Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Đại gia và siêu mẫu - Đỗ Ngọc Thạch



Tìm Đỗ Ngọc Thạch trên Google - Trich: Đại gia và siêu mẫu
 Trích: 4 Truyện ngắn trên vanchuongviet.org:
Đại gia và siêu mẫu chân dài
Đỗ Ngọc Thạch
1.
Những trận thi đấu bóng chuyền bây giờ thường được tổ chức trong những Nhà thi đấu rất hiện đại, rất đẹp, sân bóng láng coóng  và sạch bong! Nhưng khi trận đấu diễn ra thì mồ hôi các cầu thủ chảy xuống sàn không khác gì …trời mưa! Vì thế, khi hai đội tạm nghỉ để “hội ý”, các HLV kịp thời đưa ra những chỉ đạo chiến thuật thì có hai đội lau sàn nhào ra sân làm việc!...
Việc lau sân bóng chuyền ở nhà thi đấu thường do các nhân viên nam đảm trách. Nhưng cô gái Vũ Thị Cao Kều cao tới 1,74 mét và có thân hình không khác gì con trai nên cũng được nhận vào đội lau chùi sàn thi đấu. Tại sao cô gái này lại có thân hình cao lớn như thế và lại phải vào làm việc ở nhà thi đấu bóng chuyền? Chuyện kể thì dài nhưng có thể vắn tắt như sau: mẹ cô vốn là một cầu thủ bóng chuyền, không xuất sắc lắm mà lại bị tai nạn ngã gãy tay nên sớm bị loại khỏi đội bóng và đương nhiên là thất nghiệp, cạy cục mãi mới xin được việc làm tạp dịch ở nhà thi đấu bóng chuyền, với một điều kiện khá nghiệt: làm bồ nhí của ông quản lý nhà thi đấu!...
Năm tháng trôi đi, Cao Kều ra đời trong gian gác xép của nhà thi đấu với người mẹ nghèo khổ! Khi Cao Kều 3 tuổi thì bố đẻ tức ông quản lý nhà thi đấu chuyển đi nơi khác không để lại cho hai mẹ con một đồng chinh cắc bạc. May mà người quản lý mới nhà thi đấu thương tình vẫn cho mẹ Cao Kều làm việc và vẫn cho ở trong gian gác xép. Thời gian lại dắt nhau đi vùn vụt, Cao Kều 12 tuổi thì mẹ cô bị bệnh nặng, không hiểu bệnh gì mà ăn uống không được, thỉnh thoảng lại ho rũ rượi, cơ thể ngày càng suy kiệt! Thương mẹ Cao Kều làm thay phần việc của mẹ ở nhà thi đấu và khi mẹ cô nằm liệt giường thì cô chính thức trở thành nhân viên tạp dịch của nhà thi đấu với đồng lương chỉ đủ cho hai mẹ con rau cháo qua ngày!...
2.       
Tuy mới 12 tuổi nhưng cô bé đã cao hơn 1,60 mét và chỉ một năm sau lớn vọt lên tới 1,70 mét, chính vì thế mà cô mới có tên là Cao Kều! Và đến lúc này mới làm giấy khai sinh, mẹ cô không biết lấy tên gì ngoài hai chữ Cao Kều!... Đến năm Cao Kều 15 tuổi thì lại có sự đột biến lớn về cơ thể: Cao Kều cao thêm tới 1,74 mét và thân hình như có sự “lột xác” kỳ lạ: thoạt nhìn cô, ai cũng ngỡ ngàng, sửng sốt như đứng trước một Hoa hậu Thế giới! Mẹ cô là người đầu tiên nhận ra sự thay đổi về nhan sắc và hình thể của cô và cũng ngay lập tức linh cảm thấy tai họa đang rình rập! “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách”, bà mẹ cũng đã nghĩ đến việc cùng con “chạy trốn” khỏi sự rình rập của tai họa kia nhưng bà lại nghĩ: biết chạy đi đâu bây giờ, và nữa cái tai họa đang rình rập ấy nó như thế nào và lúc nào thì nó mới giáng xuống, hay chỉ là cảm giác mơ hồ? Song, chính trong lúc người mẹ đang lưỡng lự tiến thoái lưỡng nan thì tai họa ập đến. Vào một đêm mưa gió bão bùng, cánh cửa căn gác xép của hai mẹ con bị ai đó mở ra và một bóng đen lẻn vào. Lúc đó, người mẹ chưa ngủ và kịp nhận ra bóng đen lẻn vào đó chính là  người quản lý nhà thi đấu. Người này thấy bà mẹ còn thức thì nói nhỏ: “Bà giúp tôi “yêu” con bà thì tôi cho tiếp tục ở đây, nếu không sẽ bị đuổi ra đường!” Người mẹ dù nghèo khổ nhưng không thể “bán rẻ” con mình như vậy, bà quỳ mọp xuống sàn van lạy: “Tôi van xin ông, tôi lạy ông trăm lạy, ngàn lạy, xin ông tha cho nó, nó còn trẻ con! Nếu ông cần giải quyết sinh lý thì tôi xin hầu ông!” Người quản lý phì cười, nói nhỏ nhưng như tiếng ma quỷ: “Cái thân tàn bệnh hoạn của bà thì có các vàng tôi cũng không thèm! Bà đi ra ngoài cửa ngồi canh, lẹ lên!” Người mẹ uất quá, vùng dậy như là định la hét lên thì bị đánh một cú rất mạnh vào huyệt Bách hội, lăn ra bất tỉnh. Người quản lý Nhà thi đấu (vốn là một vận đông viên võ thuật) lập tức nhào tới cô con gái. Cô con gái bừng tỉnh và vùng vẫy chống cự theo phản xạ tự nhiên, nhưng dường như khó thoát khỏi sự cưỡng bức mạnh mẽ, quyết liệt của người quản lý Nhà thi đấu! Đúng lúc cô bé đã xuôi tay chịu trận thì một bóng đen khác lẻn vào, cầm một cây gậy sắt đập mạnh xuống đầu người quản lý!...
3.
Sự cố “đêm bão bùng” gây ra hai cái chết: người mẹ của cô bé Cao Kều và người quản lý Nhà thi đấu. Thông tin công bố chính thức là: người mẹ của cô bé Cao Kều chết do bệnh ung thư phổi ở giai đoạn cuối, còn người quản lý Nhà thi đấu thì chết do cao huyết áp, tiền sử đã có hai lần phải đưa đi bệnh viện cấp cứu cũng vào những đêm mưa gió lúc nửa đêm về sáng!...
 Thời gian như lá rụng lấp đầy, phủ kín mọi sự kiện của cõi trần. Chẳng ai còn nhớ hai cái chết đột ngột của người mẹ bất hạnh của cô bé Cao Kều và người quản lý Nhà thi đấu, nhưng cô bé Cao Kều thì nhớ mãi cái giây phút hãi hùng ấy: lúc cô vừa mở mắt, chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì cô nhìn thấy mẹ mình bị đánh trúng đỉnh đầu và điều đó khiến cô chống cự quyết liệt khi người quản lý nhà thi đấu nhoài người tới đè lên cô! Và hình ảnh thứ hai in khắc vào trí nhớ của cô là đúng lúc cô thấy mình như kiệt sức, chân tay bỗng mềm nhũn thì một khuôn mặt rất quen thuộc của một anh chàng trong đội lau chùi sàn thi đấu bóng chuyền xuất hiện đằng sau người quản lý và cầm một cây gậy đập mạnh xuống đầu người quản lý!... Cô bé rất nhớ khuôn mặt ấy nhưng không hiểu tại sao cô không nhớ nổi tên anh ta, có lẽ do cô ít nói chuyện với những người cùng làm việc và những người này thì thay đổi liên tục, dường như chỉ có mẹ con cô là “cắm chốt” khá lâu ở cái nhà thi đấu này! Nhưng sau đám tang mẹ, cô như bị một bàn tay khổng lồ nào đó nhấc bổng khỏi cái nhà thi đấu mà cô đã sống trọn cả tuổi thơ và ném cô vào biển đời mênh mông!...
4.
