Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Phê bình &TL, Truyện ngắn Đ.N.T trên phongdiep.net (trích: Qua sông...; Cơ chế đặc thù...)

Nhà báo Đỗ Ngọc Thạch



http://phongdiep.net/images/chandung/thu%20vien/do%20ngoc%20thach.jpg

 Đỗ Ngọc Thạch (SG- 1993)


  1. Do Thach: PB&TL của Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net

    dothach.blogspot.com/.../pb-cua-o-ngoc-thach-tren-phongdiepnet.ht...Bản lưu
    30 Tháng Chín 2011 – Tác giả Đỗ Ngọc Thạch chia sẻ cùng. ... Phongdiep.net đã cài đặt chế độ.
profile picture   Đỗ Ngọc Thạch (SàiGòn, 2010)

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch   Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

55 truyện ngắn trên phongdiep.net - YuMe.vn

2 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - 55 truyện ngắn trên phongdiep.net 1- ĐỖ NGỌC THẠCH: Quà tặng tuổi hai mươi. 2. ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 3.QUA SÔNG BẰNG ĐÒ 4.

56 truyện ngắn trên phongdiep.net - YuMe.vn


22 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - ĐỖ NGỌC THẠCH Đỗ Ngọc Thạch năm 1993 Đỗ Ngọc Thạch năm 2010 56 truyện ngắn trên phongdiep.net 1- ĐỖ NGỌC THẠCH: Quà tặng tuổi hai

57 truyện ngắn trên phongdiep.net - YuMe.vn


27 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - Đỗ Ngọc Thạch (SG- 1993) 55 truyện ngắn trên phongdiep.net - YuMe.vn blog.yume.vn/... - Đã lưu trong bộ nhớ cache 2 Tháng Tám 2011 ...

58 truyện ngắn của Đ.N.T trên phongdiep.net | Đỗ Ngọc Thạch


30 Tháng Tám 2011 – 2 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - 55 truyện ngắn trên phongdiep.net 1- ĐỖ NGỌC THẠCH: Quà tặng tuổi hai mươi. 2. ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 3. ...

Phê bình, tiểu luận trên phongdiep.net và... - Đỗ Ngọc Thạch | Đỗ ...


Tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên nguoibanduong.net · 58 truyện ngắn của Đ.N.T ...

Phê bình, Tiểu luận trên phongdiep.net và... (bản đã chỉnh sửa ...


30 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - Phê bình, Tiểu luận trên phongdiep.net và ... Đăng ngày: 20:19 29-08- 2011 Thư mục: PB, tiểu luận Đỗ Ngọc Thạch (19... - Thạch
http://static.baomoi.vn/Uploaded/2010_09_21/144/4890184.jpg
QUA SÔNG BẰNG ĐÒ - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

                               (  Con ơi nhớ lấy câu này
                                 Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua
                                           Lời mẹ dặn – ca dao cổ)                                                                                                                
Đó là chuyến đò ngang cuối cùng trong ngày. Hoàng hôn ập xuống nhanh hơn thường ngày bởi những  đám mây đen từ chân trời phía tây đang ùn lên, lớn dần, lớn dần…
      Người lái đò nhìn đám mây đen, nhìn mặt sông mênh mang chuyển sóng rồi lại nhìn đám hành khách còn lại nhiều gấp rưỡi  một chuyến đò thông thường … Như đọc được ý nghĩ của người lái đò muốn bỏ chuyến đò này,đám hành khách nhao nhao giục người lái đò sang sông , những người chưa xuống được đò thì cuống cuồng tìm mọi cách để xuống …
     Con đò chật cứng người và hành lý. Mặc cho   đám hành khách nhao nhao thúc giục, người lái đò vẫn không nhúc nhích. Hai bà buôn, một bà béo mập, một bà gầy đét lách đến bên người lái đò , nắm chặt lấy cánh tay và nhét vào túi áo ông ta một nắm tiền cùng với mệnh lệnh : 
      - Đẩy sào đi, không cho ai lên nữa ! Nhanh lên kẻo lỡ việc của các chị rồi ! Gần hai tạ hàng loại xịn đấy !...
       Con đò từ từ ra khỏi bờ, để lại năm ba người đang la hét ầm ĩ , có hai người cố lội xuống níu con đò lại nhưng  không kịp...
      Con đò sang sông được ba chục mét thì trời bỗng tối sầm, gió thổi  mạnh khiến cho những con sóng nhỏ lớn nhanh không ngờ, liên tục vỗ oàm oạp vào cái mạn đò đã mấp mé nước . Có đợt sóng tràn qua cả mép đò. Người ta chưa kịp nghĩ điều gì sẽ xảy ra thì mưa ập xuống như trút nước, quất rào rào vào mặt , vào người đám hành khách…
        Tất cả đám hành khách trên đò bỗng trở nên hoàng loạn cực độ… trong khi đó, nước sông vẫn theo từng đợt sóng tràn vào, nước mưa vẫn đội xuống xối xả ! Chỉ còn gang tấc là con thuyền sẽ chìm sâu xuống lòng sông !...
        Giữa lúc đó có một tiếng quát lớn , uy nghiêm như của vị tướng trước đoàn quân khiến tất cả đám đông đang hỗn loạn bỗng im phăng phắc. Vang lên tiếp tiếng nói dõng dạc, oai  phong :
         “Tôi, thuyền trưởng tàu Hải Âu ra lệnh : Ném tất cả đồ đạc, hàng hóa xuống sông ! Những người ở ngoài mép đò dùng hai tay tát nước !...”
          Chỉ trong vòng một phút, tất cả đồ đạc, hàng hóa trên con đò đã bay sạch và người ta tát nước ào ào. Con đò nhẹ dần rồi lao vun vút trên mặt sông ầm ào mưa gió !...
            Khi con đò cập bến , đám hành khách  ướt sũng trở lại nhốn nháo, la ó ầm ĩ. Trong mớ âm thanh hỗn độn đó , người ta nghe rõ hơn cả tiếng gào thét của hai bà buôn mập ú và gầy đét : “ Hai tạ hàng của tôi đâu rồi !... Quân ăn cướp , bà sẽ xé xác mày ra !...”
          Một khoảng trống im lặng hãi hùng bỗng ập xuống đám đông . Rồi có một tiếng nói  lớn : 
        -  Đồng chí công an !  Hãy bắt trói ngay cái thằng mạo nhận thuyền trưởng này ! Chính tôi đây mới là thuyền trưởng Hải Âu đang đi công tác qua đây !...
          Người vừa nói rút ra một tấm thẻ . Người công an bấm đèn pin soi tấm thẻ nói “Đúng” rồi chiếu đèn vào mặt người thanh niên cao lớn đang đứng cạnh người lái đò. Khi  cái vòng sáng của đèn pin vừa chiếu vào mặt người thanh niên thì đồng thanh vang lên tiếng quát to của hai bà buôn gày đét và mập ú:
 -Đúng nó rồi ! Nó là thằng Bình sẹo đã từng làm cửu vạn cho tôi. Vậy mà nó dám mạo nhận thuyền trưởng, lại cả gan hô người ta ném hai tạ hàng xịn của tôi xuống sông. Gô cổ nó lại! Bắt nó phải đền tôi hai tạ hàng xịn!
  Người công an đến bên người thanh niên đã tự phong là thuyền trưởng, rút trong túi ra một cái còng số 8. Người thanh niên đưa hai tay ra khuất phục. Nhưng đúng lúc đó, có một người con gái lướt tới, gạt văng cái còng số 8 và kéo người thanh niên nhảy ào xuống sông. Sự việc diễn ra quá bất ngờ và mau lẹ khiến tất cả lặng đi giây lát, như là không kịp hiểu ra chuyện gì đã xảy ra !...
    Sau giây phút trống lặng, âm thanh đầu tiên phát ra là tiếng  thét thất thanh của hai bà buôn mập ú và gày đét, cùng vang lên:
   -Bắt lấy nó!...Bắt nó đền cho tôi hai tạ hàng xịn !...
           * *
   Thật ngẫu nhiên, mười năm sau, tôi (người viết truyện ngắn này) co dịp trở lại bến đò ấy, đã gặp lại người thanh niên tự phong là thuyền trưởng ấy. Anh tên là Nguyễn Thăng Bình, vùa tốt nghiệp trường Đ ại học Hàng  hải. Anh mới cưới vợ - chính là cô gái đã kéo anh nhảy xuống sông lúc đó. Chuyến đò ngang hôm nay trời yên gió lặng. Bình kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện, toàn là nhũng câu chuyện không đầu không cuối. Khi đò sắp cập bến, tôi mới hỏi Bình:
 -Tại sao lúc ấy anh lại tự phong cho mình là thuyền trưởng ? Anh có biết cái ông thuyền trưởng thật đó không?
-Em xin trả lời câu hỏi sau trước. Cái ông thuyền trưởng thật ấy là người làng em, cả làng  ai cũng biết vì ông ta bơi rất kém, mấy lần suýt chết đuối, vậy mà không hiểu sao lại được làm thuyền trưởng. Còn câu hỏi tại sao em lại tự phong làm thuyền trưởng, em không biết trả lời thế nào. Luc ấy , em chỉ nghĩ là con đò sắp bị đắm và cần phải cứu tính mạng những người trên đò. Em đã buột miệng nói ra như thế !
-Có phải vì thế mà Bình đã trở thành thuyền trưởng thực thụ?
-Đó là do người yêu em, tức vợ em bây giờ. Cô ấy nói :Anh phải trở thành thuyền trưởng , nếu không anh sẽ suốt đời mang tội mạo nhận!...
    Con đò cập bến. Trời sập tối từ bao giờ. Tôi chia tay Bình. Ngần ngừ một lúc, Bình nói:
-Anh có muốn thấy các nhân vật của mười năm trước không?
    Tôi nắm chặt tay Bình:
-Có chứ ! Ai vậy? Ở đâu?
-Trên bến sông này, cứ vào giờ này, ngày nào cũng vậy, có ba người xuất hiện. Đó là hai bà buôn mập ú và gày đét. Hai bà ngồi trên bờ sông và chốc chốc lại la lên: Bắt lấy nó!...Bắt nó đền cho tôi hai tạ hàng xịn!... và người thứ ba chính là ông thuyền trưởng tàu Hải Âu. Ông ta luôn mồm gào lên: Tôi mới là thuyền trưởng tàu Hải Âu!        
Bình vừa dứt lời thì như là kề sát bên tai tôi vang lên đồng  loạt những câu nói ấy, chúng hòa quyện với nhau tạo thành một thứ âm thanh kỳ dị, mà cho đến tận bây giờ tôi vẫn không sao hiểu nổi tại sao lại có loại âm thanh kỳ dị ấy ?
Sài Gòn, 2005-2009
 Đỗ Ngọc Thạch
Phongdiep.net
http://cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/thuydt1/4_chiec2089-450.jpg
truyện   ngắn    Đỗ  Ngọc  Thạch   trên    phongdiep.net 

