Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (119)- trích: Người Mẹ...


Ảnh riêngẢnh riêng


Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (119)

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Trích: Người Mẹ và những đứa con


Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch


Tiêu đề của danh mụcSố truy cập
1 Kỳ nhân dị tướng 28
2 Sự lựa chọn nghiệt ngã 21
3 Người mẹ và những đứa con 22
4 Báo hiếu 23
5 Bà ngoại 145
6 Bạn học đại học 136
7 Tứ đại đồng đường 161
8 Người hành nghề đao phủ 162
9 Lấy vợ xấu 150
10 Bạn vong niên 154
11 Quân sư Quạt Mo 161
12 Vụ án chiếc nút áo Casmia 187
13 Địa sứ 175
14 Có một hậu duệ của nhà Hậu Lê 173
15 Nghêu, Sò, Ốc, Hến 177
16 Chuyện tình của Thị Mầu 205
17 Tuồng và chèo 181
18 Chuyện người hỏng thi 162
19 Giai điệu mùa hè 169
20 Ký ức mùa thi 161
21 Bố và con và.... 167
22 Tiểu đội trưởng của tôi 159
23 Người được chọn đâm trâu 96
24 Ma Lai 98
25 Ký ức làm báo 3 336
26 ký ức làm báo 2 336
27 Ký ức làm báo 337
28 Hai lần bác sĩ 135
29 Bảo vệ danh tiết (chùm truyện mini) 209
30 Đề tài nghiên cứu khoa học (chùm truyện ngắn mini) 197
Trang 1 trong tổng số 4
Ảnh riêngẢnh riêng

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch


Tiêu đề của danh mụcSố truy cập
91 Chuyện tình Sơn Nữ 123
92 Người con gái sông La 132
93 Thời gian 98
94 Chị em sinh ba 249
95 Ký ức binh nhì 149
96 Những Điều Bất Ngờ - Chùm truyện mini Đỗ Ngọc Thạch 198
97 Người cuối cùng của một dòng họ võ tướng 142
98 Tôi làm gia sư 225
99 Chuyện học hành 115
100 Mùng ba Tết thầy 187
101 Cô giáo mầm non 185
102 Bạn học lớp bốn 167
103 Bạn học lớp bảy 118
104 Chuyện của nhà địa chất 119
105 Bạn học lớp ba 130
106 Bạn học lớp hai 113
107 Tướng sát phu 348
108 Cô gái Sơn Tây và anh lính binh nhì 256
109 Con gái viên đại úy 212
110 Huyền thoại Lý toét 169
111 Cô Dâu Gặp Nạn 174
112 Bác sĩ thú y 155
113 Bác sĩ đồng quê 149
114 Nhật ký của một cô giáo trường huyện 174
115 Nhật ký của một cô giáo trường làng 170
116 Sự tích chim đa đa 348
117 Lời thề thứ hai 202
118 Đứa bé tật nguyền và nàng tiên áo trắng 364
119 Mẹ Đốp 444
Trang 4 trong tổng số 4

Người mẹ và những đứa con

Thứ tư, 28 Tháng 3 2012 21:23 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
day-con21.Cô gái có biệt danh Thị Mầu   
Bà Thiện làm việc ở nhà bếp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh X từ sau ngày Hòa bình ở Miền Bắc, đến năm 1965 là tròn 10 năm. Tính đến lúc đó, bà có một căn hộ ở trong khu tập thể của Bệnh viện, một người chồng là thương binh chống Mỹ và 9 đứa con, 4 trai và 5 gái .
Nếu chỉ nhìn “Khái quát” từ xa như thế thì người ta sẽ nói bà mắn đẻ và nuôi 9 đứa con trong gia cảnh như thế thì thật là gian nan, cực khổ. Nhưng nếu ta “nhìn sâu, thấu hiểu” thì sẽ không phải như vậy. Nhìn khái quát chỉ đúng một nửa, tức nuôi 9 đứa con trong gia cảnh như thế thì cực kỳ gian truân, khổ ải nhưng “mắn đẻ” thì không phải, bởi chỉ có một đứa con là do bà sinh ra, còn 8 đứa kia là con thiên hạ - những đứa trẻ bị cha mẹ ruồng bỏ từ lúc mới sinh ra! Thế thì quả là có nhiều chuyện, ta hãy “điểm qua” từng chuyện một…
Cha mẹ bà Thiện vốn là dân miền biển tỉnh Thái Bình, hành nghề “tay bị tay gậy khắp nơi tung hoành”, cuối cùng lại dừng chân ở miền sơn cước phủ Điện Biên, khi sinh ra bà Thiện vào năm 1943. Mấy ông thầy tướng khi xem cho bà vào ngày đầy tuổi tôi đã nói: “Canh cô, Mậu quả, cô bé này dù không dính vào hai chữ này cũng sẽ cô độc suốt đời, có chồng, có con, thậm chí rất đông con mà cũng như không!”. Hỏi như thế nghĩa là sao thì thầy tướng trả lời: “Có chồng mà chồng không “làm ăn” gì được thì cũng như không, có một đàn con mà không phải do mình đẻ ra thì là “Tò vò mà nuôi con nhện / Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi…” Nghe ông thầy tướng nói thế, chẳng ai muốn tin, nhưng lời tiên đoán cứ đúng từng chữ một theo năm tháng!...
Đứa con đầu do bà Thiện sinh ra là kết quả của một sự “đầu thai” chớp nhoáng của một chiến binh: đó là vào một ngày Giải phóng Điện Biên năm 1953, quê hương thứ hai của bà Thiện, cũng là nơi bà sinh ra, tràn ngập cờ hoa và tràn ngập bộ đội! Không ngờ quân ta đông như thế? Có đông như thế mới đánh thắng đội quân viễn chinh nhà nghề Đế quốc Pháp chứ! Đêm liên hoan mừng chiến thắng thật là vui chưa từng thấy! Lúc đó, bà Thiện mới có mười một tuổi, nhưng bà to xác không khác một thiếu nữ đôi mươi, đã cao tới l,60 mét! Chính vì thế, có một chàng chiến sĩ Điện Biên bị “tiếng sét ái tình” đánh trúng, đã kéo cô bé Thiện vào một gốc cây mờ tối…
Từ khi cái thai được hai, ba tháng, bố mẹ cô bé Thiện đều bắt phải bỏ cái thai đi, mọi người ai cũng đòi “xử phạt” người mang hoang thai, giống như người ta đã “phạt vạ” cái cô Thị Mầu trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính”! Và như là hẹn nhau, ai cũng gọi cô bé Thiện là “Ả Thị Mầu”! Những ai chưa xem vở chèo Quan Âm Thị Kính thì nói thẳng thừng : “Đồ chửa hoang!” và nhổ nước bọt phì phì!...
Như một bản năng tự nhiên, “Ả Thị Mầu” - “người mẹ thiếu niên”, quyết không chịu để người ta giết chết đứa con còn trong bụng của mình! Và không còn cách nào khác, vả lại vốn đã mang trong người dòng máu giang hồ của Cái Bang, người mẹ thiếu niên quyết định hành khất để tìm…chồng! Khi chợt phát hiện ra rằng, đứa bé trong bụng là con của một Chiến sĩ Điện Biên – Chiến sĩ anh hùng, thì người mẹ thiếu niên mới thấy thật là tự hào vì con mình là con của một chiến sĩ Điện Biên! Và, sẽ thật là hạnh phúc nếu như mình được là vợ người chiến sĩ Điện Biên, chỉ mới nghĩ như vậy, người mẹ thiếu niên (tương lai) càng quyết tâm đi tìm người bố của cái thai đang lớn nhanh từng ngày! Mà từ nay không gọi nó là cái thai nữa, phải đặt tên cho nó và gọi nó hàng ngày, nó sẽ mau ra! Chỉ sau hai phút suy nghĩ, cái thai đã có tên: Điện Biên! Thế là ngày ngày, hai mẹ con Thiện và Điện Biên lại xuất hành với một niềm tin mạnh đến kỳ lạ!...
Khả năng hành khất vốn là bẩm sinh của con người, vì thế hai mẹ con Thiện và Điện Biên đã đi tới một tỉnh giáp Hà Nội mà không có vấn đề gì trở ngại. Và dường như đi bộ hàng ngày là biện pháp tốt nhất giúp con người ta gia tăng thể lực, chính vì thế Thiện không ngờ mình lại có sức khỏe kỳ lạ như thế. Đó là vào một hôm, trời mưa tầm tã, cô bé Thiện đang đứng trú mưa dưới một mái hiên thì thấy trên quãng đường loang lổ ổ gà ổ voi trước mặt, một chiếc xe có dấu Hồng thập tự đang bị sa lầy trong một vũng bùn sâu, càng rú ga, chiếc xe như càng lún sâu xuống vũng bùn! Tất cả bốn người làm nhiệm vụ cấp cứu đã xuống đẩy xe, nhưng chiếc xe vẫn không hề nhúc nhích mà cả bốn bộ áo blu trắng của họ đã sũng bùn! Dường như họ đã kiệt sức, chỉ biết đứng thở! Thấy vậy, Thiện đội mưa chạy ra, cô bé dùng hết sức đẩy mạnh và điều kỳ lạ đã xảy ra: chiếc xe vọt khỏi vũng bùn đã bị khoét sâu tới nửa mét!...
Sau sự kiện “chấn động địa cầu” đó, cô bé Thiện được Ban giám đốc Bệnh viện nhận vào làm việc với sự ưu ái đặc biệt: cho tự chọn những công việc lao động chân tay như văn thư chạy công văn, lao công quét dọn Bệnh Viện, Hộ lý ở các phòng bệnh, nhân viên nấu ăn ở nhà bếp… Và khi vừa nghe thấy mấy chữ “Nấu ăn nhà bếp”, Thiện quyết định chọn công việc này ngay vì từ lâu cô đã biết có câu thành ngữ “Giàu nhà kho, no nhà bếp”, mà cô bé chỉ cần ăn no chứ không cần giàu, vì cô ăn rất khỏe, bằng ba bốn người thường!...
2. Những đứa bé nằm ngoài bậu cửa 
Không cần đủ chín tháng mười ngày, mới có tám tháng tám ngày, đứa con của người chiến sĩ Điện Biên đã đòi chui ra khỏi bụng mẹ! Và điều khiến người mẹ trẻ bất ngờ là khi con bé Điện Biên được sinh ra, hầu như tất cả nhân viên Bệnh viện đều đến chúc mừng! Quá nhiều là quà mừng, nhiều nhất là tã lót, quần áo rồi đến thau chậu, nồi niêu soong chảo, v.v…Điều đó cô bé Thiện không giải thích được nhưng hầu như tất cả nhân viên của Bệnh viện đều biết vì sao? Đó là vì tuy chỉ mới làm việc ở nhà bếp của Bệnh viện được gần năm tháng nhưng ai cũng biết cô bé Thiện có sức làm việc bằng ba, bốn người cộng lại. Chẳng hạn như một mình cô bé có thể “cai quản” bốn chảo cơm, một chảo canh và một chảo món ăn mặn…- những cái chảo khổng lồ; hoặc khi đi đến cửa hàng lương thực lấy gạo, cô bé có thể vác hai bao hai vai đi băng băng; hoặc như khi đến các khu dân cư, làng xóm mua heo lợn về thịt, mọi khi phải ba, bốn người “quần thảo” một hồi lâu mới kéo được con lợn ra xe thì chỉ mình cô bé, bước vào chuồng lợn một bước là tóm cổ con lợn nặng 40-50 ki-lô-gam ra xe như bắt con thỏ!...Với lại, ở môi trường Bệnh viện là nơi con người ta thể hiện tính nhân bản cao nhất, ai lại đi hạch tội một cô bé bị xâm hại tình dục bao giờ? Phải cưu mang, giúp đỡ cô bé để cô vượt qua tấn bi kịch “Vào đời sớm” này! Ban Giám đốc Bệnh viện luôn nhắc nhở mọi người như vậy mỗi khi có cuộc họp của Công đoàn, Nữ công hoặc Thanh niên…
Vậy là mẹ con cô bé Thiện có thể yên tâm dừng bước chân giang hồ ở Bệnh viện, còn việc đi tìm người bố của cô bé Điện Biên thì cứ từ từ rồi tính!...
Cô bé Thiện,  (thực ra sau khi sinh, Thiện đã cao lên tới 1,68 mét và thoạt nhìn dáng dấp bên ngoài thì không ai nghĩ đó là cô bé 12 tuổi! Vì thế, từ đây, tác giả  cũng không dùng từ “cô bé” nữa), sau khi nghỉ đẻ đúng chế độ lại đi làm chị Nuôi bình thường, con bé Điện Biên thì đã có Nhà trẻ trông nom rất tốt, đúng giờ thì nhớ tới Nhà trẻ cho con bú là không có vấn đề gì! … Con bé Điện Biên quả là “con nhà nòi”: bố là chiến sĩ  Điện Biên anh hùng, mẹ là Đại lực sĩ nên ai tinh mắt có thể thấy nó lớn từng ngày: Nó không theo cái quy luật thông thường là “Ba tháng biết lẫy, sáu tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi” mà nó lớn theo quy luật riêng là “Một tháng biết lẫy, ba tháng biết bò, sáu tháng lò cò, nhảy dây…”!
Khi cô bé Điện Biên được mọi người đến mừng sinh nhật một tuổi thì cô bé đã có thể đi lại bình thường như một đứa bé bốn, năm tuổi. Và có điều đặc biệt là Điện Biên cũng cao lớn như mẹ, nó cao đúng Một mét! Không biết nó sẽ cao tới đâu, không ai dám tính cả!...Sáng hôm sau ngày sinh nhật bé Điện Biên, mới có hơn bốn giờ sáng mà Thiện đã tỉnh giấc – mọi ngày phải Năm giờ! Nó vừa có một giấc mơ rất lạ: Quan âm Bồ Tát ngồi trên một Đài sen rất đẹp, đứng sau lưng Bồ Tát là Kim Đồng và Ngọc Nữ trẻ mãi không già, ba người cưỡi mây nhẹ nhàng hạ xuống sân nhà nó, Bồ Tát thong thả nói: “Ta cho Kim Đồng và Ngọc Nữ xuống ở với hai mẹ con cho vui! Có Kim Đồng và Ngọc Nữ cùng ở sẽ không có kẻ ác nào dám hại hai mẹ con cả!” Bồ Tát nói rồi cùng Đài sen bay vút lên, còn Kim Đồng và Ngọc Nữ ngã lăn kềnh ra sân, chớp mắt đã hóa thành hai đứa bé mới đẻ đang khóc oe oe!... Khi Thiện thấy mình đã tỉnh táo hoàn toàn thì có tiếng trẻ con khóc oe oe ngoài cửa vọng vào! Ra mở cửa, quả nhiên có hai đứa bé nằm trong hai cái rổ đang khóc oe oe như là trong giấc mơ!...
Hai đứa bé, một nam một nữ, mới được chừng một tháng tuổi, được đặt trong hai cái rổ nhưng nhìn tã lót, vải bọc cuốn bên ngoài thì như là do một người làm. Lúc bế hai đứa lên, Thiện thấy dưới lưng chúng đều có một mảnh giấy nhỏ với mấy dòng chữ xiêu vẹo: “Xin làm ơn làm phúc nuôi hai đứa bé này, chúng là anh em sinh đôi! Nếu người mẹ khốn khổ này còn sống đến ngày chúng khôn lớn thế nào cũng tìm đến tạ tội! Xin đa tạ! Ký tên: Bánh Tôm”…Hai đứa bé sinh đôi, con của người mẹ bất hạnh phải lìa bỏ con đã được hai mẹ con Thiện và Điện Biên đưa vào nhà, lau chùi sạch sẽ và cho bú sữa, chúng nhanh chóng ngủ ngon, cái mồm cứ mút không hoài! Nhớ lại giấc mơ lúc gần sáng, Thiện đặt tên cho đứa con trai là Kim Đồng, trùng tên với người anh hùng thiếu niên mà bọn trẻ con thường hát: “Anh Kim Đồng ơi, anh Kim Đồng ơi / Tuy anh qua đời / Gương anh sáng ngời / Đoàn tôi cố noi…” Còn Ngọc Nữ thì trùng tên với nhân vật Bạch Mao Nữ trong một bộ phim của Trung Quốc đã chiếu khắp nơi, ai cũng thích! Lớn lên, chúng sẽ được tất cả mọi người quý mến, đó là điều đầu tiên người mẹ trẻ Thiện nghĩ tới khi đặt tên cho hai đứa con nuôi mới!
Cô bé Điện Biên sinh năm 1955, hai anh em sinh đôi Kim Đồng, Ngọc Nữ sinh năm 1956. Sang năm Con Gà, tức 1957, đúng ngày sinh nhật Điện Biên, lại có hai đứa bé được ai đó đặt ngoài bậu cửa nhà người mẹ trẻ Thiện. Lần này là hai đứa con trai, chỉ mới được chừng mười ngày tuổi, đặt trong một cái túi du lịch lớn. Khi đem hai đứa bé tới nhà Thiện, ai đó còn gõ cửa rầm rầm, rồi bỏ chạy, lúc đó cũng vào khoảng hơn bốn giờ sáng! Người mẹ trẻ Thiện và “chị Hai” Điện Biên đón hai đứa bé vào nhà ngay, là con trai, rất bụ bẫm, rất giống nhau, cứ như những đứa trẻ trong tranh Tết. Nghĩ đến chữ Tết, Thiện nói với “chị Hai” Điện Biên: “Năm nay là tết Con Gà, vậy đặt tên cho một đứa là Đinh, một đứa là Dậu, Đinh là anh, Dậu là em! Chúng cầm tinh con Gà nên sẽ rất dễ nuôi, cứ có thóc cho nó ăn căng diều là nó lớn nhanh, không phải nấu thành cơm, mẹ con ta đỡ vất vả!” Quả nhiên, hai anh em Đinh và Dậu rất hay ăn, (ăn suốt ngày chẳng cần tới bữa) mau lớn!...
Tới ngày sinh nhật “Chị Hai” bốn tuổi (năm 1958), sự việc lại xảy ra y như hai lần trước: hai đứa bé, một nam, một nữ, như là vừa mới đẻ được hai, ba ngày, lại được ai đó đặt ngoài bậu cửa nhà người mẹ trẻ Thiện! Có lẽ là hai đứa bé của hai người mẹ khác nhau: một đứa , con trai, được đặt trong một cái hộp Các-tông lớn, chuyên dùng để đựng táo của Trung Quốc, loại táo to  bằng nắm tay người lớn, ăn rất thơm ngon; đứa thứ hai được đặt trong một cái lẵng hoa lớn mà người ta thường dùng để tặng hoa ở các hội nghị lớn, chẳng hạn như Đại hội Công Đoàn, Kỷ niệm ngày Phụ Nữ Quốc tế, Lao động Quốc tế,v.v…Người mẹ trẻ Thiện lại nói với “Chị Hai” Điện Biên: “Thế là con gái của mẹ lại có thêm hai đứa em nữa, tổng cộng là sáu đứa, với con là Bảy, sắp đủ quân số một Tiểu đội như ở trong bộ đội của bố con rồi nhé! Hai đứa này cứ đặt tên theo “đồ vật” đã mang chúng tới: Thằng bé nằm trong hộp đựng táo thì đặt tên là Táo, con bé nằm trong lẵng hoa thì đặt tên là Hoa, được chưa?”. “Chị Hai” Điện Biên nói: “Được rồi! Mẹ đặt tên, còn con sẽ quyết định xem đứa nào được làm anh, làm chị! Tất nhiên là con sẽ thiên vị con bé, vì thế con bé Hoa sẽ là chị, thằng bé Táo là em! Tên là Hoa thì khỏi phải nói, rất hay rồi. Còn tên là Táo con lại sợ nó bị bệnh Táo bón, như thế cho nó đi ỉa sẽ rất lâu!” Người mẹ trẻ bật cười nhưng thoáng một nét lo âu bởi bệnh táo bón tưởng là thường nhưng thật ra rất nguy hiểm: mỗi lần đi ị chảy máu đầy đít, sau này còn chuyển qua bệnh Lòi rom nữa chứ! Đành chỉ biết cầu Bồ Tát thôi, Ngài hãy cho nó là Táo Quân chứ đừng là Táo bón!...
Ông Bác sĩ Lê Văn Y, Giám đốc Bệnh viện, người đã nhiệt tình nhất khi quyết định nhận Thiện vào làm ở Bệnh viện, luôn luôn quan tâm đến người mẹ trẻ Thiện và những đứa bé mỗi năm lại nhiều thêm ở nhà Thiện. Lúc đầu, ông chỉ nghĩ chuyện cô bé Thiện bị xâm hại tình dục và phải vào đời sớm là chuyện bình thường của đời sống. Nhưng với việc Thiện có sức mạnh của một Đại lực sĩ thì ông nghĩ cô bé này không phải người thường mà là kỳ nhân, dị tướng, nếu không phải “Người Nhà Trời” phái xuống Trần gian thì không thể làm được những việc phi thường như thế: mới bước vào tuổi 16 mà đã nuôi năm đứa con ngon lành, giờ lại thêm hai đứa nữa, vẫn thản nhiên như không! Người trần gian bình thường làm sao nổi? Vốn là con một thầy lang Đông y, rất giỏi cả Nho, Y, Lý, Số, ông Bác sĩ Văn Y bắt đầu đặc biệt chú ý đến việc nghiên cứu Tử vi, tướng số của cô gái – người mẹ trẻ Thiện, mà ông thích đặt thêm một chữ vào tên của cô gái là Lương Thiện. Nhà riêng của ông Văn Y ở ngay sát cạnh Bệnh viện, chỉ cách một bức tường, ấy là do ông là người sáng lập Bệnh viện, khi xây dựng Bệnh viện xong, hai bãi đất trống hai bên cổng Bệnh viện được qui hoạch thành hai khu nhà ở cho nhân viên Bệnh viện: Bên phải là khu A, dành cho Y sĩ, Bác sĩ, các chức vụ trưởng Phòng, trưởng Ban trở lên; Bên trái là khu B, dành cho nhân viên từ Y tá trở xuống…
Đêm đêm, những hôm trăng thanh gió mát, ông thường có thú đứng ngắm sao trời...Bầu trời bao la, thăm thẳm có biết bao điều bí ẩn! Mỗi con người ứng với một vì sao, có phải chăng vì thế mà không bao giờ khám phá hết những điều bí ẩn của số phận một con người, cho dù đó là một sinh linh bé nhỏ!...Ông Văn Y đang miên man với những suy nghĩ mông lung thì bỗng ông thấy khoảng không trên khu nhà B có vầng hào quang lung linh! Và ông không tin ở mắt mình nữa khi nhìn thấy Bồ Tát ngồi trên Đài sen huyền ảo đang nói chuyện với cô gái Lương Thiện! Ông kinh ngạc, dụi mắt để nhìn lại cho rõ thì không thấy gì nữa! Ông đứng đợi một lúc nhưng không thấy gì cả, chỉ là màn đêm bí ẩn!
Trưa hôm sau, ông Văn Y vào thăm mấy mẹ con Lương Thiện và nói chuyện “Bồ Tát hiển linh” với Lương Thiện thì cô gái cười cười, nói: “Cháu vẫn thường mơ thấy Bồ Tát hiện ra, còn nói chuyện với cháu nữa! Nhưng cháu nghĩ đó chỉ là trong những giấc mơ mà thôi!”. Tuy thế, ông Văn Y vẫn tin là cô gái Lương Thiện đã được gặp Bồ Tát, giấc mơ là một phần của thế giới tâm linh, gặp trong giấc mơ thì cũng là gặp! Còn ông, ông đã nhìn thấy không phải trong giấc mơ!...
3.Những đứa bé đã lớn lên như thế nào? 
Đó là câu hỏi mà tất cả nhân viên của Bệnh viện đều quan tâm. Mỗi người tự trả lời theo cách nghĩ của mình, song cuối cùng tất cả đều có kết luận giống nhau: với tiền lương cấp dưỡng ở nhà bếp của Lương Thiện (từ khi Bác sĩ giám đốc Bệnh viện gọi Thiện là Lương Thiện thì tất cả đều gọi theo) thì người mẹ và bảy đứa con (1: Điện Biên, 2: Kim Đồng, 3: Ngọc Nữ, 4: Đinh, 5: Dậu, 6: Hoa, 7: Táo) không thể đủ sống! Chính vì thế, không ai bảo ai, không hẹn mà gặp, ai có dư mảnh vải, tấm áo, hay một món đồ chơi,  ai có món ăn gì ngon, và cả những món ăn bình thường, cũng đem tới cho chị em Điện Biên! Có người còn cứ đến bữa ăn là sang đón một đứa về nhà mình cùng ăn! Tình con người trong lúc khó khăn, gian nan thật là vô hạn!...
Tuy thế, sự “chi viện” của mọi người cũng chỉ như muối bỏ biển! Lương thực chính để nuôi quân phải được lấy ra từ “Kho lương” chứ không thể chỉ là sự gom nhặt, cho dù có câu “Năng nhặt chặt bị”! “Kho lương” để nuôi tiểu đội chị em Điện Biên là ở đâu? Chính là cái nhà bếp mà Lương Thiện đang đảm nhận nhiệm vụ “Tư lệnh chảo”! Chăm sóc sáu cái chảo khổng lồ, là công việc vừa nặng nhọc lại nóng nực, mọi khi là phải có tới ba, bốn người, nhưng giờ thì Lương Thiện có thể làm ngon lành mà có vẻ như chưa ăn nhằm gì! Chính vì thế, bà Bếp trưởng quyết định chọn một hình thức khen thưởng thích đáng. Bàn đi tính lại, cách tốt nhất vẫn là: mỗi bữa cơm Bếp trưởng lại cho người đem sang cho đám chị em Điện Biên một chậu cơm, tương đương với 8 suất ăn, tất nhiên là có kèm theo thức ăn! “Chị Hai” Điện Biên khi nhận nguồn thức ăn này, đã cho các em ăn no, còn để phần cho mẹ. Nhưng khi người mẹ về, bọn trẻ lại còn được thưởng thức món cơm cháy thơm phức, do mẹ nó đem về hai tảng cháy khổng lồ! Có lẽ món cơm cháy đã làm cho sức khỏe cô gái Lương Thiện không hề suy giảm mà có chiều hướng tăng lên! Thỉnh thoảng đi lấy gạo cho nhà bếp, cô thấy vác hai bao gạo như là hai bao bông gòn! Bọn trẻ ban đầu chưa quen với món cơm cháy (bởi rất cứng), nhưng sau khi đã quen thì nghiện như mẹ bởi chỉ có món cơm cháy mới có thể giải quyết dứt điểm cái cảm giác “Đói”: khi ăn vài miếng cơm cháy rồi là chốc chốc lại khát nước, uống nước vào, hạt cơm cháy gặp nước cứ trương nở ra mãi không thôi, thế là “No căng”!
Bà Hảo-Bếp trưởng, nhân chuyện nuôi cơm tiểu đội chị em Điện Biên đã nghĩ ra hình thức “Bữa cơm miễn phí” cho người nhà bệnh nhân nghèo. Ban đầu chỉ là sự đóng góp của một số gia đình bệnh nhân khá giả, gọi là “Lá lành đùm lá rách”. Nhưng sau đó bà Bếp trưởng đã vận động được cả những nguồn đóng góp từ bên ngoài xã hội, rồi thành lập được “Qũy tương trợ bệnh nhân nghèo” mà ngày nay đã trở thành một phong trào rộng khắp trên toàn quốc. Vì thế, có thể nói bà Bếp trưởng chính là “Nhà phát minh” ra hình thức từ thiện cao đẹp này!
Chuyện ăn của lũ trẻ như thế là tạm ổn, còn chuyện mặc thì sao?
Trong đời sống xã hội, nhu cầu “Ăn no, mặc ấm” là nhu cầu hàng đầu của con người. Tuy nhu cầu “Ăn” xếp lên trước nhưng không vì thế mà coi nhu cầu “Mặc” là thứ hai, mà phải coi đây là nhu cầu “Kép”! Lại nói tới bà Hảo - Bếp trưởng, “Sếp trực tiếp” của người mẹ trẻ Lương Thiện. Bà có hai cô con gái ngang tuổi Lương Thiện nên bà coi Thiện như con, thường bảo các con sang chơi và giúp đỡ Thiện chăm sóc lũ trẻ.  Bà là con người hành động, giàu tình nghĩa. Lúc bà còn là thiếu nữ, bà đi dân công hỏa tuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên rồi gặp và làm vợ anh chàng lái xe kéo pháo vui tính. Hết chiến tranh, chồng bà chuyển về lái xe cho Bệnh viện, bà theo chồng về đây làm “Đầu bếp”. Nhiều người nói bà nên xin đi học một lớp Y tá, làm việc có chuyên môn thì giá trị con người sẽ cao hơn! Nhưng bà nghĩ, con người ta có giá trị hay không, giá trị cao hay thấp là tùy thuộc vào hiệu quả công việc người đó làm. Nếu chữa bệnh mà toàn gây tử vong thì có làm tới Bác sĩ cũng không bằng người đầu bếp luôn đem tới cho mọi người cơm dẻo, canh ngọt! Chính vì thế, bà vui vẻ rồi say sưa với công việc đầu bếp của mình! Càng làm, bà càng thấy nấu ăn là nghệ thuật nhiều bí ẩn mà không phải ai cũng khám phá hết! Vì thế, khi nghe nói có trường Đại học về nghề đầu bếp, bà đã bảo cô con gái lớn thi vào (Lúc đó mới chỉ là một khoa Công nghệ thực phẩm thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội). Còn cô con gái thứ hai, bà muốn hướng nó vào ngành may mặc. Vì thế, ngay từ khi mới học lớp 7, lớp 8, bà đã mua cho cô con gái cái máy khâu cũ nhưng còn rất tốt, để cô con gái làm quen với nghề may mặc. Vì thế, khi Lương Thiện và lũ trẻ xuất hiện ở khu tập thể của bệnh viện, chúng lập tức trở thành “Phòng thí nghiệm” cho cô gái con bà Hảo thử tay nghề các loại hình quần áo trẻ con! Lũ trẻ mặc không kịp sản phẩm của nhà thiết kế thời trang tương lai!... Đúng là “Trời sinh voi Trời sinh cỏ”, có lẽ vì thế mà người mẹ trẻ Lương Thiện chưa bao giờ phải suy nghĩ nhiều về câu hỏi cho tất cả những bà mẹ: Lấy gì cho đàn con ăn no, mặc ấm?
Thời gian cứ đều đặn trôi qua, đừng nói lúc thì nó đi nhanh, lúc thì nó đi chậm, mà phải nói: Thời gian trôi đi với một vận tốc không đổi! Theo lệ thường hàng năm, lại tới ngày sinh nhật cô bé Điện Biên, đó là vào năm 1959, cô bé Điện Biên tròn 5 tuổi, Kim Đồng và Ngọc Nữ 4 tuổi, Đinh và Dậu 3 tuổi, Hoa và Táo 2 tuổi!...Tiệc sinh nhật của Điện Biên năm nào cũng vui, gần như nhân viên cả Bệnh viện tới chúc mừng!...Điện Biên bây giờ đã ra dáng một Chị Hai đầy bản lĩnh, chẳng gì đã qua 4 năm rèn luyện rồi còn gì! Không những cô bé thành thạo các công việc trong nhà, chăm sóc sáu đứa em đâu ra đó mà còn “tranh thủ” tập đọc, tập viết theo mấy cuốn “Học Vần Vỡ lòng” và “Tập viết Lớp 1” do con Bà Hảo đem cho. Cho đến lúc này, cơ bản cô bé Điện Biên đã đọc thông viết thạo và đã trở thành cô giáo của mấy đứa em!...Tiệc đã gần tàn, Điện Biên bỗng nói với mẹ: “Hôm nay không biết có đứa trẻ nào ở ngoài bậu cửa không?” Lương Thiện cười bảo: “Con có tới sáu đứa em, chưa đủ mệt hay sao mà còn muốn thêm nữa à?” Điện Biên vội nói ngay: “Không phải thế! Con không muốn có thêm nữa, nhưng lại nghĩ năm nào người ta cũng đem con tới bỏ ở cửa nhà mình, nên mới nghĩ năm nay thế nào mà thôi!” Nói như vậy nhưng thực ra Điện Biên rất thích có thêm em bé! Nếu như ta được làm Tư lệnh trưởng một  đội quân trăm ngàn người như trong phim thì sẽ như thế nào nhỉ? Khi cô bé đã ngủ rồi, quả nhiên giấc mơ “Tư lệnh trưởng” đã đến !...
Đêm hôm ấy, đúng như suy nghĩ của “Chị Hai” Điện Biên, lại có hai đứa bé gái khoảng một tháng tuổi được đặt ngoài bậu cửa, trong một cái thùng “Các-tông” lớn, kèm theo là một lá thư ngắn: “Kính gửi chị Lương Thiện! Em cũng là một cô bé bị người ta cưỡng bức mà đẻ con, lại sinh đôi nữa chứ! Em mới 14, lại mồ côi cả cha lẫn mẹ, đang phải đi làm đứa ở cho người ta, làm sao mà biết nuôi con! Em được biết chuyện của chị đã lâu, thật khâm phục chị! Vì thế, em quyết định gửi cho chị hai đứa con này! Mong chị đừng trách mắng em!... Cầu Bồ Tát phù hộ cho chị!... T.B: Nếu em kiếm được tiền, em sẽ gửi phụ giúp chị nuôi con…” Hai đứa bé gái này được đặt tên theo số thứ tự: Tám là chị, Chín là em, tất nhiên!
4. Tình yêu của người mẹ
Năm năm sau, năm 1964, cô  bé Điện Biên tròn 10 tuổi, người mẹ trẻ Lương Thiện 21 tuổi. Ngày sinh nhật năm nay của Điện Biên thật đặc biệt, khác hẳn mọi năm. Tám đứa em của Điện Biên mặc những bộ quần áo thật đẹp,  hai mẹ con Lương Thiện và Điện Biên là đẹp nhất, cứ như các Nàng Tiên của Nhà Trời! Đến phút chót, Điện Biên mới được biết hôm nay là ngày tổ chức Lễ cưới của Mẹ Lương Thiện và Bố của Điện Biên! Sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy? Thì ra chú rể chính là bố đẻ của Điện Biên, anh ta chính là người chiến sĩ Điện Biên năm xưa đã làm cho cô bé Thiện có Bầu rồi biến mất tăm!... Sau đó, anh ta được điều về một đơn vị pháo bảo vệ bờ biển ở Hải Phòng. Rồi trong trận đánh đầu tiên của cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay của Mỹ ở miền Bắc ngày 5-8-1964, anh ta đã bị thương nặng. Anh ta lại chính là em của Bác sĩ giám đốc Bệnh viện, nên ông đã xin đón em mình về để chăm sóc! Khi lành vết thương, trong một lần tâm sự với ông anh Bác sĩ, ông em thương binh đã kể lại cái lần “gặp gỡ” chớp nhoáng với một cô bé ở Điện Biên Phủ sau chiến thắng Điện Biên, và muốn đến Điện Biên Phủ để tìm cô bé đó, vì linh cảm rằng lần “gặp gỡ” chớp nhoáng đó có “kết quả”. Nghe chuyện, ông anh Bác sĩ biết ngay cô bé ở  Điện Biên Phủ mà em trai mình đã “gặp gỡ” chớp nhoáng chính là Lương Thiện và cô bé Điện Biên do Lương Thiện sinh ra chính là con của em trai mình! Ông thầm cảm ơn Bồ Tát đã đưa Lương Thiện đến làm ở Bệnh viện để bây giờ chúng nó có thể xum họp!...
Khi nghe ông anh Bác sĩ nói chuyện về người mẹ trẻ Lương Thiện, Lê Văn Đức - người em của Bác sĩ giám đốc Bệnh viện – vừa ân hận, vừa sung sướng. Ân hận vì chỉ một phút nông nổi mà làm khổ cả đời người con gái, sung sướng vì được gặp lại cả người tình (dù chỉ chớp nhoáng nhưng luôn ám ảnh anh ta từ đó đến nay) và cả đứa con gái chưa biết mặt!...Khỏi phải nói Lương Thiện đã vui mừng, sung sướng như thế nào khi gặp lại Văn Đức sau mười năm đằng đẵng. Cái khuôn mặt hình chữ Điền ấy làm sao cô quên được dù lúc đó chỉ mới nói chuyện với nhau được mười phút, rồi anh ta lôi cô vào cái gốc cây mờ ảo ấy, rồi ép chặt cô vào thân cây khiến cô không biết trời đất là gì nữa!...
Đám cưới của Lương Thiện và Văn Đức là đám cưới lớn nhất của nhân viên Bệnh viện cho đến lúc đó bởi có rất nhiều cái lạ và cái lạ nhất mà chưa đám cưới nào có là: cô dâu mới 21 tuổi, mà đã có con đẻ 10 tuổi và tám đứa con nuôi! Và một cái lạ nữa mà chỉ có ai nhìn trộm cô dâu, chú rể lúc động phòng mới biết được: đó là “người lính” của chú rể đã “mất khả năng chiến đấu” do vết thương của chú rể phạm vào “chỗ hiểm”!
5.Những đứa con đi đâu?
Tôi - Tác giả truyện ngắn này chỉ được biết người mẹ và những đứa con đặc biệt này vào năm 1965, khi cùng với Ông Trẻ (em trai của ông Nội, cũng là một thầy thuốc Đông Y) đến nhà ông Bác sĩ  Lê Văn Y để bàn về việc thành lập một khoa Đông Y trong Bệnh viện, tôi đi với ông Trẻ là chỉ để cho vui vì lúc đó tôi đang nghỉ hè. Công việc đang tiến triển thì phải đình lại vì ở trên có lệnh tập trung vào nhiệm vụ chi viện nhân tài, vật lực cho Miền Nam, ông Văn Y được điều vào Miền Nam. Khi ông Bác sĩ Y đi miền Nam rồi thì em ông Y tức Văn Đức – chồng của Lương Thiện -,  lại trở nên thân thiết với ông Trẻ của tôi, vì Văn Đức muốn theo học nghề Đông Y! Ông Trẻ tôi nhận lời thu nhận Văn Đức làm đệ tử, vì thế tôi cũng trở nên thân thiết với gia đình Văn Đức…
Sang năm 1966, cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc ngày càng trở nên ác liệt, tất cả các trường học, bệnh viện đều phải đi sơ tán, nhân lực ở mọi cơ quan nhà nước đều có sự xáo trộn lớn…Chính vì thế, tôi mất liên lạc với Văn Đức và Lương Thiện. Rồi cuộc chiến tranh đã cuốn tôi vào “Mắt bão” của nó! 20 sau, năm 1986, tôi mới bất ngờ gặp lại vợ chồng Văn Đức. Sau khi hàn huyên, tôi tỏ ý muốn viết chuyện của Lương Thiện thành bài báo hay cái gì đó thì Văn Đức gạt đi và nói: “Bây giờ hai mẹ con Lương Thiện và Điện Biên rất buồn vì cả tám đứa em của Điện Biên đều bị bố mẹ đẻ của chúng đến đòi về hết cả rồi! Lương Thiện không muốn kiện cáo lôi thôi nên để cho họ đem con của họ đi!” Tôi không biết nói với Văn Đức thế nào thì câu ca dao xưa chợt ngân lên sao mà sầu não, nỉ non: Tò vò mà nuôi con nhện / Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi /  Tò vò ngồi khóc tỉ ti / Nhện ơi, nhện hỡi nhện đi đằng nào!...
Sài Gòn, 15 -10- 2009
Đỗ  Ngọc  Thạch  
Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Ảnh riêngẢnh riêngẢnh riêng

nguồn: vannghechunhat.net

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Vụ án chiếc nút áo Casmia - Đỗ Ngọc Thạch

Trang chủ - Văn Nghệ Chủ Nhật

Chủ nhật, 11 Tháng 3 2012 19:29 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Email In PDF.

Vụ án chiếc nút áo Casmia

Vụ án chiếc nút áo CasmiaGia đình ông An có bốn người, hai vợ chồng và hai người con. Hai vợ chồng ông An mới hơn năm mươi tuổi, là cán bộ của Bộ Ngoại giao. Hai người con ông An, một nữ, là người chị, tên gọi Hàn Giang, hơn hai mươi, là sinh viên năm cuối trường Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội; một nam, là người em, tên là Ngoại Giao, gần hai mươi tuổi, là sinh viên năm thứ hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chủ nhật, 11 Tháng 3 2012 19:19 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Email In PDF.

Địa sứ

Địa sứMãi tới khi mẹ tôi mất, ở Bệnh việt Việt – Đức (Hà Nội), tôi mới biết đến đến những người làm nghề độc, tức cái nghề rất dễ sợ, không ai muốn làm, đó là làm việc với người chết!
Chủ nhật, 11 Tháng 3 2012 19:06 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Email In PDF.

Có một hậu duệ của nhà Hậu Lê

Có một hậu duệ của nhà Hậu Lê Lê Phong Trần tự nhận là dòng dõi vua chúa, thuộc chi nhánh của Lê Chiêu Thống (*). Có người hỏi, tại sao lại nhận cái ông vua bán nước “cõng rắn cắn gà nhà” ấy làm cụ Tổ thì Lê Phong Trần nói: “Tôi không có quyền lựa chọn tổ tiên! Bố tôi bảo vậy thì tôi biết vậy.
Chủ nhật, 11 Tháng 3 2012 19:00 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Email In PDF.

Nghêu, Sò, Ốc, Hến

Nghêu, Sò, Ốc, HếnNghêu, Sò, Ốc, Hến là vở Tuồng Hài (còn gọi là Tuồng Đồ) thuộc vào hàng mẫu mực của nghệ thuật sân khấu Tuồng.
Thứ năm, 08 Tháng 3 2012 21:04  BẠN ĐỌC GỬI - Truyện
Email In PDF.

Các bài viết khác...

Vụ án chiếc nút áo Casmia

Chủ nhật, 11 Tháng 3 2012 19:29 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Vụ án chiếc nút áo CasmiaGia đình ông An có bốn người, hai vợ chồng và hai người con. Hai vợ chồng ông An mới hơn năm mươi tuổi, là cán bộ của Bộ Ngoại giao. Hai người con ông An, một nữ, là người chị, tên gọi Hàn Giang, hơn hai mươi, là sinh viên năm cuối trường Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội; một nam, là người em, tên là Ngoại Giao, gần hai mươi tuổi, là sinh viên năm thứ hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Gia đình ông An sống trong một căn hộ loại biệt thự nhà hai tầng trong một đường phố yên tĩnh, vắng vẻ, được xây dựng từ thời Pháp thuộc khá phổ biến ở Hà Nội. Loại căn hộ biệt thự này thường được phân cho các cán bộ có chức Thứ trưởng hoặc tương đương. Vợ chồng ông An là cán bộ cấp “Cục, Vụ, Viện” nên chỉ được ở nửa căn hộ, ông bà ở tầng trên. Tầng dưới là một gia đình cán bộ đồng nghiệp của ông An, hiện đang có công cán ở nước ngoài nên cửa thường đóng khóa cẩn thận, đương nhiên có nhờ gia đình ông An để mắt giùm!

Vào một buổi sáng ngày chủ nhật, vào lúc chín giờ sáng, hai vợ chồng ông An và người con trai đều có việc đi khỏi nhà, chỉ có người con gái lớn ở nhà.

Mười một giờ, hai vợ chồng ông An và người con trai cùng trở về, ấn chuông và gọi cửa liên tục nhưng không thấy người con gái ra mở cổng. Người con trai phải trèo qua cái cổng sắt vào. Người con trai chạy lên lầu, mở cửa căn phòng của người chị gái ra thì cậu ta rú lên kinh hoàng bởi trong phòng, trên giường là cái xác người chị, không một mảnh vải che thân!
Chỉ sau mười phút, đội Trọng án đã có mặt đầy đủ. Sau khi quan sát kỹ hiện trường, đội trưởng đội Trọng án nói: “Đấy là một vụ án kép, tên tội phạm vừa lấy tài sản, vừa giết người vừa hiếp dâm! Nạn nhân bị chết do ngạt thở, có thể đã bị hung thủ dùng mền hoặc gối đè lên mặt cho đến ngừng thở rồi mới dở trò đồi bại thú tính. Có thể hung thủ đã “xuất tinh” tới hai lần, vì số lượng tinh trùng trên người nạn nhân khá nhiều, một lần lúc mới giết chết nạn nhân, lần sau là trước khi đi khỏi hiện trường gây án? Khi đi khỏi hiện trường, hung thủ chỉ lấy một số đồ lặt vặt trong phòng của cô gái mà không vào các phòng khác của gia đình chủ nhà. Rất tiếc là tên tội phạm không để lại dấu vết gì của vân tay hay những đồ vật mà hung thủ mang theo hoặc quần áo mà hung thủ đang mặc trên người, ngoài tinh dịch trên người nạn nhân. Vì thế muốn tìm ra thủ phạm, không có cách nào khác là phải lấy tinh trùng của những người tình nghi!”.

Nói thì nói vậy, nhưng khi khoanh vùng đối tượng tình nghi, đội trọng án không biết bắt đầu từ đâu? Người yêu của nạn nhân ư? Không thể nào! Anh ta không bao giờ lại có những hành động đồi bại như vậy! Mà không thể xác định được trong số những người con trai bạn bè của nạn nhân và gia đình ông An thì ai là người được cô gái coi là người yêu! Cô gái chưa bao giờ công khai tuyên bố mình yêu ai, cũng chưa hề “tâm sự riêng” với mẹ hoặc bạn gái thân nào về chuyện đó!
Vì thế, đối tượng bị tình nghi để lấy tinh trùng là khá rộng: tất cả những bạn trai, dù chỉ mới quen cô gái nạn nhân! Cô gái nạn nhân đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Ngoại ngữ nên số sinh viên, giáo viên là nam có quan hệ với nạn nhân (chỉ cần hơi thân mật) là khá đông và tổ Trọng án đành phải “xin lỗi” tất cả vì để phục vụ công tác điều tra, không thể không thử. Bởi không thử làm sao biết?!

Những chàng trai có quen biết với nạn nhân quả là phải chịu thiệt thòi khi chưa từng được cầm tay chứ đừng nói tới chuyện phải “xuất tinh” với người con gái xinh đẹp khác thường mà bất hạnh này! Song, kết quả xét nghiệm chưa cho thấy thủ phạm là ai!

Bây giờ thì đến những chàng trai bạn của người em trai cô gái nạn nhân. Những người này cũng không phải là ít và tuy là bạn của người em nhưng đến nhà thường xuyên và quan hệ với người chị gái bạn mình không phải không có những sự thân thiết. Và đối tượng những chàng trai này cũng không thể bỏ qua. Và những chàng trai chưa tới tuổi lấy vợ này quả là phải chịu thiệt thòi khi có rất nhiều người chỉ được nhìn cô gái chị bạn trai mình từ xa chứ làm gì có chuyện được “ân ái” mà vẫn phải tưởng tượng ra mình đã “quan hệ” với cô gái nạn nhân để nhà chức trách lôi cổ bọn “người có đuôi” ấy đi xét nghiệm!
Bắt hết những chàng trai đã có quen biết (thân hay sơ cũng không thể nói trước sẽ như thế nào) với cô gái nạn nhận để lấy tinh trùng đi xét nghiệm là biện pháp duy nhất của đội Trọng án, cho nên khi không có kết quả gì thì vụ án đành phải “treo” lại đó vì đội trọng án còn phải tiếp nhận những vụ án khác quan trọng hơn nhiều. Đành phải để cho thủ phạm nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật chứ biết làm sao bây giờ, chẳng lẽ lại bắt tất cả con trai, đàn ông ở Hà Nội trong thời điểm xảy ra án mạng đi lấy tinh trùng ra xét nghiệm?

Đúng một năm sau ngày xảy ra án mạng, tức ngày giỗ đầu của cô gái xấu số, tất cả những chàng trai đã bị lấy tinh trùng đem đi xét nghiệm, không hiểu sao đều cùng có mặt. Trong số đó, có gần chục chàng trai là sinh viên và giáo viên của trường Đại học Ngoại ngữ, đã tự nhận là mình rất yêu cô gái nạn nhân và chỉ còn chờ sự lựa chọn cuối cùng của cô gái mà thôi, dự tính là sẽ vào ngày nhận bằng tốt nghiệp Đại học. Cho nên gần chục người này đã tự nguyện đeo khăn tang trong ngày đám tang cô gái cách đây một năm và hôm ngày giỗ đầu, họ cũng đeo khăn tang trắng toát và khóc như mưa rào khiến cho tất cả mọi người có mặt một phen xúc động tột độ, không ai cầm được nước mắt! Sau buổi giỗ đầu đó, những người yêu cô gái đã thành lập một tổ điều tra đặc biệt gồm chín người với chín nghề nghiệp khác nhau và đều có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên, do một chàng Tiến sĩ trẻ tuổi làm tổ trưởng. Tổ điều tra đặc biệt này có nhiệm vụ lôi cổ thủ phạm ra trước vành móng ngựa để dưới suối vàng, cô gái - người yêu của chín người -, được yên giấc ngàn thu!

Tổ điều tra đặc biệt ngày nào cũng họp một lần tại nhà tổ trưởng vì ba lý do: 1/ dự một khóa bổ túc nghiệp vụ điều tra phá án do các chuyên gia hàng đầu trong ngành trực tiếp lên lớp; 2/ các tổ viên nói ra những suy nghĩ của mình để tổ trưởng tổng hợp lại, khớp nối những ý tưởng rời rạc lại xem có thể nảy sinh những đường hướng phá án mới hay không? Tóm lại là tận đụng tối đa chất xám của tất cả mọi người từ nhiều kiểu tư duy, của nhiều ngành khoa học khác nhau; 3/ cùng nhau hồi tưởng lại những ngày tháng tuổi trẻ đẹp tuyệt vời của cô gái nạn nhân, bởi cả chín người đã quyết không yêu ai nữa, quyết “ở vậy thờ người yêu” cho đến khi phá án thành công, tức lôi cổ thủ phạm ra trước vành móng ngựa!

Trong số chín người của tổ điều tra đặc biệt, thực ra chỉ có hai người là có quan hệ trên mức tình cảm thông thường với cô gái nạn nhân, đó là chàng Tiến sĩ Trẻ tuổi tức thầy giáo của cô gái nạn nhân tên là Giáo Sử và một người bạn cùng học với cô gái nạn nhân tên là Bằng Hữu. Giáo Sử thường nói với người học trò Bằng Hữu: “Nếu tất cả những người bạn bè, quen biết của nạn nhân đều không phải là thủ phạm thì thủ phạm nhất định là người ngoài xã hội và với cung cách gây án thì thủ phạm phải là một tên tội phạm chuyên nghiệp, vào loại cao thủ! Tôi đã nói với tổ trọng án điều này ngay từ đầu mà họ đâu có chịu nghe!”. Người học trò Bằng Hữu nói: “Nếu họ mà nghe thầy thì họ làm sao mà gom được nhiều đối tượng tình nghi như thế? Thủ phạm thực sự là cao thủ thì việc bắt được nó không hề đơn giản, trừ phi nạn nhân sống lại và dắt chúng ta đi bắt hung thủ!... Không hiểu sao, ngay sau đám tang Hàn Giang, em cứ luôn nằm mơ gặp cô ấy trong lúc hấp hối mà thật là kỳ lạ, cô ấy luôn nói mấy tiếng Hy Mã Lạp Sơn! ” (cách đọc theo âm chữ Hán- Nôm của dãy núi Hy-ma-lay-a). Ông thầy Giáo Sử nói chậm rãi, từng tiếng: “Hy Mã Lạp Sơn!.. .Đó là kỷ niệm của hai ông bà phụ mẫu nạn nhân về chuyến đi công cán ở dãy Hy Mã Lạp Sơn, mà sau đó một năm, hai người đã sinh người con thứ ba đặt tên là Hy Mã, hiện nay cậu ta đang du học nước ngoài. Nếu nạn nhân nói Hy Mã Lạp Sơn trước lúc chết thì có lẽ đó là do nhớ tới đứa em út đang ở xa?”. – “Không loại trừ khả năng đó, nhưng theo em, ta phải chú ý tới tất cả những đồ dùng của Hàn Giang được cha mẹ cô mua từ chuyến đi Hy Mã Lạp Sơn đó. Thầy có nhớ Hàn Giang thường mặc cái áo len có bộ nút áo rất đặc biệt không? Đó chính là cái áo len Casmia được cha mẹ cô mua từ chuyến đi Hy Mã Lạp Sơn về và đã bị mất cùng một số đồ khác hôm hung thủ gây án!” – “Tôi nhớ ra rồi, cái áo len Casmia có bộ nút áo rất đẹp, rất đặc biệt! Như thế là thủ phạm đã được thu hẹp đáng kể: kẻ đã từng có chiếc áo len với bộ nút áo đặc biệt!” – “Như thế công việc của chúng ta là phải đi tìm xem cái áo len Casmia có bộ nút áo đặc biệt đó hơn một năm qua đã từng ở đâu và hiện đang ở đâu?” – “Chính xác! Không ngờ cậu lại có tư duy rất chặt chẽ và lôgic như thế! Chúng ta sẽ ra lệnh cho toàn tổ đi truy tìm cái áo len Casmia có bộ nút áo đặc biệt!”.
Trở lại với nhân vật thủ phạm của vụ án. Quả đúng như hai thầy trò Giáo Sử và Bằng Hữu phỏng đoán, thủ phạm của vụ án tên là Phi Hành -, có biệt tài bay nhảy trên những nóc nhà cao tầng ,- là một tên trộm có đẳng cấp cao của giới “nhập nha” (chuyên ăn trộm bằng cách đột nhập vào những nhà giàu có, kín cổng cao tường). Đặc điểm hành nghề của loại trộm này chỉ đột nhập vào những nhà giàu và có những loại tài sản đặc biệt quý hiếm. Khu nhà biệt thự giành cho những cán bộ Ngoại giao đã nằm trong “kế hoạch” của Phi Hành từ lâu. Buổi sáng hôm đó, Phi Hành dự tính chỉ đi “điều nghiên” con mồi chứ chưa định đột nhập. Nhưng khi vừa vào căn nhà với danh nghĩa thợ sửa điện thoại, Phi Hành thấy chỉ có một mình cô gái Hàn Giang ở nhà thì nảy sinh lòng tà dâm. Phi Hành đã tấn công và cưỡng bức cô gái Hàn Giang đúng như suy luận của tổ trọng án. Bị chống cự quyết liệt, Phi Hành đã dùng chiếc gối đè lên mặt Hàn Giang cho đến ngạt thở rồi giở trò đồi bại. Thỏa mãn thú tính xong, Phi Hành lục lọi tủ đồ của nạn nhân, lấy đi một số đồ quý giá và đẹp mắt của Hàn Giang (tính về tặng cho người vợ mới cưới). Đáng lẽ Phi Hành mở khóa các phòng của gia đình ông An vơ vét thêm một số tài sản nhưng thực ra ngày hôm đó chưa phải là “ngày ăn trộm” theo “kế hoạch” nên Phi Hành không nổi máu tham tài sản mà lại nổi hứng “làm tình” với người đẹp, dù đã chết được năm phút! Lần “làm tình” thứ hai này Phi Hành đạt tới “đỉnh điểm” rất mạnh mẽ, khiến cho tinh trùng của hắn tràn trề trên người nạn nhân!... Đó là một trong những lý do tại sao tổ trọng án lại “phát điên” lên khi liên tục bắt những người bị tình nghi phải “xuất tinh” để đem tinh trùng đi xét nghiệm! Sau này, Tổ trưởng tổ trọng án thú thực là chính cái hình ảnh “tình dục quái gở” của vụ án đã khiến cho anh mất bình tĩnh mà giận sôi người lên, muốn nhanh chóng bắt ngay thủ phạm về mà băm nát cái “của nợ” của nó ra để rửa hận cho cô gái tội nghiệp!

Hai ngày sau, Phi Hành đảo qua căn nhà đã gây án và giật mình khi dò hỏi thì được biết công an đang tiến hành điều tra vụ án rất gắt gao và quyết bắt hung thủ bằng mọi giá! Kinh nghiệm đi trốn đã cho Phi Hành một nơi an toàn nhất: đó chính là nhà tù! Sau khi bảo vợ về quê (ở một tỉnh miền núi phía Bắc), Phi Hành làm một vụ ăn trộm ô tô và yên tâm nằm ngủ trong xà lim chờ cho sóng yên biển lặng!...
Thực ra, vụ án đã chính thức được “treo” sau một năm trời tổ trọng án vẫn chưa tìm ra manh mối gì. Đó cũng là lúc Tổ điều tra đặc biệt của thầy trò ông Giáo Sử và Bằng Hữu được thành lập. Lúc đầu, người ta bị kích động bởi cái chết thương tâm của cô gái, mà những người quyết “trả thù” cho cái chết của cô đều là những người đã yêu hoặc muốn được yêu cô! Song, khi bắt tay vào công việc điều tra thu thập chứng cứ, hầu như ai cũng bị vụ án thu hút bởi sự tự ái nghề nghiệp, sĩ diện cá nhân: Chẳng lẽ toàn những khuôn mặt sáng giá, những bộ óc kiệt xuất của thời đại @ lại thua một thằng ăn trộm bệnh hoạn! Thế là từ đó, hồ sơ về vụ án cứ ngày ngày được xếp cao thêm như núi! Và đến ngày giỗ thứ hai của cô gái xấu số thì tổ điều tra đặc biệt được tăng cường thêm quân số lên gấp đôi với lý do: Hung thủ sau khi gây án đã về ẩn náu ở một miền quê yên tĩnh nào đó, vì thế phải cho người đi khắp nơi truy tìm hung thủ!

Hai thầy trò ông Giáo Sử và Bằng Hữu cùng được cử về “truy tìm hung thủ” ở mấy tỉnh miền núi phỉa Bắc. Vốn thích đi chơi chợ vùng cao từ lâu nên khi vừa đặt chân tới xứ sở của những điệu khèn H’Mông, của những điệu múa ô đầy quyến rũ của những cô gái H’Mông xinh đẹp, hai thầy trò Giáo Sử và Bằng Hữu đã mất hút trong phiên chợ tình sôi động!

Sau một ngày một đêm lặn ngụp trong chợ tình vùng cao, hai thầy trò Giáo Sử và Bằng Hữu đang thả bộ trên con đường rợp bóng cây đào, cây mận thì một chàng trai H’Mông đi tới sát bên và nói: “Chúng mày có mua bộ nút áo này không, tao bán rẻ cho!”. Hai thầy trò Giáo Sử và Bằng Hữu dừng lại, nhìn người thanh niên H’Mông mở cái hộp nhỏ ra thì cả hai đều tròn mắt kinh ngạc khi trong cái hộp nhỏ trên tay người thanh niên H’Mông là bộ nút áo chiếc áo len Casmia!

Sau khi nhận tiền bán bộ nút áo, người thanh niên H’Mông thổi một điệu khèn. Tiếng khèn vừa vang lên, một cô gái H’Mông xuất hiện, tiến lại gần chàng trai và cất tiếng hát da diết:

“Anh ơi! / Chim khuyên có gọi mùa, mùa mới về / Chim khuyên có gọi năm, năm mới tới / Tháng Giêng là mùa ra sấm mới / Con chim khuyên khôn, hãy đến hót ở đỉnh đồi nhà em/ Em ở đây - cách xa chín ngọn núi / Em ở đây - cách xa tầm chim bay / Anh có thương thì hãy làm cây ký zàng (loài chim báo mùa hạ tới) / Hãy cùng em đi qua mùa Lấu chua (loài chim báo mùa thu tới, mùa lúa chín) / Anh có yêu hãy đến đón em về…”.
Sài Gòn, tháng 4-2010
ĐỖ NGỌC THẠCH

Tìm tag: truyện ngắn

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Tiểu đội trưởng của tôi - Đỗ Ngọc Thạch


Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch


Trích: Tiểu đội trưởng của tôi

Tiểu đội trưởng của tôi

Thứ hai, 27 Tháng 2 2012 20:15 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Tiểu đội trưởng của tôi1. Bảo Bối (B.B), tên khai sinh đầy đủ là Trần Bảo Bối, Tiểu đội trưởng (TĐT) của tôi nhập ngũ năm 1964, trước tôi hai năm. Lính 64 còn là lính thời bình, tiêu chuẩn thể lực rất tốt và được huấn luyện kỹ hơn lính thời chiến chúng tôi (Khái niệm “Thời bình” ở miền Bắc được tính từ năm 1954 – năm ký hiệp định Giơ-ne-vơ – đến năm 1964 là chẵn 10 năm).
Sau “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, năm 1965  Mỹ đưa quân vào Miền Nam trực tiếp tham chiến (chứ không chỉ là “Cố vấn” như trước nữa) và tăng cường bắn phá Miền Bắc cho nên Miền Bắc đã trở thành chiến trường. Nếu đúng như Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS)  thì hết năm l966 là TĐT hết hạn NVQS, có thể phục viên về nhà…với vợ!
Nói đến người lính, nhất là người lính ra đi từ nông thôn, thì vấn đề Lấy vợ là số Một! Đối với thanh niên nông thôn, đến tuổi lấy vợ lại trùng với tuổi NVQS! Vì thế sẽ có hai cách: 1/ Đã có nhắm nhe từ trước rồi, nếu trúng tuyển quân NVQS thì cưới ngay trước khi đi lính; 2/ Chưa đủ điều kiện để cưới thì cứ lên đường, ở nhà sẽ lo giải quyết cho xong, nhắn về thì cưới cũng chưa muộn! Tất nhiên có những trường hợp khác và cũng có không ít người chưa thấy cần thiết phải lấy vợ, chờ ra quân về nhà hẳn thì cưới vợ mới chắc ăn, chứ cưới vợ xong lại đi biền biệt thì khổ vì nhớ vợ và lo sợ ở nhà xảy ra chuyện “ngoại xâm” thì làm sao mà bảo vệ!...
Bảo Bối thuộc trường hợp chờ ra quân rồi mới cưới vợ! Nhưng đến ngày B.B hết hạn NVQS (cuối năm 1966) thì cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Miền Bắc ngày càng ác liệt, Bộ đội Phòng Không – Không quân phát triển thêm nhiều Binh chủng phối thuộc, lực lượng Ra-đa của chúng tôi lúc đầu chỉ biên chế cấp Sư đoàn giờ phát triển thành cấp Binh chủng (tương đương Quân đoàn, Quân khu). Vì thế, nhiều đơn vị mới được thành lập và lẽ đương nhiên là cần nhiều quân số! Bảo Bối tình nguyện ở lại vô thời hạn và nhận nhiệm vụ Tiểu đội trưởng. Cũng phải nói qua về cách tổ chức của Bộ đội Ra-đa để bạn đọc hình dung được vị trí của TĐT Bảo Bối ở chỗ nào trong đội hình khổng lồ của Binh chủng Ra-đa. Bộ đội Ra-đa là lực lượng máy móc, khí tài… nên hệ thống tổ chức có khác với Bộ đội các Binh chủng khác. Đại đội là một đơn vị chiến đấu độc lập, cấp trên trực tiếp là Trung đoàn, trên nữa là Binh chủng. Mỗi Đại đội thường có 3 loại máy Ra-đa, biên chế thành 3 Trung đội. Mỗi trung đội có 2 hoặc 3 Tiểu đội, mỗi Tiểu đội có trên dưới mười người. Mỗi Tiểu đội có hai kíp (tổ) chiến đấu, mỗi kíp có năm người. Ngoài ba trung đội có máy Ra-đa, Đại đội còn có một Trung đội Thông tin (Tiêu đồ, Báo vụ, Đường dây - đặt trong Chỉ huy sở Đại đội), một Trung đội xe – máy, một Trung đội Nuôi quân, một Trung đội pháo (chủ yếu là súng 14,5 ly hai nòng, mỗi Trung đội này thường có ba cỗ súng 14,5 – đi kèm để bảo vệ trận địa Ra-đa), v.v…
Khi tôi nhập ngũ (tháng 12-1966), được điều động về Trung đội Ra-đa, cùng hai người nữa, thì Bảo Bối cũng mới nhận chức Tiểu đội trưởng tiểu đội 2. Tiểu đội 1 là tiểu đội lính cũ, đang trực ban chiến đấu. Còn Tiểu đội 2 là tiểu đội lính mới – tiểu đội huấn luyện. Chúng tôi là lính mới, biên chế vào Tiểu đội huấn luyện, tất nhiên. Nhưng sau một thời gian, tôi phát hiện ra rằng , ngoài nhiệm vụ huấn luyện để trở thành người trắc thủ Ra-đa, chúng tôi còn phải làm rất nhiều việc khác, đại loại như lao công, tạp vụ. Như là đoán được tâm trạng của chúng tôi, Bảo Bối thường nói: “Là người lính, ai chẳng muốn được được đứng ở vị trí chiến đấu chính thức, đối với người trắc thủ Ra-đa là được ngồi trước màn hiện sóng!...Nhưng, theo yêu cầu nhiệm vụ thì ở vị trí nào cũng là cần thiết, cũng là quan trọng!” Giọng nói của B.B đều đều và ấm, nhưng tôi cảm nhận được phần sau của câu nói không phải là giọng nói của B.B, mà như là của Chính trị viên Đại đội!...
Giàn lưới phản xạ của máy Ra-đa trung đội chúng tôi là loại to nhất lúc đó, 2 tấm lưới phản xạ to như 2 cái thuyền (loại vừa, giống như đò ngang), mỗi lần cơ động thay đổi địa điểm đóng quân là phải tháo ra lắp vào cả ngày mới xong! Và có một công việc phải làm thường xuyên là ngụy trang lưới phản xạ, tức phải biến chúng thành như một lùm cây! Công việc này nói thì ngắn gọn như thế nhưng làm thì không hề đơn giản chút nào! Và B.B , tôi và hai, ba người nữa , thường xuyên phải đi làm công việc này: vác con dao thật sắc bén, đi chặt về loại cây lá dầy (lâu héo) để cài phủ lên hai cái lưới phản xạ, khi nào lá héo khô (khoảng hai, ba ngày) thì lại thay lá khác! Công việc này có ba công đoạn: 1/ đi tìm xem ở đâu có loại lá dày lâu héo; 2/ chặt lấy và mang về trận địa; và 3/ cài buộc lên hai cái lưới phản xạ. Ba công đoạn này thường chiếm hết trọn một ngày!
Những ngày không làm việc ngụy trang lưới phản xạ thì ở nhà huấn luyện và chờ “đầu sai”, thậm chí có cả việc kỳ lưng cho Chính trị viên Đại đội lúc ông tắm (ông này trong “Tam sung tứ khoái” có tiết mục gãi lưng và kỳ lưng, còn nghiện hơn cả dân nghiện ma túy). Tôi thừa biết là lính mới chúng tôi bị lính cũ bắt nạt, hành hạ nhưng không chấp!...
2.
Trong gian nan, tình cảm con người ta đối với nhau càng sâu nặng nghĩa tình. Có lẽ trong cả Đại đội, chỉ có Tiểu đội 2 của chúng tôi là không có chuyện “mất đoàn kết”, nội bộ lục đục! Một phần , có lẽ vì chúng tôi “không có gì để mất”, còn mỗi hai chữ “Đoàn kết” chẳng lẽ lại để mất nốt! Nhưng cơ bản là do Tiểu đội trưởng thực sự thương yêu những người lính binh nhất binh nhì chúng tôi: đối xử bình đẳng và quan tâm đến chiến sĩ từng chi tiết. Tôi chỉ lấy ví dụ ở hai cách hành xử như sau của TĐT B.B.
Khi ăn cơm tập thể, hầu như ai cũng nhằm vào đĩa thức ăn mặn và nhanh tay gắp cho mình miếng ngon nhất và to nhất, ai chậm chạp thì suốt đời ăn cơm nhạt! Nhưng B.B không để cho tình trạng đó xảy ra bằng cách: Mở đầu bữa ăn, B.B bưng đĩa thức ăn mặn lên (thường là thịt, cá, Đậu hũ, v.v…) chia đều cho tất cả mọi người! Có lần, chia xong cho tất cả thì vừa hết, B.B vui vẻ chan nốt ít nước thịt kho còn sót lại! Ai cũng phải thừa nhận hành động ấy khiến B.B như một người Mẹ, người chị Cả trong gia đình.
Khi làm những công việc nặng nhọc, khó khăn, thường là ai cũng muốn giành cho mình phần việc nhẹ nhàng, dễ dàng. Nhưng B.B lại luôn luôn giành về mình phần việc khó khăn, nặng nhọc.
Chẳng hạn như khi chúng tôi đi chặt những cây dứa dại về ngụy trang giàn Ăng-ten. Loài cây này gần giống như cây dứa, không có quả, thường mọc ở ven những ao đìa, muốn chặt phải lội xuống nước. B.B Ra lệnh cho chúng tôi đứng ở trên bờ chờ kéo cây lên rồi một mình lội xuống chặt. Hoặc khi buộc những cây dứa dại thành từng bó để vác về, B.B bao giờ cũng giành cho mình bó to nhất… Khi kết thúc ngày “Tiều phu”, chúng tôi ai cũng bị gai đâm tay chân rớm máu nhưng không ai kêu ca gì vì nhìn TĐT B.B thì thấy anh chỉ lau chùi sơ sơ rồi thay quần áo ngay vì không muốn ai nhìn thấy đầy người rớm máu của mình. Có lần tôi bảo B.B: “Để em đi kiếm cồn hoặc thuốc đỏ bôi cho anh, không cẩn thận nó nhiễm trùng thì nguy hiểm đấy!” B.B cười nói: “Cậu đúng là con bác sĩ, nhìn đâu cũng thấy vi trùng! Tớ cầm tinh con Chó, mà “Chó liền da, gà liền xương”, chỉ  ngày mai là lại nhẵn bóng ngay thôi mà!” Quả là như thế thật, những “va quệt” của người Lính chúng tôi với cuộc sống, lại là cuộc sống thời chiến thì “trầy da sứt vẩy” lẻ tẻ không thể  tính là thương tích! Tuy vậy, theo thói quen từ bé, tôi vẫn ngồi bôi cồn và thuốc đỏ lên những chỗ gai đâm xây xát, và kết quả là tôi thành…Thổ dân da đỏ!
Tiểu đội 2 chúng tôi (chỉ có 7 người), mặc nhiên trở thành “Tiểu đội Cửu vạn” (khi nhà bếp hết gạo, Bếp trưởng cũng đề nghị Tiểu đội 2 cho người đi lấy gạo giúp, mỗi lần di chuyển trận địa – trận địa Ra-đa phải thường xuyên thay đổi để giữ bí mật – chúng tôi lại được Đại đội cho vào làng xin tre nứa về làm lán trại,v.v…) vì ai cũng nghĩ ít được lên xe hiện sóng thì làm sao mà thao tác tốt mọi nhiệm vụ của người trắc thủ trên xe hiện sóng. Nên hầu như nhiệm vụ chính của người trắc thủ Ra-đa đều do Tiểu đội 1 làm hết. Lúc đầu, tôi coi việc này là bình thường, nhưng sau mỗi lần tập trung Đại đội, tôi chỉ thấy Tiểu đội 1 được biểu dương, khen thưởng chứ không hề nhắc đến Tiểu đội 2 của chúng tôi. Những lúc ấy nhìn sang Tiểu đội 1, thấy người nào mặt cũng kên kên tự đắc, nhất là TĐT  Phú. Còn nhìn về TĐT B.B thì thấy anh đang như nhìn về nơi xa xôi nào đó, vẻ mặt không ra buồn cũng không ra vui! Sau khi “điều tra”, thì ra B.B và Phú và Trung đội trưởng Lợi vốn là người cùng làng, cùng một lớp hồi phổ thông Trung học, cùng nhập ngũ một ngày, cùng được đào tạo một lớp Hạ sĩ quan và một khóa huấn luyện ngắn hạn về Ra-đa, cùng được điều về một Đại đội, cùng làm Tiểu đội trưởng của 3 tiểu đội trắc thủ Ra-đa…Có khá nhiều cái cùng, nhưng lại có nhiều cái khác: B.B là thành phần “Trung nông lớp trên”, còn Phú và Lợi là Bần cố nông, khi đi học B.B thuộc nhóm học sinh khá giỏi, còn Phú và Lợi thuộc nhóm yếu kém, khi học trường Hạ sĩ quan cũng vậy, B.B luôn đạt điểm tối đa, còn P. và L. trầy trật mới đạt điểm tối thiểu. Nhưng kết thúc huấn luyện, P. và L. đều được kết nạp Đảng và phong Trung sĩ , còn B.B chỉ được phong Hạ sĩ. Về đơn vị được ba tháng, Phú được phong lên Thượng sĩ, Lợi được phong vượt cấp lên Chuẩn úy, thăng chức lên Trung đội phó, hai tháng sau đó thì thăng chức lên Trung đội trưởng, quân hàm lên Thiếu úy! Trong khi đó, B.B vẫn là Trung sĩ và cứ cái “đà” này thì sẽ là “Trung sĩ i-nốc”! Việc L. và P. liên kết với nhau để “đì” B.B là quá rõ, việc hạn chế B.B lên làm nhiệm vụ trên máy là “Triệt” khả năng lập thành tích, lập công của B.B và nếu B.B có phản ứng thì sẽ bị buộc tội bất mãn, “nằm ì cải tiến”, “đào ngũ cải tiến”,v.v… và lúc đó có thể công khai  trị tội: cho làm lính “Cửu vạn” suốt đời!...
Đối với tôi, việc kèn cựa, trù ém của P. và L như thế là không thể chấp nhận, và dứt khoát tôi sẽ công khai phản công. Tôi nói ý đó với B.B thì anh nói: “Tránh voi chẳng xấu mặt nào! Người ta thích thăng cấp lên chức nhanh không phải là có tội, là con người bình thường ai chẳng thích lên tướng lên tá!... Còn tớ, tớ chỉ ở trong quân đội vài năm nữa thì xin phục viên về nhà chăm sóc mẹ già, lấy vợ rồi nuôi con, sống cảnh điền viên nơi thôn dã, suốt đời  là anh nông phu là hạnh phúc rồi!...Tớ chỉ lo cho mấy người lính sinh viên các cậu, nếu không được gọi đi học kỹ thuật quân sự sớm thì vừa lãng phí vừa gây nản lòng, thối chí tuổi trẻ! Cho nên cậu phải cẩn thận, đừng để họ đánh mình vì cái tội “không an tâm tư tưởng, dao động, bất mãn…”. Tôi đã hiểu ra thái độ “nhẫn nhịn” của B.B và từ đó cũng học theo cách “Lạnh lùng” trước mọi cách hành xử của cuộc đời đối với người lính!...
3.Khi người trắc thủ Ra-đa thông báo tọa độ mục tiêu: 000.000
Xin nói sơ qua về đội hình chiến đấu của trắc thủ Ra-đa gồm có Đài trưởng (do Trung đội trưởng hoặc Phó hoặc Tiểu đội trưởng đảm nhiệm, Trắc thủ có ba vị trí: Số l thông báo phương vị cự ly, Số 2 thông báo số lượng, kiểu máy bay địch, ta, Số 3 thông báo độ cao từng tốp, từng chiếc…Khi trắc thủ Số 1 thông báo phương vị, cự ly của mục tiêu ở Tọa độ 000. 000 thì có nghĩa là máy bay đang bay ở trên đầu trận địa Ra-đa. Nếu mục tiêu là máy bay do thám không người lái (thường có rất nhiều trước mỗi trận đánh lớn của máy bay Mỹ) thì không có vấn đề gì, nếu là máy bay Tiêm kích thì có khả năng trận địa bị phóng tên lửa Không đối đất , còn nếu là máy bay Cường kích (máy bay ném bom) thì trận địa Ra-đa sẽ bị ném bom. Lần ấy, trận địa Ra-đa của chúng tôi vừa bị bọn Tiêm kích phóng tên lửa vừa bị bọn Cường kích ném bom, đúng là “Mưa bom, bão đạn”!...
Đó là một ngày không thể nào quên. Hôm ấy, là ngày tiểu đội chúng tôi đi chặt lá cây ngụy trang cho giàn Ăng-ten. Tiểu đội trưởng dậy rất sớm, mới hơn bốn giờ sáng. Tôi là người thính ngủ nên thấy B.B lục đục thì tỉnh dậy ngay. Tôi hỏi: “Anh dậy làm gì sớm thế?”. B.B ngập ngừng rồi nói: “Tớ muốn viết thư về nhà cho mẹ … Bà cụ mới viết thư nói cuối tháng về cưới vợ, đã chuẩn bị xong hết rồi! Nhưng tớ có cảm giác không về được!”. Tôi nói: “Làm gì mà không về được? Nếu không được một tuần thì anh chỉ cần xin “tranh thủ” ba ngày là đủ! Bà mẹ anh giục hoài mà anh không sốt ruột à?” B.B thở dài, nói: “Sao không sốt ruột! Nhưng trong lúc mọi người bận rộn với bao công việc mà mình lại về nhà cưới vợ, tớ thấy không được thoải mái đầu óc!”. Tôi nói như cãi lộn: “Nếu cứ nghĩ tới nghĩ lui như anh thì chẳng bao giờ đi được! Anh cứ thử đi chục ngày xem có ảnh hưởng gì đến cả cuộc chiến tranh này không! Anh bị cái bệnh mà Y học gọi là “Bao biện”, còn dân gian thì gọi là “cả nghĩ”!”. B.B lại thở dài, nói chậm rãi: “Cậu còn trẻ tuổi mà nói đúng lắm, quả là tớ hay nghĩ ngợi lung tung, gọi là lo con bò trắng răng, đúng không? Thôi, được rồi,  để tớ báo cáo với Trung đội trưởng xem sao!” Tôi nói ngay: “Anh phải nói với Đại đội trưởng, chứ nếu nói với Trung đội trưởng thì thà đừng nói!”.
“Cậu cứ làm “vượt cấp” như thế thì mang họa vào thân đấy!...Hôm nay chúng ta nên đi sớm về sớm vì tớ linh cảm thấy trưa nay sẽ có đánh lớn! Hôm qua có hai thằng Không người lái bay qua khu vực này!” B.B định gọi cả Tiểu đội dậy thì tất cả đã đồng loạt chui ra khỏi màn, nhanh chóng thu dọn chăn màn rồi ra sân xếp thành một hàng ngang!...
Tiểu đội 2 chúng tôi chuẩn bị “Hành quân xa” thì có tiếng kẻng báo động. Tôi nhìn về hướng chính Đông: trên nền trời phớt hồng, không một gợn mây, có 4 chấm đen bằng đầu que tăm xuất hiện. Theo phản xạ, tôi – trắc thủ số 1 - nói ngay: “001, 090, 100” (có nghĩa là: tốp thứ nhất, hướng chính Đông - vuông góc 90 độ với điểm tôi đứng -, cự ly 100 ki-lô-mét). Tức thì Thành – trắc thủ số 2 - nói ngay: “Một  tốp, bốn chiếc, F4H” (F4H là máy bay Tiêm kích, có biệt danh “Con Ma”, được trang bị tên lửa “Rắn đuôi kêu” rất lợi hại). Tâm – trắc thủ số 3 - định đọc tiếp thông báo về độ cao của tốp máy bay thì TĐT B.B nói như quát: “Không đùa rỡn! Tất cả lấy vũ khí ra trận địa 14 ly 5!” (Khi có báo động máy bay địch, ai không làm nhiệm vụ trực ban trên máy thì dùng súng bộ binh CKC, AK ra trận địa của Trung đội 14,5 mm cùng chiến đấu trực tiếp!) Tôi chạy vọt vào nhà, tới giá súng lấy ngay khẩu AK mới lau chùi ngày hôm qua còn bóng nhoáng, không quên lấy thêm cái bao đựng băng đạn!
Thực ra, tôi được giao bảo quản khẩu CKC nhưng tôi nghĩ bắn bọn “Con Ma” Mỹ phải dùng AK mới đã! B.B thấy tôi lấy khẩu AK thì không nói gì, cầm khẩu CKC chạy ra trận địa 14 ly 5. Trận địa 14 ly 5 chỉ cách nhà ở của chúng tôi chưa tới 50 mét, cách bệ máy Ra-đa hơn 100 mét. Khi chúng tôi triển khai ra hai ụ súng thành hai tổ chiến đấu thì tốp máy bay Mỹ đã hiện ra khá rõ. Tôi lấy đường ngắm, bốn chiếc “Con Ma” đã nằm gọn trên đầu ruồi , chỉ chờ lệnh của TĐT B.B là kéo cò súng! Đến khi tôi nhìn rõ đầu thằng phi công Mỹ lúc lắc trong buồng lái máy bay thì B.B mới phát lệnh “Bắn”! Tôi kéo cò và để yên ngón tay trỏ cho đi hết băng đạn! Khi cả 7 khẩu súng của 7 người Tiểu đội 2 chúng tôi cùng nhả đạn thì gần như tức thời, chỉ sau đó 20 giây, hai chiếc F4H bổ nhào xuống trận địa còn hai chiếc bay lướt qua trận địa, tiếng rít xé tai và kèm theo là hai tiếng nổ rầm rầm, đất đá khói bụi mù mịt rồi rớt xuống ụ súng của chúng tôi rào rào! Khi khói bụi tan, tiếng động cơ máy bay chỉ còn nghe rất nhỏ thì tôi mới nhìn rõ quang cảnh trận địa lúc đó: bọn “Con Ma” đã phóng hai quả tên lửa xuống chỉ cách ụ súng của chúng tôi hơn 10 mét, đó là một ruộng  ngô khoai trồng xen lẫn, khói còn ngoằn nghoèo bay lên, bốc mùi khét lẹt. Nhìn qua ba khẩu 14,5 ly của “Trung đội 14 ly 5”, tôi vô cùng kinh ngạc khi không còn thấy một ai ở bên súng! Và tôi thoáng nghĩ, lúc bọn “Con Ma” bổ nhào ban nãy, không biết họ có kịp bắn hay không? Và không biết bây giờ họ đang nấp ở đâu mà biến nhanh như Tề Thiên Đại Thánh!...
TĐT B.B như là  cũng đã nhìn rõ cảnh tượng bên “Trung đội 14 ly 5” và anh nhanh chóng ra lệnh: “Triển khai ra ba khẩu 14 ly 5! Kiểm tra ngay tình trạng của súng!” Cũng may là tiểu đội 2 chúng tôi luyện tập với súng bộ binh khá nhiều thời gian nên sờ vào là có thể sử dụng được ngay! Chúng tôi vừa kiểm tra nhanh tình trạng của súng xong thì phát hiện ra rằng chưa có khẩu súng nào nhả đạn! Tôi vừa ngồi vào vị trí xạ thủ số 1 thì TĐT B.B  giơ cao cờ lệnh, nói to:”Bốn chiếc  F4H đã vòng lại, đang bay thẳng tới trận địa từ hướng Đông! Tất cả sẵn sàng chiến đấu!”. Tôi hướng nòng súng về phía mục tiêu, Thành ngồi ở vị trí xạ thủ số 2 quay kính ngắm bắt mục tiêu. Hai khẩu 14,5 ly kia cũng hướng nòng súng về phía mục tiêu. Chúng tôi hồi hộp chờ khẩu lệnh của TĐT. Chỉ hai phút sau, khi tôi nghe đến tiếng …”Bắn!” thì lập tức kéo cò! Khẩu 14,5 ly của tôi rung lên, tiếng ðạn nổ ran nhý pháo Giao thừa! Cả ba khẩu 14,5 ly cùng nhả ðạn! Như là cùng một lúc, tôi nghe thấy tiếng rít của 4 chiếc  F4H  xé không khí bổ nhào và phụt 4 quả tên lửa! Lại là tiếng nổ như sấm rền và đất đá bay rào rào, khói bụi mù mịt, trời đất tối sầm!...
Khi khói đạn đã tan, tiếng rít của máy bay cũng không còn, chúng tôi ôm chầm lấy nhau sung sướng vì tất cả Bảy người còn nguyên vẹn. Tôi bỗng thấy ở lưng của TĐT có một vết thương nhỏ, máu đang rịn ra đã đỏ một mảng lưng. Chúng tôi xúm vào sơ cứu và băng vết thương cho TĐT. Như là có một mảnh kim loại đã chui vào trong lưng TĐT. Tôi nói: “Chúng ta phải đưa ngay TĐT đến Bệnh viện!” Tôi vừa dứt lời thì cậu Khả ở Trung đội Thông tin chạy đến nói: “Có lệnh của Trung đoàn tiếp tục mở máy! Tại sao trên xe hiện sóng không có ai trực?” Tôi nói ngay: “Tiểu đội 1 của Phú đang trực ban cơ mà!” Cậu Khả la to: “Đã nói là không có ai còn Phú Quý cái gì!”. TĐT  B.B nghe Khả nói vậy thì bật đứng dậy, nói to: “Tất cả Tiểu đội 2 theo tôi tới xe hiện sóng!” Khi chúng tôi chạy tới xe hiện sóng thì đúng là không có ai! Phía ngoài ụ đất để xe hiện sóng, một quả tên lửa đã chui xuống chân ụ đất, để lại một cái hố nham nhở! TĐT nói nhanh: “Hai người vào một vị trí trắc thủ! Tất cả lên xe!” TĐT B.B ngồi vào vị trí Đài trưởng, gọi điện thoại về Ban chỉ huy Đại đội hỏi lại lệnh mở máy. Tiếng Đại đội trưởng vang lên trong tổ hợp: “Bối hả! Mở máy ngay! Chú ý mục tiêu ở phương vị 090, cự ly 50 đến 100 ki-lô-mét!”
TĐT B.B gọi điện thoại cho Tiểu đội Điện công phát lệnh mở máy. Chỉ sau 20 giây, chiếc máy nổ của TĐT Điện công Sự đã nổ rền, nguồn điện lập tức được nối với xe hiện sóng và hệ thống máy phát sóng ở giàn lưới phản xạ. Rất may là hệ thống dây dẫn từ máy phát điện tới xe hiện sóng và lên máy phát trên giàn lưới phản xạ vẫn nguyên vẹn. TĐT B.B hoàn tất các thao tác khởi động thì ngay sau vòng quay đầu tiên của giàn lưới phản xạ, mục tiêu đã xuất hiện, tất cả chúng tôi cùng một lúc đều nhìn thấy mục tiêu. TĐT B.B ra lệnh: “Thông báo mục tiêu, hướng chính Đông, cự ly 80 ki-lô-mét!” Tôi lập tức đọc: “001, 090, 080” (Tốp thứ nhất, phương vị chính Đông, cự ly 80 Km). Thành đọc tiếp liền: “Một tốp, 4 chiếc F4H”. Thành vừa đọc xong thì tôi nhìn thấy tốp thứ hai xuất hiện chỉ cách tốp trước 5 Km, liền đọc ngay: “002, 090, 085”.
Thành đọc tiếp ngay: “Một tốp, 4 chiếc  AD4” (AD4 là máy bay Cường kích của Hải quân Mỹ). Tôi thoáng nghĩ: “Bọn này cũng bay theo đường bay ban sáng, số lượng tăng gấp đôi, muốn đánh cấp tập trận địa Ra-đa của chúng tôi hay sao? Không biết ban nãy chúng tôi có bắn trúng 4 thằng F4H hay không? Nếu 4 thằng ban nãy không trở về đầy đủ, tất chúng sẽ kéo đến để “Báo thù” và tìm Phi công bị bắn rơi! Quả nhiên, tốp thứ ba xuất hiện, tôi đọc một lèo 3 thông báo về 3 tốp: “001, 090, 070; 002, 090, 075; 003, 090, 090” Sau khi Thành thông báo về số lượng kiểu của tốp thứ ba (4 chiếc AD6 – AD6 cũng là Cường kích Hải quân Mỹ) thì Tâm – trắc thủ số ba chuyên đo độ cao nói líu ríu như nói chuyện ở ngoài đời: “Quá nhiều, quá rõ! Bọn này bay thấp quá: Ba tầng, tầng thấp 100 mét, tầng giữa 200 mét, tầng cao 300 mét, mỗi tầng 4 chiếc!” Tâm còn định nói gì nữa thì TĐT B.B nghiêm giọng: “Trắc thủ Số 3 thông báo đúng qui định!”Chờ cho Tâm nói xong phần của mình, tôi định thông báo tiếp thì tiếng Đại đội trưởng vang lên trong tổ hợp: “Các đồng chí làm rất tốt, bám sát mục tiêu, máy bay ta chuẩn bị xuất kích.
Đài trưởng Bối làm nhiệm vụ dẫn đường!” TĐT B.B liền nhấn COT liên lạc với phi công của ta…Khi tôi đọc thông báo: “001, 000, 000; 002, 000, 000; 003, 000, 000” thì có nghĩa là cả ba tốp máy bay đang quần thảo trên không phận của trận địa Ra-đa. Đối với máy Ra-đa, trong phạm vi bán kính 10 km của vị trí đặt máy phát, mục tiêu không thể hiện lên trên màn hiện sóng, gọi là “Góc che khuất” hay là “Tọa độ mù”, con số trong thông báo là phán đoán của trắc thủ! Khi thông báo “Sáu số 0” của tôi phát ra lần thứ nhất thì có tiếng của Đại đội trưởng: “Hiệp đồng tác chiến rất tốt! Hai  MiG 17 của ta đã bắn hạ hai AD6!” Tôi liếc nhìn TĐT B.B, anh đang cười mếu máo! Tôi chưa kịp reo lên thì bỗng có hai tiếng “Bụp! Bụp!” ù tai! Chiếc xe hiện sóng  nảy lên hai cái và điện phụt tắt! TĐT B.B nói: “Bọn AD4 bắn đạn 20 ly trúng đầu xe hiện sóng rồi! Tất cả rời khỏi xe hiện sóng!” Khi cả 6 người  chúng tôi xuống đất hết, TĐT B.B đang đứng ở cửa thùng xe thì “Bụp!” một tiếng nữa rất mạnh, một viên đạn 20 ly trúng giữa nóc thùng xe, có tiếng rơi vỡ loảng xoảng trong thùng xe hiện sóng! Đồng thời, đúng lúc đó, TĐT B.B ngã quỵ  từ cửa thùng xe xuống đất! Chúng tôi nhìn nhau thất kinh, lấy cái võng bạt buộc vào một cây tre thành cái cáng, thay nhau khiêng TĐT B.B chạy như điên tới Bệnh viện, cách trận địa Ra-đa những hai Ki-lô-mét!...
4. Đoạn kết: Cái chết của một người lính chân chính
Viết đến đây, tôi đọc lại và chợt nhận thấy cái Truyện ngắn của mình không có một chút “yêu đương” gì cả! Viết truyện về người lính mà thiếu cái chất “Men say” này thì quả là thiếu sót lớn, người đọc sẽ chê là “Truyện khô như ngói”! Ngồi ngẫm nghĩ một lúc thì quả là nhân vật Tiểu đội trưởng B.B của tôi đúng là người bị các cô thôn nữ hơn một lần chê là “Khô như ngói”! Không chê là “khô như ngói” sao được khi thời gian tiếp xúc với các cô thôn nữ khá nhiều, (kể cả sáng, trưa, chiều, tối) mà anh ta luôn giữ chặt nguyên tắc “Nam nữ thụ thụ bất thân”! Có lần, tôi thấy có hai cô thôn nữ đứng hai bên B.B, một cô chốc chốc lại tì cả đôi gò Bồng đảo lên vai, lên mặt B.B, một cô lại còn dạn dĩ hơn, cầm lấy tay B.B đặt lên đùi mình, quyệt qua cả chỗ kín, vậy mà B.B đã  không  biết chớp thời cơ “xốc tới” lại “đi nước cờ lùi”, “khua chiêng thu quân” trước sự lườm nguýt trách cứ của các cô thôn nữ! Phải các anh lính khác thì “cuộc thám hiểm  Bắc Cực sẽ chuyển về cả Nam Cực từ lâu! Đối với tôi cũng vậy, có thời cơ là “thử cho biết” chứ ai lại để “Mỡ treo trước miệng mèo” mà mèo lại không ăn! Đối với người lính thời chiến, nếu nói chưa từng “ân ái” hoặc chưa từng “thám hiểm Gò Bồng Đảo” các cô thôn nữ thì không thể tin, bởi thời chiến, “Tình cá nước” giữa quân với dân càng phong phú, đa dạng hơn bao giờ hết!...
Vì sao Tiểu đội trưởng B.B lại “Khô như ngói” như thế? Lúc đầu, tôi cũng cho là B.B bị bệnh “tê liệt sức chiến đấu”, nhưng theo dõi kỹ thì không phải. “Vũ khí, đạn dược” của B.B rất tốt, thậm chí cực tốt, có thể gọi là “ngoại cỡ”! Nhưng “tinh lực” B.B bị dồn hết cả về quê nhà, nơi đó có người mẹ già và một cô thôn nữ cực kỳ xinh đẹp, đã chạm ngõ, ngày đêm trông ngóng! Nếu như không có chuyện động viên ở lại quân ngũ thì đúng thời gian hết hạn NVQS, tức cuối năm 1966, B.B đã về nhà cưới vợ, và chắc chắn là mẹ anh đã có cháu bồng, anh đã có con bế! Nhưng…
*
…Khi chúng tôi đến Bệnh viện thăm B.B thì Bác sĩ trực la luôn: “Sao các cậu chậm chạp thế! Tối qua tôi mà không cấp cứu kịp thời thì Tiểu đội trưởng của các cậu đã đi rồi! Anh ta gọi tên các cậu hoài mà không nghe thấy à?”. Chúng tôi ào đến bên giường bệnh của B.B. Anh đang như mơ màng bỗng trở nên rất tỉnh táo khi nhìn thấy chúng tôi. Anh kêu tên, cầm tay từng người rồi nói: “Quân số Tiểu đội ta vẫn còn đầy đủ, thế là mừng rồi!...” Tất cả chúng tôi cùng bật khóc! Song B.B nói nhanh, rõ từng tiếng một: “Tôi, Trung sĩ Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2 Trần Bảo Bối ra lệnh không ai được khóc!...” Nhưng B.B vừa dứt lời thì nước mắt  anh trào ra, nhưng miệng anh lại nhoẻn cười! Tôi chưa từng thấy anh khóc bao giờ nên không biết đó có phải là anh khóc hay không? B.B lại từ tốn nói tiếp: “Mọi việc tôi đã ghi cả ra quyển sổ nhỏ trong túi áo! Giao cho Cậu Thạch đưa cuốn sổ này cho người vợ chưa cưới của tớ, nếu cô ấy có nhờ làm việc gì thì phải làm cho tốt!...Tớ phải đi trước đây!”. B.B đột ngột ngừng lời và cũng ngừng thở luôn! Cô Y tá trực bật khóc  hu hu khiến cho chúng tôi òa khóc theo, vang động cả Bệnh viện!...
Trong cuốn sổ của B.B, đoạn viết cho người vợ chưa cưới có câu: “Anh bạn Th. đây sẽ thay anh thực hiện hôn ước với em!” Trời đất ơi, tôi làm sao mà thay thế anh được vào vị trí ấy!...Tôi không biết làm sao thì ngay ngày hôm sau, có lệnh giải thể đơn vị cũ, sáu người lính Tiểu đội 2 chúng tôi được điều về ba đơn vị: tôi và một người về một đơn vị chuẩn bị vào chiến trường Khu Bốn, hai người về một đơn vị mới đóng quân ở tận Tây Bắc, còn Thành và Tam về một đơn vị đang đóng quân ở  Hà Tây, gần nhà của Tiểu đội trưởng B.B. Tôi nói ngay với Thành: “Đây rõ ràng là có sự sắp xếp của Ông Trời! Cậu thêm chữ “ành” vào sau chữ “Th” rồi về nhà Tiểu đội trưởng, cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Tiểu đội trưởng đã giao cho chúng ta lần cuối cùng!”. Thành nghe tôi nói vậy thì lúng búng định từ chối, nhưng tiếng còi chiếc ô-tô mà tôi sẽ đi nhờ về đơn vị mới đang kêu inh ỏi, tôi ấn cuốn sổ nhỏ của Tiểu đội trưởng vào tay Thành rồi chạy ra chiếc ô-tô, trèo lên thùng xe nhìn lại thì thấy Thành đứng như tượng nhưng nước mắt thì ràn rụa!...
Sài Gòn, 16-17/10/2009
Đỗ Ngọc Thạch
Ảnh riêng

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Tiêu đề của danh mụcSố truy cập
1 Bố và con và.... 54
2 Tiểu đội trưởng của tôi 51
3 Người được chọn đâm trâu 39
4 Ma Lai 37
5 Ký ức làm báo 3 94
6 ký ức làm báo 2 93
7 Ký ức làm báo 94
8 Hai lần bác sĩ 81
9 Bảo vệ danh tiết (chùm truyện mini) 165
10 Đề tài nghiên cứu khoa học (chùm truyện ngắn mini) 142
11 Tên tướng cướp hoàn lương 143
12 Ba lần thoát hiểm 123
13 Tứ đại mỹ nhân chân dài (Chùm truyện mini) 125
14 Cô giáo vùng cao (chùm truyện mini) 108
15 Lên rừng xuống biển 94
16 Những con tàu ra Bắc vào Nam 76
17 Cá chuối đắm đuối vì con 76
18 Chuyện tình ngày Valentine 118
19 Đám mây hình trái tim 156
20 Điều kỳ diệu 85
21 Câu lạc bộ VIP 123
22 Cái hút nước 93
23 Quanh hồ Gươm 271
24 Ngày thứ ba mươi mốt 275
25 Chuyện người bán thuốc 204
26 Vụ án đêm giao thừa 253
27 Làng tôi xanh bóng tre 132
28 Làng nói trạng 181
29 Ở trọ 134
30 Chờ 97
Trang 1 trong tổng số 4
nguồn: vannghechunhat.net