Công ty thời trang Óng ả Tơ tằm từ ngày có cô gái Vũ Thị Kiều Nữ làm người mẫu chính thức thì phất lên như diều gặp gió. Bà chủ Giám đốc Công ty Óng ả Tơ tằm chính là người đã đưa cô bé Vũ Thị Cao Kều về làm người mẫu của Công ty. Bà chính là em gái của mẹ cô bé Cao Kều và bản thân bà hồi nhỏ cũng được người nhà gọi bằng cái tên Cao Kều. Bà và người chị là con gái một nhà nông thứ thiệt, quê ở vùng chiêm trũng tỉnh Hà Nam. Có lẽ do phải lội bùn từ bé trong những cánh đồng nước lên cao tới rốn nên phần lớn những gái quê ở đây  được Tạo hóa ban cho cặp chân dài như chân con cò lặn lội đồng xa! Hai chị em cô bé Cao Kều đều cao tới 1,75 mét và khi tới tuổi “thập tam” thì thân hình phát triển thật hoàn hảo. Người em (tức Bà chủ sau này) có phần lúng liếng, số đo ba vòng bốc lửa và quyến rũ (89-59-89), được một người họ hàng xa dẫn lên thành phố thi tuyển người mẫu thời trang và đậu “Thủ khoa” ngay tức thì! Còn người chị (tức người mẹ xấu số của cô bé Vũ Thị Cao Kều), thiên về ăn no vác nặng và thể lực có phần vượt trội, được người họ hàng xa này dẫn đến đầu quân ở một đội bóng chuyền, cũng trúng tuyển ngay! Khi đi dự đám tang người chị xấu số, bà chủ Công ty Thời trang đã ngay lập tức nhận thấy cô bé Vũ Thị Cao Kều chính là Ngôi sao, là Siêu mẫu của “Thế giới chân dài” trong một ngày không xa và bà liền nhận nuôi cô bé cháu sẽ “hái ra tiền” này! Và bà chủ Công ty Thời trang Óng ả Tơ tằm đã hoàn toàn chính xác khi chỉ sau một tháng “làm quen” với nghề người mẫu, cô bé Cao Kều ngộc nghệch chuyên làm tạp vụ ở nhà thi đấu bóng chuyền đã như là “lột xác” trở thành một người mẫu không thua kém bất cứ siêu người mẫu đẳng cấp quốc tế nào với chiều cao 1,78 mét và số đo ba vòng huyền ảo quyến rũ: 90-60-90 !...
5.
Bà chủ Công ty Thời trang Óng ả Tơ tằm quả là người tài sắc vẹn toàn: Công ty Thời trang của bà đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và đã có thể “nói chuyện tay đôi” với các siêu cường Thời trang trên thế giới; về nhan sắc, tuy bà chủ đã gần kề U40 nhưng khi tiếp xúc với bà, không ai có thể đoán chính xác tuổi bà và hầu như không có một đại gia nào là không bị bà hút hồn!...
Với phần lớn các cô gái người mẫu chân dài, sau khi đã đạt được một thứ hạng nào đó có giá trong “Làng Thời trang” thì kiếm một ông chồng Đại gia đặng tận hưởng cuộc sống gia đình…Song, bà chủ Công ty Thời trang Óng ả Tơ tằm lại không thích như vậy, mà bà muốn hai cụm từ “Đại gia” và “Siêu người mẫu chân dài” phải nhập làm một trong con người bà, tức bà sẽ vừa là Đại gia, vừa là siêu người mẫu chân dài! Và phải thừa nhận rằng, cho đến lúc này, bà đã làm được điều đó! Còn chuyện tình cảm, tức Tình yêu rồi chồng con, bà chủ Công ty Óng ả quan niệm rất thoáng: thấy thích ai thì “quan hệ”, hết thích thì chia tay! Không hiểu vì lý do gì, bà chưa hề thấy thực sự Yêu ai, khi thấy người ta yêu nhau đắm đuối, mê say và có thể chết vì nhau thì bà không hiểu nổi tại sao lại như thế? Nhiều người nói bà bị “chai sạn” trong quan hệ nam nữ nên lãnh cảm với chữ Tình yêu, bà thấy cũng đúng phần nào!... 
Từ khi có cô cháu tức Vũ Thị Cao Kều mà bà chủ đã đổi tên cho thành Vũ Thị Kiều Nữ, về Công ty, hai dì cháu không dời nhau nửa bước…Vào những lúc yên tĩnh chỉ có hai Dì cháu, bà chủ mê mải ngắm nhìn thân thể nõn nà, nở nang với những dường cong huyền ảo của cô cháu, bà cứ thấy trong người từ từ dâng lên một cảm giác kỳ lạ, khó tả. Và cho đến lúc cái cảm giác kỳ lạ, khó tả ấy xuất hiện thường xuyên, liên tục thì bà mới biết rằng bà đã có tình yêu Đồng tính với cô cháu gái!... Khi cái cảm giác kỳ lạ ấy dâng trào mạnh như sóng thần thì bà chủ không chỉ nhìn ngắm nữa mà ôm ghì lấy Kiều Nữ rồi hôn lên khắp người cô gái một cách cuồng nhiệt.  Lúc đầu, mỗi lần bà chủ vừa ôm lấy Kiều Nữ ,  trong đầu cô vụt hiện lên hình ảnh bị người quản lý nhà thi đấu đè lên người định cưỡng bức, lập tức cô ngất xỉu, nhưng khi thấy cô ngất xỉu, bà chủ lại tiếp tục hôn hít, nắn bóp khắp người cô khiến cô từ từ hồi tỉnh và có cảm giác thích thú! Vài lần sau đó thì cô bé Kiều Nữ có cảm giác thích thú thực sự và cô để mặc bà dì muốn làm gì thì làm !...
6.
…Lúc đầu, người ta còn xì xào bàn tán, “nói nhỏ với nhau” về cái chuyện “Đồng tính luyến ái” của hai Dì, cháu cô bé Kiều Nữ. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau thì không còn là chuyện bí mật nữa.
Trước sự kiện này, phái nữ thì nói: “Thân hình cô bé Kiều Nữ đẹp đến từng milimet thì bà Dì mê đắm là phải thôi! Thi thoảng, sau mỗi lần trình diễn thời trang, tôi lại nhào tới xin chữ ký và cố nắm lấy bàn tay, rồi cánh tay cô ta mà cũng thấy đê mê cả mấy ngày!”
Phái nam, nhất là mấy đại gia đã đưa cô bé vào “tầm ngắm” thì suýt xoa: “Thật là phí của giời! Đẹp mê hồn như thế, quyến rũ không thể cưỡng nổi như thế mà lại rơi vào tay bà Dì độc thân! Chẳng lẽ toàn những anh tài tuấn kiệt như chúng ta, điều khiển được cả Thần tài mà lại đành ngồi bó tay thúc thủ, giương mắt ếch ra mà nhìn thế sao?” Một đại gia khác nổi tiếng “sát gái” hùng hồn tiếp lời: “Phải hành động ngay, hành động như Đội đặc nhiệm phản ứng nhanh! Các huynh gom hết “vũ khí, đạn dược” vào đây, chỉ sau ba ngày sẽ có kết quả!” Một đại gia khác nổi tiếng gian hùng như Tào Tháo, cười phá lên một hồi rồi nói : “Thế mà cũng mang danh “sát gái”! Để đó cho tôi, chỉ một ngày là có kết quả!”…Và quả nhiên, vị đại gia gian hùng như Tào Tháo đã thực hiện được mưu gian: sau một ngày bám đuôi, đã dụ được bà Dì vào một khách sạn 5 sao và sau khi cho bà Dì nhấp một ngụm rượu thuốc mê đã “làm việc hội đồng” khiến cho bà Dì bần thần cả người một tuần liền và sau đó thì quên béng đi chuyện Đồng tínhmà cặp kè cùng một lúc đến ba “phi công trẻ”!
Ở đời, có những sự kiện, sự việc xảy ra bất ngờ và trùng hợp một cách ngẫu nhiên với ý muốn (thường là mong manh, ít có cơ sở thành hiện thực) của ai đó và thường là khó tin, khó có thể xảy ra. Song, thực ra “Ngẫu nhiên” nó cũng có quy luật riêng của nó và trong Toán học (chuyên ngành Xác suất) người ta đã xây dựng hẳn lý thuyết  “Quy luật của Ngẫu nhiên”. Sự việc tiếp theo đây thuộc “Quy luật của Ngẫu nhiên”.
Đúng vào cái ngày bà Dì của Kiều Nữ sa bẫy của Đại gia gian hùng thì cái anh chàng cùng trong đội lau chùi sàn bóng với Kiều Nữ năm xưa, giờ đã là cầu thủ chủ chốt của một đội bóng chuyền, đã đến tìm Kiều Nữ để mời cô xem đội của anh ta  đánh trận chung kết của một giải bóng chuyền Quốc tế. Khi gặp lại “đồng nghiệp” cũ lại được xem một trận đấu bóng chuyền tuyệt vời, những kỷ niệm tuổi thơ tuy gian khổ nhưng tuyệt đẹp của Kiều Nữ ào ạt bay về, khiến cô như quên đi mình đang là siêu người mẫu  Thời trang chân dài!...
Sau buổi thi đấu, trong khi phần lớn đội bóng kéo nhau đi ăn mừng chiến thắng thì anh chàng “đồng nghiệp” cũ của Kiều Nữ và hai cầu thủ thân thiết của anh ta, ở lại Nhà thi đấu, cùng với Kiều Nữ là bốn người , chia làm hai đội, đấu đến cả chục hiệp mà không phân thắng bại! Ba cầu thủ bóng chuyền cấp kiện tướng kia cùng kinh ngạc tột độ khi thấy Kiều Nữ càng chơi càng xuất sắc và mọi động tác đỡ bóng, chuyền bóng và đập bóng của cô không khác gì một cầu thủ bóng chuyền nhà nghề!...
7. 
Sau khi đưa bà Dì của Kiều Nữ vào bẫy, mấy đại gia kia không thể nào tìm thấy Kiều Nữ vì họ không bao giờ lại có thể nghĩ rằng Kiều Nữ đã đầu quân vào một đội bóng chuyền danh tiếng và các cô gái ở đây cũng là chủ sở hữu của những cặp chân dài miên man!.../.
Sài Gòn, 2008-2009
Đỗ Ngọc Thạch
 nguồn: vanchuongviet.org