Một cơ chế đặc thù của văn hóa

                               
Đỗ   Ngọc  Thạch 

Một cơ chế đặc thù của văn hóa

(Phê bình văn học - ví trí và chức năng trong nền văn hoá nghệ thuật)

                     


   Tất cả những biểu hiện của hoạt động thẩm mỹ của con người mà chúng ta quen nói nôm na là “đời sống văn hóa- văn nghệ”  được bộ môn lý luận văn hóa  xác định trong một cấu trúc tổng thể theo một hệ thống với khái niệm văn hóa nghệ thuật là một hệ thống, một thể thống nhất khép kín. Trong  hệ thống văn hóa nghệ thuật đó, có nhiều hệ thống phụ, hệ thông con, thể hiện cơ chế hoạt động của những lĩnh vực khác nhau của đời sống thẩm mỹ. Một trong những hệ thống phụ đó của văn hóa nghệ thuật là bộ môn phê bình nghệ thuật.   
 Các hệ thống phụ trong cấu trúc của văn hóa nghệ thuật đều vận hành theo những quy luật đặc thù, có cơ chế hoạt  động riêng nhưng đều có mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau. Nếu chỉ nhìn vào qui luật đặc thù thì dễ dẫn đến những quan niệm cực đoan, phiến diện. Nếu bị những biểu hiện của mối quan hệ qua lại chồng chéo che lấp thì sẽ không nhìn rõ đặc trưng loại biệt của từng đối tượng quan sát. Vì thế, dưới đây chúng ta sẽ quan sát cơ chế hoạt động của một quá trình hoạt động nghệ thuật, trong đó sẽ làm nổi rõ bộ môn phê bình nảy sinh từ đâu, nó có chức năng gì, tác động như thế nào vào quá trình này?

    1.   Hình thái đầu tiên, công đoạn đầu tiên của một quá trình hoạt đông nghệ thuật là sản xuất nghệ thuật (theo chữ dùng của C.Mac). Trong cơ chế sản xuất nghệ thuật hiện đại , bên cạnh “nhân vật chính” là nhà sáng tác còn có một “công cụ sản xuất” rất quan trọng là nhà biên tập. Nhiệm vụ lớn nhất của họ là thẩm định, đánh giá trước nhất tác phẩm nghệ thuật, giúp nhà sáng tác hoàn chỉnh tác phẩm  trước khi nó được ra mắt công chúng với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Trước đây, người ta ít chú ý đến bàn tay của nhà biên tập, dấu ấn lao động nghệ thuật của họ trong việc cho ra đời một tác phẩm nghệ thuật. Phải nói rằng quá trình làm việc giữa nhà biên tập và nhà sáng tác diễn ra khá công phu và  đó chính là một biểu hiện của hoạt động phê bình nghệ thuật. Hoạt động phê bình ở “khâu yếu” này như thế nào, đến nay vẫn còn là “chuyện hậu trường”,chưa được chú ý nghiên cứu. Tuy vậy, cũng có thể nhận xét sơ bộ rằng, hoạt động phê bình đã có nhu cầu nảy sinh, nhu cầu tồn tại ngay từ khi tác phẩm nghệ thuật chuẩn bị ra đời, thậm chí nó còn thai nghén trong ý đồ sáng tác của nhà sáng tác. ở khía cạnh khác có thể nói, đây chính  là cơ sở nảy sinh của kiểu phê bình tình cảm -  cá tính sáng tạo, chủ yếu dựa vào công việc bếp núc của nhà sáng tác mà nhà phê bình (hình thành từ trong đội ngũ nhà biên tập) nắm bắt tường tận. Những nhà phê bình này thiên về lý giải, phân tích tác phẩm trong quá trình “mang nặng đẻ đau” của nhà sáng tác, chú ý nhiều đến cuộc đời của nhà sáng tác và cố tìm mối quan hệ giữa tác phẩm và chính cuộc đời của nhà sáng tác. Kiểu phê bình này thường là tạo ra được những chân dung sinh động về nhà sáng tác hơn là sự “mổ xẻ” lạnh lùng  và khách quan tác phẩm của nhà sáng tác.

   2. Tác phẩm nghệ thuật ra đời, nó tồn tại trong đời sống thẩm mỹ với tư cách là một vật thể mang giá trị nghệ thuật. Giá trị này được quyết định bởi  nội dung tinh thần của nó và   phẩm chất của hình thức mang giá trị đó. Đồng thời nó cũng được qui định bởi tính chất của những nhu cầu xã hội và bởi  mức độ đáp ứng của tác phẩm đối với những nhu cầu ấy. Nói cách khác, giá trị nghệ thuật này tùy thuộc vào lý tưởng thẩm mỹ của thời đại (hệ tư tưởng chính thống của hoàn cảnh lịch sử - xã hội mà tác phẩm nghệ thuật ra đời). Vì thế, nó mang tính cụ thể - lịch sử và đương nhiên biến đổi theo biến động lịch sử - xã hội. Thước đo giá trị của tác phẩm nghệ thuật này nằm trong lý tưởng thẩm mỹ của thời đại. Thước đo này là “công cụ thẩm mỹ” đặc biệt nhằm đánh giá giá trị tác phẩm nghệ thuật. Như vậy là, từ trong bản thân tính chất của tác phẩm nghệ thuật đã nảy sinh nhu cầu tất yếu đánh giá giá trị tác phẩm nghệ thuật: đó là hoạt động  phê bình nghệ thuật. Như thế, nhà phê bình nghệ thuật chính là “công cụ thẩm mỹ” đặc biệt để một lần nữa xác định giá trị tác phẩm nghệ thuật khi nó tồn tại trong đời sống thẩm mỹ với tư cách là một vật thể mang giá trị nghệ thuật. Giá trị tự thân của tác phẩm nghệ thuật và sự đánh giá của nhà phê bình có trùng khớp hay không, đó là một công việc lớn cùa phê bình nghệ thuật.

Sự đánh giá này của hoạt động phê bình nghệ thuât mang tính chất tổng  quát và nó thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của thời đại, nhà phê bình nhân danh người phát ngôn cho tư tưởng  thẩm mỹ của thời đại. Vì thế người ta thương nói đó là sự đánh giá có tính chất triết học, hoăc  triết mỹ. Đây chính là cơ sở nảy sinh kiểu phê bình triết hoc, có từ lâu với cách gọi “Phê bình triêt học truyền thống” (hoặc còn gọi phê bình là “mỹ học vận động”) do V.G.Biêlinxki sáng lập ở Nga. Kiểu phê bình này thường nhìn tác phẩm dưới con mắt triết mỹ,chú ý nhiều tới việc  tìm ra sự phù hợp giữa tác phẩm và  thời đại với sự tồn tại của giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mỹ (thực ra không thể tách bạch ra như thế!). Và như trên đã nói, giá trị này tùy thuộc vào lý tưởng thẩm mỹ của thời đại, cho nên nó chỉ chấp nhận những tác phẩm nào “hợp gu”, hợp “khẩu vị” với nó và đương nhiên, nó gạt ra ngoài những tác phẩm nào vượt quá “khuôn phép” mà nó – cái lý tưởng thẩm mỹ của thời đại – ngầm qui ước! Vì thế, khi thời đại có biến đổi, các tác phẩm có sự “đảo lộn” giá trị vì có sự “đảo lộn các thang giá trị”!... 

     Như C. Mác nói  “Tác phẩm nghệ thuật  - và mọi sản phẩm khác cũng thế - đều tạo ra một thứ công chúng sính nghệ thuật  và có khả năng thưởng thức cái đẹp”. (C. Mác: Về văn học và nghệ thuật -  Nxb Sự thật. H.1997 ,tr.96). Công chúng nghệ thuật là nhóm người có trình độ cảm thụ những tác phẩm nghệ thuật. Việc hình thành công chúng nghệ thuật, từ tự phát đến tự giác, từ giáo dục nghệ thuật đến giáo dục thẩm mỹ. ở một nền văn  hóa nghệ thuật phát triển cao, việc giáo dục nghệ thuật cũng như giáo dục thẩm mỹ (giáo dục nghệ thuật là một bộ phận hợp thành của hệ thống giáo dục thẩm mỹ) được chú trọng thì công chúng nghệ thuật càng phát triển, nâng cao. Công chúng ấy có nhạy cảm về nghệ thuật, am hiểu nghệ thuật, tức là có kiến thức về nghệ thuật mới có khả năng thưởng thức nghệ thuật, họ tiếp nhận được giá trị của tác phẩm nghệ thuật. Mà giá trị của tác phẩm nghệ thuật luôn luôn biến đổi và đa nghĩa, lại được “mã hóa” bằng cấu trúc nghệ thuật phức tạp, ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù, v.v… Việc tiếp nhận giá trị của tác phẩm nghệ thuật đối với công chúng không dễ dàng gì. Tác phẩm nghệ thuật như là có “lớp vỏ” đặc biệt bao bọc . Vì thế,có thể nói, chính nhu cầu cảm thụ nghệ thuật của công chúng đã làm nảy sinh nhu cầu giáo dục nghệ thuật một cách chủ động cho công chúng, nhu cầu  “giải mã” tác phẩm để cho công chúng tiếp nhận hết giá trị của tác phẩm. Điều này nảy sinh tất yếu bộ môn phê bình nghệ thuật: gồm những nhà phê bình có trình độ, kiến thức nghệ thuật cao làm “phiên dịch”, “môi giới” giữa  công chúng với tác phẩm. Đây cũng chính là cơ sở của kiểu phê bình chủ yếu dựa vào văn bản cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật. Kiểu phê bình này tập trung  vào việc phát hiện những cái “ẩn tàng” , “ẩn ngôn” , “ý tại ngôn ngoại” trong những cấu trúc “ đa tầng”, “đa nghĩa”, “ đa thanh” của tác phẩm nghệ thuật.

 3. Mặt khác, xét ở giác độ tâm lý tiếp nhận, hoạt động cảm thụ của công chúng đồng thời xảy ra với hoạt động đánh giá giá trị tác phẩm. Nói cách khác, đánh giá giá  trị tác phẩm nghệ thuật là một nhu cầu tất yếu của cảm thụ nghệ thuật. Nhu cầu đánh giá này không chỉ dừng lại ở sự phản ứng trực tiếp (bản năng của trạng thái xúc cảm thẩm mỹ) của công chúng nghệ thuật mà lan truyền, tích tụ thành  những “làn sóng dư luận công chúng”. Làn sóng này tồn tại và phát triển trong đời sống thẩm mỹ, đến độ nào đó sẽ nảy sinh thành nhu cầu phát ngôn thành những quan điểm thẩm mỹ. Điều này nảy sinh  tất yếu bộ môn phê bình nghệ thuật mà nhà phê bình là những đại biểu ưu  tú nhất của công chúng nghệ thuật . Việc chọn lọc những người tiếp nhận nghệ thuật có tài năng nhất  (theo cách nói của Xtanixlapxki) - những người vừa có một cảm quan nghệ thuật phát triển, tinh tế, được tôi luyện hẳn hoi lại vừa có khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ các ấn tượng và thể nghiệm nghệ thuật của mình. Những người này sẽ trở thành những nhà phê bình chuyên nghiệp . Chính vì thoát thai từ bộ phận ưu tú nhất của công chúng , những nhà phê bình này bao giờ cũng coi trọng hiệu quả của sự tác động thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật vào công chúng, coi trọng mối quan hệ giữa tác phẩm và công chúng, đương nhiên không thể không có dấu ấn cá nhân của nhà phê bình. Đây chính là cơ sở của kiểu phê bình xã hội học: tình trạng tiếp nhận tác phẩm của công chúng thu hút sự chú ý của nhà phê bình. “Công chúng là vi quan tòa thông minh nhất” – câu nói nổi tiếng này là chỗ dựa vững chắc cho kiểu  phê bình xã hội học này. Lâu nay, người ta thường dè bỉu kiểu phê bình là “xã hội học dung tục” bởi bộ môn xã hội học nghệ thuật chưa phát triển, nhà phê bình chưa thực sự là đại diện của bộ phận công chúng ưu tú… 

*
        Đến đây, ta có thể hình dung được rằng: trong cơ chế vận hành của một quá trình hoạt động nghệ thuật gồm 3 bộ phận: sáng tạo nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật và cảm thụ nghệ thuật – ba hệ thống phụ của cấu trúc một quá trình hoạt động nghệ thuật – đều có những cơ sở nảy sinh, những nhu cầu tất yếu của sự có mặt của bộ môn phê bình nghệ thuật. Bộ môn phê bình nghệ thuật nảy sinh từ trong quá trình vận hành của ba hệ thống phụ đó và ngay lập tức quay  trở lại tác động vào quá trình vận hành  ấy. Như vậy, có thể nói: Phê bình nghệ thuật là hệ thống phụ thứ tư của hệ thống văn hóa nghệ thuật – một thể thống nhất khép kín.

    Điều cần nhấn mạnh ở đây là: phê bình nghệ thuật là một cơ chế đặc thù của văn hóa, nó là một bộ phận thiết yếu thuộc hệ thống văn hóa nghệ thuật. Nó có chức năng tạo nên cái “bình thông nhau”, cái cầu nối giữa cảm thụ nghệ thuật và sản xuất nghệ thuật, nó giải quyết nhiệm vụ xác định giá trị của tác phẩm nghệ thuật và do đó nó điều chỉnh định hướng tư tưởng và thẩm mỹ của sản xuất nghệ thuật. Đồng thời nó có khả năng tác động trở lại vào bản thân việc cảm thụ nghệ thuật, vào ý thức thẩm mỹ và cảm quan nghệ thuật của công chúng. Điều này qui định tính biện chứng của quan hệ qua lại giữa nhà phê bình và công chúng nghệ thuật.

   Chức  năng vừa nêu của phê bình nghệ thuật, về nguyên tắc nó không thể lẫn lộn với các bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về nghệ thuật như mỹ học, lý luận nghệ thuật, xã hội học nghệ thuật, v.v…. Các bộ môn khoa học về nghệ thuật này không nảy sinh từ nhu cầu nội tại tất yếu của một quá trình hoat động nghệ thuật mà chúng chỉ quan sát, nhìn vào nền văn hóa này từ bên ngoài, từ thế giới của các khoa học. Do đó, toàn bộ nền văn hóa nghệ thuật, trong đó có cả phê bình nghệ thuật, đều nằm ở trong tầm bao quát của các bộ môn khoa học về nghệ thuật vừa nêu với cái nhìn khách quan lạnh lùng của tư duy khoa học. Vì mối quan hệ giữa phê bình nghệ thuật và các khoa học nghiên cứu về nghệ thuật có nhiều mối quan hệ mật thiết cho nên lâu nay người ta vẫn xếp phê bình nghệ thuật   vào khu vực các bộ môn khoa học về nghệ thuật như lý luận nghệ thuật, nghiên cứu nghệ thuật, lịch sử nghệ thuật,v.v… Thậm chí người ta đã đặt câu hỏi: “Phê bình là khoa học hay nghệ thuật?”, song sự trả lời tính nước đôi: "Phê bình là bộ môn có hai quốc tịch, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật !",  đã khiến cho câu chuyện chưa thể có hồi kết !
*
    Qua việc trình bày cơ sở nảy sinh và chức năng của bộ môn phê bình nghệ thuật nói trên, chúng ta thấy người làm phê bình nghệ thuật phải đồng thời đáp ứng được tất cả những yêu cầu đã nêu với những phẩm chất , trình độ,kiến thức, cảm thụ nghệ thuật, v.v… không thể ở mức bình thường!... Chính vì vậy mà Lưu Hiệp, nhà phê bình trác việt của Trung hoa cổ đại, đã nói về phê bình nghệ thuật rằng: “Tri  âm  thực là khó thay. Cái âm thực là khó biết, người biết thực là khó gặp. Gặp được người tri âm ngàn năm mới có một lần” (Văn tâm điêu long). /.
 Đỗ Ngọc Thạch 


Nguồn: Văn nghệ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét