TĐT B.B như là  cũng đã nhìn rõ cảnh tượng bên “Trung đội 14 ly 5” và anh nhanh chóng ra lệnh: “Triển khai ra ba khẩu 14 ly 5! Kiểm tra ngay tình trạng của súng!” Cũng may là tiểu đội 2 chúng tôi luyện tập với súng bộ binh khá nhiều thời gian nên sờ vào là có thể sử dụng được ngay! Chúng tôi vừa kiểm tra nhanh tình trạng của súng xong thì phát hiện ra rằng chưa có khẩu súng nào nhả đạn! Tôi vừa ngồi vào vị trí xạ thủ số 1 thì TĐT B.B  giơ cao cờ lệnh, nói to:”Bốn chiếc  F4H đã vòng lại, đang bay thẳng tới trận địa từ hướng Đông! Tất cả sẵn sàng chiến đấu!”. Tôi hướng nòng súng về phía mục tiêu, Thành ngồi ở vị trí xạ thủ số 2 quay kính ngắm bắt mục tiêu. Hai khẩu 14,5 ly kia cũng hướng nòng súng về phía mục tiêu. Chúng tôi hồi hộp chờ khẩu lệnh của TĐT. Chỉ hai phút sau, khi tôi nghe đến tiếng …”Bắn!” thì lập tức kéo cò! Khẩu 14,5 ly của tôi rung lên, tiếng đạn nổ ran như pháo Giao thừa! Cả ba khẩu 14,5 ly cùng nhả đạn! Như là cùng một lúc, tôi nghe thấy tiếng rít của 4 chiếc  F4H  xé không khí bổ nhào và phụt 4 quả tên lửa! Lại là tiếng nổ như sấm rền và đất đá bay rào rào, khói bụi mù mịt, trời đất tối sầm!...
Khi khói đạn đã tan, tiếng rít của máy bay cũng không còn, chúng tôi ôm chầm lấy nhau sung sướng vì tất cả Bảy người còn nguyên vẹn. Tôi bỗng thấy ở lưng của TĐT có một vết thương nhỏ, máu đang rịn ra đã đỏ một mảng lưng. Chúng tôi xúm vào sơ cứu và băng vết thương cho TĐT. Như là có một mảnh kim loại đã chui vào trong lưng TĐT. Tôi nói: “Chúng ta phải đưa ngay TĐT đến Bệnh viện!” Tôi vừa dứt lời thì cậu Khả ở Trung đội Thông tin chạy đến nói: “Có lệnh của Trung đoàn tiếp tục mở máy! Tại sao trên xe hiện sóng không có ai trực?” Tôi nói ngay: “Tiểu đội 1 của Phú đang trực ban cơ mà!” Cậu Khả la to: “Đã nói là không có ai còn Phú Quý cái gì!”. TĐT  B.B nghe Khả nói vậy thì bật đứng dậy, nói to: “Tất cả Tiểu đội 2 theo tôi tới xe hiện sóng!” Khi chúng tôi chạy tới xe hiện sóng thì đúng là không có ai! Phía ngoài ụ đất để xe hiện sóng, một quả tên lửa đã chui xuống chân ụ đất, để lại một cái hố nham nhở! TĐT nói nhanh: “Hai người vào một vị trí trắc thủ! Tất cả lên xe!” TĐT B.B ngồi vào vị trí Đài trưởng, gọi điện thoại về Ban chỉ huy Đại đội hỏi lại lệnh mở máy. Tiếng Đại đội trưởng vang lên trong tổ hợp: “Bối hả! Mở máy ngay! Chú ý mục tiêu ở phương vị 090, cự ly 50 đến 100 ki-lô-mét!” 
TĐT B.B gọi điện thoại cho Tiểu đội Điện công phát lệnh mở máy. Chỉ sau 20 giây, chiếc máy nổ của TĐT Điện công Sự đã nổ rền, nguồn điện lập tức được nối với xe hiện sóng và hệ thống máy phát sóng ở giàn lưới phản xạ. Rất may là hệ thống dây dẫn từ máy phát điện tới xe hiện sóng và lên máy phát trên giàn lưới phản xạ vẫn nguyên vẹn. TĐT B.B hoàn tất các thao tác khởi động thì ngay sau vòng quay đầu tiên của giàn lưới phản xạ, mục tiêu đã xuất hiện, tất cả chúng tôi cùng một lúc đều nhìn thấy mục tiêu. TĐT B.B ra lệnh: “Thông báo mục tiêu, hướng chính Đông, cự ly 80 ki-lô-mét!” Tôi lập tức đọc: “001, 090, 080” (Tốp thứ nhất, phương vị chính Đông, cự ly 80 Km). Thành đọc tiếp liền: “Một tốp, 4 chiếc F4H”. Thành vừa đọc xong thì tôi nhìn thấy tốp thứ hai xuất hiện chỉ cách tốp trước 5 Km, liền đọc ngay: “002, 090, 085”.
Thành đọc tiếp ngay: “Một tốp, 4 chiếc  AD4” (AD4 là máy bay Cường kích của Hải quân Mỹ). Tôi thoáng nghĩ: “Bọn này cũng bay theo đường bay ban sáng, số lượng tăng gấp đôi, muốn đánh cấp tập trận địa Ra-đa của chúng tôi hay sao? Không biết ban nãy chúng tôi có bắn trúng 4 thằng F4H hay không? Nếu 4 thằng ban nãy không trở về đầy đủ, tất chúng sẽ kéo đến để “Báo thù” và tìm Phi công bị bắn rơi! Quả nhiên, tốp thứ ba xuất hiện, tôi đọc một lèo 3 thông báo về 3 tốp: “001, 090, 070; 002, 090, 075; 003, 090, 090” Sau khi Thành thông báo về số lượng kiểu của tốp thứ ba (4 chiếc AD6 – AD6 cũng là Cường kích Hải quân Mỹ) thì Tâm – trắc thủ số ba chuyên đo độ cao nói líu ríu như nói chuyện ở ngoài đời: “Quá nhiều, quá rõ! Bọn này bay thấp quá: Ba tầng, tầng thấp 100 mét, tầng giữa 200 mét, tầng cao 300 mét, mỗi tầng 4 chiếc!” Tâm còn định nói gì nữa thì TĐT B.B nghiêm giọng: “Trắc thủ Số 3 thông báo đúng qui định!”Chờ cho Tâm nói xong phần của mình, tôi định thông báo tiếp thì tiếng Đại đội trưởng vang lên trong tổ hợp: “Các đồng chí làm rất tốt, bám sát mục tiêu, máy bay ta chuẩn bị xuất kích.
Đài trưởng Bối làm nhiệm vụ dẫn đường!” TĐT B.B liền nhấn COT liên lạc với phi công của ta…Khi tôi đọc thông báo: “001, 000, 000; 002, 000, 000; 003, 000, 000” thì có nghĩa là cả ba tốp máy bay đang quần thảo trên không phận của trận địa Ra-đa. Đối với máy Ra-đa, trong phạm vi bán kính 10 km của vị trí đặt máy phát, mục tiêu không thể hiện lên trên màn hiện sóng, gọi là “Góc che khuất” hay là “Tọa độ mù”, con số trong thông báo là phán đoán của trắc thủ! Khi thông báo “Sáu số 0” của tôi phát ra lần thứ nhất thì có tiếng của Đại đội trưởng: “Hiệp đồng tác chiến rất tốt! Hai  MiG 17 của ta đã bắn hạ hai AD6!” Tôi liếc nhìn TĐT B.B, anh đang cười mếu máo! Tôi chưa kịp reo lên thì bỗng có hai tiếng “Bụp! Bụp!” ù tai! Chiếc xe hiện sóng  nảy lên hai cái và điện phụt tắt! TĐT B.B nói: “Bọn AD4 bắn đạn 20 ly trúng đầu xe hiện sóng rồi! Tất cả rời khỏi xe hiện sóng!” Khi cả 6 người  chúng tôi xuống đất hết, TĐT B.B đang đứng ở cửa thùng xe thì “Bụp!” một tiếng nữa rất mạnh, một viên đạn 20 ly trúng giữa nóc thùng xe, có tiếng rơi vỡ loảng xoảng trong thùng xe hiện sóng! Đồng thời, đúng lúc đó, TĐT B.B ngã quỵ  từ cửa thùng xe xuống đất! Chúng tôi nhìn nhau thất kinh, lấy cái võng bạt buộc vào một cây tre thành cái cáng, thay nhau khiêng TĐT B.B chạy như điên tới Bệnh viện, cách trận địa Ra-đa những hai Ki-lô-mét!... 
4. Đoạn kết: Cái chết của một người lính chân chính 
Viết đến đây, tôi đọc lại và chợt nhận thấy cái Truyện ngắn của mình không có một chút “yêu đương” gì cả! Viết truyện về người lính mà thiếu cái chất “Men say” này thì quả là thiếu sót lớn, người đọc sẽ chê là “Truyện khô như ngói”! Ngồi ngẫm nghĩ một lúc thì quả là nhân vật Tiểu đội trưởng B.B của tôi đúng là người bị các cô thôn nữ hơn một lần chê là “Khô như ngói”! Không chê là “khô như ngói” sao được khi thời gian tiếp xúc với các cô thôn nữ khá nhiều, (kể cả sáng, trưa, chiều, tối) mà anh ta luôn giữ chặt nguyên tắc “Nam nữ thụ thụ bất thân”! Có lần, tôi thấy có hai cô thôn nữ đứng hai bên B.B, một cô chốc chốc lại tì cả đôi gò Bồng đảo lên vai, lên mặt B.B, một cô lại còn dạn dĩ hơn, cầm lấy tay B.B đặt lên đùi mình, quyệt qua cả chỗ kín, vậy mà B.B đã  không  biết chớp thời cơ “xốc tới” lại “đi nước cờ lùi”, “khua chiêng thu quân” trước sự lườm nguýt trách cứ của các cô thôn nữ! Phải các anh lính khác thì “cuộc thám hiểm  Bắc Cực sẽ chuyển về cả Nam Cực từ lâu! Đối với tôi cũng vậy, có thời cơ là “thử cho biết” chứ ai lại để “Mỡ treo trước miệng mèo” mà mèo lại không ăn! Đối với người lính thời chiến, nếu nói chưa từng “ân ái” hoặc chưa từng “thám hiểm Gò Bồng Đảo” các cô thôn nữ thì không thể tin, bởi thời chiến, “Tình cá nước” giữa quân với dân càng phong phú, đa dạng hơn bao giờ hết!...
Vì sao Tiểu đội trưởng B.B lại “Khô như ngói” như thế? Lúc đầu, tôi cũng cho là B.B bị bệnh “tê liệt sức chiến đấu”, nhưng theo dõi kỹ thì không phải. “Vũ khí, đạn dược” của B.B rất tốt, thậm chí cực tốt, có thể gọi là “ngoại cỡ”! Nhưng “tinh lực” B.B bị dồn hết cả về quê nhà, nơi đó có người mẹ già và một cô thôn nữ cực kỳ xinh đẹp, đã chạm ngõ, ngày đêm trông ngóng! Nếu như không có chuyện động viên ở lại quân ngũ thì đúng thời gian hết hạn NVQS, tức cuối năm 1966, B.B đã về nhà cưới vợ, và chắc chắn là mẹ anh đã có cháu bồng, anh đã có con bế! Nhưng…
*
…Khi chúng tôi đến Bệnh viện thăm B.B thì Bác sĩ trực la luôn: “Sao các cậu chậm chạp thế! Tối qua tôi mà không cấp cứu kịp thời thì Tiểu đội trưởng của các cậu đã đi rồi! Anh ta gọi tên các cậu hoài mà không nghe thấy à?”. Chúng tôi ào đến bên giường bệnh của B.B. Anh đang như mơ màng bỗng trở nên rất tỉnh táo khi nhìn thấy chúng tôi. Anh kêu tên, cầm tay từng người rồi nói: “Quân số Tiểu đội ta vẫn còn đầy đủ, thế là mừng rồi!...” Tất cả chúng tôi cùng bật khóc! Song B.B nói nhanh, rõ từng tiếng một: “Tôi, Trung sĩ Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2 Trần Bảo Bối ra lệnh không ai được khóc!...” Nhưng B.B vừa dứt lời thì nước mắt  anh trào ra, nhưng miệng anh lại nhoẻn cười! Tôi chưa từng thấy anh khóc bao giờ nên không biết đó có phải là anh khóc hay không? B.B lại từ tốn nói tiếp: “Mọi việc tôi đã ghi cả ra quyển sổ nhỏ trong túi áo! Giao cho Cậu Thạch đưa cuốn sổ này cho người vợ chưa cưới của tớ, nếu cô ấy có nhờ làm việc gì thì phải làm cho tốt!...Tớ phải đi trước đây!”. B.B đột ngột ngừng lời và cũng ngừng thở luôn! Cô Y tá trực bật khóc  hu hu khiến cho chúng tôi òa khóc theo, vang động cả Bệnh viện!... 
Trong cuốn sổ của B.B, đoạn viết cho người vợ chưa cưới có câu: “Anh bạn Th. đây sẽ thay anh thực hiện hôn ước với em!” Trời đất ơi, tôi làm sao mà thay thế anh được vào vị trí ấy!...Tôi không biết làm sao thì ngay ngày hôm sau, có lệnh giải thể đơn vị cũ, sáu người lính Tiểu đội 2 chúng tôi được điều về ba đơn vị: tôi và một người về một đơn vị chuẩn bị vào chiến trường Khu Bốn, hai người về một đơn vị mới đóng quân ở tận Tây Bắc, còn Thành và Tam về một đơn vị đang đóng quân ở  Hà Tây, gần nhà của Tiểu đội trưởng B.B. Tôi nói ngay với Thành: “Đây rõ ràng là có sự sắp xếp của Ông Trời! Cậu thêm chữ “ành” vào sau chữ “Th” rồi về nhà Tiểu đội trưởng, cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Tiểu đội trưởng đã giao cho chúng ta lần cuối cùng!”. Thành nghe tôi nói vậy thì lúng búng định từ chối, nhưng tiếng còi chiếc ô-tô mà tôi sẽ đi nhờ về đơn vị mới đang kêu inh ỏi, tôi ấn cuốn sổ nhỏ của Tiểu đội trưởng vào tay Thành rồi chạy ra chiếc ô-tô, trèo lên thùng xe nhìn lại thì thấy Thành đứng như tượng nhưng nước mắt thì ràn rụa!...
Sài Gòn, 16-17/10/2009
Đỗ Ngọc Thạch
< LùiTiếp theo >
 
nguồn: vannghechunhat.net



Đỗ Ngọc Thạch
Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Tiêu đề của danh mụcSố truy cập
1 Bố và con và.... 15
2 Tiểu đội trưởng của tôi 13
3 Người được chọn đâm trâu 13
4 Ma Lai 11
5 Ký ức làm báo 3 77
6 ký ức làm báo 2 73
7 Ký ức làm báo 76
8 Hai lần bác sĩ 70
9 Bảo vệ danh tiết (chùm truyện mini) 161
10 Đề tài nghiên cứu khoa học (chùm truyện ngắn mini) 139
11 Tên tướng cướp hoàn lương 138
12 Ba lần thoát hiểm 121
13 Tứ đại mỹ nhân chân dài (Chùm truyện mini) 123
14 Cô giáo vùng cao (chùm truyện mini) 108
15 Lên rừng xuống biển 94
16 Những con tàu ra Bắc vào Nam 74
17 Cá chuối đắm đuối vì con 73
18 Chuyện tình ngày Valentine 116
19 Đám mây hình trái tim 152
20 Điều kỳ diệu 83
21 Câu lạc bộ VIP 119
22 Cái hút nước 93
23 Quanh hồ Gươm 269
24 Ngày thứ ba mươi mốt 275
25 Chuyện người bán thuốc 204
26 Vụ án đêm giao thừa 252
27 Làng tôi xanh bóng tre 129
28 Làng nói trạng 179
29 Ở trọ 134
30 Chờ 86
Trang 1 trong tổng số 4
nguồn: vannghechunhat.net
Ảnh riêng Hà Nội, 1996

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Hai lần bác sĩ - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Trang chủ - Văn Nghệ Chủ Nhật

Thứ sáu, 17 Tháng 2 2012 18:42 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Email In PDF.

Ký ức làm báo 3

1. “Dũng sĩ diệt Giám đốc” 
Bây giờ, báo chí đều được in trên giấy tốt với màu sắc rực rỡ. Nhưng mới đây thôi, khoảng hai chục năm trước, tức là vào những năm 1980, cho đến đầu những năm 1990, phần lớn báo chí còn phải in trên những tờ giấy đen thui!
Thứ sáu, 17 Tháng 2 2012 18:36 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Email In PDF.

Ký ức làm báo

Ký ức làm báoTrong cuộc đời làm báo của mình, tôi đã qua nhiều chủng loại, đẳng cấp: Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật (hai tháng một kỳ, trực thuộc Bộ Văn hóa), Tạp chí Văn nghệ (một tháng một kỳ, trực thuộc Sở Văn hóa tỉnh Gia Lai-Kon Tum), Báo Lao động & Xã hội (mỗi tuần một kỳ, trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội…
Thứ sáu, 17 Tháng 2 2012 18:40 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Email In PDF.

ký ức làm báo 2

ký ức làm báo 2Tôi bắt đầu viết báo từ thời còn là sinh viên nhưng chỉ là nổi hứng thì viết và chỉ mới biết báo chí ở sản phẩm “giấy trắng mực đen” chứ chưa biết gì về nghề báo, tức để có tờ báo “giấy trắng mực đen” đó, người ta đã phải làm những gì, tức qui trình làm báo từ A tới Z.
Thứ sáu, 17 Tháng 2 2012 18:34 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Email In PDF.

Hai lần bác sĩ

Thân là năm sinh và cũng là tên, hơn tôi bốn tuổi, tức sinh năm  1944. Sang năm đói Ất  Dậu  1945, lúc đó  Thân  mới một  tuổi, một lần bà nội tôi đi chợ, thấy Thân đói lả, chỉ còn thoi thóp bên xác người mẹ đã chết ở góc chợ.

Tản Đà - thi sĩ của hai thế kỷ

Trong bài Cung chiêu anh hồn Tản Đà in ở đầu cuốn Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân, có đoạn:

trích: Hai lần bác sĩ

Hai lần bác sĩ

Thứ sáu, 17 Tháng 2 2012 18:34 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Hai lần bác sĩThân là năm sinh và cũng là tên, hơn tôi bốn tuổi, tức sinh năm  1944. Sang năm đói Ất  Dậu  1945, lúc đó  Thân  mới một  tuổi, một lần bà nội tôi đi chợ, thấy Thân đói lả, chỉ còn thoi thóp bên xác người mẹ đã chết ở góc chợ.
Bà tôi đem Thân về nuôi. Không hiểu do bà tôi mát  tay hay Thân  là một đứa bé hay ăn mau lớn mà chỉ hai, ba năm sau nó đã lớn nhanh  như thổi, chạy nhảy tung tăng khắp nơi. Khi tôi được ba tuổi,  mẹ  tôi gửi  tôi cho  bà  nội và Thân trở thành  “vệ sĩ” của tôi, cõng tôi đi chơi rong khắp làng. Lúc đó, ông nội tôi đang hành nghề chữa bệnh, lấy hiệu là  Đại  Đạo, tức cứu người  là chính, ai có tiền thì trả, ai nghèo quá thì ông tôi chữa bệnh miễn phí ! Còn bà nội tôi, vốn là con gái một ông chủ hiệu ở phố Thuốc Bắc Hà Nội, theo ông tôi lên miền đất Trung du này thì sản xuất trà và giấy gió. Hai mặt hàng này lúc đó bán khá chạy nên phải nói là mức sống ở nhà ông bà nội tôi khá cao. Ngoài một vệ sĩ ra, tôi còn có riêng một nhũ mẫu (ở quê tôi gọi là “U”, còn xã hội gọi là “vú em”, “vú em” của tôi gọi là “U Tiến”, Tiến là tên gọi của tôi lúc nhỏ, do có phong trào “Nam tiến” lúc đó. Bố tôi tham gia “Nam tiến”, mẹ tôi tham gia “Phụ nữ cứu quốc” rồi đi học một khóa sư phạm ở chiến khu, cho nên tôi sống với ông bà nội và người gần gũi tôi nhất chính là U Tiến rồi đến vệ sĩ Thân. U Tiến coi tôi như con đẻ, tôi cũng coi U như mẹ đẻ. Đối với vệ sĩ Thân, tôi rất thích, tuy Thân là người ở nhưng tôi luôn gọi Thân là anh xưng em, còn Thân thì cứ một cậu chủ hai cậu chủ. Tôi phải cảm ơn Thân rất nhiều vì anh ta đã cõng tôi đi khắp nơi và thường cõng tôi ra tắm sông. Đó là con sông tên Thao gắn liền với câu ca :”Sông Thao nước đục người đen/ Ai lên Vũ Ẻn thì quên đường về”. Nhờ vậy mà tôi biết bơi rất sớm. Tuy thế, việc Thân hay cõng tôi đi tắm sông đã khiến anh ta bị tai nạn khá nghiêm trọng: một lần, Thân nhảy từ trên một cành cây chìa ra sông xuống sông đã  bị một cái cọc ngầm dưới nước đâm trúng  “hạ bộ”, nếu không nhờ ông tôi cứu chữa kịp thời, chắc anh ta đã chết lần thứ hai!
Sau lần bị thương, Thân xin với ông tôi học nghề thuốc, nhưng chỉ được vài tháng thì cuộc kháng chiến chín năm kết thúc, cả ông bà đều về Hà Nội ở với bố tôi và ông  chú,  đó là vào cuối năm 1954 đầu năm 1955. Lúc đó Thân mười một tuổi, còn tôi mới bảy tuổi. Tôi không hiểu sao lúc đó Thân không đi với ông bà tôi về Hà Nội.Tôi hỏi bà thì bà bảo:”Ông chủ tịch xã xin nó làm con nuôi rồi!”, thế là  tôi  mất  vệ  sĩ  từ  đó !
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ  ai  đó nói chẳng sai . Thoắt cái đã mười năm trôi qua, tôi  tốt  nghiệp phổ thông trung  học và có giấy gọi vào Khoa Toán  trường  Đại học Tổng hợp Hà  Nội. Lúc tôi chuẩn bị nhập trường thì bất ngờ gặp lại Thân. Gặp lại Thân, tôi mừng quá, cứ nắm chặt tay Thân mà nói không ngừng :
- Trời ơi  ! Nhớ anh quá ! Hồi mới về Hà Nội, cứ đi ra đường phố là bị bọn trẻ con xúm vào bắt nạt, đá đít véo tai,  rồi lại  lục cặp sách lấy hết bút, tẩy và cả mấy hòn bi ve nữa, tức quá mà không làm gì được chúng ! Giá như có anh đi cùng  thì chúng  đâu có dám ngang ngược như vậy ! Rồi hồi mới về  Hải Phòng này cũng bị bắt nạt như thế, mỗi lần gặp mấy thằng học sinh trường  Miền Nam số 21 là lại bị trấn lột sạch sành sanh ! Những lúc ấy em chỉ ao ước có anh ở bên cạnh, vậy mà anh đã ở đâu ?
Thân cười cười rồi nói :
- Thôi, chuyện đã qua cho qua,  nhắc đến làm gì nữa ! Gặp lại cậu thế này là tốt rồi ! Tôi được biết cậu học rất giỏi, nay lại sắp trở thành nhà Toán học, mừng cho cậu !
- Làm sao anh biết ? – Tôi ngạc nhiên hỏi .
- À, rất đơn giản, tôi làm việc ở ban tuyển sinh thành phố. Khi thấy tên cậu, tôi cũng muốn tìm gặp cậu ngay để hàn huyên sau bao năm xa cách nhưng ngặt nỗi công việc quá bận rộn. Hôm nay tôi và cậu phải làm một chầu túy lúy !
Đây là lần đầu tiên tôi uống  rượu nên chỉ sau hai li  đã say mèm, nhưng sau khi Thân cho tôi uống một li  nước chanh giã  rượu, tôi lại có thể cụng li ba lần nữa ! Sau một hồi nói rất dài về nghệ thuật uống rượu,  Thân nói với tôi :
- Cậu đã được vào đại học rồi, chẳng cần đến cái bằng tốt nghiệp phổ thông trung học kia nữa, cậu cho tôi, mai  tôi làm vệ sĩ  đưa cậu tới trường  nhập học !
Nghĩ  tới việc được đi với  Thân, tôi thích quá, đồng ý ngay, chẳng hề nghĩ xem Thân xin cái bằng của tôi  để làm gì ?
*
Sau lần làm vệ sĩ đưa tôi tới trường đại học, phải đến mười lăm năm sau tôi mới gặp lại Thân, cũng rất bất ngờ. Lúc đó tôi  đang làm việc ở Viện  Văn học. Ngày ngày làm con mọt sách, tối  đến thì nằm ngủ ngay trên bàn viết ! Việc ăn uống  lúc đó quả  là rất kham khổ, nộp hết  tem  phiếu và mười  tám ngàn đồng  cho một cửa hàng ăn uống nào đó, bạn sẽ có sáu mươi cái phiếu cơm cho cả tháng (tất nhiên tháng nào có 31 ngày thì bạn phải tự giải quyết). Mỗi suất cơm chỉ  là một đĩa cơm nhẹ như bấc và một chén thức ăn mặn (thường là  đậu phụ kho thịt bạc nhạc) và một chén canh lõng bõng. Ăn xong có cảm giác như đói  hơn ! Trên đường chúng tôi đi ăn cơm tháng, phải qua phố  Tạ Hiền – một con phố của người Hoa, chuyên bán đồ ăn đặc sản, lúc nào cũng  sào nấu thơm lừng, thật quá tra tấn. Một hôm, tôi vừa tới phố Tạ Hiền thì gặp Thân đứng chắn lù lù trước mặt. Tôi chưa kịp hết ngạc nhiên thì Thân đã lôi tôi vào trong quán ăn từ lúc nào !  Sau vài phút hàn huyên bên những món ăn thơm nức, Thân mới từ tốn nói :
- Đúng là anh em mình có duyên nợ với nhau từ kiếp trước !  Cứ nghĩ lại cái thời thơ ấu,  ngày ngày cõng cậu đi tắm sông tớ thật mãn nguyện, giá như ta  có thể đi ngược thời gian !...Tớ biết cậu về Viện Văn học đã lâu,  nhưng ngặt  nỗi công việc  bù đầu, không dứt ra được ! Cậu như vậy là tốt rồi, ráng chờ một suất đi nghiên cứu sinh nước ngoài  sẽ đổi đời ngay thôi ! Còn tớ, đang làm cán bộ tổ chức ở Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, cũng đủ ăn nhưng lắm chuyện lôi thôi, không phải là kế lâu dài. Vì thế, tớ phải  đoạt được cái bằng đại học !
- Thì anh xin dự thi đi, ở chỗ anh, muốn thi vào trường nào mà chả được ! – Tôi nói.
- Nói thì dễ nhưng làm thì khó ! Tớ đã gần bốn mươi rồi, lại vợ con đùm đề, không có đầu óc đâu mà ôn thi nữa, mà thi chưa  chắc đã đỗ ! Vì thế, tớ nói thật với cậu, cái bằng tốt  nghiệp đại học của cậu chẳng cần với cậu  nữa, nhưng lại rất cần với tớ! Cậu đừng có ngạc nhiên như thế! Cậu hãy cho tớ cái bằng của cậu, tớ chỉ việc tẩy tên cậu đi, viết tên tớ vào là xong!
- Làm thế sao được? – Tôi thật sự ngạc nhiên.
- Cậu yên tâm. Việc gì cũng có thể làm được, cậu không nghe người ta thường nói:”chuyện gì cũng có thể xảy ra” à? Tớ làm  xong chuyện cái bằng, sẽ làm lại hồ sơ rồi chuyển vào miền Nam , trong đó ở đâu cũng thiếu cán bộ. Với cái bằng đại học, tớ có thể làm phó thậm chí giám đốc cấp Sở ở các tỉnh, rồi dần dần chuyển về trung tâm của miền Nam là Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông! Tớ đã xem tử vi tướng số rồi, cái số tớ sẽ phất mạnh ở Phương Nam ngập nắng !...
Tại tôi là người dễ mềm lòng, hay là tại những năm tháng tuổi thơ Thân ngày ngày cõng tôi đi khắp xóm làng cứ hiện về rõ mồn một, khiến tôi không thể từ chối yêu cầu của anh ta? Có lẽ tại cả hai! Khi tôi đưa cái bằng tốt nghiệp đại học của tôi cho Thân, anh ta đưa lại cho tôi mười cái bản sao và vừa cười vừa nói:
-    Rồi cậu sẽ có được cái bằng cao hơn là phó Tiến sĩ!...
Thân còn nói gì nữa nhưng  tôi như chỉ nghe thấy tiếng gió ù ù thổi và tôi bỗng thấy lạnh run…
*
Chỉ vài tháng sau khi tôi cho Thân cái bằng đại học, anh ta chuyển đi miền Nam thật. Tôi nghĩ có lẽ sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau nữa vì đã kẻ Bắc người Nam đường xa diệu vợi ,mà  làm cái nghề “ngâm cứu” như tôi có lẽ chẳng bao giờ đi đâu xa! Song, cuộc đời lại không yên ả như vậy. Một thời gian sau, tôi bỏ Viện văn học mà sang làm biên tập ở một tờ tạp chí về văn hóa nghệ thuật, những tưởng  có nhiều cơ hội cho việc “viết lách”, sẽ có nhiều “nhuận bút”, sẽ tăng thêm thu nhập. Nhưng thật ra, khoản thu nhập có tăng thêm nhưng không đáng kể, bởi nói chung “nhuận bút” rất thấp, đúng như câu nói “văn chương rẻ như bèo”! Tôi phải nhận bản thảo ở các nhà xuất bản, vừa đánh máy vừa biên tập để tăng thu nhập! Song,  công bỏ ra mười nhưng thu về chỉ được năm, tức lỗ vốn!...Thế rồi một loạt sự kiện lớn ập tới: lấy vợ, vợ thất nghiệp mà lại đẻ con, hết tuổi đi thi nghiên cứu sinh, mẹ mất…khiến cho tôi có ý định đi đâu đó để thoát khỏi cuộc sống khó khăn lúc đó! Vừa hay có ông giám đốc một Sở Văn hóa ở Tây Nguyên lấy vợ là  nhà sưu tầm folklore ở Viện Văn hóa nghệ thuật, cùng khuôn viên với cơ quan Tạp chí Nghiên cứu của tôi, muốn tôi vào Sở Văn hóa của ông giúp ông làm công tác xuất bản và ra Tạp chí Văn nghệ cho Sở, vậy là tôi đi liền, dù chưa hề biết cái tỉnh ở Tây Nguyên đó nó mặt ngang mũi dọc như thế nào, đúng như câu “cũng đành nhắm mắt đưa chân / thử xem con tạo xoay vần tới đâu?”. Rồi hai năm sau đó, cuộc đời xô đẩy tôi tới Sài Gòn, cứ như là một trò chơi của số phận! Và ở đây, tôi đã gặp lại Thân, trong một hoàn cảnh  đặc biệt…
Lúc đó, ban ngày tôi làm thuê cho một lò bánh ngọt ở quận 5, tối đến thì làm bảo vệ cho một ki-ốt bán đồ chơi điện tử ở quận một, ngay trên đường Nguyễn Huệ - nơi là chợ hoa của Sài Gòn rất nhiều năm. Gọi là bảo vệ nhưng thực ra là chỉ việc đến ngủ trong ki-ốt đó, kẻ trộm thấy có người ở trong ki-ốt sẽ không cạy cửa vào ăn trộm!...Tuy nhiên, xung quanh ki-ốt về đêm lại rất phức tạp: xì ke, ma túy và mua-bán dâm là hoạt động thường xuyên, không ngưng nghỉ, bất kể mưa gió…Tôi vào ki-ốt là ngủ liền, vì  làm thợ bánh cả ngày đã thấm mệt. Đêm hôm đó, tôi đang mơ màng thì nghe có tiếng rên rỉ bên ngoài ki-ốt. Ra xem thì thấy một ông khoảng gần sáu mươi đang nằm bệt, đầu bị đánh bằng vật cứng, máu còn đang nhểu ra, đầm đìa. Nhìn thấy tôi, ông ta năn nỉ:
-    Cậu cứu tôi với! Tôi bị nó lừa vào đây “đi dù”, chưa làm được gì thì bị một  đứa khác đập vào đầu, rồi chúng lấy hết tiền và đồng hồ, lại tháo cả cái nhẫn cưới đính hạt xoàn của tôi nữa !... Trời ơi!...
Tôi chạy đi kêu xích lô, nói chở tới bệnh viện, nhưng ông ta nói:
-    Đừng tới bệnh viện, vợ tôi mà biết thì nó cắt dái ! Cho tôi tới một phòng mạch tư nào đó!...
-    Phòng mạch tư thường chỉ làm việc tới tám giờ tối, làm gì có ai làm việc tới nửa đêm? – Tôi bực mình la lên.
-    Có đấy, cái gì cũng có! – ông xích lô hỏi tôi – cậu có tiền trả giùm ông ấy không, tôi chở đi?
“Cứu người như cứu hỏa”, tôi bảo ông xích lô khiêng ông kia lên xe, và như là một quán tính, tôi ngồi lên xe đi theo nạn nhân tới phòng mạch tư. Lòng vòng một lúc, chiếc xích lô đưa chúng tôi tới một con hẻm lớn và dừng lại trước một căn nhà hai lầu, có cái công sắt lớn, trên công là tấm biển  với những chữ lớn: “Bác sĩ BÁC SĨ – chuyên trị Nhi khoa, Phụ khoa”. Có vẻ như là  một bác sĩ và một y tá đang trực, họ giải quyết thành thục và mau lẹ. Khi băng bó xong xuôi thì từ trên lầu có một người đi xuống, có vẻ như là chủ nhà. Mà đúng là chủ nhà thật, và tôi trố mắt kinh ngạc khi nhận ra người đó chính là Thân !...
*
Suốt đêm hôm đó, tôi ngồi nhâm nhi với Thân tại phòng mạch và nghe Thân kể đủ chuyện về sự đời của Thân và của rất nhiều người khác. Lúc đó là năm 1987, tức chúng tôi chia tay nhau đã sáu năm. Sáu năm qua đó, Thân đã kinh qua khá nhiều  chức vụ quan trọng ở các tỉnh miền Nam, thấp nhất là phó giám đốc Sở, cao nhất là phó chủ tịch tỉnh. Trong thời điểm  có bước chuyển biến mới của đất nước mà sau này người ta thường gọi là thời kỳ  Mở  cửa, Cởi  trói, Thân chuyển về Sài Gòn và làm  việc ở một cơ quan đặc biệt thuộc Trung ương. Căn nhà phòng mạch này là “Cơ sở hai” của Thân do bà “quý  phi”  tên Nụ cai quản. Khi nghe tôi hỏi tại sao phòng mạch có tên như vậy, Thân cười cười rồi nói :
-  À, quên chưa nói với cậu chuyện này : tớ đã đổi tên là Bác Sĩ và đã lấy được thêm hai cái bằng đại học tại chức : một là Y dược và một là quản trị kinh doanh. Lấy bằng tại chức dễ ợt, không như bằng chính qui của cậu ! Cái phòng mạch của tớ người ta thường gọi  là  “Hai lần Bác Sĩ”, tiền vô như nước !
-  Chữa bệnh không phải chuyện đùa đâu, không khéo giết người như bỡn ! – Tôi ngập ngừng nói.
Thân lại cười, lần này cười to,  nghe rất sảng khoái :
-  Cậu lại lo bò trắng răng rồi! Tớ đã thuê hai bác sĩ và hai y tá, thay nhau làm việc 24/24. Bà “Quý phi” của tớ cai quản phòng mạch rất giỏi, bà ấy vốn là cán bộ tổ chức của Sở Y  tế mà ! Xem ra, ai đã kinh qua công tác tổ chức cán bộ thì chuyển sang làm kinh doanh đều rất hiệu quả! Nhất lại là kinh doanh nhân mạng !...
Chắc là Thân còn nói nhiều về chuyện kinh doanh nữa nhưng  tôi như người mộng du và cái thuở thơ bé sống bên ông nội tôi  bỗng như trở về từng ngày, từng ngày…Tôi thấy nhớ ông nội da diết và bỗng có ý nghĩ :  Tại sao tôi là cháu đích tôn của ông mà lại không nối nghiệp ông? Đúng lúc đó thì Thân vỗ vai tôi nói nhỏ :
-  Hình như là cậu đang nghĩ về ông Đại Đạo phải không ? Nếu tôi đoán không nhầm thì cậu đang tự trách mình là tại sao lại không nối được cái nghề cao quý của cha ông, đúng không ?
Không đợi cho tôi trả lời, Thân đưa ra kế hoạch sẽ đầu tư cho tôi mở một phòng mạch Đông Y ở phía đối diện với phòng mạch “Hai lần Bác Sĩ”  của Thân. Nhà đối diện đó mang ơn  cứu mạng đối với Thân nên sẽ cho thuê nguyên tầng trệt với giá  rất hữu nghị, chi phí ban đầu (như đồ nghề, tiền thuê hai lương y…)  sẽ do Thân ứng cho hết !  Tôi còn biết nói gì hơn ngoài nghe theo !...
Tôi lấy tên hiệu phòng mạch Đông Y là  Đại Đạo và đi kiếm đủ loại sách báo nói về Đông Y, ngày thì quan sát hai lương y làm việc, đêm thì ngồi đọc sách . Tôi dự tính trong vòng  một năm sẽ nắm được những điều cơ bản, sau đó sẽ đi  tu  nghiệp về châm cứu ở chỗ giáo sư Nguyễn Tài Thu,  chắc hẳn ông sẽ đồng  ý thu nhận tôi làm đệ tử vì ông vốn là bạn thân  của bố mẹ tôi từ hồi ở quân Y viện.
Thời gian trôi thật nhanh khi người ta muốn làm được nhiều việc. Khi giáo sư Tài Thu đồng ý nhận học trò, tôi ra Hà Nội. Nhưng chỉ ba bảy hai mươi mốt ngày, chưa kịp học được gì thì nhận được tin Thân bị tai nạn giao thông :  Chiếc xe du lịch chở gia đình Thân đi từ Đà Lạt về đã lăn xuống vực, không ai chết nhưng đều bị thương nặng, riêng Thân, khi tỉnh lại thì đã trở thành người mất trí !
Khi tôi về đến phòng mạch  “Hai lần Bác Sĩ”  thì thấy Thân đang ngồi một mình trong phòng khách, ghế sa-lon Thân đang ngồi ngổn ngang cứt đái, nhưng trên bàn thì được viên tròn và xếp thành hàng lối. Thân không  biết có tôi tới, vẫn mải mê với việc vo viên những cục phân của mình, mồm thì luôn nói : “Thập hoàn đại bổ! Mại vô, mại vô!...”./.
TP.HCM, 2005 - 2009
Đỗ Ngọc Thạch