Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
Đường Văn:: | ||
Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch | ||
Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch |
nguồn: phongdiep.net
Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
1. Di truyền
Trong ngày ăn mừng cậu cả đậu thủ khoa tới ba trường đại học, ai cũng mặt mày hớn hở tới chúc mừng cậu cả liên tục, tuy nhiên nếu nhìn kỹ thì trên gương mặt cậu cả đang tàng ẩn một nỗi u sầu sâu thẳm. Người mẹ cậu cả phát hiện điều này ngay từ đầu bữa tiệc và muốn lờ đi... Nhưng cuối cùng thì người mẹ không nhịn được, bèn hỏi con:
- Tại sao con lại có nỗi buồn trong ngày vui, hãy nói cho mẹ biết đi nào?
- Con không muốn làm phiền lòng mẹ nhưng mẹ đã hỏi thì con xin nói: Tại sao 8 anh em con chỉ có con là chăm học còn thằng Hai chỉ thích làm thợ điện, thằng Ba lại thích làm thợ sửa ống nước, thằng Bốn thì suốt ngày tập võ...và con Bảy, con Tám thì mới ba tuổi ranh đã đòi đi làm quan? - Cậu Cả nói.
Người mẹ ngần ngừ giây lát rồi nói:
- Mẹ cũng rầu chuyện này lắm nhưng ông Trời bắt sao thì đành chịu vậy thôi con à!... Bố con thì quanh năm ngày tháng đi dự hội nghị, hội thảo khoa học, lương Tiến sĩ mà mẹ còn phải cho thêm mỗi lần đi họp xa đó con ơi! Nhà mình có biết bao nhiêu việc, mẹ có ba đầu sáu tay cũng không thể làm hết. Hỏng đồ điện thì phải kêu thợ điện, tắc ống nước thì phải kêu thợ ống nước, có trộm cướp thì phải nhờ ông bảo vệ...và các ông chủ tịch phường, công an phường có đến thăm hỏi thì cũng phải tiếp đón chu đáo...
Người mẹ bỗng khóc thổn thức, không nói được nữa. Cậu con cả thấy vậy thì ôm lấy mẹ rồi nói bằng một giọng khác lạ:
- Con sẽ thay mẹ chăm sóc các em, con sẽ không làm
giáo sư, tiến sĩ như bố nữa mà sẽ học thêm nghề thợ điện, thợ sửa đường
ống nước, sẽ học võ, ai ăn hiếp mẹ con đập chết liền!
Người mẹ nghe con nói vậy thì ngất xỉu, cậu con cả
không biết tại sao? Sau này, mỗi lần cậu định hỏi mẹ nhưng sợ mẹ ngất
xỉu nên lại thôi!
2. Phép thử
Hai vợ chồng ông Phí Văn Thí và bà Lại Thị Nghiệm đều
làm việc ở một phòng Thí nghiệm cả cuộc đời "Binh nghiệp" cho tới khi
nghỉ hưu. Một ngày kia, thấy "ngứa nghề", ông Thí nói với bà Nghiệm:
"Năm đứa con của chúng ta đều đã trưởng thành, có gia đình riêng và cuộc
sống khá sung túc...". Bà vợ tiếp lời: "Như thế là mãn nguyện rồi, giờ
ta có nhắm mắt xuôi tay cũng an lòng. Sao ông có vẻ như còn băn khoăn
điều gì?". Ông nói ngay: "Tôi vẫn chưa yên tâm về nhân cách, đạo đức của
chúng nó. Phải thử vài lần nữa!". Nói đến chuyện "thử nghiệm", bà vợ
ủng hộ ngay, thế là cả hai cùng diễn màn đột quỵ! Năm người con đều nhận
được "tin dữ" nhưng đều có ý nấn ná chờ những người anh em đến trước
rồi mới "tính". Thấy vậy, con dâu cả nói với chồng: "Đùn đẩy như thế
không phải là cách. Chúng ta là vai huynh trưởng phải hành động trước!".
Người con cả ngập ngừng nói: "Nhưng...". Người vợ nói như ra lệnh:
"Không nhưng gì hết. Ta thuê một đội mai táng đến giải quyết nhanh gọn
rồi làm cái di chúc thừa hưởng ngôi nhà ba tỉ, như thế là có lời to!".
Nói là làm, hai vợ chồng người con cả đến ngay nhà ông Thí bà Nghiệm.
Ông Thí và bà Nghiệm thấy đội mai táng nhanh tay đưa mình vào quan tài
thì bật dậy và cùng chỉ tay vào mặt vợ chồng người con cả la lớn: "Quân
bất hiếu!...Chúng tao chưa chết mà muốn chôn hả?!".
3. Đổi vũ khí
Có ông sĩ quan quân đội thường phải xa nhà mà người vợ
lại quá sung nên không an tâm, liền nói với vợ: "Anh rất tin tưởng sự
chung tình của em, nhưng anh cũng hiểu có nhiều khi ta không chế ngự
được khách quan, thân bất do kỉ mà! Vì thế anh sẽ tạo cho em một vệ sĩ
đắc lực, khi có giặc ngoại xâm, nó sẽ bắn cả băng AK...", nói rồi ông sĩ
quan vẽ bên vùng "cấm địa" của vợ một xạ thủ tay lăm lăm khẩu súng AK,
loại súng tiểu liên nổi tiếng thế giới. Một tuần sau, ông sĩ quan đi
công cán về, kiểm tra tên vệ sĩ kia thì thấy nó đang cầm khẩu B40 mà
không phải là AK thì hỏi vợ: "Tại sao tên vệ sĩ lại cầm B40 mà không
phải là khẩu AK anh đã giao cho nó?". Người vợ nói: "Có lẽ nó đã bắn hết
đạn nên đổi vũ khí. Mà theo em thì loại súng chống tăng B40 sát thương
mạnh hơn nhiều!". Người chồng thấy vợ quá am hiểu vũ khí thì không nói
gì được nữa!4. Chuyện chống tham nhũng
Có ông quan tham nhũng nọ nhờ có hệ thống ô dù cực
mạnh mà sắp tới tuổi nghỉ hưu vẫn an toàn tuyệt đối. Tới ngày sinh nhật
60 tuổi, quan chức, bạn hữu tới mừng thọ rất đông vui, náo nhiệt, vì
không những ông quan này chưa nghỉ hưu mà còn được điều về một cơ quan
đặc biệt chống tham nhũng. Có nhà báo nọ vì cũng biết một vài "mánh
mung" của ông quan tham nhũng kia liền tới phỏng vấn. Sau đây là vài câu
hỏi và đáp:
- Hỏi: Người ta thường nói "Chống tham nhũng: chống ai, ai chống"? Ông có thể cho một lời giải thích về câu nói này?- Đáp: Câu hỏi này làm tôi nhớ đến những bài toán không có lời giải trong Toán học, và chính nhờ vậy mà Toán học là một khoa học danh giá nhất.
- Hỏi: Ý ông muốn so sánh công tác chống tham nhũng với Toán học?
- Đáp: Cũng có thể hiểu như vậy. Tất cả mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng rõ ràng là chống tham nhũng cũng khó như Toán học. Tôi đã làm tờ trình sắp tới sẽ mời vài nhà Toán học về làm việc ở cơ quan đặc biệt chống tham nhũng!
5. "Chờ Gô-đô"
Ông Lại Văn Chờ năm nay đã hơn bảy mươi tuổi, sống cùng người con trai tên Lại Chờ Đợi , là chuyên viên cao cấp, sắp nghỉ hưu. Sở dĩ cái gia đình này chỉ có hai bố con mà đều cao tuổi vì vợ ông Chờ, sau khi đẻ cậu con trai tên Đợi cho ông thì không từ mà biệt, bỏ bố con ông mà đi theo một Việt kiều ở Đông Âu. Hai bố con ông Chờ sống nhờ lương và tiền viết báo, dịch sách của cả hai bố con. Thấy hai bố con ông Chờ cứ ngồi lì bên bàn máy vi tính, ai cũng cho là gàn dở, chỉ có hai mẹ con bà hàng xóm tên là Nhẫn và Nại (người mẹ ngoài 50, cô con gái ngoài 30) là rất ngưỡng mộ bố con ông Chờ, thường xuyên sang giúp bố con ông cơm nước, chợ búa và dường như cả hai mẹ con bà Nhẫn đều chờ hai bố con ông Chờ cầu hôn. Bà mẹ tên Nhẫn đã thề dù năm năm, mười năm hay lâu hơn nữa vẫn chờ nhưng cô con gái thì có đôi chút dao động, và sẽ bỏ cuộc nếu như không có một lần cô Nại đánh bạo ôm chặt lấy ông Đợi mà hỏi: "Anh có yêu em không?", và ông Đợi đã hứa: "Sau khi in cho bố anh 10 cuốn tiểu thuyết, anh sẽ cầu hôn em!".
Nói về 10 cuốn tiểu thuyết của ông Chờ, tức bố ông
Đợi, gọi là xong cũng được vì mỗi cuốn đã tới hơn 500 trang giấy A4 và ở
trang cuối đều có chữ hết. Nhưng cũng chưa thể nói là xong, vì ngày nào
ông Chờ cũng đem 10 cuốn tiểu thuyết ấy ra, xóa chỗ này, thêm chỗ kia
mãi không thôi.
Câu chuyện của bố con ông Chờ (và cả mẹ con bà Nhẫn) chưa có hồi kết vì nó là chuyện "người đương thời".
6. Vô hiệu hóa
Lê Văn Trí Tuệ là một thần đồng thời trung học, là một
sinh viên xuất sắc thời đại học và được chuyển tiếp nghiên cứu sinh
Tiến sĩ (thời chưa có phong trào Thạc sĩ như bây giờ). Khi Tuệ được điều
về nhận công tác ở Viện nghiên cứu nọ, một Trưởng phòng nói với Viện
Trưởng: "Thằng nhỏ này quả là một tài năng hiếm có, nó rất thích và hành
động theo phương châm "Phải lật ngược mọi cái cũ lên". Vì thế, em nghĩ
nếu nó mà về Viện của chúng ta, nó sẽ lật nhào tất cả!". Viện Trưởng nói
ngay: " Tớ cũng đang lo chuyện ấy có thể xảy ra. Vậy cậu có mẹo mực gì
hay để trói nó lại không?". Trưởng phòng kia nói ngay: "Theo em việc này
chỉ có thể là giao cho nó cái đề tài : Chứng minh những tội phạm là Anh
hùng và ngược lại".
Khi anh chàng Lê Văn Trí Tuệ nhận được nhiệm vụ thì chỉ biết đấm ngực kêu trời: Trời hại ta, Trời hại ta!7. Ô, dù và mũ, nón
Một lần, ô dù nói với mũ nón:
- Nói về nhiều mặt, chúng tôi đều hơn các bạn: đẹp hơn, hiệu quả che nắng, che mưa cao hơn, và đắt tiền hơn. Vậy mà bây giờ con người toàn nghĩ xấu về chúng tôi là cớ làm sao?
Mũ nón trả lời ngay:
- Quả là không sai. Các bạn bị mang tiếng xấu vì người sử dụng ô dù chủ yếu là tầng lớp thượng lưu, mà đã thuộc tầng lớp thượng lưu thì không xấu nhiều cũng xấu ít. Tất nhiên là các bạn bị liên đới. Còn những người sử dụng mũ nón của chúng tôi, chủ yếu là tầng lớp cần lao, hầu hết là người tốt!
- Vậy bây giờ phải làm sao để chúng tôi không bị mang tiếng xấu? - ô dù hỏi.
Mũ nón nói ngay:
- Thì các bạn cứ nói thẳng với người sử dụng là chúng tôi chỉ che nắng che mưa chứ không che đậy tội lỗi của các người!
8.Tình Yêu và Tình dục
Tình yêu và tình dục là cặp song sinh, tuy nhiên tính cách khác hẳn nhau: Tình yêu thì e lệ, kín đáo còn Tình dục thì cuồng nhiệt, bốc lửa... Một lần, tình dục nói với tình yêu:
- Tại sao con người rất đắm say với tôi nhưng bạo phát bạo tàn, không được lâu bền, bây giờ con người cưới nhau chỉ qua tuần trăng mật là đã chán nhau rồi! Có cách gì cải thiện được tình trạng này không?
Tình yêu nói ngay:
- Chỉ có một cách duy nhất là phải luôn đi sau tôi 12 bước, phải luôn giữ đúng cự li!
Với những đôi tình nhân có được sự lâu bền chính là vì Tình dục đã nghe lời khuyên bảo đó của Tình yêu.
9.Bệnh nghề nghiệp
Một người vợ vừa khóc vừa tâm sự với bạn:
- Không hiểu sao, cứ mỗi lần chuẩn bị "lên giường", vừa nhìn thấy tám thân nõn nà của mình là ông xã có hành động rất lạ!
- Hành động như thế nào, nhào tới như hổ vồ mồi chứ gì? - Người bạn cười lớn.
- Như thế thì đã không có chuyện. Đằng này ông xã lại đi lấy hết đồ nghề dao kéo tới, tôi sợ quá phải bỏ chạy...- Người vợ nói.
- Thế thì lạ thật...- Người bạn suy nghĩ vài phút rồi hỏi - Thế ông xã của bồ làm nghề gì?
- Làm Bác sĩ ở phòng mổ!...
10. Chuyện của vợ Sếp
Sếp nọ có một dàn tướng sĩ thân cận rất đông và thường tụ tập ở nhà Sếp ăn nhậu thân tình như tình huynh đệ... Trong một lần ăn nhậu, vợ Sếp đưa cho chồng một cái nút áo và nói nhỏ: "Có một đệ tử của anh sàm sỡ em, em đã giật được cái nút áo này. Vậy anh hãy cho kiểm tra xem áo ai bị mất nút áo, kẻ sàm sỡ sẽ lòi đuôi cáo, ta sẽ trị đúng người đúng tội!". Sếp nghe vợ nói vậy thì liền nói lớn: "Anh em hãy nghe đây: Mỗi người phải nộp ngay ba cái nút áo!". Lần khác, vợ Sếp đưa cho chồng một ly bia, bên trong ly bia có một đoạn ngắn cái "Của quý" của ai đó, nói với chồng: "Lần này thì em đã cắt được một đoạn "vât chứng" của kẻ sàm sỡ. Chẳng lẽ anh cũng truyền lệnh ai cũng phải đem nộp một đoạn như thế này?". Sếp nghe vợ nói như vậy thì cứng lưỡi không nói được gì!
11. Con gái đi nhận nhiệm sở
Người mẹ sang phòng con gái để chúc mừng con nhân ngày đầu tiên đi nhận nhiệm sở thì hết sức ngạc nhiên khi thấy con mặc bộ quần áo rất lạ như người ngoài hành tinh và còn đeo một cái đai như "xanh-tuya" của lính đặc nhiệm với lỉnh kỉnh những lựu đan, thủ pháo, dao găm, súng ngắn... Người mẹ trố mắt chưa kịp nói gì thì cô con gái nói ngay: "Mẹ thấy con nai nịt gọn gàng, vũ khí đầy mình hơn hẳn cái thời mẹ trang bị như Thánh Gióng không nào?". Người mẹ nghe con nói vậy thì chợt nhớ lại hồi trước, khi đi nhận nhiệm sở ngày đầu tiên, bà cũng đòi mẹ trang bị ngựa sắt, bộ giáp sắt, cây gậy sắt như Thánh Gióng đi đánh giặc Ân! Quả là mẹ nào con nấy!
- Nói về nhiều mặt, chúng tôi đều hơn các bạn: đẹp hơn, hiệu quả che nắng, che mưa cao hơn, và đắt tiền hơn. Vậy mà bây giờ con người toàn nghĩ xấu về chúng tôi là cớ làm sao?
Mũ nón trả lời ngay:
- Quả là không sai. Các bạn bị mang tiếng xấu vì người sử dụng ô dù chủ yếu là tầng lớp thượng lưu, mà đã thuộc tầng lớp thượng lưu thì không xấu nhiều cũng xấu ít. Tất nhiên là các bạn bị liên đới. Còn những người sử dụng mũ nón của chúng tôi, chủ yếu là tầng lớp cần lao, hầu hết là người tốt!
- Vậy bây giờ phải làm sao để chúng tôi không bị mang tiếng xấu? - ô dù hỏi.
Mũ nón nói ngay:
- Thì các bạn cứ nói thẳng với người sử dụng là chúng tôi chỉ che nắng che mưa chứ không che đậy tội lỗi của các người!
8.Tình Yêu và Tình dục
Tình yêu và tình dục là cặp song sinh, tuy nhiên tính cách khác hẳn nhau: Tình yêu thì e lệ, kín đáo còn Tình dục thì cuồng nhiệt, bốc lửa... Một lần, tình dục nói với tình yêu:
- Tại sao con người rất đắm say với tôi nhưng bạo phát bạo tàn, không được lâu bền, bây giờ con người cưới nhau chỉ qua tuần trăng mật là đã chán nhau rồi! Có cách gì cải thiện được tình trạng này không?
Tình yêu nói ngay:
- Chỉ có một cách duy nhất là phải luôn đi sau tôi 12 bước, phải luôn giữ đúng cự li!
Với những đôi tình nhân có được sự lâu bền chính là vì Tình dục đã nghe lời khuyên bảo đó của Tình yêu.
9.Bệnh nghề nghiệp
Một người vợ vừa khóc vừa tâm sự với bạn:
- Không hiểu sao, cứ mỗi lần chuẩn bị "lên giường", vừa nhìn thấy tám thân nõn nà của mình là ông xã có hành động rất lạ!
- Hành động như thế nào, nhào tới như hổ vồ mồi chứ gì? - Người bạn cười lớn.
- Như thế thì đã không có chuyện. Đằng này ông xã lại đi lấy hết đồ nghề dao kéo tới, tôi sợ quá phải bỏ chạy...- Người vợ nói.
- Thế thì lạ thật...- Người bạn suy nghĩ vài phút rồi hỏi - Thế ông xã của bồ làm nghề gì?
- Làm Bác sĩ ở phòng mổ!...
10. Chuyện của vợ Sếp
Sếp nọ có một dàn tướng sĩ thân cận rất đông và thường tụ tập ở nhà Sếp ăn nhậu thân tình như tình huynh đệ... Trong một lần ăn nhậu, vợ Sếp đưa cho chồng một cái nút áo và nói nhỏ: "Có một đệ tử của anh sàm sỡ em, em đã giật được cái nút áo này. Vậy anh hãy cho kiểm tra xem áo ai bị mất nút áo, kẻ sàm sỡ sẽ lòi đuôi cáo, ta sẽ trị đúng người đúng tội!". Sếp nghe vợ nói vậy thì liền nói lớn: "Anh em hãy nghe đây: Mỗi người phải nộp ngay ba cái nút áo!". Lần khác, vợ Sếp đưa cho chồng một ly bia, bên trong ly bia có một đoạn ngắn cái "Của quý" của ai đó, nói với chồng: "Lần này thì em đã cắt được một đoạn "vât chứng" của kẻ sàm sỡ. Chẳng lẽ anh cũng truyền lệnh ai cũng phải đem nộp một đoạn như thế này?". Sếp nghe vợ nói như vậy thì cứng lưỡi không nói được gì!
11. Con gái đi nhận nhiệm sở
Người mẹ sang phòng con gái để chúc mừng con nhân ngày đầu tiên đi nhận nhiệm sở thì hết sức ngạc nhiên khi thấy con mặc bộ quần áo rất lạ như người ngoài hành tinh và còn đeo một cái đai như "xanh-tuya" của lính đặc nhiệm với lỉnh kỉnh những lựu đan, thủ pháo, dao găm, súng ngắn... Người mẹ trố mắt chưa kịp nói gì thì cô con gái nói ngay: "Mẹ thấy con nai nịt gọn gàng, vũ khí đầy mình hơn hẳn cái thời mẹ trang bị như Thánh Gióng không nào?". Người mẹ nghe con nói vậy thì chợt nhớ lại hồi trước, khi đi nhận nhiệm sở ngày đầu tiên, bà cũng đòi mẹ trang bị ngựa sắt, bộ giáp sắt, cây gậy sắt như Thánh Gióng đi đánh giặc Ân! Quả là mẹ nào con nấy!
12. Lời Con Trẻ
Đứa con gái đang học lớp Lá trường Mầm Non, hỏi Mẹ:- Mẹ ơi, ở lớp con mới phải học nói xin lỗi và hứa sửa lỗi, tại sao con thấy nhiều ông già rồi mà vẫn thấy nói xin lỗi và hứa sửa chữa là cớ làm sao?
Mẹ cười nói:
- Đó là do quy luật của tạo hóa: người già thường trở lại tuổi ấu thơ!
Con gái như là chưa hiểu, vẫn nói:
- Ngộ nhỉ!
Đỗ Ngọc Thạch
nguồn trích: phongdiep.net
Đường Văn ::
Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch |
nguồn: phongdiep.net
Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch - Phong Điệp
phongdiep.net › Home › Nội dung website21 Tháng Bảy 2011 – Hiện nay website Phongdiep.net đang nâng cấp để phục vụ bạn ... PHONG ĐIỆP -SÁNG TÁC MỚI ... Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch ...57 truyện ngắn trên phongdiep.net - Đỗ Ngọc Thạch | Blog | Tamtay.vn
blog.tamtay.vn/entry/view/709380Chùm truyện mini ; Đám cưới vàng - Đỗ Ngọc Thạch ... 4 truyện ngắn này rất đặc sắc, phải suy nghĩ sâu mới thấy hết các tầng ý nghĩa của nó. ... 2 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - 55 truyện ngắn trên phongdiep.net 1- ĐỖ NGỌC THẠCH: Quà ...Bạn đã truy cập trang này.tìm Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net | Blog | Tamtay.vn
blog.tamtay.vn/entry/view/71501010 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - 2 chùm truyện mini mới trên phongdiep.net: Mùa Thu - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch Nữ Thương binh - Chùm truyện ...2 chùm truyện mini mới trên phongdiep.net - YuMe.vn
blog.yume.vn/.../2-chum-truyen-mini-moi-tren-phongdiep-net. ...10 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - 2 chùm truyện mini mới trên phongdiep.net: Mùa Thu - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch Nữ Thương binh - Chùm truyện mini ...
2 chùm truyện mini mới trên phongdiep.net:
Mùa Thu - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
Nữ Thương binh - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
Mùa Thu - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
MÙA THU - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
1.Nhặt lá vàng
Có một cô gái tuổi đôi mươi đang tìm nhặt những chiếc lá vàng. Người đi đường thấy vậy hỏi: “Cô nhặt lá vàng làm gì?”. Cô gái nói: “Có thế mà cũng không biết! Người ta tính tuổi bằng những mùa lá vàng đi qua. Khi ai đó nói rằng họ đã ba mươi cái lá vàng rơi có nghĩa là người đó đã ba mươi tuổi. Bà chắc là đã bốn mươi cái lá vàng rơi?”. Người kia nói: “Cô nói trúng quá, tôi đã qua bốn mươi tuổi! Còn cô thì bao nhiêu cái lá vàng rơi?”. Cô gái nói: “Tôi đang tìm cái lá vàng thứ hai mươi! Nó phải là cái lá đặc biệt!”.
Ba mươi năm sau, người đi đường nọ đã là bà lão bảy mươi tuổi, còn cô gái đã năm mươi tuổi. Họ gặp nhau trên con đường cũ đang ào ào lá đổ. Bà lão bảy mươi hỏi cô gái đã năm mươi tuổi: “Sao cô không nhặt lá vàng nữa mà lại quét lá khô?”. Trả lời: “Tôi nhận ra rằng nhặt lá vàng sẽ làm người ta mau già, mà tôi thì không muốn già nhanh thế! Còn tôi quét lá khô về để làm củi nấu cơm!”.
2.Chỗ hẹn mùa Thu
Có cô gái cứ mùa thu lá rụng vàng con đường vắng lại đến bên một gốc cây cổ thụ như chờ đợi ai. Có người quét đường chứng kiến cảnh đó từ khi mới vào nghề cho tới lúc nghỉ hưu. Khi đã nghỉ hưu rồi, người quét đường mới hỏi: “Suốt bốn mươi năm qua, không biết cô đã chờ gặp ai?”. Trả lời: “Trong một bài thơ gửi cho tôi người ấy viết “Khi mùa Thu lá ngập vàng đường vắng / Tôi sẽ đợi em bên gốc cây già”. Vì thế tôi đã đợi ở đây!”. Người quét đường nghĩ thầm: “May mà người yêu của ta không làm thơ!”.
3.Đứa con bất hiếu
Hai vợ chồng nhà kia chỉ có một người con trai cho nên cưng chiều quá mức, vì vậy khi đến tuổi trưởng thành, người con trai kia trở nên hư hỏng, đã không chịu tu chí làm ăn lại còn tỏ ra rất hỗn láo với cha mẹ. Hai vợ chồng không biết làm sao, hết thở than rồi lại cầu trời khấn Phật. Lời cầu nguyện kiên nhẫn của hai vợ chồng đáng thương kia cũng thấu đến Quan Âm Bồ Tát, Ngài báo mộng cho cả hai vợ chồng kia và người con rằng: nếu người con có một ý nghĩ và hành động bất hiếu thì lưng của hắn sẽ nổi lên một cục thịt như quả nho, khi nằm ngửa sẽ đau đớn không thể chịu được, như vậy hắn sẽ phải thức mà ăn năn, sám hối về tội lỗi của mình!
Từ đó, đêm đêm, hai vợ chồng kia đều đến buồng ngủ của người con
trai mà xem con có ngủ ngon không, thì thấy người con nằm sấp mà ngủ khò
khò!...
Một thời gian sau, hai vợ chồng lại đến buồng ngủ của người con
thì thấy con nằm ngửa ngủ ngon lành. Người vợ thấy vậy thì rất mừng, nói
với chồng: “Con nó đã nằm ngửa được, chứng tỏ lưng nó đã
nhẵn nhụi, không có tội bất hiếu nữa chăng?”. Người chồng không
tin là đứa con đã hết tội bất hiếu, liền đến lật lưng thằng con ra xem
thì thấy những cục thịt tròn như quả nho đã mọc kín lưng,
tạo thành một mặt phẳng mềm nhũn kỳ lạ!
4.Lòng hiếu thảo có một không hai
Lê Trọng Hiếu là người con nổi tiếng hiếu thảo. Khi còn nhỏ, mỗi
khi có lỗi bị cha đánh đòn, Hiếu đều cắn răng chịu đau, không kêu la nửa
lời. Nếu có ai thấy vết thương trên người Hiếu, hỏi có
phải bị cha đánh đòn không, Hiếu đều nói đó là do đánh nhau với
bạn hữu.
Một hôm, Hiếu lại có lỗi, bị cha đánh đòn thì Hiếu khóc rống. Người cha thấy vậy hỏi: “Tại sao mọi khi cha đánh rất mạnh mà con không kêu la, lần này cha đánh rất nhẹ mà con lại khóc dữ vậy?”. Hiếu nói: “Mọi khi con thấy đau nên nghĩ rằng sức khỏe cha rất tốt, vì thế con yên tâm. Còn lần này, con không thấy đau nên nghĩ rằng sức khỏe cha đã giảm sút, nên con thấy lo mà bật khóc!”.
Rồi Hiếu lấy vợ. Vợ Hiếu là một người phụ nữ xinh đẹp, có sức quyến rũ mãnh liệt. Sau một tháng, Hiếu nói với vợ: “Nàng là một người vợ tuyệt vời, không có điều gì đáng trách. Nhưng ta phải xa nàng từ đây!...”. Người vợ hỏi tại sao lại phải thế, Hiếu nói: “Ta thấy cha ta rất thích nhìn ngắm nàng, nếu ta ngăn cản thì sẽ mắc tội bất hiếu. Ta cũng chưa làm được gì để báo hiếu trả nghĩa cha, vì vậy ta muốn nàng thay ta “chăm sóc” cha, ta chết cũng mãn nguyện”. Nói rồi Hiếu nhảy xuống sông chết ngay, vợ Hiếu không kịp ngăn cản mà phải nghe theo ước nguyện của Hiếu.
5. Cắt thịt báo hiếu mẹ, róc xương báo hiếu cha
Lê Đức Thảo là người con hiếu thảo rất mực. Đến tuổi trưởng thành,
Thảo chưa làm được gì để báo hiếu cha mẹ thì phải nhập ngũ ra trận. Làm
một lèo ba mươi năm, lúc Thảo trở về thì đã năm mươi
tuổi mà thương tật đầy người, khiến cha mẹ già phải chăm sóc mình
rất vất vả…
Năm ấy lũ lụt ập vào làng quê Thảo, tài sản có gì đều bị lũ cuốn
trôi hết sạch, nhà Thảo cũng như nhiều nhà khác, lâm vào nạn đói. Một
hôm, thấy cả cha mẹ đều gần kiệt sức, Thảo chặt ngay hai
chân của mình, lọc lấy thịt rán cho mẹ ăn, còn xương thì nấu cháo
cho cha. Cha mẹ Thảo ăn xong rồi mới biết thì Thảo đã hồn lìa khỏi xác!
