Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Top 10 truyện ngắn Đ.N.Thạch - trích: Chuyện sinh ba; Qua sông...

http://phongdiep.net/images/chandung/thu%20vien/do%20ngoc%20thach.jpg
Đỗ Ngọc Thạch - Sài Gòn, 1993

Đọc nhiều nhất
Đỗ Ngọc Thạch
Qua sông bằng đò
Đỗ Ngọc Thạch
Ký ức Hà Nội
Đỗ Ngọc Thạch
Địa linh nhân kiệt
Đỗ Ngọc Thạch
Quà tặng tuổi hai mươi
Đỗ Ngọc Thạch
Anh hùng đoán giữa trần ai
Đỗ Ngọc Thạch
Đứa bé tật nguyền và nàng Tiên áo trắng
Đỗ Ngọc Thạch
Trạng Me đè Trạng Ngọt
Đỗ Ngọc Thạch
Người đưa thư
Đỗ Ngọc Thạch
Anh hùng thọ nạn
Đỗ Ngọc Thạch
Chuyện sinh ba



Truyện ngắn

Đỗ Ngọc Thạch
Chuyện sinh ba
Ông Trung Dũng là cán bộ giảng dạy đại học, sau khi Mỹ đánh bom B52 xuống Hà Nội thì có đợt tuyển quân rất lớn, ông nhập ngũ. Ông Dũng tuy đã gần ba mươi tuổi nhưng vẫn chưa lấy vợ vì hai lý do: phụng dưỡng mẹ già (gần bảy mươi) và chờ lấy được cái bằng Tiến sĩ! Nhưng sau khi nhập ngũ, lương cán bộ giảng dạy bị thay bằng phụ cấp của anh binh nhì, khiến cho cuộc sống của người mẹ già gặp khó khăn. Mẹ ông Dũng nói:
-Đất nước có chiến tranh, làm trai không thể không cầm súng ra trận, bất  kể ai! Con cứ yên tâm đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, không phải lo gì cho mẹ cả! Mẹ sống ngần này cũng là đủ rồi, nếu bố con gọi mẹ đi thì cứ để mẹ đi!
   Ông Dũng nghe mẹ nói vậy nhưng ông hiểu mẹ lúc nào cũng muốn ông cưới vợ để bà có cháu bế, có điều bà cụ nói quá nhiều mà không kết quả gì nên giả lơ đi mà thôi. Điều đó vào thời điểm này thì thật là cần thiết, vì vợ ông sẽ chăm sóc bà cụ thay cho ông. Nghĩ vậy, ông Dũng nói với mẹ:
-  Mẹ ơi, nếu con để mẹ ở nhà thui thủi một mình thì chẳng phải là bất hiếu lắm sao? Bây giờ thì con thấy mẹ bảo con phải lấy vợ là rất đúng. Con muốn lấy vợ để vợ con ở nhà chăm sóc mẹ và đẻ vài đứa con cho mẹ có cháu bồng bế!
    Bà mẹ nghe nói vậy thì mừng lắm, gọi điện thoại cho ông em trai đang làm việc ở Viện nghiên cứu  Đông Y, bảo đến gặp bà gấp để bàn chuyện lấy vợ cho thằng Dũng. Về chuyện lấy vợ cho ông Dũng , bà mẹ và ông cậu đã bàn tính với nhau từ rất lâu nhưng không sao thuyết phục được ông Dũng nghe theo. Cô dâu mà ông cậu đã chọn cho ông Dũng  tên là  Sơn, Sơn ở đây phải đọc là San, có nghĩa là ba, vì cô là con gái thứ ba trong một gia đình có bốn chị em toàn là gái. Cô Sơn đã hai mươi sáu tuổi, hiện đang là lương y trung cấp của Viện Đông Y. Cô dâu hai mươi sáu tuổi, không còn trẻ nữa, nhưng thực ra cô đã là cô dâu từ lúc hai mươi  tuổi, tức chị em bà mẹ và ông cậu đã chọn cô cho ông Dũng  từ sáu năm trước, lúc ông  Dũng mới tốt nghiệp đại học! Cô Sơn tuy không có vóc dáng theo tiêu chuẩn của các người mẫu, hoa hậu nhưng với các nhà chiêm tinh, tướng số thì không chê vào đâu được: cô Sơn có tướng cách đặc biệt quý hiếm của người đàn bà Vượng  phu ích tử: xung quanh lườn, da thịt nổi lên đều đặn như một cái đai buộc quanh bụng, còn gọi là  “Ngọc đới yêu vi”.  Suốt sáu năm qua, ông cậu vẫn tìm đủ mọi cách để  “giữ phần”.cho đứa cháu của mình vì ông rất am hiểu tướng số, rất hiểu những người ham đọc sách, ham làm việc, nghiên cứu  khoa học như cháu ông  thì phải chọn người vợ như thế nào! Ngoài cái  “Ngọc đới yêu vi”, cô Sơn còn có dáng người đậm đà, khỏe mạnh, đôi nhũ hoa nở căng, cân đối và có cả nốt ruồi son, cực quý!  Đám cưới được cử hành ngay, và  tuần trăng mật phải dồn lại trong có đúng ba ngày phép (đó là các sĩ quan của trại huấn luyện tân binh rất linh hoạt đối với ông Dũng). Bảy ngày dồn lại ba ngày, đương nhiên cường độ làm việc cũng phải tăng lên! Để cho chắc ăn, bà mẹ và ông cậu quyết định khóa cửa nhốt cô dâu và chú rể từ lúc động phòng cho đến hết  ba ngày  phép! Bà mẹ ngồi cầu Trời khấn Phật đúng ba ngày! Bà khấn cầu rất thành tâm, bà khấn rằng: “Xin Phật  Tổ  Như  Lai quyền năng vô biên phù hộ độ trì cho con trai tôi là Hoàng Trung Dũng có được kết quả mỹ mãn: vợ nó  thì sinh quý tử, nó thì tránh được mũi tên hòn đạn nơi chiến trường! Xin Quan âm Bồ Tát trăm tay ngàn mắt nhón tay làm phúc, cho vợ thằng Dũng nhà tôi nó sinh đôi, sinh ba vì lẽ ra chúng nó đã thành vợ chồng sáu năm rồi, sáu năm ấy chắc cũng  đã sinh được ba đứa con rồi! Giờ xin Bồ Tát bù đắp cho chúng nó!”. Trong ba ngày liền, bà mẹ cứ nói những lời cầu khấn như thế, lẽ nào Phật  Tổ  Như Lai và Quan âm Bồ Tát lại không nghe thấy?
      Quả nhiên, cả Phật Tổ Như Lai và Quan âm Bồ Tát đều nghe thấy lời cầu khấn thành tâm của bà mẹ già hiền lành đức độ, đúng chín tháng bảy ngày, tính từ ngày ông Dũng ra đi, cô Sơn đã sinh ra ba đứa con rất khỏe mạnh, xinh đẹp như ba nàng tiên, tất nhiên là sinh con gái! Để ghi nhớ công ơn của Phật Tổ Như Lai và Quan âm Bồ Tát, ba cô con gái được đặt tên là  San  Như, San Lai và San Bồng (Bồng ở đây từ chữ Bồ Tát mà ra, còn có nghĩa là chốn Bồng Lai – nơi ở của tiên Phật )!
     Nói về ông Dũng, trong thời gian huấn luyện tân binh, quân lực  đã xếp ông vào danh sách đào tạo tiếp ở một trường sĩ quan Trung – Cao nước ngoài. Nhưng có một sự nhầm lẫn đáng tiếc đã  xảy  ra: Có một ông tướng về hưu cũng có con nhập ngũ trong đợt  tuyển quân đó, cũng tên là  Hoàng Trung  Dũng (ở nước ta, con trai được đặt tên là Hùng , Dũng, Thắng, Việt, Nam nhiều hơn hẳn những tên khác!), chỉ  khác ở chỗ cậu con trai ông tướng về hưu kia mới là sinh viên năm thứ nhất, vì  thế ông muốn con ông  phải là một người lính  thực thụ, tức là phải cầm súng ra chiến trường như chính ông thời trai trẻ, chứ không phải là làm lính cậu,  tức chỉ mặc áo lính, còn lại  đi học ở nước ngoài! Vì  thế, ông đã gọi điện cho một ông bạn thân ở Bộ Tổng Tham mưu, điều ngay thằng con Hoàng Trung  Dũng của ông vào một đơn vị đang chuẩn bị hành quân vào chiến trường miền Nam!  Ông bạn ở bộ Tổng Tham mưu liền gọi điện cho bộ phận quân lực phụ trách  tuyển quân, vị quân lực lại gọi điện tới trại huấn luyện tân binh. Đúng lúc đó, Hoàng Trung Dũng chú rể vừa hết phép đã về tới trại huấn luyện tân binh. Người sĩ  quan phụ trách trại huấn luyện tân binh vừa nhận được điện thoại “Cho Hoàng Trung Dũng về Bộ Tổng Tham mưu gặp tướng  X gấp” thì liền nhìn thấy Hoàng Trung Dũng chú rể tới! Như là một phản ứng tự nhiên của một người có tác phong quân sự nhanh nhẹn, thần tốc, người sĩ quan phụ trách trại huấn luyện tân binh liền nói với Hoàng Trung Dũng chú rể:
-   Thánh thật! Nói  tới  Tào Tháo là Tào Tháo xuất hiện! Bộ Tổng Tham mưu có lệnh triệu tập gấp đích danh đồng chí Hoàng Trung Dũng , do đích thân Tướng X  ra lệnh! Vậy đồng chí hãy đến bộ Tổng Tham mưu ngay, xin gặp Thiếu Tá Quân là trợ lý của Tướng X! Chắc là có nhiệm vụ đặc biệt, đồng chí hãy đi ngay!
    Hoàng Trung Dũng chú rể liền đi ngay, nhưng khi đến Bộ Tổng Tham mưu thì Tướng X lại bận việc, không gặp Hoàng Trung Dũng được mà bảo người sĩ quan trợ lý là Thiếu Tá Quân đưa Hoàng Trung Dũng đến ngay đơn vị bộ binh đang chuẩn bị hành quân vào Nam, giao Hoàng Trung Dũng  cho Tướng Y là Tư lệnh trưởng đơn vị đó! Thế là chỉ sau hai tiếng đồng hồ từ lúc Hoàng Trung Dũng  chú rể xa vợ, xa mẹ, ông đã nhập vào một đơn vị bộ binh hành quân thần tốc vào chiến trường! Cuộc hành quân thần tốc đó đưa ông  Dũng vào trung tâm của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sau đó, nhưng  khi đơn vị ông đến cửa ngõ Sài Gòn  thì ông đã hi sinh anh dũng, như đúng tên gọi của ông. Lúc đó, tức ngày 27-4-1975, ba cô con gái của ông Dũng vừa  tròn hai tuổi !
* * *
   Sau này, khi ba cô con gái đã lớn, bà Sơn thường nói với chúng rằng: “Mẹ và bố các con chỉ sống vợ chồng với nhau được đúng ba ngày nhưng tình nghĩa rất sâu nặng, duyên số đã có từ kiếp trước! Việc bố các con bị điều động  nhầm vào chiến trường rồi hi sinh, đó là sự nhầm lẫn khó tránh khỏi của Thần hộ mệnh, ai cũng có lúc nhầm lẫn, sơ sẩy, dù là Thần tiên, Phật Tổ đi nữa! Bù lại, bố con đã được đề nghị tuyên dương  Anh hùng quân đội, đó là một niềm vinh dự rất lớn mà ít người có được! Đến đời các con chắc chắn sẽ hanh thông may mắn hơn đời bố, mẹ! Tuy thế, cũng phải có dự liệu trước, nhất là chuyện chồng con, rút kinh nghiệm, chuyện chồng con phải giải quyết đầu tiên, đến tuổi qui định là cưới chồng ngay!
    Khi nghe bà mẹ nói vậy, cả ba cô con gái cùng cười rồi đồng thanh nói to:
-   Chúng con không lấy chồng! Chúng con muốn ở với mẹ suốt đời!
     Khi ba chị em tròn mười tám, cũng là lúc sắc đẹp tuổi xuân của ba cô rực rỡ nhất. Vóc dáng của ba cô có nhiều nét giống mẹ, cũng có quý tướng “Ngọc đới yêu vi”, nhưng sắc đẹp thì vượt  trội  khác thường. Vẻ đẹp của ba cô là vẻ đẹp của Thúy Vân trong Truyện Kiều:  “Khuôn trang đầy đặn nét ngài nở nang / Hoa cười ngọc thốt đoan trang / Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”. Biết bao văn nhân, tài tử, có cả quan chức, doanh nhân ngấp nghé ba chị em! Bà mẹ thấy vậy thì nói với các con:
-  Bây giờ các con đều đã vào đại học, chuyện học hành không thể xem nhẹ, nhưng nếu không dứt điểm chuyện chồng con thì sẽ hỏng cả hai!
    Cả ba cô con gái cùng nói:
-  Ý mẹ là thế nào? Cùng một lúc tiến hành cả hai à?
Người  mẹ cười:
-  Thế là các con hiểu đúng ý mẹ rồi đó! Lấy chồng xong thì việc học hành sẽ tốt hơn! Các con phải nhớ câu  “Thuận vợ thuận chồng biển Đông  tát cạn”! Có chồng hỗ trợ việc gì cũng xong!
Cô chị cả San Như nói:
-  Lỡ chồng nó bắt đẻ hoài thì học sao được nữa?
Cô thứ hai nói tiếp:
-  Như thế thì chồng của chúng con phải có ít nhất ba tiêu chuẩn: Trình độ từ đại học trở lên, hình thức phải là một trang nam nhi  khôi ngô, tuấn tú và hạnh kiểm, đạo đức phải đạt điểm mười!  Trời ơi, thời buổi này kiếm đâu ra một người trai chưa vợ như vậy, mà ba chị em chúng con thì cần phải có ba người!
San Lai vừa dứt lời thì San Bồng nói như có ý kết  thúc:
-  Vậy là cuối cùng chúng con sẽ chỉ    với mẹ được thôi!- Người mẹ nhìn ba chị em chúng nó ôm nhau mà cười muốn vỡ nhà, ngoài miệng bà nói muốn chúng nó lấy chồng sớm đi nhưng nhiều lúc bà tự hỏi: Khi cả ba đứa cùng đi về nhà chồng thì bà sẽ chịu sao nổi sự cô đơn của người đàn bà đã ở vậy nuôi con mười tám năm trời! Song nghĩ đến cái cảnh  đã lấy chồng  muộn lại chỉ được sống  cảnh vợ chồng đúng ba ngày của mình, bà lại củng cố quyết tâm cho chúng nó lấy chồng ngay trong năm thứ nhất của sáu năm học đại học (cả ba cô con gái bà Sơn đều học trường Y ).
    Lại nói về ba chị em San Như, San Lai và San Bồng. Ba chị em  có ngoại hình giống nhau đến từng tiểu tiết và tư tưởng, tình cảm nói chung cũng rất giống nhau nhưng những cái gọi là “tự do cá nhân”, “sở thích riêng tư”.thì lại rất  khác biệt. Chẳng hạn khi ăn cơm, cô chị cả dứt khoát phải có  canh,  nếu không nấu canh cô lấy nước uống chan vào cơm ; còn cô thứ hai dứt khoát phải có nước chấm bằng nước mắm có chanh, ớt, tỏi đầy đủ, nếu không có nước chấm như thế, cô không ăn nổi một bát cơm ; cô em út lại khác hẳn hai cô chị, ở  bữa cơm chính, cô chỉ đụng  đũa mỗi thứ một lần, cơm cũng chỉ một bát, nhưng lúc ăn “tráng miệng”.thì mới lúc cô làm  việc thực sự: chục quả chuối, ba quả táo to, một hũ sữa chua, một cái bánh bông lan loại sinh nhật, vài thanh sôcôla và một li sữa cũng chưa làm cô vừa bụng! Ba cô ba sở thích riêng đó cộng với  điểm chung giống nhau là cả ba cô đều ăn rất khỏe đã khiến cho bà mẹ khá vất vả khi phải một mình nuôi con!  May mà bà Sơn “mát  tay”.nhất nhì Viện Đông Y, phàm những ca bệnh nan y, khó chữa từ tứ xứ tìm về, bà đều chữa khỏi hoặc thuyên giảm rất nhiều. Vì  thế, bệnh nhân của bà ơn bà như Bồ Tát, thành tâm dâng lễ tạ ơn rất nhiều, có người đã khỏi bệnh đến hơn chục năm, dù ở rất xa, hàng năm nếu có dịp đều đến nhà bà dâng lễ tạ ơn. Thấy bà nhân từ, phúc hậu và không hề tính toán tiền nong, có tới mười đại gia hùn tiền xây nhà cho bà, một căn nhà hai lầu có sân, vườn rất đẹp!Vì thế, có thể nói cuộc sống  kinh tế của ba chị em khá sung túc. Lại nhờ có được di truyền  thông minh, học giỏi của người bố, cả ba chị em đều học rất giỏi, chia nhau vị trí nhất, nhì , ba trong lớp và vào đại học cũng vậy!
    Trong khi bà mẹ cố công tìm kiếm người ưng ý để gả chồng cho ba cô con gái thì ba cô dường  như không hề để tâm đến chuyện chồng con! Dường như ba cô con gái thừa hưởng hầu hết những đức tính tốt đẹp của người bố: hiếu thảo, hiếu học. Mặc dù mẹ các cô chưa tới năm mươi tuổi nhưng cả ba cô đều lo chăm sóc mẹ rất tận tình, chu đáo: các cô chia nhau đưa đón  mẹ đi làm ở Viện Đông Y, làm hết những công việc nội   trợ,  thậm chí thấy mẹ hơi nhức đầu, sổ mũi là xúm vào thuốc men…Còn việc học, ngoài việc học  rất  tốt chương trình của trường Y, các cô còn học thêm hai ngoại ngữ, tin học, võ thuật…
   Ngoài những cái chung đó, ba cô gái, mỗi  cô có một biệt tài riêng ở mức hơn hẳn người bình thường. Cô chị cả San Như có biệt tài xem bệnh: chỉ cần nhìn sắc diện và bắt mạch một người nào đó, cô chẩn đoán tình trạng bệnh lý một cách chính xác khiến cho mẹ cô và nhiều danh y cao niên phải thán phục hết sức! Cô thứ hai San Lai thì có sức khỏe phi thường: lúc ba tuổi cô đã có sức bóp nát quả cam như người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản thời Nhà Trần, lên mười tuổi cô đã có sức mạnh bạt sơn cử đỉnh của Hạng Võ thời Hán Sở tranh hùng bên Tàu! Còn cô em út Sơn Bồng có khả năng ngoại  cảm kỳ lạ: năm lên sáu tuổi, tức năm l979, ở Hà Nội mà cô đã mô tả cuộc chiến tranh biên giới khá chính xác trước khi nó xảy ra đúng một tháng (song chẳng ai tin nổi điều này ngoài mẹ cô và hai người chị em sinh ba). Đặc biệt, cô có con mắt xanh giống như nhân vật Nguyễn Tịch ở Trung Quốc vào đời Tấn: khi tiếp khách, hễ vui vẻ, thiện cảm với ai thì nhìn thẳng lộ ra đôi tròng đen và cặp mắt xanh, còn hễ khinh bỉ, giận dữ ai thì nghiêng ngó trợn ngược để lộ ra hai tròng trắng! Vì thế, mẹ cô và hai người chị em chỉ cần nhìn vào mắt cô là biết người khách tốt hay xấu, thân tình hay lừa đảo!
* * *
   Mặc dù ba chị em San Như, San Lai và San Bồng  không hề tơ tưởng đến chuyện chồng con và bà mẹ cũng không tìm được người ưng ý, chuyện tình duyên không phải vì thế mà sóng yên biển lặng. Ngược lại, chuyện tình duyên của chị em  sinh  ba này lại đầy sóng  gió  bởi  “cây muốn lặng  nhưng  gió  chẳng  đừng”.!
    Có một nhân vật  VIP, mà  khởi  đầu sự nghiệp quan chức bằng chức Xã  trưởng, nên mặc dù đã kinh qua lãnh đạo cấp huyện, cấp tỉnh rồi lên Trung ương tới hàm Thứ  trưởng, giới quan chức vẫn gọi ông VIP này  bằng cái tên “thân mật”: ông    trưởng. Bản tính con người  khó  thay đổi, vì  thế, dù  đã là quan chức cấp cao ở  Trung  ương, ông    trưởng vẫn giữ nguyên tác phong sinh hoạt  thời còn làm Xã trưởng. Chẳng hạn, giữa cuộc họp dù long trọng cỡ nào, ông  cũng lấy  ống điếu thuốc lào ra  rít  sòng  sọc  rồi  ngửa mặt  nhả  khói  bay  vô tư khiến nhiều vị quan  khách ho sặc sụa! Chưa hết, ông  còn có tật  khạc nhổ tùy tiện khiến cho nhiều người vô ý  té ngã vì dẵm đạp lên bãi  khạc nhổ của ông! Không ít người kêu ca, phàn nàn về tác phong sinh hoạt của ông Xã trưởng , cấp trên của ông cũng đã  “chỉnh đốn tác phong”. ông nhiều lần, nhưng sau những câu  “vâng, vâng, dạ dạ, em xin sửa chữa”.thì ông vẫn chứng nào tật ấy, tức vẫn là ông Xã Trưởng!  Chẳng lẽ cách chức, cho nghỉ  hưu non chỉ vì  những  “tật xấu”. ấy?  Cũng có lúc, cấp trên của ông  muốn  trừng trị  thẳng  tay  nhưng không hiểu sao, vào những  lúc đó, ông đều đang giữ nhiệm vụ đặc biệt quan trọng : phụ trách  công tác thanh tra, chống tham nhũng! Mà  tội tham nhũng  mới  cần  ra tay mạnh mẽ chứ mấy cái tật xấu của ông    trưởng  chưa là gì !
    Song, trong giới quan chức ít người biết một cái tật xấu rất Xã Trưởng  của ông  Xã Trưởng, đó là ham mê  tửu sắc. Thông thường, đã là đàn ông, khi nhìn thấy gái đẹp ai mà chẳng  thích. Nhưng ông Xã Trưởng  không chỉ dừng  ở mức độ ngắm nhìn  rồi trầm trồ khen đẹp, rồi nuốt nước miếng, rồi ao ước hão…mà ông nghĩ ngay kế sách để chiếm đoạt bằng được người đẹp!  Từ thời ông còn làm Xã  trưởng , ông đã chiếm đoạt không ít người đẹp và không hiểu sao chẳng có ai kiện cáo ông về chuyện này? Nếu có ai gặng hỏi người vợ nhà quê của ông (làm vợ ông từ lúc ông mới mười lăm tuổi và sau này, khi ông lên làm việc ở Trung ương, bà vẫn ở nơi lũy tre xanh)  thì sẽ được bà trả lời sau nụ cười tủm tỉm: “Khi nào ông ấy làm tới chức “Công công Đại tổng quản”. thì tôi sẽ nói tại sao không có cô gái nào kiện cáo ông ấy, thậm chí còn thích ông ấy, bám theo ông ấy hoài!”. Chuyện về ông Xã  Trưởng, nếu Vũ Trọng Phụng sống lại, hẳn người đọc sẽ có được cuốn tiểu thuyết hoạt kê rất hay, có thể vượt qua cả Giông tố, Số đỏ! Nhưng rõ ràng là điều đó không xảy ra! Ở cái truyện ngắn này chỉ nói đến ông có hơn một ngàn chữ vì có liên quan tới chị em sinh ba. Đầu đuôi câu chuyện như sau.
     Thông  thường , sau mỗi lần làm việc căng thẳng , ông Xã Trưởng thường đi tản bộ tới Viện Đông Y để xoa bóp, day huyệt, châm cứu. Không hiểu sao, cơ thể ông rất thích hợp  với cách chữa bệnh không cần thuốc này, riết thành thói quen, thiếu nó là không chịu được! Thường là đích thân Viện phó làm việc với ông, vì ông đã cứu Viện phó thoát khỏi vụ án lớn cỡ  “chu di tam tộc”!  Nhưng hôm đó, Viện phó lại đang bận làm việc với một nhân vật  VIP khét  tiếng  khác, nên ông Xã Trưởng đành phải nhường. Viện Phó chợt nghĩ tới bà Sơn, liền nói:
-Báo cáo anh, hôm nay để em giới thiệu với anh một Lương y cũng rất cao thủ, chắc chắn là sẽ làm anh hài lòng!
Và quả nhiên khi bà Sơn tác nghiệp, ông Xã Trưởng không những rất hài lòng mà còn rất động lòng ái mộ! Trong khi bà  Sơn  tác nghiệp, ông Xã Trưởng quan sát rất kỹ từng chi tiết trên người bà Sơn: mới nhìn thì không có gì đặc biệt,  nhưng càng nhìn càng thấy cuốn hút. Rồi sóng tình trong ông Xã Trưởng nhanh chóng dâng cao, ông vòng tay qua eo bà Sơn tính kéo bà xuống giường! Khi tay ông Xã  Trưởng vừa chạm vào eo bà Sơn, ông bỗng giật mình kinh ngạc khi có cảm giác như có một con trăn đang quấn quanh bụng bà Sơn! Đúng lúc đó, trong khi ông Xã Trưởng chưa hết bàng hoàng thì bà Sơn gỡ tay ông ra và đi nhanh ra ngoài! Hai phút sau, ông Xã Trưởng mới bình tĩnh lại và gọi điện thoại cho ông Viện phó. Viện phó tới ngay, nghe xong câu chuyện thì cười ngặt nghẽo một hồi rồi nói nhỏ, vừa cho ông Xã Trưởng đủ nghe:
-    Ông anh gặp may lớn rồi! Bà Sơn này có tướng cách cực quý, vượng phu ích tử, rất hiếm! Cái  “con trăn”.mà anh rờ thấy đó là một giải thịt nổi lên quanh eo bụng mà các  thầy tướng gọi là “Ngọc đới yêu vi”, có nghĩa là “Cái đai ngọc xung quanh  eo bụng”, chủ về ấn tướng đại quý!  Ở Trung Quốc, người ta còn truyền tụng câu chuyện về người có cái đai ngọc ấy tên là Âu  A  Muội, nhà rất nghèo túng , ở với mẹ nơi làng quê hẻo lánh thuộc tỉnh Quảng Đông. Có nhà nho tên là Hà Nghiêu Luân, thi mãi không đỗ đạt gì, đã chán nản chuyện công danh. Sau được một vị thầy tướng  chỉ lối đưa đường cho tới cưới nàng Âu A Muội, tức thì  kỳ thi sau đó họ Hà đỗ thủ khoa, rồi theo Tăng Quốc Phiên dẹp loạn Thái Bình Thiên Quốc, được phong tới chức Tướng quân. Bà vợ  thì sinh được ba con trai, về sau đều thi đỗ Tiến sĩ!
     Ông Xã Trưởng nghe nói vậy thì ngớ người, một lúc lâu mới nói được mấy câu ấp úng:
-   Phải cưới nàng  “Ngọc đới yêu vi”!
 Và ngay lập tức, một “kế hoạch”.khá tỉ mỉ đã được bàn định kỹ càng. Ngay ngày hôm sau, ông Viện phó nói với bà Sơn đến nhà riêng của ông Xã Trưởng để xem bệnh cho một nhân vật quan trọng. Bà Sơn thật thà tuân lệnh ngay, về nhà nói với cô con gái San Như đi cùng vì bà rất tin tưởng ở tài xem bệnh, bắt mạch của cô. Hai cô em cũng muốn học thêm chút ít cách chẩn  đoán bệnh của chị và mẹ nên cũng đi theo. Thế là cả bốn mẹ con cùng đến nhà ông Xã Trưởng.
    Khi đến nhà ông Xã  Trưởng , ông đang giả bệnh nằm rên hừ hừ trên giường , ba người con trai ông đon đả đón tiếp bốn mẹ con bà Sơn. Bà mẹ bảo Sơn Như bắt mạch. Nghe tiếng rên, cô đã biết ngay đó không phải là tiếng rên của người có bệnh  và khi vừa chạm vào mạch của ông Xã  Trưởng , cô đã biết ngay là ông này giả bệnh! Tại sao ông ta làm vậy? Cô chưa tìm được câu trả lời và vội nhìn vào mắt cô em út San Bồng  và cô giật mình khi thấy San Bồng đang ngó nghiêng trợn ngược để lộ ra hai tròng trắng! Cả  bà Sơn và cô San Lai cũng đã nhìn thấy hai tròng trắng trong mắt cô San Bồng , đó là tín hiệu báo động có kẻ xấu. Linh tính của người có năng  khiếu  võ thuật của San Lai còn báo cho cô biết rằng kẻ xấu này sẽ ra tay rất tàn độc!  Quả nhiên, khi bà Sơn vừa nói “Người này không có bệnh, chúng tôi xin cáo từ”.thì ông Xã Trưởng từ trên giường bật dậy thét lớn: “Bắt trói tất cả!”. Tức thì, ba người con trai ông Xã Trưởng và ba người lực lưỡng nữa chạy vào nhất tề ra tay. Nhưng ba chị em đã có chuẩn bị, San Lai dùng miếng võ “Liên hoàn cước”.khiến cả sáu người kia tối tăm mặt mũi, còn San Như và San Bồng nhanh chóng  đưa bà Sơn thoát ra ngoài!  Ông  Xã Trưởng chỉ biết trố mắt kinh ngạc, không nói được lời nào!
     Tất nhiên bố con ông  Xã Trưởng chưa chịu bó tay một cách ê chề như vậy, họ tiếp tục tìm mưu kế khác, “thua keo này bày  keo  khác”. là câu nói cửa miệng  của ông Xã Trưởng!
* * * 
    Lại nói về ông  Tướng về hưu có người con trai trùng tên với ông Hoàng Trung Dũng, bố của ba chị  em sinh ba. Ông ngày ngày theo dõi tin tức chiến trường xem thằng con trai có lập được công  trạng gì không , vì bản thân ông thời trai trẻ như  nó, ngay trận đầu đã lập công lớn! Ông chờ mãi mà chẳng thấy gì, đột nhiên một hôm ông nhận được thư của con trai gửi từ nước ngoài, nó nói đang học một lớp sĩ quan đặc nhiệm, vào khoảng năm bảy sáu sẽ về nước! Ông Tướng về hưu giận quá, gọi điện ngay cho ông bạn ở Bộ Tổng Tham mưu, nhưng ông này đang đi chiến trường. Viên sĩ quan trực ban hỏi ông có nhắn chuyện gì cho Tướng X  không  thì  ông hét lên: “Hỏi  ngay ông  X  cho tôi rằng tại sao thằng Hoàng Trung Dũng con tôi không đi chiến đấu ở chiến trường mà lại đi học nước ngoài?”. Viên sĩ quan trực ban là bạn thân của Thiếu Tá Quân trợ lý của tướng X nên có biết chuyện gửi gắm này, bèn gọi điện hỏi bên quân lực. Bên quân lực trả lời rằng đã điều Hoàng Trung  Dũng từ trại huấn luyện tân binh  đến đơn vị chiến đấu của tướng Y và đã hành quân vào chiến trường  ngay sau đó!  Người sĩ quan phụ trách tuyển quân lần giở tập hồ sơ tuyển quân đợt đó và phì cười khi thấy có tới hơn hai mươi cái  tên là  Dũng, trong đó có mười cái tên là Hoàng Trung  Dũng! Khi ông Tướng về hưu nhận được thông tin về sự nhầm lẫn do trùng tên, ông chỉ còn biết giậm chân kêu Trời!
    Bẵng đi một thời gian, tới một ngày kia, ông Tướng về hưu thấy trên báo có đăng danh sách tuyên dương Anh hùng quân đội có cái tên Hoàng Trung Dũng, ông bàng hoàng nhìn mãi chữ Liệt sĩ bên cạnh cái tên đó rồi gọi thằng con trai Hoàng Trung Dũng, lúc này đang làm đội trưởng một đội đặc nhiệm:
-  Người liệt sĩ Anh hùng này trùng tên với con và chuyến đi vào chiến trường mười sáu năm về trước của người đó đáng lẽ ra là của con!Thời gian trôi đi, nhưng không thể bỏ qua hết mọi chuyện! Con hãy tìm địa chỉ gia đình người liệt sĩ này, bố con mình phải đến gặp vợ con người liệt sĩ này!
    Chỉ  sau hai ngày, Dũng đặc nhiệm đã tìm được địa chỉ, đó chính là bốn mẹ con bà Sơn. Ông Tướng về hưu và người con là Dũng đặc nhiệm đến ngay nhà bà Sơn và gặp cả bốn mẹ con.Hồi lâu ông mới nói được vài câu ấp úng:
-Tôi thật không ngờ sự thể lại như vậy. Tôi muốn đền bù phần nào sự mất mát của gia đình. Con trai tôi đây sẽ tình nguyện làm vệ sĩ cho bà và ba cô suốt đời! Và nếu bà gặp bất cứ khó khăn, trở ngại nào trong cuộc sống, bà cứ cho tôi biết, tôi sẽ giúp bà giải quyết bằng mọi giá, thậm chí phải hy sinh tính mạng của bố con tôi!
   Bà Sơn  nghe nói vậy thì không nói được gì vì hình ảnh người chồng chung sống có ba ngày ngắn ngủi lại hiện về rõ mồn một…Bà không muốn khóc mà nước mắt cứ trào ra! …Ba cô con gái chưa biết mặt bố nên chẳng hiểu mẹ đang nghĩ gì? Cô em út San Bồng lộ rõ cặp mắt xanh, hai cô chị thấy vậy thì vui lắm. Cô San Lai nói:
-Vậy thì chú Dũng đặc nhiệm làm bố nuôi của chúng cháu. Bố bảo vệ con là đương nhiên rồi! Bố có việc ngay đây!
   Nói rồi cô gái chạy vào buồng lấy ra ba tờ giấy. Dũng đặc nhiệm đọc xong tức giận run cả tay, răng thì nghiến ken két:”Thật là ngang ngược, đểu cáng! Không khác gì bọn quan lại, địa chủ thời phong kiến!”. Ông tướng về hưu cầm lấy ba tờ giấy từ tay người con, xem xong thì giận muốn ngạt thở, ông ngồi lặng người không nói được lời nào! San Lai lại nói:
Tại sao ông ta lại cho mình cái quyền bắt người khác phải nghe theo ý mình? Chú Dũng và ông có biết cháu tức điên lên khi nhận được những tờ giấy này không? Trời đất, bốn bố con ông ta đòi cưới bốn me con cháu! Lại còn gửi “Tối hậu thư”.nữa chứ! Cháu muốn phóng tới cho bố con ông ta một cú đá vào mặt!..
   Tất cả im lặng giây lát. Bỗng nhiên Dũng đặc nhiệm đứng phắt dậy, moi trong túi quần ra cái điện thoại di động, ấn số rồi nói rõ từng tiếng:”Toàn đội đặc nhiệm tập hợp!”. Ông tướng về hưu cũng đứng dậy, moi trong túi quần ra cái điện thoại di động và nói to:”Tướng X đó hả? Đến nhà tôi ngay có chuyện khẩn cấp!”.
   Không biết ông tướng về hưu và người con điều binh khiển tướng thế nào để đối phó với những mưu ma chước quỷ của ông Xã trưởng, chỉ biết  rằng cuộc chiến đó đến nay vẫn chưa chấm dứt! Ba chị em sinh ba năm l973, đến nay đã hơn ba mươi tuổi, người me tức bà Sơn đã hơn sáu mươi tuổi, tuy không bị tổn thất gì đáng kể nhưng thời gian cứ từng ngày, từng tháng, từng năm lấy dần đi tuổi xuân của họ! Lúc đầu, không ai để ý đến chuyện này, nhưng khi nghe được ông Xã trưởng tuyên bố rằng “Bố con ta sẽ trường kỳ mai phục, Thời gian sẽ ủng hộ chúng ta!”, thì cả hai bố con ông Tướng về hưu và bốn mẹ con bà Sơn đều giật mình! Thời gian cứ mải miết trôi đi, hai bố con ông Tướng về hưu vẫn chưa tìm ra được một giải pháp hữu hiệu! Còn ba chị em sinh ba thì đang mải mê với việc bảo vệ luận án Tiến sĩ Y khoa! Riêng bà mẹ, tức bà Sơn, ngoài thời gian chữa bệnh cứu người, bà lại ngồi tụng kinh niệm Phật. Giống như mẹ chồng bà trước đây, bà thành tâm cầu khấn Phật tổ Như Lai  và Quan âm Bồ Tát phù hộ cho mẹ con bà tai qua nạn khỏi, ba cô con gái của bà nhanh chóng tìm được người chồng xứng đáng!
* *  *
  Bố con ông Tướng về hưu có thực lực rất mạnh, vì ông bị thương mà nghỉ sớm, nhưng bạn bè, đệ tử còn tại ngũ số lượng quân hàm tướng tá rất nhiều, có mặt ở khắp các quân binh chủng, ông chỉ hô một tiếng là họ có mặt ngay! Nhưng đây là cuộc chiến không tuyên bố, giống như “chiến tranh lạnh”.nên rất khó cho ông điều binh khiển tướng! Vả lại, bố con ông Xã trưởng không phải là tay vừa, gian ngoan, xảo quyệt, lắm mưu nhiều kế, lại có “ô dù”.che chắn! Vì thế bố con ông Tướng về hưu luôn ở thế bị động, chỉ biết ngồi chờ hành động của đối phương rồi mới “tùy cơ ứng phó”! May mà con ông, tức  Dũng đặc nhiệm phản ứng mau lẹ và cô gái San Lai võ nghệ cao cường, nếu không thì đã sa bẫy, mắc mưu của ông Xã trưởng không chỉ một lần!
     Một hôm, nhân buổi gặp gỡ đầu xuân, ông Tướng X nói với bạn:
-  Ông cứ bị động đối phó với người ta như vậy không phải là thượng sách! Thời còn chỉ huy đánh đông dẹp bắc, ông có như vậy đâu?  Tôi có một kế này chắc chắn sẽ thắng “nốc-ao”. Ông hãy đứng tên thành Công ty vệ sĩ, tuyển một đội thám tử điều tra thật giỏi, ông hãy theo dõi từng bước chân của đối phương, thế nào cũng có tuồng hay! Tôi không tin là ông ta, tức ông Xã Trưởng  không  có những “phốt”.rất lớn khác!  Đã tha hóa về nhân cách ,đạo đức thì việc gì cũng dám làm!
    Ông Tướng về hưu như bừng tỉnh. Thế là Công ty vệ sĩ  Như Sơn được thành lập, ông Tướng về hưu làm Giám đốc, hai Phó giám đốc là Dũng đặc nhiệm và cô San Lai. Quả nhiên, đúng như lời ông Tướng X  tham mưu, chỉ sau ba tháng hoạt động của Công ty vệ sĩ, đội thám tử đã lần ra một đường dây  tham  ô, hối lộ lớn mà ông Xã Trưởng , lúc đó đang giữ chức Thứ trưởng ở một  Bộ, là một mắt xích quan trọng!
    Mối đe dọa từ ông Xã Trưởng đã không còn, ba chị em sinh ba chỉ còn chờ người đến đón lên xe hoa, nhưng người đó là ai,  thì không phải là chuyện đơn giản. Và càng không hề đơn giản khi phải có tới ba người! Chuyện này xem chừng còn khó hơn cả chuyện “mò kim đáy biển”!
   TP.HCM,  Tháng 3-2005 - 2009
   Đỗ Ngọc Thạch
Tác giả gửi www.trieuxuan.info
Số lần xem: 3942 bản để in

Truyện ngắn
25.02.2009
Đỗ Ngọc Thạch
Qua sông bằng đò
Đó là chuyến đò ngang cuối cùng trong ngày. Hoàng hôn ập xuống nhanh hơn thường ngày bởi những  đám mây đen từ chân trời phía tây đang ùn lên, lớn dần, lớn dần…
      Người lái đò nhìn đám mây đen, nhìn mặt sông mênh mang chuyển sóng rồi lại nhìn đám hành khách còn lại nhiều gấp rưỡi  một chuyến đò thông thường … Như đọc được ý nghĩ của người lái đò muốn bỏ chuyến đò này,đám hành khách nhao nhao giục người lái đò sang sông, những người chưa xuống được đò thì cuống cuồng tìm mọi cách để xuống… 
     Con đò chật cứng người và hành lý. Mặc cho   đám hành khách nhao nhao thúc giục, người lái đò vẫn không nhúc nhích. Hai bà buôn, một bà béo mập, một bà gầy đét lách đến bên người lái đò, nắm chặt lấy cánh tay và nhét vào túi áo ông ta một nắm tiền cùng với mệnh lệnh:  
      - Đẩy sào đi, không cho ai lên nữa! Nhanh lên kẻo lỡ việc của các chị rồi! Gần hai tạ hàng loại xịn đấy!
       Con đò từ từ ra khỏi bờ, để lại năm ba người đang la hét ầm ĩ, có hai người cố lội xuống níu con đò lại nhưng  không kịp...
      Con đò sang sông được ba chục mét thì trời bỗng tối sầm, gió thổi  mạnh khiến cho những con sóng nhỏ lớn nhanh không ngờ, liên tục vỗ oàm oạp vào cái mạn đò đã mấp mé nước. Có đợt sóng tràn qua cả mép đò. Người ta chưa kịp nghĩ điều gì sẽ xảy ra thì mưa ập xuống như trút nước, quất rào rào vào mặt, vào người đám hành khách…
        Tất cả đám hành khách trên đò bỗng trở nên hoàng loạn cực độ… trong khi đó, nước sông vẫn theo từng đợt sóng tràn vào, nước mưa vẫn đội xuống xối xả! Chỉ còn gang tấc là con thuyền sẽ chìm sâu xuống lòng sông!
        Giữa lúc đó có một tiếng quát lớn, uy nghiêm như của vị tướng trước đoàn quân khiến tất cả đám đông đang hỗn loạn bỗng im phăng phắc. Vang lên tiếp tiếng nói dõng dạc, oai  phong:
         “Tôi, thuyền trưởng tàu Hải Âu ra lệnh: Ném tất cả đồ đạc, hàng hóa xuống sông! Những người ở ngoài mép đò dùng hai tay tát nước!”
          Chỉ trong vòng một phút, tất cả đồ đạc, hàng hóa trên con đò đã bay sạch và người ta tát nước ào ào. Con đò nhẹ dần rồi lao vun vút trên mặt sông ầm ào mưa gió!
            Khi con đò cập bến, đám hành khách  ướt sũng trở lại nhốn nháo, la ó ầm ĩ. Trong mớ âm thanh hỗn độn đó, người ta nghe rõ hơn cả tiếng gào thét của hai bà buôn mập ú và gầy đét: “ Hai tạ hàng của tôi đâu rồi! Quân ăn cướp, bà sẽ xé xác mày ra!”
          Một khoảng trống im lặng hãi hùng bỗng ập xuống đám đông. Rồi có một tiếng nói  lớn: 
        -  Đồng chí công an!  Hãy bắt trói ngay cái thằng mạo nhận thuyền trưởng này! Chính tôi đây mới là thuyền trưởng Hải Âu đang đi công tác qua đây!
          Người vừa nói rút ra một tấm thẻ. Người công an bấm đèn pin soi tấm thẻ nói “Đúng” rồi chiếu đèn vào mặt người thanh niên cao lớn đang đứng cạnh người lái đò. Khi  cái vòng sáng của đèn pin vừa chiếu vào mặt người thanh niên thì đồng thanh vang lên tiếng quát to của hai bà buôn gày đét và mập ú: 
Đúng nó rồi! Nó là thằng Bình sẹo đã từng làm cửu vạn cho tôi. Vậy mà nó dám mạo nhận thuyền trưởng, lại cả gan hô người ta ném hai tạ hàng xịn của tôi xuống sông. Gô cổ nó lại! Bắt nó phải đền tôi hai tạ hàng xịn!
  Người công an đến bên người thanh niên đã tự phong là thuyền trưởng, rút trong túi ra một cái cong số 8. Người thanh niên đưa hai tay ra khuất phục. Nhưng đúng lúc đó, có một người con gái lướt tới, gạt văng cái còng số 8 và kéo người thanh niên nhảy ào xuống sông. Sự việc diễn ra quá bất ngờ và mau lẹ khiến tất cả lặng đi giây lát, như là không kịp hiểu ra chuyện gì đã xảy ra!
   Sau giây phút trống lặng, âm thanh đầu tiên phát ra là tiếng  thét thất thanh của hai bà buôn mập ú và gày đét, cùng vang lên:
   - Bắt lấy nó! Bắt nó đền cho tôi hai tạ hàng xịn!  
* *
   Thật ngẫu nhiên, mười năm sau, tôi (người viết truyện ngắn này) co dịp trở lại bến đò ấy, đã gặp lại người thanh niên tự phong là thuyền trưởng ấy. Anh tên là Nguyễn Thăng Bình, vùa tốt nghiệp trường Đ ại học Hàng  hải. Anh mới cưới vợ - chính là cô gái đã kéo anh nhảy xuống sông lúc đó. Chuyến đò ngang hôm nay trời yên gió lặng. Bình kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện, toàn là nhũng câu chuyện không đầu không cuối. Khi đò sắp cập bến, tôi mới hỏi Bình:
-Tại sao lúc ấy anh lại tự phong cho mình là thuyền trưởng ? Anh có biết cái ông thuyền trưởng thật đó không?
-Em xin trả lời câu hỏi sau trước. Cái ông thuyền trưởng thật ấy là người lang em, cả làng  ai cũng biết vì ông ta bơi rất kém, mấy lân suýt chết đuối, vậy mà không hiểu sao lại được lam thuyền trưởng. Còn câu hỏi tại sao em lại tự phong lam thuyền trưởng, em không biết trả lời thế nào. Luc ấy, em chỉ nghĩ là con đò sắp bị đắm và cần phải cứu tính mạng những người trên đò. Em đã buột miệng nói ra như thế! 
-Có phải vì thế mà Bình đã trở thành thuyền trưởng thực thụ?
-Đó là do người yêu em, tức vợ em bây giờ. Cô ấy nói:Anh phải trở thành thuyền trưởng, nếu không anh sẽ suốt đời mang tội mạo nhận!
    Con đò cập bến. Trời sập tối từ bao giờ. Tôi chia tay Bình. Ngần ngừ một lúc, Bình nói:
-Anh có muốn thấy các nhân vật của mười năm trước không?
    Tôi nắm chặt tay Bình:
-Có chứ! Ai vậy? Ở đâu?
-Trên bến sông này, cứ vào giờ này, ngày nào cũng vậy, có ba người xuất hiện. Đó là hai bà buôn mập ú và gày đét. Hai bà ngồi trên bờ sông và chốc chốc lại la lên: Bắt lấy nó!Bắt nó đền cho tôi hai tạ hàng xịn! và người thứ ba chính là ông thuyền trưởng tàu Hải Âu. Ông ta luôn mồm gào lên: Tôi mới là thuyền trưởng tàu Hải Âu!        
Bình vừa dứt lời thì như là kề sát bên tai tôi vang lên đồng  loạt những câu nói ấy, chúng hòa quyện với nhau tạo thành một thứ âm thanh kỳ dị, mà cho đến tận bây giờ tôi vẫn không sao hiểu nổi tại sao lại có loại âm thanh kỳ dị ấy.
Sài Gòn, 1993

Đỗ Ngọc Thạch
Nguồn: tác giả gửi www.trieuxuan.info
Số lần xem: 4056 bản để in

Tìm tag: truyện ngắn

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

28 truyện ngắn Đ.N.T trên vannghechunhat.net

http://phongdiep.net/images/chandung/thu%20vien/do%20ngoc%20thach.jpgĐ.N.T, Sài Gòn-1993

Từ Văn Miếu đến Hồ Hoàn Kiếm ; Mẹ Đốp; Bé tật nguyền... - 3 Truyện ngắn Đ.N. Thạch


Từ văn miếu đến hồ Hoàn Kiếm -  Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Thứ tư, 12 Tháng 10 2011 20:20 
vanmieu1. Ở Hà Nội có nhiều di tích văn hóa - lịch sử lớn, song có hai nơi gắn bó với tôi rất bền chặt và tôi đã gửi vào đó rất nhiều kỷ niệm không thể phai mờ, đó là Văn Miếu Quốc Tử Giám và Hồ Hoàn Kiếm. Có rất nhiều lý do để người ta gắn bó với một vùng đất, một địa danh nào đó và sự gắn bó của tôi với Văn Miếu Quốc Tử Giám và Hồ Hoàn Kiếm cũng có rất nhiều lý do, trong đó có ba lý do quan trọng nhất là:

1/ Nhà bố mẹ tôi ở đường Giảng Võ, mà tôi thì làm việc ở Viện Văn học (Từ năm 1978 đến năm l980), nên ngày ngày tôi phải đi làm (đi bộ) trên tuyến đường Giảng Võ – Cát Linh – Văn Miếu – Nguyễn Thái Học – Tràng Thi – Hồ Hoàn Kiếm – Lý Thái Tổ (Viện Văn học);

2/ Lý do thứ hai là cả hai địa danh này đều có Rùa. Tôi đã đứng ngắm hàng giờ Rùa Văn Miếu cũng như Rùa Hồ Hoàn Kiếm, bởi từ nhỏ tôi đã thích loài linh vật này, lớn lên càng thích hơn bởi nó hợp với tính cách tôi “Chậm mà chắc!”, tôi thích luôn cả những người có tướng cách “Quy bối” – Tướng Rùa, đây là quý tướng, những người có tướng Rùa làm quan ở đâu thì con dân được nhờ!

3/ Lý do thứ ba để tôi gắn bó với Văn Miếu và Hồ Hoàn Kiếm là bởi có một người con gái Hà Thành rất đặc biệt…Truyện ngắn này viết về người con gái Hà Thành đó.

2.

Như vừa nói trên, “Tuyến đường Đau khổ” của tôi có đi qua phố Tràng Thi, ở đó có Thư viện Quốc gia là nơi tôi thường vào đọc sách từ thời còn là sinh viên. Thư viện của Viện Văn học cũng khá đủ sách phục vụ công tác nghiên cứu, song đến Thư Viện Quốc gia vẫn là cái thú riêng của không ít người làm công tác nghiên cứu văn học nói riêng và văn hóa - khoa học nói chung. Tôi thuộc diện của những người “Coi thư viện là nhà”, không những ban ngày mà cả ban đêm cũng chui vào Thư viện, ăn trưa, thường là cả ăn chiều ở Thư viện thì không gọi là nhà thì gọi là gì?

Đến Thư viện Quốc gia còn có một đối tượng, tuy không nhiều nhưng bao giờ cũng có, đó là những học sinh phổ thông Hà Nội (nhà ở gần Thư viện) sắp thi vào Đại học và những người Hà Nội đi “chinh chiến” đó đây giờ được trở về muốn thi vào Đại học. Người con gái mà tôi nói rất đặc biệt tên gọi Tiểu Hà, là học sinh phổ thông nhưng kỳ thi trước vì lý do đặc biệt phải bỏ thi, nên năm sau thi lại, gọi là “Thí sinh tự do”, cũng thường vào đọc sách, ôn thi ở Thư viện. Và chính tại đây – Thư viện Quốc gia – tôi đã gặp Tiểu Hà.

3.

Bữa ăn trưa của tôi (và phần lớn những người khác thời đó – mà người ta gọi là “thời Bao cấp”) tại Thư viện thường là một cái bánh mỳ (không nhân hoặc có nhân – tùy người) hoặc cơm nắm cơm đùm đạm bạc, có vài người còn huy động cả binh chủng “ngô khoai sắn”,(và nếu ở tại Cơ quan cũng thế). Chúng tôi ăn trưa ở những băng ghế đá ngoài sân Thư viện, khá rộng và cũng đẹp như Công viên. Không biết mọi người thế nào, chứ tôi thì ăn xong chỉ thấy đói hơn lúc chưa ăn! Để giải quyết vấn đề này, tôi thường tới thùng nước công cộng của Thư viện uống cho tới lúc bụng căng như bụng cóc!

Hình như có người “theo dõi” việc sài nước của công quá trớn đó của tôi, và một lần tôi vừa uống xong gần chục ca nước thì có tiếng nói sau lưng: “Thái quá bất cập! Anh mà uống nước nhiều như thế rất có hại!”. Tôi giật mình quay lại và càng kinh ngạc hơn khi trước mặt tôi là một cô gái có khuôn mặt rất giống với nhân vật Ac-si-nha trong phim “Sông Đông êm đềm” (dựng theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Sô-lô-khôp) mà tôi rất có ấn tượng khi xem bộ phim này. Tôi chưa kịp hết ngạc nhiên thì cô gái biến mất, trước khi biến mất còn để lại cho tôi một  “nụ cười sáng lóa sau vành môi ẩm ướt”! Không biết cô gái cười vì cái gì, chắc là bộ dạng của tôi lúc đó tức cười lắm?

Cô gái có khuôn mặt rất giống nhân vật Ac-si-nha đó chính là Tiểu Hà, cô gái Hà thành rất đặc biệt mà tôi đã nói ở trên!

Tiểu Hà đặc biệt vì ba lý do: 1/ cái tên Tiểu Hà gợi cho ta một cô bé xinh xắn, nho nhỏ nhưng cô lại già trước tuổi có đến gần chục tuổi, vì thế tôi hơn Tiểu Hà gần chục tuổi nhưng tôi có cảm giác như ngang tuổi nhau! 2/ Tiểu Hà đã cùng mẹ chăm sóc người bố nằm một chỗ suốt 5 năm trời rồi lại một mình chăm sóc song thân năm năm nữa khi mẹ cô cũng không thể đi lại được! 3/ Nhà nghèo, lại phải chăm sóc bố, mẹ bệnh tật nhưng Tiểu Hà rất chăm học và có một sự hiểu biết rất sâu rộng, mặc dù cô mới tốt nghiệp Trung học, chưa thi vào đại học, nhưng thực ra cô đã tự học xong chương trình bộ môn Lịch sử của Đại học Sư phạm.

4.

Theo thói quen, trưa hôm sau, tôi lại uống căng một bụng nước! Lần này thì cô gái tới nhẹ nhàng cầm lấy cái ca khỏi tay tôi và nói: “Anh không được uống nước nhiều như thế, máu anh sẽ bị loãng và tai biến sẽ ập đến bất cứ lúc nào!”. Trời đất! Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói như vậy! Tôi thoáng hoảng sợ và chắc điều đó thể hiện rõ trên nét mặt tôi và khiến cô gái mỉm cười – lại là nụ cười sáng lóa sau vành môi ẩm ướt!...Tôi đang lúng túng không biết nói gì thì một ông thầy học của tôi ở Khoa Văn ĐHTH tới uống nước, thấy tôi đứng trước cô gái thì nói: “Cậu quen Tiểu Hà đấy à?”. Tôi ngập ngừng chưa biết trả lời ra sao thì cô gái – Tiểu Hà nói: “Dạ! Ngày nào em tới Thư viện cũng gặp anh ấy đang uống nước!”. Ông  thầy cười, nói: “Thì ra là người quen cả! Cô Hà đánh máy xong tập bản thảo ấy chưa? Có bản thảo mới , mai tới nhà tôi lấy nhé!”. Khi ông thầy đi rồi, Tiểu Hà nói: “Em vẫn thường đánh máy thuê kiếm tiền. Ông thầy của anh nhiệt tình kiếm bản thảo cho em lắm, anh có ông thầy thật là tốt bụng, tính giá cao hơn những người khác!”. Tôi lại thêm ngạc nhiên về Tiểu Hà!

Có nhiều người tới thùng nước công cộng uống nước, chúng tôi đi ra khoảng sân rộng, tiếp tục nói chuyện về đề tài đánh máy. Tôi nói với Tiểu Hà: “Kiếm tiền bằng đánh máy chữ phải siêu lắm vì tiền công rất rẻ mạt. Bà Chung đánh máy ở cơ quan tôi đánh máy cả mười ngón tay, nghe cứ như mưa rào, mà mỗi ngày cũng chưa tới ba chục trang! Tiểu Hà đánh máy kiếm tiền đã lâu chưa, mỗi ngày được bao nhiêu?”. Hà cười nhỏ nhẹ, nói: “Em đã phải đánh máy kiếm tiền năm năm rồi, từ khi mẹ em nằm liệt giường. Cả bố và mẹ em đều làm nghề dạy học, đều đánh máy thuê kiếm tiền như một nghề thứ hai!... Giờ đối với em là nghề chính!”. Lần này thì tôi ngạc nhiên hết sức bởi với tôi, tự nuôi mình mình mà cũng thấy khó khăn, trong khi Tiểu Hà lại phải gánh một gánh nặng ngoài sức tưởng tượng!

Thế là từ đó, tôi gặp những bạn học cũ đang làm việc ở các nhà xuất nhận bản thảo về đưa cho Hà đánh máy. Đánh máy cho nhà xuất bản thì tiền công rẻ hơn đánh máy cho cá nhân nhưng có đều và được đọc sách trước thiên hạ! Chính điều thú vị có màu sắc lãng mạn đó đã giúp cô gái có thêm sức mạnh và lòng kiên nhẫn để ngày ngày đêm đêm ngồi bên máy chữ ghép những con chữ vô hồn thành cuộc đời với biết bao sắc màu, âm thanh kỳ ảo!... Lúc đó, tôi cũng thường đánh máy chữ nhưng chỉ ở trình độ “mổ cò” và đánh máy bài viết của mình mà thôi. Vì thế, khi nhìn Tiểu Hà đánh máy, tôi thấy không khác gì nghệ sĩ đàn piano! Chính cái cảm giác đó đã giúp tôi “tiến bộ” rất nhanh về tốc độ đánh máy và chỉ sau một tháng “học mót” cách đánh máy của Hà, tốc độ đánh máy của tôi không thua các tay thợ chuyên nghiệp,  nghe tiếng máy chữ cũng như …mưa rào mùa hạ!

5.

Nhà Tiểu Hà ở ngay trên đường Quốc Tử Giám, phía bên phải nếu tính cho người đang đi vào Văn Miếu. Dãy phố này trước đây yên tĩnh dưới những tán cây bàng mát vào mùa hè, buồn về mùa đông, sau này người ta mới mở hàng quán buôn bán ì xèo và nhiều nhất là những đại lý vé số. Con đường qua nhà Tiểu Hà nằm trên tuyến đường tôi vẫn ngày ngày đi qua, như đã nói trên. Song, từ khi quen biết Tiểu Hà, con đường này là điểm dừng thứ hai của tôi sau Thư viện Quốc gia, và cũng là điểm dừng khá lâu. Bởi những lúc rảnh rỗi, thường là viết xong một bài nghiên cứu gì đó, tôi lại tự thưởng cho mình được đến …ngắm Tiểu Hà! Gọi là ngắm nhưng thực ra tôi thường làm một việc gì đó phụ giúp công việc đánh máy của Tiểu Hà, chẳng hạn như đọc cho Tiểu Hà đánh máy, sửa lỗi bản đã đánh máy, hoặc những lúc Tiểu Hà phải chăm sóc bố, mẹ thì ngồi vào bàn gõ máy chữ như …điên!

Tôi đến nhà Tiểu Hà càng thường xuyên hơn khi nói chuyện với ông bố của Tiểu Hà (sức khỏe ông rất kém nên rất ít nói chuyện với khách đến nhà), tôi mới được biết ông đã từng là giáo viên của trường Phổ thông cấp 2 – 3 Lương Ngọc Quyến khi còn dạy học ở Thái Nguyên. Năm 1961, gia đình tôi ở Thị xã Thái Nguyên, tôi học lớp Năm ở trường này, còn ông chỉ dạy ở khối cấp Ba. Tuy thế, từ đó tôi vẫn gọi ông là thầy và phụ với Tiểu Hà trong việc chăm sóc ông. Ông bố Tiểu Hà là một thanh niên Hà Nội gốc, học giỏi và đầy nhiệt huyết. Tốt nghiệp Khoa Sử Đại học Sư phạm, ông đã tình nguyện đi dạy ở miền Núi, một phong trào rất sôi động của Thanh niên Thủ đô lúc đó đã để lại dấu ấn trong bài thơ “Lên miền Tây” của nhà thơ Bùi Minh Quốc: Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy / Thì xa xôi gấp mấy cũng lên đường!…Ông đã đi hầu hết những huyện miền núi đầy gian khổ của tỉnh Thái Nguyên như Phú Lương, Đại Từ, Võ Nhai…Ai đã ở Thái Nguyên đều biết câu ca buồn: Những người lử khử, lừ khừ / Chẳng ở Đại Từ thì ở Võ Nhai – đó là nói về những người bị bệnh sốt rét! Và chàng thanh niên Hà Nội bố của Tiểu Hà bây giờ đã không thoát được căn bệnh “lưu truyền” đó, chuyển về thị xã Thái Nguyên được vài năm thì bệnh tái phát, trầm trọng hơn, suýt lấy mạng ông! Vợ ông, cũng là con gái Hà Nội, cũng là giáo viên đã đồng hành với ông “trên từng cây số”, tuy không dính bệnh sốt rét như chồng nhưng do cuộc sống kham khổ và khóc thương chồng nhiều mà sức khỏe suy kiệt dần!

Những lúc đầu óc minh mẫn, tỉnh táo, ông bố của Tiểu Hà rất thích bàn luận về các nhân vật lịch sử nổi tiếng cổ kim Đông Tây…

Nghe ông nói chuyện, lịch sử như sống lại rất sinh động, với đủ sắc màu vừa rất thực lại cũng rất kỳ ảo! Chẳng hạn như ông bảo, tại sao La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp không chịu ra giúp Tây Sơn Nguyễn Huệ? Tại vì ông đã biết Tử Vi của Nguyễn Huệ, Huệ đoản mệnh. Còn việc Huệ ra Bắc “phò Lê diệt Trịnh” thì không đánh cũng thắng bởi đối thủ đã tự hủy diệt!...Hoặc có một nhân vật lịch sử “công nhiều mà tội cũng không đáng chết” nhưng lại nhận cái chết bi thảm là Nguyễn Hữu Chỉnh! Chỉnh phò giúp Nguyễn Huệ khi mới ra Bắc, lại “mai mối mát tay” cho Huệ với công chúa Ngọc Hân, đó là một kỳ nữ của Bắc Hà, đáng lẽ phải được ghi công đầu, vậy mà…bị “thay ngựa giữa đường”!...Không chỉ hiểu sâu sắc về lịch sử, ông giáo còn là một nhà thơ chưa xuất đầu lộ diện. Ông gần như thuộc hết các nhà thơ lớn của Việt Nam và thế giới, ông đã làm rất nhiều thơ nhưng hầu như không còn giữ bản viết tay nào, bởi ông nói, những cái gì đáng nhớ thì nó sẽ ở mãi trong đầu ông! Song, những lúc ông muốn đọc thơ của ông cho tôi nghe thì sức khỏe ông lại có vấn đề! Thật đáng tiếc!

6.

Việc tôi đến nhà Tiểu Hà dày hơn đã gặp phải một “lực cản” hoàn toàn bất ngờ đối với tôi. Kề sát nhà của Tiểu Hà là một nhà Đại lý vé số. Đứng tên chủ đại lý vé số và cũng thường ngồi bán vé số là một người khó đoán tuổi, có cái lưng nổi một cục to tướng, mà người ta gọi là “Lưng gù”. Tôi thường không nhìn qua nhà Lưng gù vì chỉ muốn mau chóng vào gặp Tiểu Hà. Một hôm, tôi nhận được tờ giấy học trò, có viết mấy dòng như sau: “Kính gửi Thạch Tiên sinh! Tôi đã điều tra kỹ lý lịch Tiên sinh, biết Tiên sinh đang làm việc ở Viện Văn học, một cơ quan Nhà nước danh giá. Tiên sinh là người đọc sách Thánh hiền, vậy mong Tiên sinh xử sự như một người có văn hóa: Bông hoa Tiểu Hà đã “có chủ”, chính là Tôi - Lưng gù tật nguyền đáng thương! Xin Tiên sinh đừng lui tới nhà Tiểu Hà nữa! Chúc Tiên sinh mọi sự tốt lành! Ký tên: Lưng gù Quadimodo!”. Đọc đến chữ cuối cùng, tôi như chân tay rụng rời! Hắn tự nhận là Quadimodo có nghĩa là hắn đã yêu Tiểu Hà từ lâu, đơn phương nhưng quyết liệt! Rõ ràng là tôi không thể “đấu súng” với hắn,  “sự nghiệp” của tôi mới bắt đầu, chẳng lẽ chỉ “Bùm” một cái là tan thành mây khói!

Tôi đưa ngay lá  thư của Lưng gù cho Tiểu Hà, Tiểu Hà nhìn tôi dở khóc, dở cười, lúng túng một hồi rồi mới nói được: “Xem chừng Lưng gù này còn dữ dội, mãnh liệt hơn cả Quadimodo trong tiểu thuyết “Nhà Thờ Đức Bà Paris”! Có chuyện này là em chưa kể cho anh nghe, nhân đây em xin nói luôn: Ngay từ khi mẹ em bị bệnh nặng, Lưng gù đã cho bà Mối mai sang xin cưới em và nói sẽ phụng dưỡng bố mẹ em thật tốt cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời! Em thật bất ngờ và rất sợ, nhưng không biết làm thế nào? Bố, mẹ đều bảo khất đến khi nào em thi đỗ vào Đại học sẽ bàn tới chuyện đó. Đây chỉ là kế hoãn binh tạm thời chứ chưa có cách nào dứt khoát. Lưng gù vui vẻ nhận lời và ngày ngày “canh chừng” em như Cai ngục! Hễ ai tới nhà em nhiều và có ý tán tỉnh yêu đương là hắn gửi giấy dọa giết. Hắn cũng định dọa giết anh nhưng bố em bảo anh là học trò cũ của ông hồi ở Thái Nguyên nên hắn mới viết thư giọng điệu nhẹ nhàng, lịch sự như vậy đấy!” May mà tôi đã biết kỹ Quadimodo trong tiểu thuyết nên bình tĩnh suy nghĩ về Quadimodo có thực ở cuộc đời này. Nghĩ đến nát óc không tìm ra được một kế sách nào khả thi, trừ kế cuối cùng trong cái “cẩm nang” Tam thập lục kế: Tẩu vi thượng sách! Nhưng Tẩu như thế nào thật không đơn giản bởi tình cảm của tôi với Tiểu Hải mới ở giai đoạn “Tình trong như đã mặt ngoài còn e !” mà thôi!

Tôi buồn quá, và bỗng phát hiện ra rằng có quá nhiều chuyện thường chỉ có ở trong tiểu thuyết lại cứ đeo bám tôi hoài! …Tôi đem chuyện Quadimodo hỏi ông Đỗ Văn Hỷ, chuyên gia về văn học  Trung Quốc của Viện, cũng rất giỏi Tử vi tướng số, thì ông Hỷ nói: “Anh hùng không qua được ải Mỹ nhân! Nếu cậu tự cho mình là anh hùng thì sẽ chết vì người đẹp, còn nếu cậu là tiểu nhân thì cậu sẽ thắng cái anh chàng Quadimodo Lưng gù đó!” Tôi nói: “Anh nói thế cũng như chưa nói gì? Vấn đề là em có nên tiếp tục đeo bám cô nàng hay “nhường” cho thằng Lưng gù?” Ông Hỷ cười: “Tớ làm sao mà trả lời thay cho cậu được? Thần Tử Vi đứng trước Thần Ái tình cũng bó tay chào thua khi bị Mũi tên vàng của Thần Ái tình bắn trúng!”. Nghe ông Hỷ nói vậy, tôi chán nản hết sức, đi bách bộ từ Văn Miếu tới Hồ Hoàn Kiếm đến chục lần mà vẫn chưa nghĩ ra một ý hay nào! Khi tới trước cổng  Thư viện Quốc gia, nhìn vào trong sân, thấy Tiểu Hà đang ngồi trên một băng ghế đá như chờ đợi ai, tôi vội đi vào. Lúc tôi vừa ngồi xuống bên cạnh Tiểu Hà như mọi lần thì người nổi da gà khi thấy ở trên một băng ghế đá khác khuất sau một lùm cây, Quadimodo Lưng gù đang ngồi thu lu bất động, mắt nhìn về phía chúng tôi lạnh băng!

7.

Trưởng Ban Lý luận của tôi có người bạn làm cấp Trưởng phòng ở Sở Văn hóa – TT tỉnh Phú Khánh, bạn học của tôi cũng làm ở đó, vì thế ông muốn tổ chức cho cả Ban đi Nha Trang, theo “chính danh” là đi thực tế cơ sở. Những năm đầu giải phóng mà tổ chức được một chuyến đi dài ngày vào Miền Nam nói chung (Nha Trang nói riêng) là rất kỳ công. Lúc đó, các thành phố ở miền Nam nói chung và thành phố biển Nha Trang nói riêng vẫn là “vùng đất lạ” đối với người miền Bắc, vì thế việc đi Nha Trang một tháng trời đã giúp tôi “lùi xa mà nhìn rõ hình thế núi non”, tức nhìn lại “vấn ðề Lýng gù” một cách tỉnh táo và sáng suốt. Cuối cùng, sau ðúng một tháng ở Nha Trang, tôi ðã rút ra được cách đối nhân xử thế trong trường hợp phải đối mặt với “vấn đề Lưng gù”: cứ để sự việc phát triển, vận động một cách tự nhiên, không can thiệp thô bạo! Cụ thể hơn là chờ thời gian trả lời! Câu này cũng là một luận điểm quan trọng trong Lý luận văn học nói riêng và văn hóa – nghệ thuật nói chung: Thời gian là vị quan Tòa công minh nhất!

Và quả nhiên, Thời gian đã đưa cho tôi một đáp án thật…phũ phàng: Khi chuyến tàu Thống Nhất từ Nha Trang vừa về tới Hà Nội, tôi chưa về nhà ngay mà tới nhà Tiểu Hà (Từ Ga Hà Nội về nhà tôi ở Giảng Võ thì đi qua đường phố có nhà của Tiểu Hà) thì chỉ thấy hai người y tá mặc áo Blu trắng toát đang canh chừng bố và mẹ của Tiểu Hà! Những hình ảnh như thế quá quen thuộc đối với tôi (bố mẹ tôi đều làm nghề Y và thường là gia đình tôi ở luôn trong khu tập thể của Bệnh viện) và như báo tin cho tôi biết rằng: bệnh tình của song thân Tiểu Hà có vấn đề! Tôi chưa kịp hỏi gì thì một cô Y tá đưa cho tôi một mảnh giấy. Tôi mở ra và đọc ngay: “Gửi anh Th.!...Em không thể cưỡng lại định mệnh, tức phải cưới Lưng gù để anh ta lo hậu sự cho song thân! Chúng ta không nên gặp nhau nữa! Em: Tiểu Hà!”.  Khi thấy tôi đã đọc xong thì cô Y tá nói: “Thực ra bố mẹ của Tiểu Hà đã chết, nhưng chưa phát tang để tiến hành “Cưới chạy tang”, mọi người đang làm đám cưới ở nhà hàng Phú Gia!... Anh có vào chào hai ông bà thì vào đi rồi về ngay! Tiểu Hà có nhờ tôi nói thêm với anh như vậy!”.

Tôi không còn nhớ cảm giác của mình lúc đó như thế nào, nhưng chắc là bộ mặt vốn đã khá nhàu nát của tôi lúc đó kỳ dị lắm, khiến cho cô Y tá nói xong thì bật khóc! Không biết cô Y tá khóc vì thương cảm cho tôi hay cho Tiểu Hà?

8. 

Ngay ngày hôm sau, tôi cho tất cả quần áo, đồ dùng cá nhân của tôi vào cái ba-lô Con Cóc từ thời đi lính còn giữ lại và đến thẳng phòng làm việc của tôi ở Viện Văn học, tức đêm đêm tôi sẽ ngủ ngay trên bàn làm việc. Và thế là từ đó, tôi không còn ngày ngày đi trên tuyến đường từ đường Giảng Võ qua Văn Miếu Quốc Tử Giám đến Hồ Hoàn Kiếm để tới cơ quan ở đường Lý Thái Tổ nữa! Tuyến đường vừa mới như là mạch máu trong cơ thể bỗng chốc trở thành “Con đường đau khổ”!

Thời gian lại đem đến cho tôi một đáp án mới của cuộc đời: Tôi không làm việc ở Viện Văn học nữa mà chuyển về Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật ở đường Đê La Thành (đối diện với Nhạc viện Hà Nội). Như thế tuyến đường Từ Văn Miếu đến Hồ Hoàn Kiếm có thể được xóa đi vĩnh viễn, tôi sẽ thoát khỏi sự ám ảnh vì cứ phải cố tránh “Con đường đau khổ” mỗi khi đi từ cơ quan ở Lý Thái Tổ về nhà ở Giảng Võ! Nhưng thực ra, sự ám ảnh này không hề buông tha tôi và cứ như là “ngựa quen đường cũ”, thỉnh thoảng đôi chân vạn dặm của tôi lại vô tình (hay cố ý) đưa tôi đi qua nhà Tiểu Hà. Và sự đời trớ trêu ở chỗ, lần nào tôi đi ngang qua nhà Tiểu Hà cũng đều nhìn thấy Nàng, nhưng trong những cảnh huống khiến trái tim tôi thêm tan nát, chẳng hạn như cảnh tượng sau: Tiểu Hà vừa đi làm về , còn đứng ngoài hiên, thì người chồng Lưng gù đã từ bàn vé số bật dậy, nhanh như vượn, nhào tới ôm chặt lấy Tiểu Hà rồi hôn hít lên khắp người Tiểu Hà, không chừa chỗ nào!...

Sài Gòn, 2008-2009

Đỗ Ngọc Thạch
 
http://enviet.files.wordpress.com/2010/09/1.jpg buổi sáng

Trang chủ - Văn Nghệ Chủ Nhật

Sự tích chim đa đa

chimdadaTiểu Ngũ là con trai út trong một gia đình có năm anh chị em: anh cả, tên là Công Nhất, anh sinh ra lúc người bố, tên là Quan Gia, lập được công trạng đầu tiên, được thăng chức Trưởng phòng của Sở Nông nghiệp, tên anh được đặt như vậy để kỷ niệm bước khởi đầu con đường quan chức của người bố.

Lời thề thứ hai

Duyet_binhTrong mười lời thề danh dự của người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam thì “Lời thề thứ hai” là ngắn nhất, chỉ có 27 chữ nhưng được vận dụng thực hiện thường xuyên nhất và nhiều khi quyết định đến sinh mạng của người chiến sĩ. Vì thế tôi xin được dẫn nguyên văn lại đây:

Cánh đồng mùa đông

10_tuyetroi04Chử Đồng Tử và người cha nghèo đến nỗi hai cha con chỉ có một cái “quần đùi”, ai có việc đi ra ngoài thì mới mặc, còn người ở nhà thì “khỏa thân”. Khi người cha sắp chết, người cha đã đã dặn giữ lấy cái “quần đùi” đó mà mặc, nhưng Hiếu Tử Chử Đồng Tử đã mặc “quần đùi” cho cha rồi mới chôn, nên không còn gì mà mặc nữa! Nếu không có chuyện gặp Công chúa Tiên Dung trong cảnh ngộ “trần như nhộng” thì có lẽ Chử Đồng Tử sẽ “khỏa thân” suốt đời!...
Đọc thêm...

Truyện hay

Thứ năm, 06 Tháng 10 2011 00:34 TRUYỆN - Truyện hay

Đứa bé tật nguyền và nàng tiên áo trắng

“Đêm nay
Những đôi nam nữ gặp gỡ
Ngày mai
Ra đời những đứa bé mồ côi !”
( B. Brest )
Nó có tên tuổi, có bố mẹ như bất kỳ đứa trẻ nào, nhưng bây giờ người ta chẳng cần biết gốc gác, lai lịch của nó như thế nào mà chỉ cần biết nó là thằng Khoèo, bởi nó khoèo rõ ràng:  cái đầu to với khuôn mặt méo  mó dị dạng lúc thì như văng lên trời, lúc lại như muốn rơi bịch  xuống đất…

Mẹ Đốp

Thứ tư, 05 Tháng 10 2011 02:34 0 Comments TRUYỆN - Truyện hay
“Chiềng làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông / Con gái Phú Ông / Tên là Mầu Thị / Tư tình ngoại ý/ mãn nguyệt có thai / Già trẻ gái trai/ ra đình mà ăn khoán…”
– Đó là lời rao của Mẹ Đốp về vụ Thị Mầu hoang thai bị làng phạt vạ trong vở Chèo cổ Quan Âm Thị Kính. Song, hầu như ngày nào, dân làng xã Đoài Trung cũng được nghe những lời đó, từ Mẹ Đốp. Song, đây không phải là nhân vật Mẹ Đốp trong vở Chèo mà là Mẹ Đốp hiện đang sống ở Làng Đoài Trung. Tại sao lại có sự trùng hợp về tên gọi và tại sao Mẹ Đốp ngày nay lại cứ đọc lại cái câu trong lời đi rao khắp Làng của nhân vật Mẹ Đốp trong vở Chèo? Những người mới đến Làng Đoài Trung thường hỏi bà Tỏi, chủ quán nước ở đầu Làng như vậy và được bà giải thích khá cặn kẽ như sau:
Mẹ Đốp là một cô gái xinh đẹp nhất nhì cái Làng Đoài Trung, tên thật là Đào, khi tuổi trẻ thích tham gia văn nghệ, đặc biệt là hát Chèo, nên đã được chọn vào đội Chèo của xã Đoài Trung. Đội Chèo của xã tuy không hoạt động chuyên nghiệp, tức chỉ khi có Hội diễn của Huyện, của Tỉnh hoặc ngày Lễ lớn, ngày Tết…đội mới tập họp mọi người lại, tập luyện dăm ba hôm rồi lên sân khấu. Tuy thế, lần nào có Hội diễn, Đội Chèo của Xã cũng đoạt huy chương không Vàng thì Bạc. Riêng cô Đào, là một trong những diễn viên xuất sắc của Đội Chèo, đặc biệt là khi cô sắm vai Mẹ Đốp. Một lần, cô Đào vào vai Mẹ Đốp thì “lọt mắt xanh” ông Lê Văn Xã, người sắm vai Xã Trưởng. Ông Lê Văn Xã hiện đang giữ chức Phó chủ tịch UBND Xã Đoài Trung, chuyên trách công tác văn hóa, thông tin, tuyên truyền, các vấn đề xã hội…gọi tắt là Phó Chủ tịch phụ trách Văn – Xã. Ông Lê Văn Xã đã có vợ con nhưng vẫn không chịu “yên bề gia thất” mà nổi tiếng trăng hoa, đa tình. Khi cô Đào đang vào vai Mẹ Đốp, ông Lê Văn Xã đang vào vai Xã Trưởng thì ông chợt phát hiện ra vẻ đẹp quyến rũ không thể cưỡng lại của Mẹ Đốp mà lâu nay mải vui thú đâu đâu, ông “có mắt mà như mù”! Thế là sau buổi diễn đó, ông Lê Văn Xã lập tức “gửi Mẹ Đốp nuôi giùm một đứa con”!...

Song, Mẹ Đốp (tức cô Đào), là người mắn đẻ, lại gặp hôm “mát giời” nên không chỉ “đẻ giùm” ông Xã Trưởng (tức ông Lê Văn Xã) một đứa con mà tới những ba đứa con! Nếu cứ đúng như Lệ Làng thì cô Đào sẽ bị Làng phạt vạ, như trong chính vở Chèo mà cô đã diễn nhiều lần, hoặc có thể nặng hơn, nhưng ông Lê Văn Xã đang là Phó Chủ tịch UBND Xã, lại sắp lên thay chức Chủ tịch UBND Xã do Chủ tịch đương nhiệm được thăng chức lên Phó Chủ tịch UBND Huyện, do đó, chuyện to thu lại thành nhỏ, chuyện nhỏ coi như không có! Tuy nhiên, Mẹ Đốp (tức cô Đào) là người “đau khổ” suốt đời : tuy không bị phạt vạ, nhưng ông Lê Văn Xã đã “nuốt lời”, không ly dị vợ để cưới cô như đã thề bồi rất tha thiết khi muốn “gửi con” nơi cô, nên cô phải sống trên “búa rìu dư luận” mà nuôi ba đứa “con hoang”! Việc cô Đào phải quần quật nuôi ba đứa “con hoang” khiến cho nhan sắc cô tàn phai, sức cô cạn kiệt… Và khi ba đứa con (đều là con trai) lên mười tuổi thì cô Đào trở nên người ngớ ngẩn, ngày nào cũng đi khắp Làng, vừa gõ cái mõ đã mòn bóng, vừa rao: Chiềng Làng chiềng chạ / Thượng Hạ, Tây Đông…
Sự đời, có những cái xảy ra ngoài sức tưởng tượng của con người và lúc đó, người ta không thể cắt nghĩa được, không thể giải thích được, nên đành gọi là chuyện lạ ! Cũng giống như trong Y học, có những căn bệnh mới xuất hiện mà những thứ thuốc hiện có không có tác dụng, thầy thuốc không biết tại sao lại như thế, đành bó tay và gọi đó là bệnh lạ ! Mẹ Đốp (tức cô Đào) sau hai tháng khùng khùng, điên điên, thỉnh thoảng lại đi khắp Làng gõ mõ hát rao “Chiềng Làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông…”, bỗng trở nên thay đổi khiến dân Làng ngỡ ngàng: Tiếng rao của Mẹ Đốp như là những chuỗi âm thanh huyền hoặc, kỳ ảo và có sức mê hoặc hồn người đến không thể cưỡng nổi! Khi nghe tiếng rao của Mẹ Đốp, người nghe đứng ngây ra, bất động và như hóa đá! Chính vì những người nghe đã bị mê hoặc đi như thế nên hầu như không có ai nhận ra rằng: Mẹ Đốp (tức cô Đào) đã không còn cái thân hình tiều tụy như lúc mới điên khùng nữa mà như vừa lột xác để trở lại như cô Đào của mười năm trước!...

Khi ba đứa con sinh ba của Cô Đào là nhận ra sự biến đổi kỳ lạ đó ở người mẹ của chúng, chúng bèn hỏi mẹ: “Mẹ ơi, cha của chúng con đâu?”. Người Mẹ nói: “Cha của các con là anh Mõ!”. Ba đứa trẻ không hiểu “Anh Mõ” nghĩa là gì, bèn đi hỏi bà Tỏi, chủ quán nước ở đầu Làng. Bà Tỏi nói: “Anh Mõ là chồng Mẹ Đốp, đúng là như vậy, nhưng đó là trong vở Chèo. Còn ở Làng ta, từ rất lâu đã bỏ cái chức danh Mõ rồi! Biết tìm anh Mõ ở đâu bây giờ?”. Ba đứa trẻ thấy Bà Tỏi mà không biết thì có lẽ chẳng ai biết cả, bèn thôi không đi hỏi nữa. Vả lại từ lúc chúng sinh ra đời, chúng có thấy người cha bao giờ đâu?

Tuy nhiên, câu chuyện không dừng lại ở đó. Ba đứa trẻ không đi tìm Anh Mõ, tức cha của chúng nữa nhưng một thời gian sau thì có người tự xưng là Anh Mõ đến gặp ba đứa trẻ và nói: “Ta chính là Anh Mõ, là cha của các con đây!” Ba đứa trẻ hỏi: “Ông nói ông là Anh Mõ, vậy lấy gì làm bằng chứng?”. Người kia liền lấy trong cái túi vải đeo lủng lẳng dưới nách ra một cái mõ bằng gỗ đã nhẵn bóng mà rằng: “Các con hãy coi đây! Đây chính là cái mõ ta vẫn dùng hàng ngày khi còn làm công việc của anh Mõ!”. Một đứa trẻ nói: “Vậy ông hãy vừa gõ mõ vừa đọc câu rao như mẹ tôi xem sao?”. Người kia liền gõ mõ “Cốc, cốc…” và đọc:
Chiềng làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông / Con gái Phú Ông / Tên là Mầu Thị / Tư tình ngoại ý/ mãn nguyệt có thai / Già trẻ gái trai/ ra đình mà ăn khoán!...
Ba đứa trẻ thấy người này đọc và gõ mõ đúng như mẹ nó vẫn làm thì có vẻ như muốn tin đó là Anh Mõ thật, liền cử một đứa đi tìm mẹ. Cô Đào, tức Mẹ Đốp, tức mẹ của ba đứa trẻ, lúc này đang nấu cơm ở nhà, nghe con nói như thế thì bảo: “Có vẻ như đúng đấy. Bố con lúc nhỏ là con của một thằng Mõ. Khi lớn lên thì Làng không còn cái chức danh Mõ nữa mà gọi là văn hóa-thông tin. Nhờ làm văn hóa – thông tin xã mà đã tán tỉnh được mẹ, khiến mẹ xiêu lòng. Nhưng ông ta nuốt lời, không cưới mẹ, để mẹ phải chịu cảnh chửa hoang, may mà không bị phạt vạ như nhân vật Thị Mầu. Nghe nói ông ta đã leo lên cái chức Trưởng phòng văn hóa-thông tin Huyện, rồi lên nữa tới Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin. Sao bây giờ lại tự nhận là Anh Mõ? Lại có chức danh Anh Mõ sao? Thế còn cái Sở Văn hóa-Thông tin thì sao?”. Đứa con sốt ruột, hỏi: “Vậy bây giờ chúng ta phải làm sao? Có cho ông ta vào nhà gặp mẹ không?”. Người mẹ liền nói: “Thôi được, cho ông ta vào, nhưng phải kiểm tra cái dấu hiệu này đã. Nếu đúng là ông ta, cái ông Xã trưởng đĩ tính ấy thì ở trên cái “thằng bé” rất dài của ông ta có tới hai cái nốt ruồi son! Có lẽ chính vì thế mà ông ta nổi tiếng “sát gái”!”.
Đứa con nghe nói vậy thì chạy ra ngoài cổng, nơi hai người anh em của nó và người kia đang đứng đợi. Nó nói với hai đứa anh em của nó phải kiểm tra như thế, như thế!...Sau khi hai đứa anh em của nó “kiểm tra” xong thì nói: “Không phải hai nốt ruồi mà có tới ba cái!”. Nghe hai người anh em nói vậy, đứa con lại chạy vào nói với người mẹ như thế, như thế! Người mẹ nghe nói vậy thì giật mình nghĩ bụng: “Mới có hai cái nốt ruồi mà đã “sát gái” như thế thì nay có tới ba cái tất sẽ rất kinh hoàng, ta làm sao mà chịu nổi? Nhưng nếu không cho ông ta nhận con thì ba đứa trẻ tội nghiệp kia sẽ suốt đời không cha hay sao?”. Người mẹ liền hỏi đứa con: “Mẹ hỏi câu này, con cứ nói thật. Con có thích cho cái ông kia nhận làm bố hay không?”. Đứa con nói ngay: “Mẹ thích thì con cũng thích, mẹ không thích thì sao con lại dám trái ý mẹ, con cũng không thích!”. Người mẹ cười quặn bụng hồi lâu rồi mới nói: “Mẹ có ý này, ra nói với hai anh em của con nữa, cùng thuận theo ý mẹ thì ta quyết ngay: Nếu ông ta đồng ý làm “Thái giám” thì sẽ cho làm bố, làm chồng, nếu không thì …“Tiễn khách”! Nhớ là không để ông ta cò cưa, năn nỉ nữa!”. Đứa con lại chạy ra nói với hai người anh em ý muốn của mẹ. Cả ba anh em đều tán đồng theo ý mẹ ngay mà không tranh cãi gì. Khi ba anh em nói với người đàn ông kia như thế, như thế thì ông ta nói ngay: “Dù bất cứ điều kiện như thế nào, tôi cũng đồng ý!”. Ba anh em liền dẫn người đàn ông kia vào nhà gặp mẹ. Khi hai người gặp lại nhau, người mẹ nói: “Nói là nói vậy, nhưng tôi vẫn chừa cho ông một con đường để mà hối cải! Cái án “hoạn quan” cứ treo đó, nếu như ông thật lòng thành tâm hối cải thì có thể cho qua!”. Người kia nghe nói vậy thì lạy tạ ơn rối rít và hứa sẽ hết lòng với bốn mẹ con. Người mẹ lại nói: “Danh có chính thì ngôn mới thuận. Dù thế nào, ông cũng phải làm cái lễ cưới hỏi đàng hoàng chứ không thể khơi khơi đến nhà người ta rồi ngồi chễm chệ trên ghế ông chồng, ông bố được!”. Người kia nói: “Tôi đã bị cái án kỷ luật mất sạch chức tước, tài sản cũng bị bà vợ già lấy hết, không cho một đồng chinh cắc bạc thì làm sao…”. Người mẹ nói ngay: “Ông không phải lo chuyện tiền bạc mà chỉ lo làm tốt các thủ tục, nghi thức cho vẹn toàn! Coi như tôi cho ông thiếu nợ!...”.
Ở những người tốt, có lòng vị tha thì dễ mủi lòng mà tha thứ, cho dù tội lỗi kia có trầm trọng tới đâu. Chính vì biết cô Đào, tức Mẹ Đốp là con người dễ mềm lòng nên ông Văn Xã, tức Xã Trưởng đã triệt để khai thác “điểm yếu” đó của cô Đào và được cô Đào tổ chức đám cưới đàng hoàng, thậm chí rất dềnh dang vì cả Làng ai cũng mến cô Đào, đến dự đám cưới cô và ông Văn Xã rất đông, có thể nói là vui như Hội. Mọi người còn yêu cầu cô dâu tức cô Đào và chú rể tức ông Văn Xã diễn lại trích đoạn Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng”, khiến cho cả Làng lại được một phen cười nghiêng ngả…

Thực ra, ông Văn Xã bị án kỷ luật mà mất chức tước ở Sở Văn hóa-Thông tin, trở về xã làm nhiệm vụ “Thằng Mõ”, tức chuyên trách nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Nhà nước, là rất “đúng người, đúng việc” bởi ông Văn Xã không chỉ có tài diễn vai Chèo Xã Trưởng trong lớp Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng”, mà ông còn có tài làm ca dao, hò vè, thơ Bút Tre…khiến cho ai đọc “thơ ca” của ông cũng cười nôn ruột! Nói cho công bằng thì cái Tài của ông Văn Xã ở đây là tài nhại, tài bắt chước ca dao, hò vè dân gian, thơ Bút Tre…Song, làm được như thế cũng không phải dễ dàng gì, ai không tin thì cứ thử mà xem, sẽ tắc tị ngay mà thôi!...

Sau đám cưới, ông Văn Xã có vẻ như “tu chí làm ăn”, một lòng với vợ con, nên Ông Trời thương tình cho cô Đào đẻ được ba đứa con nữa, cũng lại sinh ba! Giờ thì cô Đào không phải một mình nuôi con hoang nữa mà ông Văn Xã đã thể hiện là một người cha tốt! Đi đâu, gặp ai, ông Văn Xã cũng nói: “Làm một người cha tốt quả là không hề dễ dàng, song làm được một người cha tốt thì thật là hạnh phúc, thật mãn nguyện!”

Bây giờ, ai đến Làng Đoài Trung, vào ngày thường, sẽ được tận mắt mục kích “Thằng Mõ” hành nghề thực sự, đâu ra đó, chứ không chỉ là “chuyện ngày xưa”. Nhiệm vụ “Thằng Mõ” này thường là do ông Văn Xã thực hiện, thi thoảng ông Văn Xã đau yếu, bệnh tật thì do Mẹ Đốp, tức cô Đào, thực hiện. Còn nếu đến Làng Đoài Trung vào những dịp có Lễ Hội, sẽ được xem diễn trích đoạn Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng” do cô Đào và ông Văn Xã trình diễn. Trình độ nghệ thuật của hai nghệ sĩ dân gian này đã đạt tới mức không thể bình luận mà chỉ có một cách là bị cuốn hút vào “Mê Hồn Trận Cười” để rồi vỗ tay tới mỏi tay thì thôi!...
Một lần, cô Đào đang “thay chồng làm việc quan” như trong vai trò “Mẹ Đốp”, thì thấy hai đứa học trò, áng chừng lớp mười một, mười hai rồi, cứ lẽ đẽo “bám đuôi”. Cô Đào nghĩ, chẳng lẽ lại có kiểu “người hâm mộ” như thế sao? Cô Đào bèn quay lại, tóm hai “cái đuôi” hỏi cho ra nhẽ! Thì ra đó là hai học sinh lớp 12 của Trường Huyện, sẽ vào vai Mẹ Đốp và Xã Trưởng trong trích đoạn Chèo này, muốn đến gặp đích danh “Mẹ Đốp” để nhờ làm “Đạo diễn”, vì đợt Hội diễn Văn nghệ sắp tới sẽ có tất cả các trường Trung học Phổ thông của Tỉnh tham gia, và nghe nói đã có tới gần chục trường chọn trích đoạn “Mẹ Đốp, Xã Trưởng” làm bài thi! Cô Đào nghe nói xong thì ôm chầm lấy hai đứa học trò khiến hai đứa như ngạt thở!...Khi đã bình tâm trở lại, cô Đào nói: “Đó là ta đã truyền công lực cho hai em rồi đó! Giờ thì theo ta đi tuyên truyền phòng chống dịch cúm H5N1! Nếu như bà con ai cũng hiểu được bệnh cúm H5N1 là gì và phòng chống như thế nào thì coi như hai em đã thành công!”. Hai đứa học trò liền Bái sư và cùng với cô Đào, tức “Mẹ Đốp” đi khắp Làng!...

Kết quả đợt Hội diễn văn nghệ là hai đệ tử của cô Đào đã đoạt Huy chương Vàng. Lúc hai đệ tử nhận giải thưởng, cô Đào tới chúc mừng và nói: “Hãy nhớ là chỉ làm Mẹ Đốp trên sân khấu thôi nghe! Không được lẫn lộn giữa sân khấu và cuộc đời!”. Nhưng cả hai đệ tử lúc đó đâu có nghe rõ những lời dặn dò, cho nên chỉ sau nửa năm, đệ tử gái vào vai Mẹ Đốp đến gặp Sư phụ với những giọt nước mắt lã chã: “Sư phụ!...Thằng Xã Trưởng nó gửi con cái Thai này rồi biến đâu mất rồi!”. Cô Đào biết nói sao với đệ tử bây giờ bởi cô đang là cô gái của hai mươi năm trước!...
Sài Gòn, tháng 1-2010.
Đỗ Ngọc Thạch
< Lùi Tiếp theo >
Tiêu đề của danh mục Số truy cập
1 Những Điều Bất Ngờ - Chùm truyện mini Đỗ Ngọc Thạch 27
2 Người cuối cùng của một dòng họ võ tướng 53
3 Tôi làm gia sư 47
4 Chuyện học hành 21
5 Mùng ba Tết thầy 45
6 Cô giáo mầm non 60
7 Bạn học lớp bốn 51
8 Bạn học lớp bảy 37
9 Chuyện của nhà địa chất 41
10 Bạn học lớp ba 32
11 Bạn học lớp hai 33
12 Tướng sát phu 86
13 Cô gái Sơn Tây và anh lính binh nhì 68
14 Con gái viên đại úy 92
15 Huyền thoại Lý toét 72
16 Bà nội 42
17 Cô Dâu Gặp Nạn 68
18 Bác sĩ thú y 62
19 Bác sĩ đồng quê 68
20 Nhật ký của một cô giáo trường huyện 78
21 Nhật ký của một cô giáo trường làng 67
22 Sự tích chim đa đa 128
23 Lời thề thứ hai 101
24 Cánh đồng mùa đông 89
26 Ký ức Hà Nội 60
nguồn: vannghechunhat.net

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

3 truyện ngắn trên nhavantphcm.com - Đỗ Ngọc Thạch

Truyện Ngắn

Đỗ Ngọc Thạch - Kiếm sống 28.7.2011-10:01

>> Nhật ký của một cô giáo trường làng
>> Thời gian
Kiếm sống
TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ NGỌC THẠCH
NVTPHCM- Có ngàn lẻ một cách kiếm sống, từ nhọc nhằn cho đến nhàn hạ. Không ai có thể lựa chọn cho mình cách kiếm sống, tức sẽ làm cái gì, mà bàn tay của Tạo hóa sẽ chơi trò “Sắp đặt” đối với con người - loài động vật biết nói và biết lao động. Tôi xin chứng minh những nhận định có tính “tiên đề” nói trên bằng câu chuyện sau đây.
Khi tôi đến làm việc tức “kiếm sống” ở cái lò bánh ngọt “tiểu thủ công” này thì đội ngũ “thợ thuyền” ở đây đã có 11 người: 4 người đứng lò, 4 người làm thành cái bánh và đóng gói sản phẩm và một người làm nhiệm vụ “nuôi quân” tức nấu ăn. Những người thợ ở lò bánh này làm việc từ 6 giờ sáng cho đến 6 giờ tối, buổi trưa nghỉ ăn cơm tại chỗ khoảng nửa giờ. Trừ hao những lúc nghỉ giữa giờ vì nhiều lý do thì tổng số giờ lao động của thợ bánh là tròn Mười giờ, tức hơn giờ làm việc của Nhà nước hai giờ. Đó cũng là thời gian lao động nói chung của hầu hết những cơ sở sản xuất tư nhân và có thể nói cái thời gian lao động “dôi ra” này chính là một trong những “yếu tố” làm nên lợi nhuận của giới chủ.
Khi tôi đến lò bánh làm việc, ông chủ lò bánh nói: “Lò bánh của chúng ta đang phát triển và đã có “thương hiệu” trên thị trường, vì thế tất cả hãy cố gắng làm thật tốt phần việc được giao. Số người của chúng ta vừa đủ bộ 12 con giáp Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi, vì thế mỗi người sẽ mang tên một con giáp, cứ thế mà gọi. Tại sao lại gọi như vậy? Đây là con số tuyệt đẹp, nó sẽ giúp chúng ta làm ăn phát tài, vì thế ta sẽ giữ con số màu nhiệm này, không thêm không bớt”. Nói rồi ông chủ đưa ra một cái rổ nhựa, trong có sẵn mười hai mảnh giấy viết sẵn từ Tý cho đến Hợi, ai bốc được chữ nào thì sẽ mang “thợ danh” chữ đó. Tôi chờ cho mọi người bốc hết, mở mẩu giấy cuối cùng ra có chữ “Tý”, đúng là số trời đã an bài!
Điều kỳ lạ là không chỉ riêng tôi mà năm người nữa là Sửu Dần Mão Thìn Tỵ cũng bốc được chữ trùng với năm sinh của mình. Năm người này, cùng với tôi là sáu, còn có đặc điểm giống nhau nữa là không phải thuộc nhóm “lao động phổ thông” tức lao động chân tay chuyên nghiệp mà tối thiểu là đã tốt nghiệp đại học nhưng đang thất nghiệp (do gặp “nạn” bi kịch gia đình và bè phái đấu đá ở công sở nên bỏ nhà, bỏ nhiệm sở đi hoang). Cái truyện ngắn này chủ yếu nói về năm người này: Sửu đã từng du học nước ngoài thời bao cấp, có bằng Tiến sĩ về Toán học, được rất nhiều trường đại học ở nước ngoài mời làm giáo sư nhưng vì nhớ quê hương, nhớ vợ mà trở về Việt Nam; Dần là cựu Sinh viên trường Đại học TDTT, chuyên về võ thuật (đã từng làm chân trụ cho đoàn xiếc của một tỉnh ở ĐBSCL, tức giữ thăng bằng cho một cái cột lớn đặt trên vai, trên có một, hai người làm những động tác uốn dẻo…); Mão là cựu học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự, chuyên về vũ khí có sức công phá lớn; Thìn và Tỵ đều là “thầy giáo mất dạy” tức đã trải qua giáo viên Phổ thông Trung học, về môn văn và sử. Sáu người còn lại (từ Ngọ tới Hợi) tuy không qua đại học nhưng đều đã qua chốn quan trường, thấp nhất cũng là Trưởng phòng, cao nhất là Tổng giám đốc và đều giống nhau ở chỗ đã từng qua vòng lao lý vì nhiều tội danh khác nhau…
***
Công việc ở lò bánh thủ công tuy là lao động giản đơn (còn gọi là lao động phổ thông, lao động chân tay) nhưng cũng có những công đoạn rất khó, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, nếu không sản phẩm sẽ hỏng, tức quăng sọt rác, tức ông chủ lò bánh sẽ lỗ vốn! Đó là khâu đánh kem và nướng bìa bánh. Sản phẩm bánh ngọt ở đây gọi là bánh xốp, gồm có hai thành phần chính: lớp kem nằm giữa hai hoặc ba lớp bìa xốp. Kem là đường trắng xay thành bột, trộn với dầu mỡ và cho vào một ít tinh dầu, tạo mùi vị thơm ngon. Bìa xốp là bột năng được nướng cho giòn, khi nướng cho vào chút bột nở thì sẽ giòn và xốp. Nướng khéo thì sẽ giòn thơm, cộng với hương thơm của lớp kem tạo thành mùi thơm đặc trưng của bánh. Nói thì đơn giản thế, nhưng cái khó là để có được chậu kem sóng sánh, sủi bọt li ti và thơm lừng, mới nhìn đã muốn ăn thử…thì người đánh kem phải có sức mạnh cử đỉnh của Hạng Võ để dùng tay ngoáy nhào cho đám bột đường trộn với đầu mỡ kia biến thành kem (nếu làm bằng máy thì…tốn điện!). Còn cái khó của nướng bìa bánh là người làm phải đứng bên lò lửa, đổ bột đã trộn nước vào những cái kẹp đặc dụng bằng sắt, mỗi cái to bằng cái cặp sách học trò, lật qua lật lại trên ngọn lửa sao cho chín đều hai mặt. Non lửa thì bìa bánh sẽ sống, quá lửa thì tất nhiên là cháy khét, đều bỏ. Vì thế người nướng bìa bánh phải là loại “Người chịu lửa” và có sự nhạy cảm về thời gian (cũng có phần giống với tố chất của Nhà thơ).
Nhóm sáu người của nửa trên 12 con giáp phụ trách đánh kem và nướng bìa bánh, tức phần công việc nặng nhọc và đòi hỏi “tay nghề” cao (riêng tôi, người viết truyện ngắn này, “học nghề” chỉ nửa buổi là đã thành thạo mọi công đoạn nên được giao làm nhiệm vụ “đốc công”, tức khâu nào làm sai thì chỉnh sửa, hoặc thiếu người thì tạm lấp chỗ trống). Còn nhóm nửa dưới của 12 con giáp thì làm nhiệm vụ tiếp theo, tức trét kem vào bìa bánh rồi cưa cắt thành những cái bánh nhỏ, đoạn cho vào những bịch ni-lon to bằng nửa cuốn vở học trò, buộc kín miệng bịch là xong.
Nhóm sáu người của nửa trên 12 con giáp làm rất tốt công việc, chỉ sau hai ngày được ông chủ lò bánh “cầm tay chỉ việc”. Dần đặc trách việc đánh kem nặng nhọc, khi đánh kem xong, cả cái xưởng bánh ngào ngạt hương thơm. Xong việc đánh kem, Dần làm cái việc cắt bìa bánh, sau khi đã trét kem thành những cái bánh nhỏ. Việc này cũng đòi hỏi sức khỏe vì khi cắt thành những cái bánh nhỏ (những bìa bánh lớn sau khi đã trét kem thì xếp đầy một cái khuôn bằng gỗ, kích cỡ của bánh đã có trong khuôn), phải kéo lưỡi cưa thật nhanh như máy, nếu không bánh sẽ nát vụn hoặc không vuông thành sắc cạnh! Cắt xong sẽ chuyển cho nhóm đóng gói.
Công việc nướng bìa bánh chủ yếu do bốn người Sửu, Mão, Thìn và Tỵ đảm trách. Bốn người này đều đã kinh qua công tác nghiên cứu, giảng dạy nên sự nhạy cảm vế thời gian rất tốt, tức bìa bánh không bao giờ quá lửa đến nỗi cháy khét hoặc non lửa tức còn sống, bánh sẽ dai như cao su! Tuy nhiên, về khả năng chịu lửa thì cả bốn người đều không thể như Tôn Ngộ Không khi bị nhốt trong Lò bát quái của Thái Thượng Lão Quân. Vì thế, cứ hai người làm thì hai người ngồi nghỉ, cứ phải luân phiên từng 30 phút! Nhưng khi lò bánh đắt hàng, ông chủ tăng thêm hai lò nữa, tức tổng số là bốn lò, thì không có thể ngưng nghỉ luân phiên được nữa. Những lúc thấy các “giáo sư”, “viện sĩ” kiệt sức, tôi thường tới  “chia lửa”!
Nhóm nửa dưới của 12 con giáp, tức từ Ngọ cho tới Hợi chủ yếu là làm công đoạn sau, đóng gói bao bì tức hoàn thành sản phẩm và lo chuyện cơm nước cho đám thợ. Trong nhóm sáu người này có ba người là nam, ba người là nữ. Từng đôi một, họ đều là “bạn tù” ở trên mức tình cảm bạn bè và sau khi mãn hạn tù, không trở về với gia đình cũ (vì vợ hoặc chồng của họ đã ly hôn ngay từ khi họ bị khởi tố) mà rủ nhau đi làm thuê kiếm sống, sống cuộc đời mới với “hai trái tim vàng” cho dù chưa có nổi một “túp lều tranh”! Công việc đóng gói bao bì không có gì khó khăn và cũng phù hợp với “xuất thân” (tầng lớp quan cách, chuyên “chỉ tay năm ngón” chứ không phải đụng tay đụng chân vào việc gì cụ thể) của họ nên họ rất hào hứng làm việc. Hơn nữa, trong những khoảng thời gian thọ án bị quản thúc ở trong các trại giam, họ cũng được “rèn luyện” qua những công việc tương tự, có khi còn nặng nhọc hơn nhiều ngồi gói bánh!
***
Tôi “Kiếm sống” ở lò bánh xốp được nửa năm thì một hôm, một người bạn đồng nghiệp của ông chủ lò bánh (hai vợ chồng ông chủ lò bánh đều là giáo viên một trường đại học) đứng ra thành lập một trường PTTH Dân lập, kết hợp ngày khai trương trường học với lễ cưới vợ lần thứ hai, đã đích thân tới tận lò bánh đưa giấy mời vợ chông ông chủ lò bánh. Khi nhìn thấy tôi đang ngồi uống trà với ông chủ lò bánh thì tân Hiệu trưởng kiêm tân chú rể nhào tới tôi, nắm chặt lấy tay tôi mà rối rít nói: “Người bạn Đầm Mây của tôi!...Thảo nào đêm qua tôi nằm mộng thấy Bồ Tát bảo sáng nay thế nào tôi cũng nhặt được Vàng! Thì ra là ông bạn Vàng của tôi ở Đầm Mây!”. Tôi nhận ra ngay đó là Lương, học cùng lớp Toán với tôi ở Khoa Toán trường ĐH Tổng hợp hồi năm 1966, khi Khoa Toán đang sơ tán ở Đầm Mây thuộc huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Hồi đó, cuộc sống của sinh viên bị chữ “Đói” hành hạ tối ngày, tôi và Lương thường rủ nhau vào các thôn xóm ở sát chân núi mua các loại quả như chuối, bưởi, đào mận… ăn cho đỡ đói. Ăn hoa quả nhiều tới mức thành nghiện như đám con cháu của Tôn Ngộ Không ở Hoa Quả Sơn!
Gặp lại tôi, Lương nói ngay: “Cậu là một thầy giáo văn võ song toàn (ý nói tôi có thể lên lớp cả Toán và Văn) không thể cứ ngồi đây mà làm thợ bánh được!”. Sau đó, Lương thỏa thuận với ông chủ lò bánh rồi đưa tôi về ngay cái trường PTHT Dân lập mới thành lập của anh ta. Quả nhiên, giáo viên còn thiếu nhiều, tôi vừa phải dạy cả môn Toán và môn Văn. Được trở lại làm Thầy (sau khi tốt nghiệp Khoa Văn ĐH Tổng hợp Hà Nội, tôi có đi dạy học hai năm), tôi cũng thấy đỡ buồn tẻ hơn chuyện làm bánh, ngày nào cũng làm những công việc lặp đi lặp lại, không hề có tính cách tân, sáng tạo. Nhưng, niềm vui cũng chỉ lóe lên như ánh sáng đom đóm bởi một hôm, có hai học sinh, một nam, một nữ tìm gặp tôi tại phòng giáo viên mà nói: “Thầy không được cho em điểm kém, vì nếu em bị bố mẹ đánh đòn bao nhiêu thì em sẽ trả lại thầy đủ bấy nhiêu!” - đó là lời học sinh nam. Còn học sinh nữ thì nói: “Các nơi người ta “đổi tình lấy điểm” rầm rầm. Vậy em xin thông báo với thầy bảng giá trị đổi điểm của em: cầm tay tám điểm, hôn má chín điểm, hôn môi mười điểm. Còn nếu muốn “chuyện kia” thì “Mười điểm trọn đời”! Sau khi hai học sinh kia ra khỏi, tôi nghĩ cái môi trường “tiên học lễ hậu học văn” này thật bất an!
Được sáu tháng, một người bạn học cùng Khoa Văn trường Đại học Tổng hợp bất ngờ gặp tôi giữa đường thì chặn lại như cướp đường và nói: “Cái nghề “bán cháo phổi” này bây giờ tổn thọ lắm, học trò không chỉ dám đánh thầy mà còn có thể lấy mạng thầy như chơi! Mà học trò bây giờ vừa dốt vừa lười học, lời thầy giảng chỉ như “đàn gảy tai trâu” mà thôi!”. Nói rồi người bạn lôi tôi tới một tờ báo ngành, đang chuẩn bị cho ra rất nhiều ấn phẩm khác như Bán Nguyệt san, Nguyệt san, Tủ sách và Cẩm nang… đủ kiểu ngoài tờ báo chính ra hàng tuần.
Không hiểu sao, lần này cũng được sáu tháng thì lại có một người bạn học thời Lớp Một tới lôi tôi tới một nhà hàng máy lạnh loại sang và nói: “Từ ngày tớ bỏ kinh doanh địa ốc chuyển sang kinh doanh hôn nhân, tức mai mối tình yêu thì lên như diều gặp gió. Cậu không thể tồn tại trong cái đám suốt ngày cãi lộn như mổ bò như thế. Dù cậu có trung lập chủ nghĩa thì trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết, vì thế hãy nghe tớ, tẩu vi thượng sách. Hãy sang làm việc cho công ty Dây Tơ Hồng của vợ chồng tớ, nó sẽ là bến đậu cuối cùng của cậu!”. Quả là tôi có tính cả nể, hay bị bạn bè rủ rê lôi kéo. Khi tôi theo người bạn thời Lớp Một về tới trụ sở công ty Mai mối Dây Tơ Hồng thì gặp ngay một cặp vợ chồng mới đi hưởng tuần trăng mật ở Đà Lạt về đòi gặp và nói ngay: “Chúng tôi muốn thanh lý hợp đồng cũ và ký ngay hợp đồng mới. Nghĩa là chúng tôi sẽ ly hôn và nhờ Công ty Dây Tơ Hồng mai mối cho chúng tôi một người chồng khác và một người vợ khác!”. Người bạn Lớp Một hỏi: “Tôi muốn biết lý do vì sao hai người lại nhanh chóng ly dị như thế? Mới một tuần làm sao đã khám phá hết mọi vẻ quyến rũ, hấp dẫn của đối tượng?”. Người đàn bà định nói nhưng rồi nhìn người đàn ông như bảo “Ông nói đi!”. Người đàn ông liền nói: “Tưởng là vui duyên mới nhưng lại hóa ra là đồ cũ! Tức cách nay hơn mười năm, chúng tôi đã sống như vợ chồng với nhau tới hai tháng rồi còn gì!”. Người bạn Lớp Một của tôi cười sảng khoái rồi lấy ra hai bản hợp đồng mới, nội dung là trong vòng một tuần sẽ mai mối cho mỗi người một đối tượng vạn sự như ý! Khi hai người khách hàng đã ra về, người bạn Lớp Một nói với tôi: “Đó, câu thấy chưa, cứ gọi là làm không hết việc, mà loại công việc này chỉ là uốn ba tấc lưỡi, chẳng phải ăn no vác nặng như làm thợ bánh, cũng chẳng phải rát cổ bỏng họng như cái nghề “bán cháo phổi” và cũng chẳng phải tả xung hữu đột trong trường văn trận bút như nghề làm văn làm báo! Cậu còn muốn gì nữa?”.
***
Quả là người bạn Lớp Một không khác chi Bồ Tát hạ trần gian, tôi đến làm việc cho Công ty Mai Mối Dây Tơ Hồng được hai tháng thì bạn tôi đã cưới cho tôi một người vợ mười phân vẹn mười, chỉ sau khi “động phòng hoa chúc” hai tháng đã có “tin vui”! Tôi sực nhớ đến những người “bạn đồng nghiệp” một thời ở lò bánh xốp, muốn mai mối cho các “giáo sư, viện sĩ” đã “mồ côi vợ” ấy mỗi người một thục nữ đảm đang để nâng khăn sửa túi trong cuộc sống làm thợ bánh vất vả! Song, khi tôi đến lò bánh xốp ấy thì thật bất ngờ: tất cả nhóm năm con giáp trên tức Sửu, Dần, Mão, Thìn và Tỵ đều đã được vợ chồng chủ lò bánh cưới cho mỗi người một người vợ thôn nữ miệt vườn thứ thiệt, còn “Din” trăm phần trăm và mỗi người đã có một con. Còn nhóm sáu người phần dưới 12 con giáp tức Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi thì cả ba cặp đã chính thức bái đường thành thân, mỗi cặp cũng đã có con cái xinh xắn, bụ bẫm! Lò bánh đã phát triển không ngờ, ông chủ đã mua lại căn hộ kế cạnh, xây bốn tầng lầu để phát triển cơ sở sản xuất và có chỗ ở cho cả năm cặp vợ chồng nhóm năm con giáp phía trên (sáu người nhóm con giáp phía dưới thì ở nhà thuê gần cơ sở lò bánh).
Khi nhìn những người thợ bánh đang làm việc, tôi thấy không khí của xưởng bánh thật chuyên nghiệp và trên từng gương mặt đều lộ rõ niềm vui lao động say mê, có người còn vừa làm vừa hát, thi thoảng lại có người kể chuyện tiếu lâm và mọi người cười hưởng ứng như pháo ran! Ông chủ lò bánh nói với tôi: “Bây giờ tất cả đều rất an tâm và say mê làm việc, coi lò bánh là nhà, không muốn chuyển đi đâu cả!”. Mặc dù đã “mục sở thị”, tôi vẫn chưa tin là những “giáo sư”, “viện sĩ” kia sẽ gắn bó hết đời với lò bánh, liền đến bên Sửu, người đã từng lấy bằng Tiến sĩ Toán ở MGU (Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva, mang tên nhà bác học Lômônôxốp nên còn gọi là trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp) để “phỏng vấn” xem sao thì Sửu nhìn tôi cười rạng rỡ rồi cất tiếng hát bài “Cuộc sống ơi, tôi mến yêu người” bằng tiếng Nga:
Я люблю тебя, жизнь
Что само по себе и не ново,
Я люблю тебя, жизнь
Я люблю тебя снова и снова…
Rồi bằng tiếng Việt:
Cả tình yêu trao cuộc sống
Mãi mãi ta mến yêu người tình yêu thắm nồng.
Cả tình yêu trao cuộc sống
Mãi mãi ta hiến dâng người tình yêu thiết tha.
Đèn rực sáng trên tầng cao
Là khi ta chân khẽ đưa thong thả bước về.
Ta càng thấy yêu con người
Mong cuộc sống ta mỗi ngày sẽ tươi thắm hơn…
Kìa trời khuya chim rộn hót
Những bóng đêm đang tan dần bình minh thức dậy.
Từ lòng ta, ngon lửa cháy
Hỡi trái tim của con người thèm sống khác xưa.
Một ngày mới vẫy chào ta.
Bạn đời ơi ta muốn dâng ngọn lửa cháy này
Cho cuộc sống bao vui buồn.
Xin hạnh phúc, dẫu muộn màng sẽ đến với ta…
Nghe Sửu hát say sưa, tôi lẩm nhẩm hát theo từ lúc nào (sở dĩ tôi thuộc bài này vì có anh bạn thời lính Ra-đa tên Võ Trí Tâm, sau có đi học ở Nga về, thường hay hát bài này lúc … chán đời). Sửu hát say sưa tới ba lần, tôi còn “phỏng vấn” gì nữa!
Khi tôi đi khỏi lò bánh xốp, ông chủ lò bánh tiễn tôi và nói: “Bất cứ lúc nào ông thích quay trở lại lò bánh, tôi và mọi người đều hoan nghênh!”. Tôi không nói gì vì còn phải chờ Bồ Tát hiển linh báo mộng!
Sài Gòn, 16.5.2011
Đỗ Ngọc Thạch

Truyện Ngắn

Đỗ Ngọc Thạch - Thời gian 05.7.2011-23:05

>> Nhật ký của một cô giáo trường làng
Thời gian
TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ NGỌC THẠCH

1.  Người mẹ tính thời gian bằng độ lớn của những đứa con, người cha tính thời gian bằng những đại sự mình đã làm được, những đứa con tính thời gian bằng những sợi tóc bạc trên đầu cha mẹ chúng! Đó là trong một gia đình. Còn trong cuộc sống xã hội, người nghèo tính thời gian bằng số gạo còn trong thùng, người giàu tính thời gian bằng số tiền lợi nhuận sẽ kiếm được, còn người say thì tính thời gian bằng số rượu còn trong chai!... 
Vì mỗi người tính thời gian theo cách riêng của mình cho nên Thời gian là một khái niệm không xác định, lúc dài đằng đẵng, lúc ngắn tấc gang!... 
Anh bạn Thời của tôi không theo dõi thời gian bằng lịch. Nhà anh treo rất nhiều lịch, đủ các loại, nhưng anh không bao giờ xé lịch, nếu thỉnh thoảng có xé thì xé cả tệp! Những tờ lịch tháng, lịch năm cũng không thấy khớp với thời gian đang tồn tại! Không biết anh theo dõi thời gian bằng cái gì? Thì ra anh theo dõi thời gian bằng Triết học và Thi ca. Anh làm việc ở Viện Triết nhưng đêm đêm, anh ngồi trùm mền làm thơ. Đó là những ngày Đông tháng giá, còn mùa hè nóng nực thì anh đi xếp hàng hứng nước máy hì hục suốt đêm, vì mùa hè bao giờ cũng thiếu nước, cái vòi nước chảy nhỏ giọt mà luôn có tới dăm chục người xếp hàng chờ hứng nước!... Mỗi khi có thơ đăng báo, anh lại mời tôi đi uống rượu với lạc rang, đó là kiểu uống rượu của những bậc tao nhân. Mỗi lần đi uống rượu như thế anh lại nói (như là nói lần đầu): “Thơ ca là Triết học vận động, Triết học là Thơ ca bị tống giam! May mà tôi được phân về Viện Triết nên mới có thể tiếp tục làm thơ, còn nếu về Viện Văn như ông thì chết từ lâu!” Tôi hỏi: “Vì sao vậy?” Trả lời: “Lý luận luôn muốn hiếp dâm Thơ ca!”. Tôi nói: “Nhưng nếu Nàng Thơ thích thì sao?”. Trả lời ngay: “Thì đẻ ra quái thai!”. Tôi nói: “Ông không hợp với Triết học! Nên chuyển qua cái khác đi, Xã hội học chẳng hạn!” Anh bạn Thời cũng nói: “Ông cũng nên chuyển qua cái khác đi, làm báo chẳng hạn! Báo chí là Lý luận vận động, vừa đỡ tù túng vừa có tiền nhuận bút!”. Quả nhiên, một thời gian sau, anh bạn Thời chuyển qua Viện Xã hội học, còn tôi chuyển qua một tờ Tạp chí về văn hóa - nghệ thuật! Nhân bảo như Thần bảo! 

2. Suốt từ lúc tuổi đôi mươi cho tới năm mươi tuổi, không hiểu tại sao tôi không bao giờ để ý xem mình già hay trẻ, nôm na là mình đang bao nhiêu tuổi? Lúc gần năm mươi tuổi, sau khi đã vào Nam ra Bắc, lên rừng xuống biển, tôi lại từ Sài Gòn ra Hà Nội làm cho một tờ báo tuần, đến chơi với anh bạn Thời thì thấy phòng làm việc vắng tanh, các phòng khác cũng chỉ lác đác một hai người đi ra, đi vào. Tôi đang định đi về thì Thời xuất hiện, tóc bạc gần trắng hết nhưng nụ cười thì vẫn vô tư như xưa! Thời nói: “Hay quá! Có chỗ ở rồi! Dọn dẹp cả buổi sáng mới xong... Vừa rồi vợ nó đưa nhân tình về nhà, bắt quả tang thì nó còn dọa giết như giết Võ Đại rồi đuổi đi, phải đến cơ quan nằm bàn. Nay thì có người cho mượn một căn nhà ở gần khu Giảng Võ nhà ông đó! Giờ ta về nhà nhâm nhi tâm sự!”. Thời đưa tôi về nhà, chính xác là căn lều tranh vách tooc-xi, nhỏ bé, đã cũ nằm giữa một khu dân cư lao động nghèo, đi mãi, rẽ phải rồi lại rẽ trái ba lần mới tới nhưng ở đây yên tĩnh, không còn nghe thấy tiếng ồn xe cộ của phố phường…
Chúng tôi uống tới ly thứ hai thì có một bà hàng xóm, đưa sang một đĩa đậu phụ rán vàng ươm, nói: “Thấy chú có khách, tôi góp vui một đĩa mồi!”. Khi bà hàng xóm về rồi, Thời nói: “Bà hàng xóm này rất nhiệt tình! Chủ nhà đã giới thiệu mình với bà ta, nhờ “chăm sóc”, vô tư!” Chúng tôi uống hết một chai thì ngưng, phải biết dừng đúng lúc, đó là qui tắc uống rượu của chúng tôi! Khi nằm xuống giường, Thời mới nói: “Việc quan trọng nhất bây giờ là phải đi kiếm vợ, không thể sống độc thân cơm niêu nước lọ! Nếu ông có mối nào hay thì ta tiến hành ngay!” Tôi đang lục tìm trong danh mục những chỗ thân quen ở Hà Nội xem có chỗ nào hay thì đã thấy Thời ngủ rất ngon lành, thỉnh thoảng còn cười tủm tỉm, chắc là ai đang dắt đi kiếm vợ trong mơ? 
Một tháng sau, tôi chưa kịp hỏi lại hai chỗ tôi đã “mai mối” cho Thời thì Thời gọi điện cho tôi báo tin ba ngày nữa sẽ làm đám cưới, hỏi cưới ai thì nói: “Thì cái bà hàng xóm đã từng mời ông ăn đậu phụ rán đó!”. Đám cưới của Thời thật là vui. Thì ra bà vợ mới của Thời là chủ một gánh bún riêu cua, rất đắt hàng, đã tích lũy vốn đủ xây một căn nhà một tầng lầu tuy không hoành tráng nhưng rất đẹp, có một khoảng sân thượng nhỏ để lúc trăng thanh gió mát có thể lên đó uống rượu, làm thơ vịnh Nguyệt!... 
Một lần tới ngồi nhâm nhi với Thời trên chỗ sân thượng, Thời nói: “Tuổi trẻ chúng ta ai cũng bị cái tật háo danh, háo sắc. Chỉ đến khi tóc bạc mới chữa được cái tật đó. Nếu như lúc trẻ mà đã được Thời gian cho xem trước “Thì Tương lai” một chút thì hay biết bao!” Tôi chưa kịp nói gì thì bà chủ nhà bước lên, đưa cho tôi một tập thơ in từ máy vi tính, đóng bìa giấy bóng kính láng coong, nhìn rất sáng sủa, gọn ghẽ, và nói: “Nhân tiện tặng anh một tập thơ tự xuất bản của tôi và xin cho ý kiến nhận xét thẳng thắn!”.Tôi cầm tập thơ lướt nhanh hai lượt thì thấy niêm luật khá chuẩn, nhan đề các bài thơ đều có ý tứ sâu xa…Thời nói: “Thơ của cái bà bún riêu cua này được lắm! Thì ra Nàng Thơ có ở khắp nơi, chẳng ai có thể tham lam chiếm đoạt Nàng làm của riêng! Thơ là cỏ, trâu ăn rồi lại mọc / Thơ là trâu ngồi nhai mãi Thời gian!”… 
Một năm trôi qua rất nhanh, tôi lại phải trở vào Sài Gòn, hình như Hà Nội không muốn cho tôi ở lại? Tôi đến nhà Thời để chia tay, thấy Thời vừa ru đứa con gái chưa đầy tuổi ngủ vừa đọc một luận văn Thạc sĩ của một nghiên cứu sinh trong Viện Xã hội học. Thời đang hướng dẫn nghiên cứu sinh. Nhìn hai công việc có vẻ như không hợp nhau, tôi trêu Thời: “Ông già đầu tóc bạc phơ / Coi chừng luận án bị con thơ đái tè!” Thời nhìn tôi cười như thời trai trẻ, nói: “Thì cái luận án này bị nó đái vào hai lần rồi còn coi chừng gì nữa! Chờ chút xíu nữa là nó ngủ liền à!” Trong khi chờ con bé con ngủ, Thời còn đọc Kiều ru nó ngủ: “Trăm năm trong cõi người ta!...” Quả là người ta có thể bất chấp sự nghiệt ngã của Thời gian!... 

3.  Vào Sài Gòn được ba ngày, tôi lại nhận được thiêp cưới của ông Cậu (đã hơn sáu mươi tuổi), cưới vợ lần thứ hai. Tưởng là “Rổ rá cạp lại”, “già choang bạn già”, ai ngờ cô dâu mới hơn ba mươi tuổi, còn là trinh nữ, lại không hề xấu xí chút nào! Đám cưới thật là đông vui, chú rể tửu lượng còn rất sung, cười nói luôn mồm như trẻ nhỏ! Đúng là “So với ông Bành vẫn thiếu niên!”…
Thời gian là vị Quan Tòa công minh nhất! Tôi vẫn thường dùng câu nói ấy trong những bài phê bình văn học, nếu có dịp. Song, khi chứng kiến Thời “làm lại từ đầu” ở tuổi Ngũ thập và cho đến lúc dự đám cưới ông Cậu “làm lại từ đầu” ở tuổi Lục tuần thì tôi ngờ rằng Thời gian hình như không làm tốt nhiệm vụ Quan Tòa của mình và thường… ngủ quên! Bằng chứng của cái sự “ngủ quên” này còn thể hiện rõ ở chuyện tiếp dưới đây. 
Năm rồi, anh bạn Thời của tôi tổ chức mừng sinh nhật đúp: bố sáu mươi tuổi, con mười tuổi. Thời điện thoại mời tôi ra Hà Nội và bao trọn gói từ vé máy bay cho tới ăn ở, đi lại trong một tuần. Quả là hậu hĩnh. Song, sức khỏe tôi “có vấn đề” nên đành dự tiệc qua điện thoại và vi tính!
Sau vài lời thông báo ngắn gọn, Thời gửi vào máy tính của tôi chục bức ảnh chụp toàn cảnh buổi mừng sinh nhật đúp: Thời tóc đã bạc hết trăm phần trăm nhưng gương mặt đầy đặn và nụ cười vẫn tươi rói như xưa, cô bé con mười tuổi thì quả là đẹp tuyệt trần, như là một Tiểu Tiên nữ! Cái câu “Cha già con cọc” là hoàn toàn sai đối với hai bố con Thời! Còn Thời Phu nhân thì quả là phát lộ Quý tướng “Vượng phu ích tử” hết chỗ nói! Tôi mải mê ngắm nhìn chục bức ảnh của gia đình Thời lâu đến nỗi cái cục “mô-đun” bị nóng bỏng và lập tức máy bị treo!...
Tôi gọi điện thoại cho Thời:
- A lô! Ảnh rất đẹp, nhưng máy bị treo rồi, còn nữa thì gửi tiếp nha!
- Còn nữa chứ! - Thời nói, giọng rất hào sảng - Có cả những bức ảnh rất nóng!
- Hồi xuân hả? Biết ngay thế nào ông cũng thành “Lão Ngoan đồng” mà!
- Có lẽ tại uống nhiều thuốc “Cải lão hoàn đồng” quá!
- Lấy ở đâu ra của quý hiếm ấy? Thái Thượng Lão Quân cho hả!
- Đâu có! Đó chính là bà xã Bún riêu cua cho chứ chẳng có Thần Tiên nào cả!
- Bà xã Bún riêu cua thì chính xác đó! Quý tướng Vượng phu ích tử ngàn người mới có một! Xin chúc mừng Sư huynh!...
- Này! Đừng bỏ máy vội, thông báo cho ông một tin quan trọng này nữa: cuối năm nay, tức năm Con Trâu Vàng, bà xã Bún riêu cua sẽ sinh thêm một A Tèo!
- Trời đất! Vậy là sinh Quý tử rồi!... 
Tôi thật không tin ở tai mình, song càng không tin thì sự thật càng rõ mười mươi: khi tôi mở lại máy tính ra thì đã thấy Thời gửi tiếp cho tôi mười bức ảnh nữa, có tới một nửa là cảnh âu yếm rất lãng mạn, rất tình tứ giữa Thời và bà xã Bún riêu cua có Quý tướng! Quả là Thời gian đã “ngủ quên” suốt mười năm qua đối với vợ chồng Sư huynh Thời của tôi!... 
Sài Gòn, 8-9.11.2009
Đỗ Ngọc Thạch 
sông Hương thơ mộngảnh

Truyện Ngắn

Nhật ký cô giáo - ĐỖ NGỌC THẠCH 19.11.2010:18:19

Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch
Nhật ký của một cô giáo trường làng
Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch 
1. Ngày… tháng… năm 19… Mình tốt nghiệp thì nhận được tin cô em út cũng trúng tuyển vào đại học sư phạm. Mình phải về nhà ăn mừng ngay. Thế là nhà có hai chị em cùng nghề Sư phạm, thật là vui. Nhưng buồn nhiều hơn vui vì người anh trai của hai cô em gái yếu ớt từ ngày vào chiến trường đến nay đã năm năm rồi mà không có thư từ gì, mấy người cùng nhập ngũ một đợt với anh đã hy sinh mất sáu người, giấy báo tử gửi về làng, cả làng khóc. Riêng mẹ mình lại khóc rất nhiều. Mẹ bảo: “Cái thằng Nâu hiền như đất, làm việc khỏe như trâu ấy là người tốt nhất, ngoan nhất trong đám thanh niên làng này thế mà lại chết đầu tiên. Cả năm thằng kia nữa, thằng nào cũng là lực điền, là lao động chính của gia đình, thế mới khổ chứ! Ông Trời thật không công bằng! Người tốt sao mà chết nhiều thế, còn người xấu thì cứ sống nhan nhản, suốt ngày nghênh ngang ngoài đường. Như mấy đứa con ông chủ tịch xã, công an xã đó, không chịu lao động, suốt ngày chỉ rượu chè, cờ bạc rồi gây gổ đánh nhau ầm ĩ xóm làng. Thấy chúng nó con phải tránh xa nghe không! Cái thằng Chánh con ông chủ tịch xã, còn đòi xin cưới con đó! Mẹ nó đã hai lần đến nhà mình xin cưới con và chưa chịu yên đâu!” Mình nói với mẹ: “Mặc xác nó, từ giờ còn đến thì đóng cửa không tiếp, chẳng lẽ mẹ con nó không biết xấu hổ!” Mẹ thở dài, nói nhỏ: “Nếu mẹ con nó biết xấu hổ thì đã không dám mò đến…Mẹ chỉ sợ…”
Điều mẹ sợ đã thành sự thật, may mà cô em gái của mình rất thông minh, nhanh nhẹn, không thì đã bị chúng nó đón đường ở chỗ vắng làm nhục rồi! Cô em út vốn hiền lành thế mà đã thay đổi hẳn, nó nói: “Bây giờ loạn lắm chị ạ! Quân tử phòng thân, chị phải học lấy vài miếng võ tự vệ, kẻo gặp chuyện lại lúng túng! Em mới học  được bài Hầu quyền lợi hại lắm, không thì đã tiêu đời rồi!”
 
2. Ngày… tháng… năm 19… Mình được điều về trường cấp 3 trên thị xã, nhưng phải xin về xã dạy  cấp Một để còn chăm sóc mẹ. Từ ngày bố mình mất, rồi anh trai đi chiến trường bặt tin, sức khỏe mẹ giảm sút rất nhanh!  Nay cô em út đi học xa, nhà chỉ có hai mẹ con, thật là buồn. Chỉ ở vào hoàn cảnh này, mình mới thấy cái ước mơ “con đàn cháu đống” từ bao đời của người Việt thật có lý! Có lẽ mẹ nói đúng, phải lấy chồng, đẻ con cho mẹ có cháu bế, vui cửa vui nhà sẽ bớt sầu não và biết đâu sức khỏe mẹ lại hồi phục!
Nhưng chuyện lấy chồng không hề đơn giản. Khi còn học ở trường Sư Phạm, mình không bao giờ nghĩ tới hai chữ lấy chồng, yêu đương cũng không hề dây vào vì mất thì giờ và lắm chuyện lôi thôi! Khẩu hiệu lúc ở trường là: Tất cả cho học tập! Có thế mình mới giành được cái danh hiệu Trạng nguyên chứ! Một kỷ niệm vui!...
 
3. Ngày…tháng…năm 19…: Mình cứ nghĩ dạy cấp Một sẽ dễ dàng hơn rất nhiều dạy cấp Ba, nhưng có lẽ không phải như vậy, mà là ngược lại. Dạy cấp Một như làm nền móng cho ngôi nhà, nền móng có vững chắc thì sau này mới có thể lên các tầng cấp Hai, cấp Ba, rồi Đại học! Thế mà trước đây, việc đào tạo giáo viên cấp Một, cấp Hai lại tuyển toàn những người thi trượt tốt nghiệp Trung học, trượt Đại học! Giáo viên của Trường Làng này quả là giống như cái hình ảnh mà lâu nay người ta vẫn thấy: Là những người Nông dân chính hiệu nhưng không cầm cày, cầm cuốc mà cầm bút, cầm phấn trắng mà thôi! Mà thực ra, trên danh nghĩa thì họ cầm bút nhưng họ vẫn cầm cày, cầm cuốc giỏi hơn cầm bút! Thời gian mà họ đầu tư vào không phải là đọc sách, nâng cao trình độ, nghiệp vụ dạy học mà trồng rau màu, nuôi lợn, nuôi gà…sắp tới còn hùn vốn nuôi một đàn bò nữa! Việc lên lớp, hình như đối với nhiều người không phải là việc chính, mà chỉ là làm qua loa, nhanh chóng cho xong, bởi đàn lợn, đàn gà và cả đàn con đang đợi họ về giải quyết, mới là việc chính!... Thấy mình không triển khai “việc nhà nông” mà chỉ ngồi đọc sách, soạn giáo án, mấy chị hiệu trưởng, hiệu phó đều nói: “Em mà không lo gầy dựng cái “trang trại” nhỏ cho mình thì có ngày chết đói đấy! Học sinh ở đây nó hiểu rất giỏi cái câu “Có thực mới vực được đạo”, chúng nó cũng phải lo kiếm cái ăn phụ giúp gia đình rồi mới tính đến chuyện học tập! Chúng ta là cô giáo của chúng nó, chẳng lẽ lại không hiểu sâu sắc hơn chúng nó điều đó! Vì thế, học sinh nó không thuộc bài, chưa làm bài tập, hay phải nghỉ học một vài buổi thì đừng có trách phạt nó. Bởi chúng nó phải đi mò cua, bắt ốc, tát cá, mót khoai, mót lúa!...Mà tôi nhớ không nhầm thì chỉ hơn mười năm trước, cô cũng có mặt trong những đội quân kiếm sống tí hon đó?!”. Cô Hiệu trưởng nói rất đúng, nhưng chẳng lẽ ta cứ sống như mười, hai mươi năm trước? Mình đem những suy nghĩ nói với mẹ, mẹ cười bảo: “Con sống xa quê có bốn năm mà đã thay đổi nhiều, vừa tốt, vừa không tốt. Tốt là đúng như quy luật của sự phát triển. Không tốt là con quên mất rằng sự thay đổi, phát triển ở nông thôn không giống như ở đô thị: đô thị phát triển theo đường thẳng, còn nông thôn phát triển theo hình xoáy trôn ốc!... Còn nữa, có nhiều cái, rất tiến bộ, rất khoa học nhưng đưa vào Nông thôn của chúng ta nó không “tiêu hóa” được!...”
Mẹ nhìn mình âu yếm, mình cảm nhận được tình cảm mẹ giành cho mình thật vô hạn!...Mẹ bỗng thở dài rồi nhẹ nhàng nói: “Con rất giống bố con lúc trẻ: suy nghĩ nhiều quá, vấn đề gì cũng muốn nghĩ tới cùng, mà không biết rằng, có rất nhiều chuyện càng nghĩ nhiều càng rối! Con nên nhớ rằng chính vì bố con mắc chứng bệnh “cả nghĩ” mà thành ra Tâm thần, rồi phải bỏ viện nghiên cứu mà về quê! Nhờ gặp mẹ, một cô giáo trường làng giản dị mà sống thêm được chục năm nữa! Nhưng cái bệnh của bố con lại “lây” sang mẹ và “di truyền” lại cho con!... Chỉ đến khi bố con mất đi, mẹ phải lo nuôi ba anh chị em con ăn học thì mẹ mất hẳn cái bệnh “nghĩ ngợi lung tung” ấy! Con người ta phải hành động nhiều hơn suy nghĩ! Đó là điều suy nghĩ cuối cùng của mẹ cho nên sẽ rất đúng! Bây giờ con phải lo lấy chồng đi! Lấy chồng, đẻ con rồi thì con sẽ thấy con người ta phải hành động như đèn kéo quân!”…
Mẹ lại nhắc đến chuyện lấy chồng, nhưng mình thấy quả là không hề đơn giản, bao giờ cũng là như vậy! Hay là làm theo lời mẹ, phải hành động nhiều hơn suy nghĩ! Vậy thì mình sẽ đi ra ngoài đường, người nào mình nhìn thấy đầu tiên, mà nói rằng thích cưới mình làm vợ thì sẽ đồng ý liền! Mình liền bước ra cổng, nhìn cả hai phía, con đường làng rợp bóng mát của đủ các loại cây, hoa được người ta trồng làm thành hàng rào, thật là yên tĩnh! Đúng là phong cảnh làng quê thanh bình! Mình bỗng nghe thấy tiếng gõ máy chữ lách tách đều đều từ bên nhà hàng xóm. Nhìn sang thấy anh Liêu, vừa là bạn học, vừa là bạn lính với anh trai mình, bị thương phải cưa một chân, mới về nhà được nửa năm, chính anh Liêu đang gõ máy chữ! Nhớ đến ý nghĩ khi bước ra khỏi cổng, mình thấy bối rối: chẳng lẽ là cái anh Liêu này? Nhưng anh ta đang gõ máy chữ ở trong hè nhà anh chứ có đang đi ngoài đường đâu? Đúng lúc đó thì anh Liêu ngừng gõ máy chữ, ngoái đầu nhìn sang thấy mình thì liền đứng dậy, cầm lấy cái nạng rồi đi ra cổng, tính muốn gặp mình chắc? Quả nhiên anh Liêu đi rất nhanh ra cổng nhà anh thì quay ngay sang cổng nhà mình, nói: “Chào cô giáo Hiền! Đang muốn tìm cô thì thấy ngay! Anh có cái truyện ngắn mới viết xong, “Bạn trường làng” - viết về tình bạn giữa anh và anh trai Hiền. Nhờ Hiền đọc rồi chấm điểm nhé!”. Mình nói: “Em không dám chấm điểm đâu. Nếu có thì chỉ nhận xét chút xíu thôi” và thoáng nghĩ: Chẳng lẽ đây là người mình gặp đầu tiên? Nhưng phải xem anh ta có thích cưới mình không đã? Mình liền hỏi: “Anh đang nghĩ gì đấy?” Anh Liêu nói: “À, anh đang viết truyện ngắn “Kén rể” - có một cô gái đến tuổi lấy chồng nhưng không biết lấy ai? Ai mới là người xứng đôi với cô gái ấy?”. Trời ơi, sao lại có sự trùng hợp như thế? Anh Liêu thấy điệu bộ lúng túng của mình thì liền chào và đi nhanh về nhà!...
 
4. Ngày… tháng… năm 19… Khi người ta giành nhiều tâm huyết cho một công việc nào đó mà kết quả lại không được như mong muốn thì thật là buồn. Mình chuẩn bị bài giảng rất kỹ, nhưng khi đến lớp thì mình như hóa thành Con Dã Tràng: Lớp học lúc nào cũng vắng non nửa, số còn lại thì đứa ngủ, đứa đang ăn khoai, ăn sắn, đứa thì đang sửa, buộc lại cái giỏ cua để tan học là đi móc cua ngoài ruộng về làm bữa ăn cho cả nhà, v.v.. Chỉ có một, hai đứa là há mồm ngồi nghe cô giáo nói, mà hình nhý nó không hiểu cô giáo nói gì! Phải chấn chỉnh lại nền nếp học tập! Không biết mình có làm được việc này không, hay là nói qua loa vài câu rồi cho bọn trẻ về sớm như các thầy cô giáo khác? Mình vừa nghĩ đến mấy chữ “cho về sớm”  thì một bé gái đứng lên nói: “Thưa cô, cô cho em về sớm, hôm nay em phải đi mót lúa, nhà em hết gạo ăn rồi!” Mình chưa kịp nói gì thì hai đứa nữa cùng đứng lên tranh nhau nói: “Thưa cô, em cũng phải đi mót lúa!...” Và cuối cùng thì gần như cả lớp cùng tranh nhau nói!...
Mình vừa về đến cổng nhà thì thấy hai mẹ con thằng Chánh con ông chủ tịch xã đi từ nhà mình ra, mình vội lùi lại, chạy sang nhà anh Liêu. Anh lại đang ngồi gõ máy chữ ở ngoài hè. Nhìn thấy mình, anh vội ra mở cổng và hỏi ngay: “Em đọc xong cái truyện ngắn của anh rồi à?” Mình nói: “Vâng!... Nhưng bây giờ em muốn nói với anh chuyện khác. Sao anh không sang nhà em xin cưới em đi?” Anh Liêu trố mắt nhìn mình, hỏi lại: “Em nói gì? Xin cưới em? Tại sao em lại nghĩ thế?” Mình nói mà như là có ai chui vào mồm mình mà nói: “Hôm kia, em có quyết định là nếu bước ra cổng mà gặp ai đầu tiên thì sẽ cưới người đó! Lúc đó em đã gặp anh! Thế em chưa nói với anh chuyện này à? Nếu chưa nói thì bây giờ em nói rồi đó, anh sang nhà em xin cưới em đi, mẹ em sẽ đồng ý liền!” Anh Liêu như là chưa hiểu mình nói gì. Anh nhìn ra cổng, thấy hai mẹ con thằng Chánh đi qua thì như là đã hiểu phần nào! Anh ngập ngừng một lát rồi nói: “Để anh nói với mẹ anh đã!...”
Song, thật là ngoài dự đoán, từ sau khi Mẹ anh Liêu sang gặp mẹ mình (gọi là dạm hỏi) thì ngày nào cũng có người mai mối đến xin gặp mẹ mình và xin cưới mình chứ không chỉ là dạm hỏi, chạm ngõ nhiêu khê gì đó! Mình nói với anh Liêu: “Anh sang xin cưới đi rồi ta cưới liền!” Anh Liêu băn khoăn nhìn mình, muốn nói điều gì mà như là không tiện nói ra. Mình nói: “Anh em mình biết nhau từ ngày cởi truồng thì có gì mà e ngại. Anh và em sở dĩ chưa nói chuyện cưới xin với nhau chỉ vì chưa tới số thôi. Bây giờ là tới rồi đó! Chúng ta phải cưới ngay kẻo “Đêm dài lắm mộng”!
Thế là chỉ một tuần sau, mình đã là “Gái đã có chồng”! Rõ ràng là bọn “Ong bướm rập rờn” đã biến hết, cả thằng Chánh con ông chủ tịch xã cũng lặn luôn! Khi đã là cô dâu rồi, mình thấy cuộc sống quả là có khác chút ít với khi chưa là Cô dâu! Và tới khi cái thai trong bụng mình cứ lớn lên từng ngày thì sự khác biệt là rất lớn!...Lớn nhất có lẽ là cái thai, nó đã thu hút mọi suy nghĩ, hành động của ta, nhiều lúc khiến ta quên cả lũ trẻ ở trường học. Giờ mới thấy các cô giáo “Tiền bối” nói đúng: khi có nhiều việc khác phải nghĩ đến thì việc trường lớp, tức việc dạy học thật là nhẹ nhàng, coi như không có, không cần bận tâm, như trò chơi con nít vậy!
 
5. Ngày… tháng… năm 19… Khi mình đẻ đứa con trai đầu lòng thì Mẹ quả là hết cả ốm đau, bệnh tật. Suốt ngày hai bà cháu chơi với nhau thật là vui. Biết thế này thì mình lấy chồng, đẻ con thật sớm!
 
6. Ngày…tháng…năm 19…: Năm năm qua, không hiểu sao mình bỗng không muốn ghi Nhật Ký, có lẽ tại bởi khi sinh đứa con gái thứ hai thì mình quá bận rộn. Khi đứa con thứ hai được hai tuổi thì chồng mình - Anh Liêu, cùng mấy người bạn Cựu chiến binh vào thăm lại chiến trường xưa thì bị tai nạn giao thông ở Tây Nguyên, cả cái xe khách lao xuống vực, thật là kinh khủng! Vậy mà khi tin tai nạn báo về, chẳng nhà nào tin cả! Ai cũng nghĩ là người thân của họ sẽ về!...Trong Lễ truy điệu anh Liêu tử nạn, một người đồng đội cũ giờ làm ở Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh nói rằng trường hợp của anh trai mình vẫn ở diện mất tích vì chưa có thông tin gì mới!
 
7. Ngày… tháng...năm 19… Con trai đầu của mình, thằng Làng, đã hơn sáu tuổi, cho nó vào Lớp Một vì nó đã đọc thông viết thạo, làm toán cộng trừ nhân chia rất nhanh. Và thật kỳ lạ, từ khi cho con đi học, mình lại toàn nghĩ về chuyện dạy học, về lũ học sinh trẻ con của mình!...Có lẽ bây giờ toàn bộ sự chú ý  của mình sẽ tập trung vào lớp học vì ở đó có cả thằng con trai và hai tháng sau thì có cả cô con gái em, con Nữ, vì thật bất ngờ, con em ở nhà chỉ “học mót” thằng anh và chỉ sau một tháng nó đã đuổi kịp thằng anh và xem chừng muốn giỏi hơn “ông anh” của mình. Nó gọi anh nó là “Ông Anh” nghe thật ngộ, không biết nó bắt chước ai?
 
8. Ngày…tháng…năm 19…: Ban Giám hiệu, rồi cả Phòng giáo dục Huyện đều đồng ý cho mình thực hiện Chương trình đặc biệt bậc Tiểu học (hệ 12 lớp), từ lớp Một cho đến lớp Sáu. Tuy nhiên, Trưởng phòng GD Huyện nói: “Làm thì cứ làm, miễn sao con em chúng ta nó học tốt, chứ báo cáo lên Sở rồi lên Bộ, đi lên, đi xuống vòng vo, đường xa diệu vợi!” Còn Hiệu Trưởng thì nói: “Em làm gì thì cứ làm cho vui, chứ trường mình là nơi đồng quê thôn dã thì có ai ngó tới mà báo cáo báo cầy mất thời gian! Nhưng dù sao cũng phải làm thế nào để trẻ em nó thích đến trường và có điều kiện đến trường. Nếu em có sáng kiến gì thì nghĩ giùm cho chị vấn đề ấy mới là thiết thực nhất!”. Chị Hiệu Trưởng đã nói đến vấn đề muôn thuở của “đẳng cấp Trường Làng”, thì ra từ xưa đến nay ai cũng nhìn thấy đó là vấn đế nan giải của “đẳng cấp Trường Làng” nhưng giải quyết nó thì..Hãy đợi đấy! Liệu mình có nghĩ ra được cách nào hay ho không?
 
9. Ngày…tháng…năm 19…: Thời gian cứ lặng lẽ, vô tư trôi đi. Thằng Làng đã tám tuổi, con Nữ đã Bảy tuổi, việc học hành của chúng nó tiến triển tốt. Mẹ thì vẫn khỏe nhưng dạo này cứ ngơ ngẩn như người mất hồn, có lẽ tại mẹ nhớ con trai. Còn tin tức về anh trai mình vẫn như cũ: mất tích! Mình chỉ còn biết ngày ngày cầu Bồ Tát phù hộ cho anh nguyên vẹn trở về!...
 
10. Ngày… tháng… năm 19… Cô em gái của mình tốt nghiệp thì được giữ lại trường, rồi học lên Cao học, rồi làm tiếp Luận văn Tiến sĩ, tính đến nay đã gần mười năm trời! Giờ thì nó lại xin về Sở Giáo dục của tỉnh theo “Tiếng gọi của Quê hương”. Nghe nó nói chuyện thì nó còn nhiều khát vọng hơn cả mình lúc mới ra trường! Tuy nhiên, gần một năm thì nó cưới chồng, chồng nó là một Nhà Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, chuyên kinh doanh Địa ốc, xây dựng nhà dân dụng! Nghe nó nói mà giật thót cả người: “Càng học lên cao, em càng thấy rõ rằng, cách làm tốt nhất là không làm gì cả, cứ ngồi vào đúng vị trí của mình để “Con tàu thời gian” nó đưa đi theo đúng lộ trình đã định sẵn!” Thì ra nó đã “nhập cuộc”  trước mình, còn mình thì mang tiếng là con cái đùm đìa mà vẫn “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”! Khi nó nói chuyện về tình yêu, vợ chồng, gia đình… thì quả là “dễ sợ”! Cứ như nó nói thì mình mới chỉ “mon men ở ngoài rìa” của những mối quan hệ tưởng như là đã “từng trải” đó!...
 
11. Ngày… tháng… năm 19… Có một đoàn hơn chục sinh viên do một thầy giáo hướng dẫn về Làng mình sưu tầm văn học dân gian. Sao mình ở đây đã ba đời mà không để ý, còn họ ở tận đâu đâu lại về đây “đào bới, lục lọi” khắp xóm dưới làng trên, và thật kỳ lạ, họ đã moi ra được đủ thứ nào là ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, rồi Thần phả, Thần tích gì nữa cứ gọi là om sòm cả làng! Không ngờ bà mẹ già ngớ ngẩn nhớ nhớ quên quên của mình lại biết và thuộc nhiều những bài ca cổ xưa, những truyền thuyết cổ xưa đủ loại của làng mình như thế? Đến nỗi ông Thầy giáo hướng dẫn đám sinh viên xin đóng “Đại bản doanh” ở nhà mình và ghi âm, chụp hình bà mẹ già của mình suốt ngày, suốt đêm!...Rồi một buổi tối kia, không hiểu bằng cách nào mà ông Thầy Sưu tầm dụ được mình hát lại những bài ca mà mẹ mình đã hát cho ông ta ghi âm. Hát đến đâu ông ta ghi âm đến đó, và luôn mồm nói: “Thật không ngờ cô giáo thời nay mà hát những bài ca cổ xưa lại giống như là người cổ xưa! Chúng ta như đang lạc vào vườn Cổ tích có rất nhiều phép nhiệm màu!”…Và không biết từ lúc nào, ông Thầy Sưu Tầm đã đưa mình trở về tận những thời kỳ xa xưa nhất của Loài người: thời kỳ Nguyên Thủy, con người còn ở trong những hang động lung linh thạch nhũ!... Ông Thầy Sưu tầm đã kéo mình vào cuộc tình “dân gian” từ lúc nào mình cũng không thể xác định được!
 
Đoàn sưu tầm kéo dài thời gian công tác thêm một tháng. Rồi một tháng cũng trôi qua cái vèo! Ông Thầy Sưu tầm như là không muốn chia tay, muốn cưới mình làm Thiếp như trong phim Tàu! Mình rối trí quá không biết làm sao thì cô em gái về, thấy thế thì kêu mấy đứa “Thợ xây” ở Công ty của ông chồng, nửa đêm gói ông Thầy Sưu tầm vào cái chăn chiên rồi ném xuống ao!
 
12. Ngày…tháng…năm 19…: Sau chuyện của ông Thầy Sưu tầm, lại đến chuyện thằng Chánh con ông Chủ tịch Xă. Có dạo nghe nói nó được chọn đi học công nhân kỹ thuật công nghệ cao ở tận quê hương của Gớt, ai ngờ vài năm nó lại lù lù trở về làng làm ở văn phòng Ủy  Ban Xã. Bẵng đi vài năm không để ý, giờ nó đã giữ cái chức Chủ tịch Xã của bố nó ngày xưa! Một hôm, Chánh đến trường, gặp Hiệu trưởng rồi đòi dự khán giáo viên đứng lớp. Hiệu trưởng dẫn vào lớp mình. Suốt cả buổi, vị chủ tịch xã ngồi lim dim như ngủ! Không biết ngủ hay đang tính toán âm mưu gì?
Tan học, mình vừa đi về vừa nghĩ: Bỗng nhiên đến trường đòi dự giờ, không thể là chuyện bình thường! Mình liền gọi điện cho cô em, nói lại tình hình. Nửa giờ sau đã thấy hai “Thợ Xây” đến nói là Bà giám đốc điều tới làm vệ sĩ cho cô giáo!
Nửa đêm trôi qua, mình vừa thiếp ngủ thì thấy có tiếng lục đục ngoài cửa. Mình mở nhìn ra đã thấy hai “Thợ Xây” Vệ sĩ cầm hai đầu cái bao tải to tướng đã buộc chặt miệng bao, đi ra cổng!
Một tuần sau, nghe mấy cô giáo nói ông chủ tịch xã giờ như người tâm thần, cứ đi tới đi lui ở sân Ủy Ban, không thấy nói năng gì! Ủy ban đã họp ba ngày để bầu người thay thế mà bầu mãi không được, đang chờ Huyện xuống quyết!...
Ngày mai là ngày kỷ niệm 10 năm làm cô giáo trường làng, không biết nên vui hay buồn đây? Mẹ bỗng đến sát người lúc nào mà không biết, giật thót tim! Không hiểu sao, Mẹ lại nói như là mười năm trước đây: “Lo mà lấy chồng đi! Phải thường xuyên tới Tỉnh đội hỏi xem tin tức anh trai mày thế nào?”… Nghe mẹ nói mà mình bàng hoàng cả người, có hai việc ấy mà suốt mười năm qua mình chưa làm được sao?
sài gòn, 2009
Đỗ Ngọc Thạch
http://seablogs.zenfs.com/u/2ctx5d.cFxgv6.nAPv0WdCyTDLX2IA--/photo/ap_20090724094325412.jpg
thôn nữ ngày mùa

http://images.yume.vn/blog/201106/16/1308194710-anh_14a.jpg