 Yahoo! Thế giới sao

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Ký ức Binh Nhì; Anh Nuôi và Chị Nuôi



 
 
57 truyện ngắn trên phongdiep.net:  trích: Ký ức Binh Nhì; Anh nuôi và Chị Nuôi
 
Ngày đầu tiên xúng xính trong bộ quân phục mới thơm mùi vải, hai bên cổ đeo quân hàm BINH NHÌ có hai miếng tiết đỏ au, ở giữa đính ngôi sao sáng lóa, chúng tôi “nhìn nhau lạ hoắc cười ha ha”! (Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 13/12/2009. Lần đọc: 1692 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Lớp đào tạo “Đầu bếp” của Bá Cường tiến hành được hai mươi ngày thì lớp Bổ túc văn hóa của tôi mới “Khai giảng”. Các học viên của lớp Bổ túc văn hóa trình độ không đồng đều (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) Ngày đăng: 09/12/2009. Lần đọc: 1264 . Cập nhật bởi: DiepAnh
 

KÝ ỨC BINH NHÌ- Đỗ Ngọc Thạch
KÝ   ỨC  BINH  NHÌ 
Truyện ngắn của  Đỗ Ngọc Thạch  
 
Tôi nhập ngũ tháng 12 năm 1966, vào Binh chủng Ra-đa, khi đang là sinh viên Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (lúc đó đang sơ tán ở Đầm Mây, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). Tháng 10 năm 1970, tôi lại trở về học tại Khoa Toán, trường ĐHTH Hà Nội (lúc đó đang ở cơ sở chính tại Khu Thượng Đình, Hà Nội). Tuy chỉ gần bốn năm tại ngũ, nhưng kỷ niệm đầy ắp và mỗi khi tháng 12 đến, tôi lại như là đi ngược thời gian trở về những năm tháng ấy… 
Ngày đầu tiên xúng xính trong bộ quân phục mới thơm mùi vải,  hai bên cổ đeo quân hàm BINH NHÌ có hai miếng tiết đỏ au, ở giữa đính ngôi sao sáng lóa, chúng tôi “nhìn nhau lạ hoắc cười ha ha”! Quả thật chúng tôi đã “Lột xác”, từ anh học trò “dài lưng tốn vải” trở thành người chiến sĩ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh! Cái cảm xúc thiêng liêng ấy khiến chúng tôi rất hãnh diện, từng tốp dăm ba người đi dạo khắp làng (khi mới nhập ngũ, tân binh chúng tôi ở nhờ trong nhà dân, cạnh Đại đội Ra-đa “đăng cai” đợt tuyển quân này). Lúc ấy đã gần trưa, trời đã hửng nắng và đúng là những nụ cười rạng rỡ của những chàng trai lính trẻ chúng tôi đã làm sáng rực cả xóm làng vốn rất tĩnh mịch mỗi khi mùa Đông đến. Đang cao hứng nói cười bi bô, bỗng tôi sững người khi thấy một tốp các thôn nữ đang đứng dưới một gốc cây lớn, cất tiếng hò lảnh lót: “Ai ơi chớ lấy Binh Nhì / Năm đồng một tháng lấy gì nuôi con!...”. Có lẽ những người bạn lính của tôi cũng như tôi, lần đầu tiên được nghe câu ca dân gian đó, cho nên phản ứng của chúng tôi là đứng như trời trồng! 
Ngày hôm sau, tôi hỏi ngay cô chủ nhà (đang ở nhờ): “Chị có biết ai đặt ra câu ca ấy không? Tài thật đấy!”. Chị chủ nhà cười: “Bây giờ chú mới biết à? Câu ca ấy có từ lâu rồi! …Chồng tôi nhập ngũ đã được một năm, giờ đã lên Binh Nhất, tức sáu đồng một tháng, làm sao mà nuôi con? Không những thế còn xin tiền vợ tiêu vặt, mỗi tháng tôi phải gửi cho mười ngàn!...”. Nghe chị chủ nhà nói vậy, tôi chỉ biết…nghe và ngao ngán!... 
Thấy tôi có vẻ thất vọng, chị chủ nhà cười nói: “Nói là nói thế nhưng chị em chúng tôi rất thích lấy chồng Binh Nhì, bởi Binh Nhì là những anh lính trẻ nhất, vô tư nhất và…đáng yêu nhất!”. Tôi trút một tiếng thở dài, nói: “Thôi, chị khỏi động viên tôi! Tôi rất ghét những lời động viên, an ủi!”. Chị chủ nhà nói ngay: “Chú không tin à? Vậy tôi sẽ gọi cô em tôi tới đây xem chú có tin hay không!”. Và không đợi tôi kịp phản ứng gì, chị chủ nhà đặt đứa con chưa đầy tuổi vào tay tôi rồi đi nhanh hơn làn gió! Chưa tới năm phút, chị chủ nhà đã trở về cùng với một cô gái khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, hao hao giống chị chủ nhà, chắc đúng là em gái. Cô em gái nhìn tôi bằng ánh mắt lung linh, tôi tưởng như đang nhìn thấy những giọt sương mai. Cô gái nhoẻn miệng cười như chào tôi, tôi tưởng như lạc lối khi nhìn vào đôi môi mọng ướt và hàm răng lóe sáng của cô! …Chị chủ nhà đón lấy đứa con và nói: “Cô Mận em tôi sẽ nói lại cho chú biết con gái có thích lấy chồng Binh Nhì hay không?”. Khi chỉ còn lại tôi và cô gái tên Mận, tôi thật sự lúng túng không biết nói gì, làm gì thì cô Mận nói: “Anh hãy hỏi em rằng cô có thích lấy chồng Binh Nhì không?”. Tôi làm theo như cái máy, lặp lại nguyên văn câu hỏi: “Cô có thích lấy chồng Binh Nhì không?”. Cô gái nói ngay: “Có! Anh hãy cưới em đi!”. Vì tôi chưa hề nghĩ tới hai chữ “cưới vợ” nên buột mồm nói: “Làm sao để cưới được em?”. Tức thì cô gái cầm lấy tay tôi nói: “Anh hãy hôn em đi thì sẽ biết làm thế nào!”. Và khi tôi còn đang ngỡ ngàng trước tình huống bất ngờ thì cô gái nép vào ngực tôi rồi bất thình lình hôn túi bụi vào mặt tôi!... 
*
Nhờ cô gái tên Mận mà tôi biết giá trị của anh lính Binh Nhi và những niềm vui rất…Binh Nhì! Nhưng chỉ ba ngày sau thì Chính trị viên Đại đội đã cho tôi biết thân phận thực sự của anh lính Binh Nhì là như thế nào! 
Trưa hôm ấy, đáng lẽ ngủ trưa như tất cả mọi người thì tôi lại nghe có tiếng gọi thoang thoảng trong gió từ đầu hồi, chỗ để cối xay lúa của chị chủ nhà. Tôi nhẹ nhàng đi ra thì thấy cô Mận đang ngồi cạnh cái cối xay, bên phải là một thúng thóc vàng! Vừa nhìn thấy tôi, Mận ngoắc lại và nói khẽ: “Anh chưa ngủ à? Hôn em đi, nhớ anh quá!”. Binh Nhì chúng tôi là phải biết  “tuân lệnh một cách nhanh chóng và chính xác”, cho nên tôi đã thực hiện “mệnh lệnh” của Mận một cách xuất sắc!...Có lẽ cái hôn của tôi sẽ dài vô tận nếu như Chính trị viên Đại đội không đột ngột xuất hiện! Thì ra CTV đi “kiểm tra” đột xuất khu tân binh chúng tôi! Chính trị viên chưa kịp nói gì thì cô Mận đã đẩy nhẹ tôi ra và nói: “Binh Nhì Thạch! Thừa lệnh Tiểu đội trưởng, tôi ra lệnh cho đồng chí chạy bộ ba mươi vòng quanh nhà!”. Tôi liền hô rõ rồi chạy vút đi khiến CTV ngớ người một lúc! Nhưng chỉ hai phút sau, CTV đã lấy lại bình tĩnh và cười cười rồi nói: “Cô Mận, cô giỏi thật đấy, xứng đáng được đề bạt Tiểu đội trưởng chứ không phải thừa lệnh nữa!”. Lúc đó, tôi chạy được một vòng, khi quay lại nhìn Mận thì cô ra hiệu cho tôi vào trong nhà mà ngủ tiếp, tôi liền nhẹ nhàng chui vào nhà! Vừa vào thì nghe tiếng CTV nói: “Tôi đã biết phong thanh chuyện “luyến ái” của cô với anh lính Binh Nhì vừa rồi! Tôi sẽ kỷ luật anh lính thật nặng vì đã vi phạm lời thề thứ 9 của QĐND VN!”.
 Tiếng cô Mận nói: “Thôi, tôi xin CTV, là tại tôi cả, tôi thích anh ta! Muốn kỷ luật thì kỷ luật tôi đây này!”. Tiếng CTV: “Ai lại kỷ luật một cô gái xinh đẹp và đáng yêu như cô Mận được!...”. Tiếng cô Mận: “Đừng, buông tôi ra không tôi la lên bây giờ!”. Tiếng CTV: “Cô mà la lên thì tôi sẽ kỷ luật anh chàng Binh Nhì của cô!...”. Tiếng Mận: “Thôi được, tôi chịu thua CTV!...Nhưng bây giờ tôi phải xay lúa, để đến tối, tôi sẽ chiều!”. Tiếng CTV: “Nhớ đấy nhé! Tối đúng bảy giờ, tôi chờ ở trên mặt đê, sẽ ra hiệu bằng đèn pin!”…Có tiếng đổ thóc vào cối xay, rồi tiếng cối xay rào rào, ù ù…Đoán chừng CTV đã đi xa, tôi đi ra đầu hồi thì thấy Mận đang xay lúa, vẻ mặt thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra! Tôi không sao hiểu được tại sao Mận lại đồng ý hẹn CTV, liền tới gần Mận, định hỏi “cho ra lẽ” thì Mận như là đã biết ý nghĩ của tôi, vừa cười vừa nói: “Anh không phải lo cho Mận! CTV không thể “ăn tươi nuốt sống” được Mận đâu!”. Nói xong, Mận lại xay lúa rào rào, ù ù!... Tuy thế, tôi vẫn thấy không yên tâm và nghĩ tối nay sẽ ra mặt đê “chi viện”! 
Đúng bảy giờ tối, tôi lặng lẽ đi ra con đê. Trong bóng đêm mờ ảo, con đê như một con trăn khổng lồ! Vừa bước lên mặt đê, tôi đã nhìn thấy có ánh sáng đèn pin nhấp nháy như đánh “Mooc”! Rồi có ánh đèn pin khác đáp lại. Tôi đang băn khoăn không hiểu chuyện gì đã xảy ra thì thấy một mùi hương rất quen thuộc bao phủ quanh người! Thì ra là Mận đã đứng cạnh tôi từ bao giờ. Mận cười rúc rích và nói: “Phen này Kẻ cắp Bà già gặp nhau! Em đã nhường cho Bà Ba Béo “xuất hẹn” với CTV rồi!...Thưởng gì cho em đi chứ?”. Tôi chưa kịp hỏi “Bà Ba Béo” là ai thì như là đã bị lạc trong hương bưởi, hương chanh kỳ ảo!...
Đối với số lính tân binh sinh viên chúng tôi lúc đó, có một vấn đề đặc biệt “nghiêm trọng” là chữ “Đói”. Sau ba tháng ở nơi sơ tán, ăn không đủ no (bữa nào cũng chỉ có lưng cơm và chậu canh măng lõng bõng…) nên ai cũng “gày đen như quỷ đói” và ghẻ lở đầy người (do lạ nước - ở nơi sơ tán toàn tắm suối). Vì thế, khi được Bộ đội nuôi, chữ “Đói” đã hạn chế cơ bản. Tuy nhiên, do đều đang ở “tuổi ăn” nên với chế độ ăn uống có “khẩu phần” của quân đội, không phải là được ăn “căng rốn”. Sáu người một mâm, một chậu cơm không phải là đầy có ngọn, nếu nhanh tay thì sới được ba lần, còn chậm chạp thì chỉ có hai lần mà thôi! Mỗi lần ăn cơm, chúng tôi xếp thành hàng, một Trung sĩ Trực ban của Đại đội đứng chỉ huy, đếm đúng sáu người thì ngắt ra, đi tới chỗ có ba cái bàn để nhận sáu suất ăn gồm một chậu cơm, một chậu canh và một cái khay có nhiều ngăn đựng thức ăn mặn. Chỗ ăn không có bàn ghế gì, chỉ là một bãi đất trống cạnh nhà bếp của Đại đội, lính ta chỉ việc “hạ thổ” rồi ăn uống rào rào. Nhìn cảnh gần một trăm lính tân binh ăn uống ồn ào trên bãi đất, tôi thật…ngao ngán! Vì thế, không như mọi người đến giờ ăn là nhanh chân đi trước, xếp hàng đầu để sớm được thỏa mãn cơn đói, tôi và Thao (cùng ở một nhà) thường đứng ở cuối hàng, chờ cho “bãi ăn” (chứ không phải “Nhà ăn”) vãn người, mới túc tắc đến nhận suất ăn và thong thả ngồi nhai và…ngẫm sự đời! Cái sự “Ngẫm sự đời” này đã giúp tôi phát hiện ra một điều thú vị: Thì ra cái câu thành ngữ “Ăn uống đi trước, lội nước đi sau” chỉ đúng ở vế thứ hai!
Tức là những người nhận cơm trước chỉ được gần đủ định lượng, vì người phát cơm luôn lo sẽ bị thiếu ở phía sau, cho nên luôn để chừa lại một số lượng “dự phòng”, hoặc giả có thêm “khách đột xuất” (mà thời chiến thì chuyện này thường xảy ra). Vì thế, khi chúng tôi đến nhận suất cơm thì đã là nhóm người ăn cuối cùng, mà nhìn vào “Kho lương” thì thấy còn ê hề! Vì thế, các anh nuôi sau khi “trách yêu” rằng “Làm gì mà đi ăn muộn thế?” đã xúc cho khá là nặng tay! Lúc đó thường là chỉ còn ba, bốn người, chưa đủ một mâm sáu, nhưng chúng tôi được nhận phần cơm còn nhiều hơn cả mâm sáu lúc mới bắt đầu bữa ăn! Mỗi lần bưng cơm canh về một chỗ cao ráo, sạch sẽ nhất của “Bãi ăn”, Thao lại tủm tỉm cười nói: “Chúng ta là trâu chậm uống đục! Có lẽ phải sửa chữ “Đục” thành chữ “Đậm”!” Tôi lại bảo: “Khỏi phải sửa, bởi chữ “Đục” ấy rất hay, “Đục nước béo cò”! Thao lại cười hồn nhiên: “Ờ nhỉ!...”. 
Một lần, chỉ có tôi và Thao là người ăn sau cùng trên “bãi ăn” thì thấy có hai đứa bé, đứa chị gần mười tuổi, thằng em khoảng năm, sáu tuổi, quần áo rách rưới, cứ đứng ở góc sân nhìn chúng tôi ăn. Đứa em hai lần định nhào tới chỗ chúng tôi nhưng đều bị chị nó kéo lại. Thấy vậy, tôi nói với Thao: “Đem cho hai chị em chúng nó hai bát cơm, hết cả thịt vào!”. Thao nhất trí ngay, dùng hai cái bát sắt của chúng tôi, xới đầy bát, đem lại cho hai chị em. Hai đứa nhận hai bát cơm thì đi ngay!... Ăn xong, chúng tôi còn lại giúp mấy người Anh nuôi thu dọn “Chiến trường”. Thượng sĩ Sùng, Tiểu đội trưởng nuôi quân thấy chúng tôi làm động tác “Binh vận” như thế thì thích lắm, cười hở hết hàm răngbàn cuốc, nói: “Người ta cứ bảo đám học trò các cậu lười nhác nhưng hóa ra không phải! Hôm nay mà hai cậu rửa hết cho tớ đống khay chậu này thì sẽ có phần thưởng xứng đáng!”. Đương nhiên là chúng tôi rửa hết, chỉ mất khoảng nửa giờ, mà cũng không phải vì “phần thưởng” như Thượng sĩ Sùng đã hứa mà chỉ là làm cho biết Anh nuôi là thế nào!... 
Khi chúng tôi về đến nhà thì thấy hai chị em hai đứa bé ban nãy đứng chờ ở góc sân, tay cầm hai cái bát sắt. Thì ra chúng đợi trả chúng tôi hai cái bát sắt (đó cũng là một “vũ khí” quan trọng của người lính, vì mỗi ngày phải dùng tới ba lần sáng, trưa và chiều tối). Chị chủ nhà bước ra sân nói: “Chúng nó chờ các chú gần nửa giờ rồi đấy. Bảo cứ đưa chị trả giùm nhưng nhất định không chịu, đòi phải gặp hai chú để cám ơn!”. Đứa chị nói lí nhí cái gì mà tôi nghe không rõ, nhưng trong lòng dâng lên một cảm giác kỳ lạ, như là …muốn khóc, bởi nhìn kỹ mới thấy đứa chị thật xanh xao, gày gò, hai cánh tay như hai cuống lá đu đủ!...Thì ra chúng là hàng xóm của chị chủ nhà. Bố mẹ chúng đều bệnh tật liên miên nên nhà rất nghèo túng và chúng thường xuyên bị đói! Sau khi nghe chuyện hai đứa bé hàng xóm, Thao cũng xúc động lắm, nói với tôi: “Từ hôm nhận năm đồng tiền lương Binh Nhì đến giờ, chúng ta chưa tiêu pha gì. Vậy ta nên góp lại thành mười đồng, mua gạo đem cho hai chị em chúng nó!”. Nghe Thao nói mà tôi lại muốn… khóc (tôi vốn là đứa trẻ dễ mềm lòng từ khi thường bị bố phạt…nhịn đói!). Tờ năm đồng ấy tôi vẫn cất dưới đáy ba-lô, định giữ làm kỷ niệm của anh lính Binh Nhì, nhưng giờ thỉ kỷ niệm về những đứa bé đói rét này còn quan trọng hơn nhiều!...
Nói là làm, chúng tôi gộp hai tờ năm đồng lại, đi tới ngay nhà bếp Đại đội, tìm gặp Thượng sỹ Sùng. Lúc đó, Thượng sỹ Sùng đang ngồi uống trà cùng với ba Anh nuôi nữa. Khi nghe chúng tôi nói ý định muốn dùng mười đồng lương Binh Nhì của hai người mua gạo giúp gia đình hai đứa bé nghèo đói, Thượng sỹ Sùng nhìn chúng tôi lừ lừ rồi nói: “Cất ngay mười đồng Binh Nhì đó đi! Chẳng lẽ lão Thượng sỹ tái ngũ (nhập ngũ lần thứ hai) này lại để các cậu qua mặt như thế!”. Nói rồi Thượng sỹ Sùng bảo một Anh nuôi ngồi cạnh: “Cậu đi cân cho hai anh Binh Nhì này mười ký gạo, ghi vào người nhận là Thượng sỹ Sùng!”… Khi đã cầm mười ký gạo trên tay, tôi vẫn chưa tin nổi câu chuyện lại “Kết thúc có hậu” như thế!... 
*
Những ngày tháng huấn luyện Tân binh trôi qua nhanh vun vút, nhưng thực ra nó chuyển động với vận tốc không đổi, tôi thấy nó nhanh bởi ngày nào tôi cũng vạch một vạch phấn lên cái cột nhà ngay sát chỗ giường ngủ. Khi tôi vừa vạch xong vạch phấn thứ hai mươi, thì lại có cảm giác tràn ngập trong mùi hương chanh, hương bưởi kỳ ảo. Quả nhiên là Mận đã tới từ bao giờ, cảm giác không bao giờ đánh lừa chúng ta!...Tôi nói với Mận: “Chúng ta quen nhau đã mười bảy ngày rồi, đúng bằng số tuổi của Mận! Vậy phải “Liên hoan” ăn mừng đi chứ!’. Mận cười nói: “Lúc nào Mận cũng sẵn sàng “Liên hoan” với anh!”. Những lúc “nói chuyện” như thế này, tôi thường cảm thấy thiếu vốn ngôn từ vô cùng! Thì lại là lúc Mận “gỡ thế bí” cho tôi, bảo tôi đừng nói gì cả, và thế là chúng tôi cùng bay vào một thế giới thật kỳ lạ, có đủ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông!... Sau này, khi tôi biết đến câu nói nổi tiếng “Khởi thủy là hành động” của nhà viết kịch bậc thầy Gớt thì tôi nghĩ ngay tới cô gái quê tên Mận: Mận mà được học hành đàng hoàng thì chắc chắn chẳng thua gì tác giả Phaux-tơ này!... 
Đợt huấn luyện Tân binh của chúng tôi chỉ kéo dài đúng ba mươi ngày. Ngày kết thúc khóa huấn luyện Tân binh, tôi bị xếp hạng chót vì có hai môn không đạt: đó là đi đều bước và thuộc lòng mười lời thề danh dự của người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tôi cũng không hiểu sao, khi bước đi một mình, tôi bước rất đúng nhịp hô của người chỉ huy, nhưng khi đứng vào trong hàng ngũ, thì chân tôi cứ bị lạc nhịp! Còn chuyện vì sao không thuộc lòng được mười lời thề, cho đến bây giờ, tôi vẫn ngạc nhiên với chính mình bởi bao nhiêu công thức, định lý, tiên đề Toán học rất khó nhớ đã khiến cho hầu hết người đi học phải đau đầu, thì tôi lại nhớ rất nhanh, và còn thuộc lòng cho đến tận bây giờ, còn mười lời thề ngắn gọn như thế tại sao lại không nhớ nổi? 
Sài Gòn, 12-12-2009
Đỗ Ngọc Thạch      
ANH NUÔI VÀ CHỊ NUÔI- Đỗ Ngọc Thạch
Truyện ngắn của  Đỗ Ngọc Thạch 
ANH  NUÔI  VÀ  CHỊ  NUÔI 
1. 
Khoảng giữa năm 1969, tôi từ đơn vị Ra-đa chiến đấu về Trung đoàn bộ. Tưởng rằng sẽ được đi học lớp sĩ quan Ra-đa ở nước ngoài, nhưng chờ đến chục ngày thì Trợ lý Quân lực Trung đoàn nói: “Quân lực Binh chủng mới điện vào nói đợt này lại hoãn, không biết đến bao giờ. Vậy cậu thích về lại Đại đội hay ở lại Trung đoàn bộ?”. Tôi nói ngay: “Cho em được trở về trường Đại học, hình như cái số em không hợp với việc học làm sĩ quan quân đội! Ba lần Trung đoàn gọi lên rồi lại hoãn, quá tam ba bận! Không có lần thứ tư đâu!”. Trợ lý quân lực nói: “Thôi được, sẽ cho cậu được toại nguyện! Nhưng phải ở lại Trung đoàn Bộ một năm nữa!”. Tôi sốt ruột: “Làm gì vậy?”. Trợ lý QL nói: “Trung đoàn sẽ mở một lớp Bổ túc văn hóa cho một số sĩ quan chỉ huy Đại đội để thi lấy bằng Trung học phổ thông. Có như vậy số sĩ quan này mới có đủ tiêu chuẩn gửi đi học ở Học viện Quân sự nước ngoài. Cậu sẽ làm giáo viên môn Toán cho lớp Bổ túc văn hóa này. Giáo viên môn Lý, Hóa và Văn đã có rồi! Lớp học kết thúc thì cậu sẽ được về lại Khoa Toán  trường Đại học Tổng hợp! Nhất cử lưỡng tiện nhé, cậu vừa lên lớp vừa củng cố lại kiến thức, có như thế việc về trường cũ học lại sẽ rất tốt!”…Tôi còn biết nói gì nữa? 
Thế là tôi được biên chế vào Tổ Giáo viên văn hóa thuộc Ban Chính trị Trung đoàn. Trong thời gian chờ “Chiêu sinh” – học viên là sĩ quan chỉ huy cấp Đại đội, tôi chỉ có một việc là chuẩn bị “Giáo án”. Tôi nghĩ “Giáo án” này không thể như giáo án của các Trường Trung học Phổ thông mà luyện kỹ năng giải bài tập Toán là chính (để đi thi lấy bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, - giống như luyện thi bây giờ) cho nên tôi chuẩn bị “Giáo án” rất nhanh, bởi giải bài tập Toán là sở trường của tôi. 
Trong những ngày này, lúc rảnh rỗi tôi thường tới chơi với “người tiền nhiệm” là Thượng sĩ Bá Cường, hiện đang làm Quản lý Bếp ăn  của Trung đoàn Bộ. Sở dĩ Cường không làm giáo viên văn hóa nữa vì Cường nóng tính, khi giảng bài thường buột mồm mắng học viên là “Ngu như bò”, mà học viên thì như đã nói trên, toàn là sĩ quan chỉ huy cả rồi! Vì Cường lại có “Hoa tay” nấu ăn, nguyên liệu chỉ là những thứ bình thường, nhưng qua tay Cường thì khi bưng lên bàn ăn, tỏa hương nghi ngút không thua gì sơn hào hải vị!
Bếp ăn của Trung đoàn bộ là phục vụ toàn những sĩ quan chỉ huy cấp Trung đoàn, không thể “Chém to kho mặn” như bếp ăn Đại đội, vì thế, ngoài việc trực tiếp “Vào Bếp”, Cường còn có nhiệm vụ đào tạo (theo lối truyền nghề, “Cầm tay chỉ việc”) một số đầu bếp giỏi để  cung cấp nhân tài nấu nướng cho các bếp ăn Đại đội. Đây là một chủ trương sáng suốt của Chính ủy Trung đoàn nhằm giúp bộ đội “Ăn no đánh thắng”, bởi trong điều kiện thời chiến, việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho bộ đội gặp rất nhiều khó khăn! Chỉ nói ví dụ như có một thời gian dài, các bếp ăn được nhận Bột mì (của nước bạn Liên Xô) kèm với gạo (gọi là “ăn độn”, như đã từng độn khoai, độn sắn…). Khoai và sắn thì dễ xử lý, nhưng khi độn Bột mì thì các Bếp ăn đều lúng túng, chỉ biết nhào nước rồi vo viên thành một cục như nắm đấm rồi cho vào chảo…luộc như luộc bánh trôi truyền thống! Bánh trôi thì là món ăn ngon từ ngàn đời nay, nhưng bột mì luộc thì lính ta có đói rỗng bụng cũng nuốt không trôi! Nhưng qua tay Cường thì các thủ trưởng Trung đoàn như là được thưởng thức bánh bao, sủi cảo, vằn thắn của người Việt gốc Hoa!... 
Lúc này, Bá Cường đang mở một lớp đào tạo “Đầu bếp”, thời gian là hai tháng. Học viên là Bếp trưởng của các Đại đội gọi về và một số các cô thôn nữ người địa phương, do Trung đoàn bộ đang “Kết nghĩa” với Chi Đoàn Thanh niên của xã nơi đóng quân. Vốn là người thích “lăn vào bếp” từ nhỏ, nên tôi xin được là “Học viên dự thính” của lớp đào tạo đầu bếp này, tất nhiên là Cường O.K. 
2. 
Lớp đào tạo “Đầu bếp” của Bá Cường tiến hành được hai mươi ngày thì lớp Bổ túc văn hóa của tôi mới “Khai giảng”. Các học viên của lớp Bổ túc văn hóa trình độ không đồng đều, chỉ có chục người mà trình độ trải đều ra cả ba loại: lớp 8, lớp 9 và lớp 10, tức lúc đi bộ đội, họ đang học dở dang lớp 8, lớp 9 và lớp 10. Vì thế, chúng tôi phải chia ra làm ba tổ với ba cách học khác nhau. Sau một tuần, kiểm tra để xác định lại thực lực thì tất cả chỉ tương đương …lớp 7! 
Chuyện học hành của lớp Bổ túc văn hóa nói ra chỉ toàn chuyện không vui, nhưng bù vào đó, các học viên của lớp có rất nhiều “Tài lẻ”! Chẳng hạn như đại đội phó Đề có tài bắt lươn độc nhất vô nhị: chỉ cần đi tới bờ ruộng, dạo năm ba bước là có thể tìm thấy đâu có hút lươn (tổ lươn) và chỉ nhẹ nhàng thò ba ngón tay xuống hút lươn rồi sau một, hai phút kéo lên một con lươn vàng vàng nâu nâu to và dài, bị kẹp chặt giữa ba ngón tay! Hoặc như đại đội phó Đàn, có tài thổi sáo kỳ lạ: giăng một cái bẫy chim bằng lưới, không dùng chim mồi mà dùng tiếng sáo, chỉ sau năm phút tiếng sáo vang lên như muôn ngàn tiếng chim, lũ chim kia không biết từ đâu kéo tới đông như hội chim và rồi cuối cùng sập bẫy! Rồi có “Ba anh em Họ Nguyễn” như anh em họ Nguyễn trong Thủy Hử, có tài bơi lội như chuyện thần thoại: muốn ăn cá chỉ việc lặn hụp một hồi là có đủ các loại binh tôm tướng cá của Long Vương!... 
Chính vì thế mà lớp Bổ túc văn hóa của tôi và lớp “Đầu bếp” của Bá Cường thường xuyên có những bữa tiệc nhớ đời, đúng như câu thành ngữ “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”!  
Khi hai lớp Bổ túc văn hóa và lớp “Đầu bếp” đã thân thiết với nhau thì dường như có tới tám mươi phần trăm học viên của lớp Bổ túc văn hóa sang làm học viên dự thính của lớp “Đầu bếp”! Thấy tôi có vẻ như không vui, Bá Cường nói: “Thực ra cái câu “Nhất sĩ nhì nông/ Hết gạo chạy rông / Nhất nông nhì sĩ” chỉ đúng ở vế thứ hai bởi xứ ta luôn đói nghèo, người ta lo kiếm cái ăn suốt đời không bao giờ đủ! Đó, rồi cậu sẽ thấy sau này, và mãi mãi, ở xứ ta, cái nghề “Đầu bếp” sẽ sống tốt hơn cái nghề dạy học! Cho nên tớ bỏ làm giáo viên văn hóa mà sang đây chuyên tâm vào nghệ thuật ẩm thực là nhờ có sự mách bảo của Quỷ Cốc Tiên sinh đấy! Cậu thử suy nghĩ xem!...”. Lúc đó, tôi cho rằng câu nói của Bá Cường là tán róc nhưng không ngờ hai mươi năm sau, gặp lại Bá Cường ở  Sài Gòn, đang làm chủ một nhà hàng Đặc sản lớn nhất nhì thành phố thì mới thấy anh ta quả là biết nhìn xa trông rộng! Nếu như tôi chỉ cần sử dụng một vài chiêu thức sào nấu của Bá Cường mà tôi đã học được thì rất có thể tôi đã có một nhà hàng ăn uống kha khá, tiền tiêu xài rủng rỉnh chứ không phải thức thâu đêm để viết lách lăng nhăng kiếm mấy đồng nhuận bút còm sống lắt lay!...Nhưng than ôi, người tính không bằng Trời tính! 
3. 
Khi lớp “Đầu bếp” kết thúc, kết quả của cuộc thi “Tốt nghiệp” lại thật bất ngờ: Người đậu “Thủ khoa” lại không phải là học viên chính thức, tức các Bếp trưởng Đại đội lặn lội từ khắp nơi về, mà lại là một Đại đội phó của lớp Bổ túc văn hóa: Thiếu úy Dưỡng! Đại đội phó Dưỡng nói với tôi: “Ngay từ buổi học đầu tiên, tôi đã biết mình sẽ bị đo ván trong cuộc “Đánh vật” với những Bài tập Toán! Tôi đã xin được trở lại đơn vị chiến đấu, nhưng các Thủ trưởng Trung đoàn không chịu, cứ bắt tôi phải học, lại còn nói “Quân lệnh như sơn”, nếu tôi không ngoan ngoãn chấp hành sẽ bị kỷ luật!...Tôi đang chán nản thì thấy lớp học “Đầu bếp” này! “Sư Phụ” Cường quả là người đã hiểu tôi và nhận tôi làm “Đệ tử chân truyền”, vì thế mới có cái chuyện “Học viên lớp Bổ túc văn hóa đậu Thủ khoa lớp Đầu bếp” này!”. Tôi chúc mừng Đại đội phó Dưỡng và hỏi: “Vậy anh có định tiếp tục học Bổ túc văn hóa nữa không?”. Đại đội phó Dưỡng nắm chặt tay tôi năn nỉ: “Anh biết thừa là tôi không thể học văn hóa được mà còn hỏi câu đó! Tôi sẽ xin trở lại đơn vị làm Đại đội phó phụ trách Bếp ăn Đại đội, nếu không phù hợp với tổ chức quân đội thì tôi tình nguyện xin thôi chức Đại đội phó mà chỉ xin nhận chức Bếp trưởng! Vậy nhờ anh nói với Chính ủy Trung đoàn giúp tôi, anh cứ nói là tôi học dốt nhất lớp, không nên bắt tiếp tục học, phí công vô ích!”. Tôi đành phải nhận lời Đại đội phó Dưỡng. 
Ngày hôm sau, Tôi được Chính ủy tới thăm và hỏi về tình hình lớp học. Tôi đem chuyện của Đại đội phó Dưỡng báo cáo Chính ủy. Chính ủy nghe xong thì nói: “Tôi cũng đã nhận được lá đơn của đồng chí Dưỡng gửi trực tiếp. Đang phân vân nên mới đến hỏi ý kiến cậu. Nếu quả là đồng chí Dưỡng không học văn hóa được thì cho về đơn vị làm Bếp trưởng là tốt nhất. Con người ta phải được đặt đúng chỗ để phát huy được sở trường!...Rất tiếc là chúng ta nhiều khi đã rất sai lầm trong chuyện dùng người!”. Thấy Chính ủy đang có vẻ “đầy tâm sự”, tôi bèn nói luôn chuyện của mình: “Thưa Chính ủy! Nhân đây tôi thấy việc cho các sĩ quan chưa tốt nghiệp Trung học đi học Bổ túc Văn hóa để đào tạo Sĩ quan chỉ huy cấp cao hơn cũng có nhiều cái bất ổn! Họ học rất chật vật, giáo viên cũng khổ!...”. Chính ủy ngắt lời: “Tôi biết rồi, nhưng đây là chủ trương chung, chỉ thị từ trên, ta không thể làm khác! Cậu ráng làm hết khóa học này đi, tôi đã  nghe Trợ lý Quân lực nói về trường hợp của cậu rồi, cậu sẽ được trở về trường Đại học!”… 
Ngày hôm sau nữa, Quản lý Bếp ăn Bá Cường nhắn tôi tới dự bữa tiệc chia tay của Đại đội phó Dưỡng. Tôi cứ nghĩ các món ăn đều do Đại đội phó Dưỡng thực hiện, nhưng lại không phải, mà là do một học viên trong số các cô thôn nữ của Chi Đoàn địa phương thực hiện. Trước khi nhập tiệc, Đại đội phó Dưỡng nói: “Người thực hiện các món ăn hôm nay không phải là tôi, mà là cô Ngát Thơm. Hôm thi kết thúc lớp học, cô Thơm có ý nhường tôi thi  thố tài năng nên chỉ thực hiên vài món ăn thông thường. Hôm nay cô Thơm mới dùng đến các tuyệt kỹ, có ý muốn Sư phụ Cường chấm điểm năng lực thực sự của cô!”. Sau khi nếm ba món ăn của cô Ngát Thơm, Sư phụ Bá Cường thật sự ngạc nhiên và nói ngay: “Tài nấu nướng của cô Ngát Thơm trên Đại đội phó Dưỡng một bậc!”.
Mọi người vỗ tay rào rào!... 
Bây giờ, tôi mới nhìn kỹ người thôn nữ “Ngọa hổ tàng long” kia: thì ra cô Ngát Thơm chính là con gái của ông già tên là Yên Thành, nhà ở ngay cạnh lán trại Ban chính trị chúng tôi (Khi đóng quân ở đâu, lúc đầu Trung đoàn Bộ thường ở nhờ trong nhà dân, sau đó thì làm những căn nhà “tự tạo” bằng vật liệu sẵn có ở địa phương. Lúc này, Ban Chính trị đã làm được bốn căn nhà tranh tre nứa lá rất đẹp trên một bãi đất trống ở ven rừng, phong cảnh rất ngoạn mục). Ông già Yên Thành được đặt tên theo tên huyện quê hương ông. Trong kháng chiến chống Pháp, ông nhập ngũ và đã từng là Chiến sĩ Nuôi quân dạn dày kinh nghiệm. Ông bảo cái bếp Hoàng Cầm khi đã nổi tiếng trong toàn quân thì ông thấy nó không khác cái bếp của ông đang thường dùng đã hai tháng trời! Ông có hai cậu con trai đã nhập ngũ, ông đều bảo chúng làm Chiến sĩ nuôi quân để giúp bộ đội ta ăn ngon và ăn no, bởi theo ông thì Nuôi quân là Số Một, là khởi đầu của mọi vấn đề vì như dân gian đã đúc kết: Có thực mới vực được đạo! Cho nên giờ cô Ngát Thơm phô diễn những tuyệt kỹ nấu nướng thì quả đúng là Hổ phụ sinh hổ tử!
Song, câu chuyện bất ngờ hơn khi không chỉ dừng ở tài nấu ăn của cô Ngát Thơm mà cái kết của nó thật bất ngờ khi ông Yên Thành đứng lên tuyên bố: “Sau khi Sư phụ Bá Cường đã chấm điểm, xin tất cả thực khách cùng thưởng thức và cho ý kiến, nếu đều cho điểm tối đa thì tôi sẽ đồng ý cho con gái của tôi và Đại đội phó Dưỡng được bái đường thành thân!”. Mỗi người có mặt đều chọn một món ăn thử và đều gật gù khen ngon, và cuối cùng tất cả đều đồng thanh: “Điểm tối đa!”. Nhìn nụ cười rạng rỡ trên gương mặt quắc thước của ông Yên Thành, có lẽ ông đang rất mãn nguyện!... 
Sau bữa tiệc, tôi chào Đại đội phó Dưỡng rồi hỏi: “Hai người bao giờ làm đám cưới? Nhớ mời tôi nhé!”. Đại đội phó Dưỡng cười rất tươi: “Rất buồn là bị thầy giáo Toán cho toàn điểm 2, nhưng lại rất vui vì thầy đã nói với Chính ủy ngay việc tôi nhờ. Bây giờ, tôi đưa Ngát Thơm về Đại đội,  hiện ở rất gần đây. Nếu các Thủ trưởng Đại đội đồng ý nhận Ngát Thơm làm Chị Nuôi của Bếp ăn Đại đội thì chúng tôi sẽ làm đám cưới và cùng làm Anh Nuôi và Chị Nuôi!”. Tôi chúc hai người “Vạn sự như ý” và nghĩ rằng nhất định Ban Chỉ huy Đại đội của Đại đội phó Dưỡng sẽ chấp nhận Dưỡng và Ngát Thơm làm Anh Nuôi và Chị Nuôi! 
Sài Gòn, 8-12-2009
Đỗ Ngọc Thạch
nguồn: phongdiep.net

 
Xem thêm:
 
  1. THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET

    phongdiep.net › Home › Nội dung website       Bản lưu
    Ông đốt đi (Nhật kí nhân viên văn phòng - truyện ngắn của        Phong Điệp)        ...        THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch (tiếp theo và hết)        ...
  2. THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET

    phongdiep.net › Home › Nội dung website       Bản lưu
    THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch (chương 1- 3        ...
     
     

    57 Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch  trên phongdiep.net:

    2. ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

    3.       QUA SÔNG BẰNG ĐÒ  4.       CÔ TẤM VÀ QUẢ THỊ
    5.       NỮ VÕ SĨ HUYỀN ĐAI   6.       QUYỀN LÀM MẸ
    7.       TRẠNG ME ĐÈ TRẠNG NGỌT  8.       KÝ ỨC HÀ NỘI
    9.TƯỢNG NHÀ MỒ      10.CHUYỆN MỘT NHÀ BÁO
     
     
    Chấm bi, Váy liền, Họa tiết, Thời trang

    Váy dịu dàng đón hè

    TPO - Những ngày hè, váy luôn là trang phục được phái đẹp lựa chọn, nhằm tôn vinh làn da trắng hồng sau những ngày “kín cổng cao tường” trong mùa đông và xuân.
     
    • Nữ sinh Hàng không xinh đẹp, học “đỉnh”

      Cô gái, Tường Linh, học đỉnh, nữ sinh Hàng khôngTừng có mặt tại nhiều cuộc thi tài sắc tuổi teen, Nguyễn Đặng Tường Linh gây ấn tượng bởi thành tích học tập nổi bật cùng gương mặt khả ái, trong sáng của mình. Trong trang phục của Học viện Hàng không, nữ sinh 9X đã tỏa sáng hơn bao giờ hết.
       
    • 'Bỏng mắt' với siêu mẫu Anh thế hệ 9X

      Alexina Graham,sexy, gợi cảm,9X , Revue De Modes #22 ,PhápTPO - Chân dài 9X Alexina Graham đã có những khoảnh khắc không thể "nóng" hơn trên Revue De Modes #22 (Pháp). Thân hình gợi cảm cùng những đường cong chuẩn khiến người xem ngây ngất.
     
    nguồn: TPO