Sài Gòn, ngày 8-8-2011
Đỗ Ngọc Thạch
|
Đường Văn
Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
Chuyện nữ thương binh - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
CHUYỆN CỦA NỮ THƯƠNG BINH
Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch 1.Khao khát làm mẹ
Hồi chiến tranh, trong một trận đánh không cân sức,
Thu Lan cùng ba chiến sĩ bị một đại đội địch bao vây, ba chiến sĩ kia
đều hy sinh, riêng Thu Lan bị thương nặng ở cả hai chân
rồi bị địch bắt. Sau khi Thu Lan tỉnh lại, bọn địch
tra khảo dã man bằng cách dùng cưa sắt cưa vào chỗ bị thương ở chân Thu
Lan nhưng cô kiên quyết giữ vững khí tiết, kết quả cô
bị địch cưa đứt cả hai chân, gần tới bẹn. Khi rút
quân, bọn địch nghĩ là Thu Lan đã chết liền bỏ mặc cô trong rừng cho chó
sói ăn thịt…
Do có sức khỏe tốt lại đang ở tuổi đôi mươi nên cô
không chết rồi được người dân trong vùng thuốc men chữa chạy, vết thương
mau chóng thành sẹo. Có một điều đặc biệt là sau khi
mất đi đôi chân, đôi cánh tay của cô và cả thân hình
của cô rất vạm vỡ, khỏe mạnh, như một lực sĩ cử tạ. Hết chiến tranh,
người ta tính đưa Thu Lan vào trại an dưỡng thương binh
nặng hưởng chế độ nuôi dưỡng suốt đời, nhưng Thu Lan
xin về nhà sống với mẹ vì bố cô và người anh trai cũng đã hy sinh trong
chiến tranh.
Không biết từ lúc nào, Thu Lan bỗng muốn được làm
mẹ, được làm thiên chức của người phụ nữ. Mẹ cô nói: “Hoàn cảnh của con,
tìm được một người chồng tử tế rất khó. Mẹ đã nghĩ nát
óc, chỉ có một cách duy nhất là tìm một người đàng
hoàng, xin nó cho một đứa con!”. Thu Lan không ngờ mẹ nói rất đúng suy
nghĩ của cô. Song, đến đoạn tìm ai để “xin con” thì cả
hai mẹ con đều không biết sẽ phải làm như thế nào?
Đang lúc hai mẹ con chỉ biết ôm nhau than thở thì có
người sĩ quan là trợ lý Thi đua ở tỉnh đội (giờ gọi là Ban chỉ huy quân
sự tỉnh) đến xã Thu Lan để làm hồ sơ đề nghị phong anh
hùng quân đội cho gần chục người, trong đó có Thu
Lan, bởi trước khi bị địch cưa mất đôi chân, cô đã ba lần được tặng danh
hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ. Khi gặp người sĩ quan trợ lý Thi
đua, cũng khá đẹp mã và cũng có nhiều thành tích khi
còn là lính chiến đấu, Thu Lan vụt nghĩ, đúng là Bồ Tát đã dẫn anh
chàng này đến cho ta. Sau khi quan sát kỹ anh chàng sỹ
quan, Thu Lan nói: “Hoàn cảnh của tôi rất khó lấy
chồng, nhưng tôi muốn được làm mẹ, muốn có một đứa con! Chỉ anh có thể
giúp tôi mà thôi!”. Là người rất hiểu sự đời, đã có vợ và
ba đứa con, anh chàng sĩ quan cũng rất hiểu nỗi lòng
của người đàn bà cô đơn này, song vẫn còn e ngại, bèn nói: “Nếu như vì
tôi giúp cô có con mà cô mang tiếng chửa hoang rồi
không được xét phong danh hiệu Anh hùng thì tôi sẽ
ân hận suốt đời!”. Thu Lan nói ngay: “Anh khỏi lo vì nếu cho tôi chọn
được phong danh hiệu Anh hùng hay có con, được làm mẹ thì
tôi sẽ chọn được làm mẹ, có một đứa con do chính tôi
mang nặng đẻ đau!”.
Sau khi biết tin Thu Lan có bầu hai tháng, anh chàng
sĩ quan kia tìm đến xin được “dưỡng thai” cho Thu Lan, thậm chí xin
cưới Thu Lan nhưng cô nói dứt khoát: “Chuyện quan hệ giữa
tôi và anh, như đã thỏa thuận từ đầu, chỉ có một lần
và chỉ một mà thôi! Khi nào tôi chết thì con anh sẽ được gặp bố! Còn từ
nay, tôi cấm anh lai vãng tới đây!”. Tuy rất sợ uy lực
lời nói của Thu Lan, nhưng tới ngày Thu Lan sinh
con, anh chàng sĩ quan cũng bí mật tìm đến nhà hộ sinh để được nhìn đứa
con còn đỏ hỏn của mình! Sau này, bao giờ hai bố con mới
được gặp nhau thì chỉ có hai bố con người sĩ quan
trợ lý Thi đua kia biết mà thôi!
2. Khi cả hai vợ chồng đều là thương binh
Người ta cứ nghĩ rằng nếu cả hai vợ chồng cùng là
thương binh thì khó khăn, trở ngại trong cuộc sống vợ chồng sau này sẽ
tăng lên gấp đôi. Vì thế, nếu cả hai người đều là thương
binh thì không thể là cùng mất mát một thứ thì mới
có thể bù đắp cho nhau. Chẳng hạn người chồng mất tay thì còn đôi chân
để có thể cõng được người vợ đã bị mất chân trên con
đường đời vạn dặm, hoặc ngược lại. Nhưng sự đời lúc
nào cũng éo le và phức tạp nên rất khó có được sự “sắp đặt” khéo léo như
thế, mà cứ như là có sự “đùa cợt” của bàn tay tạo hóa.
Chẳng hạn như trường hợp vợ chồng anh Dũng và chị
Lành.
Anh Dũng bị mất cả hai chân, bị cưa tới bẹn. Còn chị
Lành cũng chỉ hơn anh Dũng một đoạn từ bẹn đến đầu gối. Tức cả hai
người không thể đi lại bình thường và chẳng ai nghĩ là họ
sẽ thành vợ chồng. Nhưng “tình cũ không rủ cũng
tới”: hai người vốn là bạn học cùng trường, cùng lớp thời đi học, ngẫu
nhiên gặp lại nhau ở trại an dưỡng thương binh này. Khi hai
người quyết tâm cưới nhau, không ai đồng tình nhưng
rồi cuối cùng cũng vui vẻ chúc phúc cho hai người, tuy nhiên không ai
giấu được vẻ lo ngại cho đôi tình nhân thương tật. Và để
cho mọi người yên tâm, anh Dũng và chị Lành quyết
định công diễn một tiết mục độc đáo: Anh sẽ đi bằng hai cánh tay như lực
sĩ cử tạ và sẽ “cõng” chị bằng cách: chị sẽ ngồi trên
chỗ đùi đã bị cưa đi của anh, giờ thì “êm ấm” hơn cả
cái ghế salon giả da!
Song, gần đến giờ công diễn thì đồng chí chính trị viên của trại nói với hai người: “Tiết mục của hai người thật không khác gì nghệ thuật xiếc, nhưng tôi có cảm giác rằng tư thế nối hai người lại với nhau ở chỗ ấy rất dễ dẫn đến cái “chuyện phòng the”. Vì vậy, không thể công diễn được!”. Chính vì thế mà mọi người không được thưởng ngoạn tiết mục độc đáo đó của vợ chồng Dũng - Lành. Tuy nhiên, có vài người tò mò vẫn lén nhìn trộm tiết mục độc đáo đó qua lỗ khóa ở cửa căn phòng của Dũng và Lành! 3. Điểm dừng Trung Nghĩa bị thương ở cổ, vết thương đã khiến thanh quản của anh không còn làm việc được, tức anh không còn nói được nữa, anh phải giao tiếp với mọi người bằng phương thức “Bút đàm”.
Trung Nghĩa thường đến Thư viện thành phố đọc sách
và không biết từ lúc nào, phía bên kia cái bàn đọc sách lớn, đối diện
với anh là một cô gái có khuôn mặt đẹp như Hoa hậu.
Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là cuốn sách mà cô gái đọc luôn luôn trùng với cuốn sách mà
Trung Nghĩa cũng đang đọc, chính vì vậy mà hai người
đã “Bút đàm” với nhau và thân nhau. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai người
cũng chỉ dừng ở hình thức “Bút đàm” trên cái bàn đọc
sách to lớn trong thư viện và cũng thật là ngẫu
nhiên, sau mỗi lần “Bút đàm”, Trung Nghĩa luôn nhận được mẩu giấy với
dòng chữ: “Anh đừng bao giờ nói gì cả vì em chỉ
muốn nhìn anh viết mà thôi”. Còn Trung Nghĩa thì
luôn viết những chữ này đưa cho cô gái: “Em đừng bao giờ đứng dậy vì anh
chỉ thích nhìn em ngồi đọc sách mà thôi!”. Và tất nhiên,
yêu cầu đó của cả hai người đều được thỏa mãn. Cả
Trung Nghĩa và cô gái đều tràn ngập trong cảm giác thần tiên của những
nốt nhạc dạo đầu của tình yêu… Nhưng, cô bạn cùng đi với
cô gái thì rất lo sợ nếu tình cảm của hai người phát
triển mà phá vỡ tình thế hiện tại bởi người bạn của cô là một thương
binh đã mất cả hai chân, sẽ không thể đứng lên được. Còn
người bạn cùng đi của Trung Nghĩa thì cũng có mối lo
tương tự bởi bạn của anh có thể nói được đâu? Vì thế cả hai người bạn
đều muốn thời gian ngừng trôi, giống như có nhà thơ đã
viết: Tôi muốn buộc gió lại / Cho hương đừng bay đi!
Sài Gòn, ngày 21-7-2011
Đỗ Ngọc Thạch
|
Đỗ Ngọc Thạch (2010)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét