Đỗ Ngọc Thạch - 2010 (TP. HCM)
đỗ ngọc thạch trên phongdiep.net | Blog | Tamtay.vn
blog.tamtay.vn/entry/view/.../do-ngoc-thach-tren-phongdiep-net.htm...
12 Tháng Mười Hai 2012 – tìm Đỗ Ngọc Thạch trên nguoibanduong.net · Di Truyền - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch · Tác phẩm của THẠCH trên vanvn.net (PB cũ) ...Những trang web Văn học - Cầu nối tuyệt vời của ... - trieuxuan.info
trieuxuan.info/?pg=tpdetail&catid=7&id=2446&fid=0
1 Tháng Sáu 2009 – 10. vanchinh.net (Nhà văn Văn Chinh, Thư ký Tòa soạn của vanvn.net :185.952. (). Những website văn học được xếp vào Top 10 này phải hội ...12 truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ) - YuMe
blog.yume.vn/.../12-truyen-ngan-tren-vanvn-net-pb-cu.dongocthach...12 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - Đỗ Ngọc Thạch năm 2010 (TP. Hồ Chí Minh) Đỗ Ngọc Thạch (1970) Tác giả ĐỖ NGỌC THẠCH 2010 12 truyện ngắn trên vanvn.net ...vanvn.net - Hội Nhà Văn Việt Nam - as7
www.as7.org/d/vanvn.netvanvn.net - Hội Nhà Văn Việt NamVanVN. Net - Tác giả Đỗ Hồng Hà, tên khai sinh: Nguyễn Gia Độ, sinh ngày 4/12/1950 tại Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Tây (cũ ) ...tác phẩm của THẠCH'S trên VanVn.Net (trích: Thượng Kinh Ký sự ...
blog.tamtay.vn/entry/view/71187221 Tháng 4 2010 – 360plus Đ.NT - trên VanVn . Net . Thư mục: Truyện ngắn |. ... 12 truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ) - Đ.N.T (trích 4) · Top 10 truyện ngắn .
Tác phẩm của THẠCH trên vanvn.net (PB Cũ)- Đỗ Ngọc Thạch ...
blog.yahoo.com/_CXHHAC7OEYZ7OMQPR6PIAS66ME/.../index
10 Tháng Mười Hai 2012 – 12 truyện ngắn của THẠCH trên vanvn.net (PB cũ) - Trích: Lột da ...blog.tamtay. vn/entry/view/71067021 Tháng 4 2010 – 360plus Đ.NT - trên ...12 truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ): THẠCH'S | Blog | Tamtay.vn
blog.tamtay.vn/.../12-truyen-ngan-tren-vanvn-net-PB-cu-THACH-S....
13 Tháng Chín 2011 – trích đăng 2 truyện :Chuyến tàu đem...; Những vết thương...... Tamtay.vn - Vòng tay lớn mãi.
Trích đăng:
ĐỖ NGỌC THẠCH
ĐỖ NGỌC THẠCH trên phongdiep.net
đỗ ngọc thạch trên phongdiep.net | Blog | Tamtay.vn: Địa Linh nhân kiệt...
ĐỊA LINH NHÂN KIỆT - Đỗ Ngọc Thạch
Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch
Ngay từ đầu đã lựa chọn chúng ta”.
(Raxun Gamzatov)
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, một kíp trực ban chiến đấu của máy Rađar P. 40 gồm có ba người thì ở vị trí máy số Một là Duy Nhất, ở máy số Hai là Song Nhị và ở máy số Ba là Thanh Ba. Ba người là thành một tổ chiến đấu – tổ ba người, đơn vị nhỏ nhất trong lực lượng vũ trang của chúng ta. Thường thì ba người là một khối thống nhất, như ba bộ phận của cơ thể : đầu, mình và tứ chi. Trong chiến đấu, yêu cầu hiệp đồng nhịp nhàng là yêu cầu bắt buộc : số Một thông báo phương vị , cự li mục tiêu xong thì số Hai phải thông báo ngay số lượng , kiểu (mấy tốp, mỗi tốp mấy chiếc, loại kiểu gì) và tiếp theo là số Ba phải thông báo ngay độ cao của của từng tốp, từng chiếc. Đó là nhiệm vụ chính yếu của các trắc thủ Rađar mà ba nhân vật Duy Nhất, Song Nhị và Thanh Ba phải đảm nhận trong những năm diễn ra cuộc chiến tranh phá hoại của “ không lực Huê kỳ” đối với miền Bắc Việt Nam. Binh chủng Rađar là một binh chủng kỹ thuật , mới được thành lập khi xảy ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ, lúc mới ra đời ít được tuyên truyền nên ít người biết đến . Ở đây tôi chỉ nói rõ thêm một chi tiết để bạn đọc hiểu rõ thêm hoàn cảnh chiến đấu của tổ ba người trắc thủ Rađar này càng làm cho họ gần gũi, gắn bó nhau hơn : khi làm nhiệm vụ, ba trắc thủ phải ngồi trong một buồng kín trên xe hiện sóng, được đặt trong một ụ đất hình chữ U để tránh mảnh bom nếu trận địa Rađar bị máy bay địch oanh tạc. Khi máy Rađar làm việc, cái buồng kín đó ngột ngạt và nhiệt độ lên tới 40 – 45 độ, dù đã có quạt thông gió…
Ba anh lính trắc thủ Rađar đó đến từ ba miền quê khác nhau : Làng quê của Duy Nhất ở một vùng đồng chiêm trũng của tỉnh Hà Nam, lúc đó còn ghép ba tỉnh gọi là Hà Nam Ninh (Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình). Tuy bị gọi là “Dân Cầu tõm” (vì đại tiện thẳng xuống ao hồ) nhưng Duy Nhất vẫn tự hào với làng quê mình vì đây là đất học – “địa linh nhân kiệt”. Còn với Song Nhị, làng quê của anh chính là nơi ngày xưa vua Lê Thái Tổ tức Lê Lợi đã nhận được gươm thần của Thần Rùa mà làm nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sáng ngời lịch sử chống ngoại xâm . Song Nhị luôn kể chuyện về tổ tiên của mình đã từng theo vua Lê Thái Tổ đánh giặc Minh ra sao và có nhiều người đã lập công lớn , làm tới tướng soái, đại thần của Triều đình nhà Lê về sau. Cuối cùng sau mỗi lần kể chuyện như vậy, Song Nhị đều kết luận , quê anh ta, đất Thanh Hóa anh hùng mới thực sự là địa linh nhân kiệt. Ngay lập tức , Duy Nhất nói ngay : Nếu Lê Lợi không có Nguyễn Trãi từ đất Bắc vào đất Lam Sơn dâng Bình Ngô sách thì dù có Gươm Thần cũng không đánh thắng được giặc Minh ! Duy Nhất còn ví von giống như Lưu Bị , nếu không có Gia Cát Khổng Minh bày mưu tính kế thì dù có là tôn thất nhà Hán cũng chẳng làm nên chuyện ! Anh ta còn kể ra một danh sách dài dằng dặc những ông Nghè, ông Cống , rồi những Nhà nọ Nhà kia về sau này đều là người làng quê mình, nếu không cùng làng thì cũng là huyện mình, tỉnh mình ! Rồi anh ta kết luận : nước mình là nước nhỏ, muốn đánh thắng những lực lượng hùng mạnh của nước lớn phải dùng Trí, không thể hữu dũng vô mưu ! Tóm lại, Duy Nhất đề cao học vấn và không bao giờ anh ta quên việc nói rằng mình là học sinh giỏi cấp tỉnh , đã có giấy gọi vào đại học nhưng tình nguyện xếp bút nghiên theo việc binh đao ! Những khi Duy Nhất và Song Nhị đấu khẩu như vậy ( thường là vào những lúc cả ba người đang ngồi trong xe hiện sóng nhưng chưa có lệnh mở máy), Thanh Ba thường là ngồi yên, chỉ khi nào một trong hai người kia cần lôi kéo đồng minh thì anh mới ậm à nói vài câu, có khi chẳng ăn nhập gì với câu chuyện của hai người kia ! Vì đang mải mê với những hào quang trong câu chuyện của mình nên hai người chẳng để ý gì đến sự “ậm à” của Thanh Ba và thường là cuộc đấu khẩu bị ngừng lại ở cao trào nhưng không thể tiếp tục vì có lệnh mở máy chiến đấu . Nhiệm vụ phát hiện máy bay địch từ xa không cho phép họ chậm dù chỉ một giây !
Một cách ngẫu nhiên như vậy (hay có bàn tay sắp đặt thần bí) những cuộc nói chuyện về làng quê của ba người thường chỉ đủ thời gian cho hai người là Duy Nhất và Song Nhị , mà thực ra là chưa đủ vì cả hai người dường như cảm thấy mình nói chưa hết , nên khi tắt máy, trên đường về chỗ ở, rồi trong bữa ăn họ lại tiếp tục chứng minh làng quê của mình mới thực sự là địa linh nhân kiệt ! Ở trong môi trường quân đội, việc có được làng quê được mệnh danh là địa linh nhân kiệt là quê hương mình là niềm tự hào , là hạnh phúc lớn lao đối với người lính , bởi vì ngoài việc phải đối mặt với quân giặc, người lính chỉ còn một nơi duy nhất để dồn tâm trí về đó là quê hương !...
Thanh Ba quê quán ở đâu ? Anh suy nghĩ gì về quê hương mình ?
Cũng như mọi người lính khác , Thanh Ba cũng sinh ra từ một làng quê , ở tỉnh Thái Bình. Ngay từ những ngày đầu nhập ngũ, khi nghe mọi người chế nhạo dân Thái Bình “ tay bị tay gậy khắp nơi tung hoành” anh cảm thấy cực kỳ tủi hổ và có ai hỏi về quê quán anh đều lảng sang chuyện khác. Thực ra , anh chỉ sống ở làng quê đến năm sáu tuổi, sau đó anh theo bố lên chiến khu Việt Bắc. Những hình ảnh cụ thể về quê hương anh không nhớ rõ mà chỉ nhớ được những câu chuyện ông nội kể về cái làng quê anh. Làng anh không như những nơi khác có từ thời xa xưa mà chỉ có từ thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn , có ông Nguyễn Công Trứ là quan Hình bộ Hữu Tham tri , giữ chức Dinh điền sứ coi việc khai khẩn đất hoang tại các miền duyên hải hai hạt Nam Định , Ninh Bình , đã lập ra được hai huyện mới là Tiền Hải và Kim Sơn và hai tổng Hoành Thu và Minh Nhất (đó là vào năm Minh Mạng thứ 10 tức năm 1829). Sau này , huyện Tiền Hải là một huyện của tỉnh Thái Bình, đó chính là huyện quê của Thanh Ba .
Dân của những huyện mới này là dân tứ xứ trôi dạt về vì đủ loại nguyên do khác nhau.Vị trưởng làng đầu tiên, theo như ông nội của Thanh Ba kể lại, vốn là sai nha ở Bắc Thành, vì tội ăn của đút mà bị đi đày, thế nào lại được quan Dinh điền sứ lấy vào đội quân khai khẩn và được cử làm xã trưởng. Khi ấy, có ông thày tướng đi qua làng, nhìn thế đất của làng và nhìn tướng của ông xã trưởng thì nói:”Ông xã trưởng này có tướng Lộ khổng tỵ tức tướng khất cái (ăn mày tứ phương). Có điều lạ là hầu hết dân ở cái làng này đều có tướng Lộ khổng tỵ. Đó, mọi người cứ nhìn mũi nhau thì thấy ai cũng thân mũi dài, nhỏ và cao, sơn căn hẹp, đầu mũi nhỏ nhọn và đặc biệt là lỗ mũi rất rộng và hướng lên phía trên. Về mạng vận, tướng lộ khổng tỵ dù có đi 4 phương 8 hướng và có Đông nhạc, Tây nhạc, Nam nhạc và Bắc nhạc đắc cách hỗ trợ cũng chỉ thành đạt phần nào về đường khoa hoạn nhưng phần nhiều hũu danh vô thực, hữu quý vô phú, luôn nghèo túng. Thảng hoặc có tiền thì cũng không giữ được…Nếu ngũ quan đều ở dưới mức trung bình thì với Lộ khổng tỵ, kẻ đó suốt đời túng thiếu, phải lưu lạc tha phương cầu thực, tức là số khất cái. Dân làng này sẽ thành Cái Bang!
Mọi người nhìn mũi nhau thì quả nhiên như lời ông thày tướng, chẳng sai câu nào. Chỉ ba bảy hai mốt ngay sau đó, dân làng đã “tay bị tay gậy khắp nơi tung hoành”! Chuyện đó tồn tại cho đến hôm nay, hành khất đã trở thành nghề chính của dân làng.
***
Trong những năm tháng diễn ra cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, lực lượng Phòng không - Không quân phải trực ban chiến đấu 24/24. Riêng đối với Binh chủng Rađar – được mệnh danh là Mắt Thần, thì vấn đề này đặc biệt quan trọng. Tuy thế, các thủ trưởng đơn vị rất rất linh hoạt giải quyết cho các anh lính trắc thủ Rađar của chúng ta được tranh thủ về thăm gia đình vào những ngày Tết hoặc khi có tang gia. Vào dịp Tết năm thứ ba của đời lính , Thanh Ba được tranh thủ về quê, trước khi đi thủ trưởng đơn vị đã nhắc đi nhắc lại : chỉ được đúng ba ngày , không được đến đơn vị trễ dù chỉ một giờ !
Lúc này , bố mẹ Thanh Ba đang sống và làm việc ở Hà Nội. Nếu thuận buồm xuôi gió, anh có thể xum họp gia đình trong đêm giao thừa ! Đó là điều mà bất kỳ anh lính trẻ nào cũng mong ước !
Sáng ngày Ba mươi Tết, Thanh Ba dậy thật sớm và lên đường khi những giọt sương đêm còn long lanh trên những ngọn cỏ ven đường. Từ chỗ đơn vị đóng quân ra tới đường quốc lộ chỉ có một giờ đi bộ. Anh thật may mắn , gặp ngay một xe chở thương binh từ chiến trường miền Nam ra Bắc. Đồng chí lái xe vui vẻ cho anh đi và còn tặng anh một gói thuốc lá Sa-mít hút Tết. Đúng là từ nơi bom đạn ra, ai cũng hào phóng và thân thiện !
Chiếc xe chở thương binh tới Thái Bình thì dừng lại , cho hai thương binh xuống xe . Một người bị cụt mất một chân, người kia còn băng kín cả hai mắt. Người bị băng kín hai mắt cho người bị cụt chân vịn vào vai và làm người chỉ đường, hai người dìu nhau bước đi trên con đường lầm bụi… Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu Thanh Ba , anh hỏi đồng chí bác sĩ phụ trách đoàn :
- Hai đồng chí thương binh kia đi về huyện nào vậy ?
- Huyện Tiền Hải . Hình như họ đều là người làng Cái Bang !
Đồng chí Bác sĩ cười cười rồi nói tiếp :
- Dân ăn mày có ở khắp nơi, điều đó ai cũng rõ. Nhưng có cái làng mà cả làng đều hành nghề ăn mày thì giờ tôi mới biết !...
Đồng chí là lính phòng không à ? Người Hà Nội à ? Đồng chí thật là hạnh phúc : đi lính thì là “lính Cậu”, làm người thì là dân Thủ đô , không bù cho tôi , quê tôi ở tít ngoài đảo Bạch Long Vĩ bốn bề sóng vỗ !...
Ý nghĩ vừa lóe lên ban nãy trong đầu Thanh Ba đã hiện rõ hình hài : Mình phải về quê , về cái làng Cái Bang – nơi mình đã được sinh ra mà gần hai mươi năm qua mình tưởng như đã quên đi, đã biến mất trong tâm tưởng ! Thanh Ba vội vàng lấy ba-lô rồi xuống xe, chạy theo hai người thương binh đã mất hút trên con đường mờ bụi ! Người bác sĩ và lái xe trố mắt nhìn theo !...
Thanh Ba đi như chạy , mong đuổi kịp hai người thương binh nhưng càng đi anh càng không thấy tăm hơi họ đâu ! Ngồi nghỉ dưới một gốc cây đa bên đường , Thanh Ba mới kịp nhận thấy người mình đầm đìa mồ hôi, cổ thì khát cháy ! Thanh Ba bình tĩnh sắp xếp lại những ý nghĩ đang bay lượn như đàn én giữa trời xuân thì có một ông già đầu đội nón mê, vai đeo bị, một tay cầm gậy đi tới. Anh đứng dậy , định tiếp tục bước đi thì giật mình kinh ngạc khi nhận ra ông già đó chính là ông Nội !
Hình như ông nội đã nhận ra Thanh Ba từ xa, nên khi gặp Thanh Ba ông cười vui vẻ :
- Ông đoán biết thế nào Tết này cháu đích tôn của ông cũng về quê ăn Tết mà ! Nào , ta về nhà đi , ông có rất nhiều quà cho cháu đây ! Ông còn được báo mộng , năm nay cháu của ông sẽ được trở về tiếp tục học ở trường đại học Bách khoa của cháu !
Thanh Ba đi theo ông nội như một cái bóng câm lặng , biết bao nhiêu ý nghĩ cứ chuyển động hỗn loạn trong đầu anh , không có cái nào rõ ràng cả… Anh lại như nghe thấy ông nội nói :
- Bố cháu muốn ông bỏ cái làng này, lên Hà Nội ở với nhà cháu, nhưng ở được một năm thì hết chịu nổi : chật chội, tù tùng , bố cháu lại lắm khách khứa , toàn những người kiểu cách , không thực lòng , họ chỉ muốn nhờ vả bố cháu để lên lương lên chức, tức là họ chỉ đến với cái quan chức của bố cháu. Mà quan nhất thời, dân vạn đại, khi bố cháu thôi quan chức rồi thì sao ? Mà còn điều này nữa, tại sao bố cháu lại coi khinh cái nghiệp của cha ông , lại muốn quên đi cái làng quê nơi mình đã sinh ra ? Thôi được , cháu đích tôn của ông không như vậy là ông vui rồi !...
Hai ông cháu về tới nhà từ lúc nào không hay, Thanh Ba vô cùng ngạc nhiên khi thấy bà nội tóc bạc phơ mà vẫn còn rất khỏe !
Rồi cả các chú , bác, ai cũng rất khỏe mạnh , nhanh nhẹn, đặc biệt là ai cũng có đôi chân săn chắc như của vận động viên ma-ra-tông !...
Đêm giao thừa ở nhà ông nội thật vui vẻ , Thanh Ba có cảm giác như đây là nơi hội tụ của niềm vui ! Khách đến xông đất rất đông và ai cũng đem đến một niềm vui, một điều bất ngờ ! Và điều khiến Thanh Ba kinh ngạc hơn cả là sự góp mặt của đủ loại anh tài trong thiên hạ : đây là nhà khoa học đang làm việc tại viện vật lý địa cầu, một người khác đang làm việc tại viện hạt nhân nguyên tử nước ngoài, đây là vị giáo sư nổi danh của trường đại học Thủy sản , một vị khác đang giảng dạy tại trường đại học kinh tế , đây là vị bác sĩ nổi tiếng về châm cứu và day huyệt , một người khác là dược sĩ cao cấp của một công ty dược hàng đầu thế giới , đây là nhà thơ châm biếm , đây là nhà báo , đây là họa sĩ, còn đây là nhà ảo thuật, đây là nhà thiết kế thời trang , đây là diễn viên điện ảnh, đây là siêu người mẫu , siêu sao ca nhạc…Riêng trong lĩnh vực thể thao gần như có đủ các bộ môn và đều ở cấp kiện tướng, đặc biệt là môn điền kinh thì nhiều vô kể !... Đám thanh niên trẻ tuổi và Thanh Ba cứ tròn mắt, há mồm ra mà kinh ngạc, mà thán phục !
Ở cái làng quê được gọi là “Làng Cái Bang” này có tục lệ dù phiêu dạt ở tận chân trời góc biển nào , cứ đến cái thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đều phải về làng để trình làng những thành công , kết quả mà mỗi thành viên đã đạt được và đóng góp vào quỹ Bảo trợ của làng . Quỹ này sẽ giúp đỡ, chi viện cho những thành viên chưa thành đạt hoặc bị sa cơ lỡ bước, gặp khó khăn,tai biến ! Chính vì vậy , đêm giao thừa trở thành đêm hội làng và kéo dài tới sáng, vì không phải những người ở xa về làng đều có thể đúng khớp một giờ nhất định !
Thanh Ba lại bị một bất ngờ nữa khiến anh bàng hoàng , đó là việc ông nội anh đang giữ trọng trách là vị Trưởng làng thứ 12 vị trưởng làng cuối cùng của một Giáp. Vị trưởng làng thứ 12 sẽ phải vất vả để hoàn thành việc tổng kết, hoàn tất cuốn lịch sử 140 năm của làng . Việc làm đó của ông nội , lẽ ra bố của Thanh Ba phải là người trợ giúp đắc lực , nhưng…
Tới ba, bốn giờ sáng mồng Một Tết, năm người làng cuối cùng đã về trình làng , đó là năm người được mệnh danh là Ngũ hổ khi còn ở làng và bây giờ thì được giới kinh doanh Việt kiều gọi là đại gia một cách kiềng nể ! Sau khi năm Việt kiều đại gia kể chuyện ở xứ người (có đủ cả năm châu bốn biển), vị phó trưởng làng , đang hành nghề Đông y ở Thủ đô , lên tiếng :
- Tôi đố ai nói được ba điểm khác người của làng ta , ai nói đúng sẽ được thưởng một ngàn đô-la !
Mọi người tranh nhau nói nhưng không ai nói trúng đáp án !
Bỗng có một vị đang hành nghề nhà báo reo lên:
- Tôi nghĩ ra rồi ! Ơ- rê-ka ! Tôi đã nghĩ ra : Thứ nhất, người làng ta không có ai bị dính vào cái họa tù ngục ,”nhất nhật tai tù thiên thu tại ngoại”. Vừa rồi , tôi có đi cùng với mấy đồng nghiệp bên công an đến tất cả các trại giam lớn nhỏ trên toàn quốc thì phát hiện ra rằng không có người làng ta . Điều này tưởng bình thường , nhưng hầu như không có làng nào như làng ta. Nếu làng nào cũng trong sạch như làng ta thì đỡ tốn kinh phí khổng lồ cho việc nuôi một đội quân khổng lồ gồm cảnh sát , viện kiểm sát, Tòa án, trại giam, v.v… Thứ hai , dù làm bất cứ ngành nghề gì , người làng ta vẫn giữ được truyền thống : đó là mỗi năm phải hành khất một tháng ! Thứ ba , người làng ta có mặt ở nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, thậm chí nhiều quốc gia nhất !
Vị nhà báo định nói nữa nhưng phó trưởng làng ngăn lại :
- Hai điểm đầu là chính xác và giữ được mãi cũng không phải là đơn giản ! Còn điểm thứ ba thì vô bằng cớ, không thể chính xác được ! Khi nào làng ta có người làm ở Viện Xã hội học thì mới có thể có được con số thống kê chính xác !
Vị nhà báo ngớ người, mọi người xì xào, không ai dám quả quyết điểm thứ ba ấy là gì . Phó trưởng làng cười tủm tỉm rồi nói từ tốn :
-Nếu không ai nói được tôi xin công bố đáp án ! Điểm này chỉ những ai rành về tướng số mới có thể nói được ! Đó là trai tráng làng ta tuy có tướng Lộ khổng tỵ nhưng đều rất tốt về đường thê tử , tức là cũng lấy được vợ có tướng cách Vượng phu ích tử : người thì có Ô long quấn ngọc trụ , người thì có Song Long nhiễu nguyệt !...Hãy hỏi các đức ông chồng thì rõ !
Đám đông rộ lên, tiếng cười khậc khậc của các ông chồng, tiếng cười khúc khích của các bà vợ đan xen vào nhau tạo thành thứ âm thanh kỳ ảo , ma quái ! Đám thanh niên trẻ tuổi thì ngơ ngác ! Phó trưởng làng nói tiếp :
- Hẳn mọi người đã biết những câu đại loại như : Thuận vợ thuận chồng biểnĐông tát cạn, Của chồng công vợ , vân vân…
Trai làng ta tuy sống tha phương cầu thực nhưng cái tổ ấm ở nhà rất bền vững . Làng ta tuyệt nhiên không có chuyện gia đình tan vỡ, vợ chồng ly hôn giữa chừng mà năm nào cũng có những đám cưới vàng, đám cưới bạc ! Đấy là điểm thứ ba mà chỉ làng ta mới có !...
Thanh Ba càng nghe càng kinh ngạc bởi đó là những điều chưa bao giờ anh nghĩ tới về làng quê mình và cũng chưa thấy ai nói như thế về làng quê họ, Những câu chuyện anh nghe từ lúc giao thừa cho tới sáng cứ như là những câu chuyện cổ tích của An-đéc-xen - người biết nhặt ra những viên ngọc từ những vũng bùn lầy !...
Tới phút chót của đêm hội làng thì bố của Thanh Ba và cô con gái út xuất hiện . Mọi người cùng reo lên :
- Ông con trưởng của Trưởng làng đã về !...
Ông bố Thanh Ba bắt tay mọi người không kịp , mấy vị đại gia Việt kiều thì nói với nhau : “Chúng ta đã đi khắp năm châu bốn biển , gặp anh tài , vĩ nhân cũng không ít, nhưng người như Anh Cả Tam đây thì thật là của hiếm : đi chiến trường thì làm tới tướng soái , bị thương nặng , bom đạn găm đầy mình mà không chết, giờ lại làm kinh tế không thua ai , đúng là văn võ song toàn ! Thán phục, thán phục !... Còn ông phó trưởng làng thì uống cạn li rượu cuối cùng rồi gật gù : “Cổ nhân nói chẳng bao giờ sai, hổ phụ sinh hổtử !”. Lúc ấy , Thanh Ba thấy ông nội ngồi im như pho tượng nhưng từ hai hốc mắt nhăn nheo của ông từ từ lăn ra hai giọt nước mắt lung linh như hai viên ngọc…
Những ngày Tết bao giờ cũng qua đi rất nhanh , như có một lực vô hình vừa đẩy vừa kéo ! Sáng mồng Hai Tết, Thanh Ba phải chia tay với ông nội để trở về đơn vị, anh không muốn bị trễ giờ qui định vì đó là uy tín , là danh dự của người lính ! Ra tới cây đa bữa trước , Thanh Ba giật mình ngạc nhiên khi thấy hai người thương binh hôm Ba mươi Tết đang dắt díu nhau đi trên đường . Người bị băng kín hai mắt vẫn còn băng mắt , người chống nạng vẫn chống nạng , chỉ có điều khác là người băng mắt đang cao hứng đọc vang lên những câu thơ :
“…Bàn tay trong túi áo tả tơi
Tôi đi dưới trời , Nàng Thơ ơi
Chư hầu của Nàng là tôi đấy
Ôi ! Những tình mơ mê mải
Quần thủng lỗ tôi đi
Làm cậu Tí hon mơ mộng …”
Thanh Ba buột mồm nói to : “Trời đất ! Đó là bài Đời lang bạt của Rimbaud !” rồi vội vàng đuổi theo hai người thương binh ! Nhưng thật là kỳ lạ , càng đi, Thanh Ba càng bị hai người kia bỏ xa hơn và rồi họ như là biến mất trên con đường mờ bụi !...
Thanh Ba về tới đơn vị trước giờ qui định một giờ, và người anh gặp đầu tiên chính là Duy Nhất và Song Nhị ! Cuộc đấu khẩu muôn thuở giữa hai người dường như đang tới hồi cao trào, tức ai cũng muốn giành bốn chữ “ địa linh nhân kiệt” về làng quê của mình ! Nhìn thấy Thanh Ba , hai người cùng nói :
- Hôm nay không phải trực ban chiến đấu , nhất định cậu phải tỏ rõ thái độ của mình , cậu phải nói dứt khoát : làng quê của ai xứng đáng được nhận bốn chữ ĐỊA LINH NHÂN KIỆT ?
Thanh Ba nói ngay không chút ngần ngừ: “Làng quê tôi!”, hai người kia tròn mắt, há hốc mồm kinh ngạc và họ đều hiểu rằng : Từ hôm nay sẽ là “Tam quốc diễn nghĩa” chứ không chỉ là “Hán, Sở tranh hùng” nữa !...
Đỗ Ngọc Thạch
Nhắn tìm 3 bạn: Bế Quốc Hùng, NguyễnThế Hùng , Trần Minh Hùng. Đọc thấy truyên này thì mail theođịa chỉ :dongocthach18@yahoo.com.vn
Phongdiep.net
QUYỀN LÀM MẸ
1.
… Thế là cô nữ sinh Diễm Lan đã trở thành một chiến sĩ giao liên thực sự. Tà áo dài tha thướt trắng trong đã được thay bằng bộ bà ba gọn gàng. Chiếc mũ tai bèo và khẩu súng Cạc-bin khoác vai đã làm cho khuôn mặt vừa dịu dàng vừa tinh nghịch, thông minh trở nên cương nghị, rắn rỏi.
Hôm nay là ngày kỷ niệm một năm Diễm Lan trở thành chiến sĩ giao liên. Diễm Lan đã hì hục ngoài đồng suốt đêm qua để kiếm được đầy một giỏ vừa cá vừa cua đầy nhóc, tính trưa nay sẽ làm mấy món ăn cực ngon để chiêu đãi các anh, các chị trong trạm giao liên. Nhưng có lệnh đột xuất. Diễm Lan phải đi đón và đưa vào khu vực ven đô một đoàn cán bộ đặc biệt. Lệnh nhận một lúc Diễm Lan đang dở tay xào nấu, thế mới nghiệt chứ ! Không thể trì hoãn mệnh lệnh dù chỉ giây phút ! Các anh chị trong trạm làm tiếp phần việc còn lại cho Diễm Lan và nói sẽ chờ Lan về để thực hiện bữa tiệc liên hoan đầy ý nghĩa này !...
2.
…Đoàn công tác của Diễm Lan đến khu vực ven đô thì trời đã tối đen. Đêm ba mươi nào cũng đen kịt. Người đi sau phải lần theo tiêng động của người đi trước mà bám theo. Nếu rủi ai có bị rớt lại thì lạc đường là cái chắc !...
Diễm Lan nhanh nhẹn dẫn đầu đoàn công tác. Trên những tuyến đường này, cô thuộc từng mô đất, đám cỏ, vũng nước, bụi cây… Chốc chốc, cô lại phát ra tiếng dế kêu “tà rích” để người đi sau nhận được tín hiệu mà bám theo .Đang đi, Diễm Lan bỗng phát hiện ra mùi lạ theo làn gió nhẹ thoang thoảng bay tới. Linh tính báo cho cô biết đó là “mùi của bọn biệt kích”. Cô phát ra tiếng ”chim lợn”, đó là ám hiệu cho đoàn công tác đổi đầu thành đuôi, đuôi thành đầu, cô sẽ ở lại thu hút hỏa lực địch cho người bạn của cô là Miền – đang đi ở cuối đoàn – dẫn đoàn đi theo phương án dự bị. Tiếng chim lợn của Diễm Lan vừa phát ra thì một tràng súng máy rộ lên như pháo giao thừa !...
Diễm Lan vừa nhả đạn về phía địch vừa vận động ngược lại với hướng của Miền. Tình huống như thế này đã quá quen thuộc đối với Diễm Lan nhưng hôm nay không hiểu sao cô bỗng cảm thấy run tay kỳ lạ. Khoảng năm phút sau, Diễm Lan bỗng nghe thấy có tiếng súng AK điểm xạ bắn về phía địch, chỉ cách cô khoảng hai chục mét. Ai thế nhỉ? Nhiệm vụ thu hút đánh lạc hướng địch chỉ do mình cô đảm nhiệm, vậy tại sao lại có thêm người này ? Cô ngừng bắn và phát tín hiệu liên lạc. Có tín hiệu đáp lại. Đúng là người trong đoàn công tác rồi, nhưng là ai thế? Ai dám tự ý vi phạm qui định của Trạm giao liên ? Diễm Lan chưa trả lời được những câu hỏi đặt ra thì cô nhận ra một người đang trườn nhanh về phía mình và nói:
Tiếng súng của bọn phục kích xa dần. Diễm Lan đoán chừng mình đã thoát khỏi tầm đạn của chúng. Nhưng Lan bỗng nhận ra rằng cái anh chàng Tình biến đâu mất ! Chẳng lẽ anh ta bị trúng đạn ? Bị thương hay đã chết rồi ? Cô thoáng nghĩ : Không thể bỏ đồng đội mà thoát lấy một mình ! Diễm Lan liền quay lại tìm anh chàng Tình. Đúng lúc cô chạm vào người Tình thì tiếng súng lại nổ ran xung quanh cô. Cô lay Tình, gọi Tình, nhưng không thấy trả lời. Thì ra Tình đã bị trúng đạn, ngất xỉu. Hai phút sau, Tình mới tỉnh lại, lần nắm lấy bàn tay của Diễm Lan, nói giọng yếu ớt :
…Khi Diễm Lan tỉnh lại thì cô thấy mình nằm trong Quân y viện. Cô không biết cái gì đã đến với mình? Tại sao mình lại nằm ở đây ? Và tại sao ngực mình lại bỏng rát như là có một cái hỏa lò đặt trên ngực ? Toàn thân cô vẫn bất động…Phải ba ngày sau lần hồi tỉnh đầu tiên, Diễm Lan mới ý thức được rành rẽ sự thể của mình, nhờ có cô bạn tên Miền đến bệnh viện thăm cô. Miền đã kể lại diễn biến của cái đêm bi thương ấy trong giọng nói nghẹn ngào đầm nước mắt : Sau khi đưa đoàn cán bộ đên điểm tập kết, Miền thấy bồn chồn trong người. Cô linh cảm thấy có chuyện xấu xảy ra với Diễm Lan và cô đã phóng một mạch đến chỗ Lan bị trúng đạn. Nhưng, Miền đến quá muộn, bọn biệt động đã thay nhau hãm hiếp Diễm Lan rồi cắt đi cả hai bầu vú căng tròn của cô. Nhìn thấy xác Tình bên cạnh Diễm Lan, Miền đã òa khóc như con nít và suýt ngất xỉu trên bộ ngực đẫm máu của bạn. Nhưng Miền đã nhanh chóng trấn tĩnh, cô bật dậy, như thấy máu trong người đang sôi sùng sục, cô xách súng đuổi theo bọn biệt kích. Cô đã gặp bọn quỷ khát máu ấy khi chúng đang ngồi quanh đống lửa nướng thịt, uống rượu.! Như mãnh hổ lao vào đàn sói, Miền đã bắn từng tràng đạn nóng bỏng căm thù vào bọn ác ôn…Trong tiếng đạn xé, vang lên cả tiếng
gọi bạn thống thiết của Miền :”Lan ơi !... La…n …ơ…i…”
4.
Một hôm, Diễm Lan ngồi đợi hai con về ăn cơm tối mà mãi không thấy chúng về. Đã Tám giờ tối, Diễm Lan hoảng sợ phóng xe đi khắp những nơi cô phỏng đoán hai đứa có thể đến mà gần mười hai giờ vẫn không thấy tăm hơi. Cô phóng đến nhà Miền và ôm chầm lấy bạn mà khóc…
Miền đã đi nhờ tất cả những người quen biết cũ, nhờ đến những cán bộ điều tra hình sự cự phách thì một tháng sau mới tìm ra đầu đuôi vụ mất tích hai đứa Diễm Lộc và Diễm Phúc: Bố mẹ đẻ của hai đứa bé, giờ đã trở thành tỷ phú, thuê người đi tìm tung tích hai đứa con bỏ rơi trong bệnh viện mười năm trước và khi biết đích xác là hiện chúng đang sống với Diễm Lan thì đã bí mật tổ chức bắt cóc về. Nhưng suốt một tháng trời, hai đứa bé vẫn không chịu nhận ông bà tỷ phú kia là bố mẹ. Họ liền đưa đơn kiện để đòi lại hai đứa con và yêu cầu Diễm Lan phải từ bỏ Diễm Lộc và Diễm Phúc. Cái lý để ông tỷ phú kia tin mình sẽ thắng kiện là “Đô La” ! (Các nhà tỷ phú thường dựa vào “ma lực” của đồng Đô La để hành sự , đẻ con cũng đặt tên là Đô La, trang trí tranh tường cũng là hình đồng Đô La, và trên Bàn thờ thiêng liêng tất nhiên là có đồng Đô La…).
Khi nhận được giấy gọi của Tòa án, Diễm Lan bàng hoàng cả người và cái cảm giác bỗng bị một bàn tay vô hình túm lấy người nhấc bổng lên rồi ném vút vào đêm đen vô tận phút chốc ập đến !... Lần này, cũng lại chính là Miền, và cô đã đến sớm hơn. Miền đã nhanh chóng điều tra ra một chi tiết bất ngờ: bố đẻ của hai đứa bé – tức nhà tỷ phú- chính là một người trong tốp lính biệt kích năm xưa. Miền tức tốc phóng đến gặp nhà tỷ phú.
ĐỊA LINH NHÂN KIỆT
“Chúng ta không lựa chọn cho mình quê hương nhưng quê hương thì Ngay từ đầu đã lựa chọn chúng ta”.
(Raxun Gamzatov)
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, một kíp trực ban chiến đấu của máy Rađar P. 40 gồm có ba người thì ở vị trí máy số Một là Duy Nhất, ở máy số Hai là Song Nhị và ở máy số Ba là Thanh Ba. Ba người là thành một tổ chiến đấu – tổ ba người, đơn vị nhỏ nhất trong lực lượng vũ trang của chúng ta. Thường thì ba người là một khối thống nhất, như ba bộ phận của cơ thể : đầu, mình và tứ chi. Trong chiến đấu, yêu cầu hiệp đồng nhịp nhàng là yêu cầu bắt buộc : số Một thông báo phương vị , cự li mục tiêu xong thì số Hai phải thông báo ngay số lượng , kiểu (mấy tốp, mỗi tốp mấy chiếc, loại kiểu gì) và tiếp theo là số Ba phải thông báo ngay độ cao của của từng tốp, từng chiếc. Đó là nhiệm vụ chính yếu của các trắc thủ Rađar mà ba nhân vật Duy Nhất, Song Nhị và Thanh Ba phải đảm nhận trong những năm diễn ra cuộc chiến tranh phá hoại của “ không lực Huê kỳ” đối với miền Bắc Việt Nam. Binh chủng Rađar là một binh chủng kỹ thuật , mới được thành lập khi xảy ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ, lúc mới ra đời ít được tuyên truyền nên ít người biết đến . Ở đây tôi chỉ nói rõ thêm một chi tiết để bạn đọc hiểu rõ thêm hoàn cảnh chiến đấu của tổ ba người trắc thủ Rađar này càng làm cho họ gần gũi, gắn bó nhau hơn : khi làm nhiệm vụ, ba trắc thủ phải ngồi trong một buồng kín trên xe hiện sóng, được đặt trong một ụ đất hình chữ U để tránh mảnh bom nếu trận địa Rađar bị máy bay địch oanh tạc. Khi máy Rađar làm việc, cái buồng kín đó ngột ngạt và nhiệt độ lên tới 40 – 45 độ, dù đã có quạt thông gió…
Ba anh lính trắc thủ Rađar đó đến từ ba miền quê khác nhau : Làng quê của Duy Nhất ở một vùng đồng chiêm trũng của tỉnh Hà Nam, lúc đó còn ghép ba tỉnh gọi là Hà Nam Ninh (Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình). Tuy bị gọi là “Dân Cầu tõm” (vì đại tiện thẳng xuống ao hồ) nhưng Duy Nhất vẫn tự hào với làng quê mình vì đây là đất học – “địa linh nhân kiệt”. Còn với Song Nhị, làng quê của anh chính là nơi ngày xưa vua Lê Thái Tổ tức Lê Lợi đã nhận được gươm thần của Thần Rùa mà làm nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sáng ngời lịch sử chống ngoại xâm . Song Nhị luôn kể chuyện về tổ tiên của mình đã từng theo vua Lê Thái Tổ đánh giặc Minh ra sao và có nhiều người đã lập công lớn , làm tới tướng soái, đại thần của Triều đình nhà Lê về sau. Cuối cùng sau mỗi lần kể chuyện như vậy, Song Nhị đều kết luận , quê anh ta, đất Thanh Hóa anh hùng mới thực sự là địa linh nhân kiệt. Ngay lập tức , Duy Nhất nói ngay : Nếu Lê Lợi không có Nguyễn Trãi từ đất Bắc vào đất Lam Sơn dâng Bình Ngô sách thì dù có Gươm Thần cũng không đánh thắng được giặc Minh ! Duy Nhất còn ví von giống như Lưu Bị , nếu không có Gia Cát Khổng Minh bày mưu tính kế thì dù có là tôn thất nhà Hán cũng chẳng làm nên chuyện ! Anh ta còn kể ra một danh sách dài dằng dặc những ông Nghè, ông Cống , rồi những Nhà nọ Nhà kia về sau này đều là người làng quê mình, nếu không cùng làng thì cũng là huyện mình, tỉnh mình ! Rồi anh ta kết luận : nước mình là nước nhỏ, muốn đánh thắng những lực lượng hùng mạnh của nước lớn phải dùng Trí, không thể hữu dũng vô mưu ! Tóm lại, Duy Nhất đề cao học vấn và không bao giờ anh ta quên việc nói rằng mình là học sinh giỏi cấp tỉnh , đã có giấy gọi vào đại học nhưng tình nguyện xếp bút nghiên theo việc binh đao ! Những khi Duy Nhất và Song Nhị đấu khẩu như vậy ( thường là vào những lúc cả ba người đang ngồi trong xe hiện sóng nhưng chưa có lệnh mở máy), Thanh Ba thường là ngồi yên, chỉ khi nào một trong hai người kia cần lôi kéo đồng minh thì anh mới ậm à nói vài câu, có khi chẳng ăn nhập gì với câu chuyện của hai người kia ! Vì đang mải mê với những hào quang trong câu chuyện của mình nên hai người chẳng để ý gì đến sự “ậm à” của Thanh Ba và thường là cuộc đấu khẩu bị ngừng lại ở cao trào nhưng không thể tiếp tục vì có lệnh mở máy chiến đấu . Nhiệm vụ phát hiện máy bay địch từ xa không cho phép họ chậm dù chỉ một giây !
Một cách ngẫu nhiên như vậy (hay có bàn tay sắp đặt thần bí) những cuộc nói chuyện về làng quê của ba người thường chỉ đủ thời gian cho hai người là Duy Nhất và Song Nhị , mà thực ra là chưa đủ vì cả hai người dường như cảm thấy mình nói chưa hết , nên khi tắt máy, trên đường về chỗ ở, rồi trong bữa ăn họ lại tiếp tục chứng minh làng quê của mình mới thực sự là địa linh nhân kiệt ! Ở trong môi trường quân đội, việc có được làng quê được mệnh danh là địa linh nhân kiệt là quê hương mình là niềm tự hào , là hạnh phúc lớn lao đối với người lính , bởi vì ngoài việc phải đối mặt với quân giặc, người lính chỉ còn một nơi duy nhất để dồn tâm trí về đó là quê hương !...
Thanh Ba quê quán ở đâu ? Anh suy nghĩ gì về quê hương mình ?
Cũng như mọi người lính khác , Thanh Ba cũng sinh ra từ một làng quê , ở tỉnh Thái Bình. Ngay từ những ngày đầu nhập ngũ, khi nghe mọi người chế nhạo dân Thái Bình “ tay bị tay gậy khắp nơi tung hoành” anh cảm thấy cực kỳ tủi hổ và có ai hỏi về quê quán anh đều lảng sang chuyện khác. Thực ra , anh chỉ sống ở làng quê đến năm sáu tuổi, sau đó anh theo bố lên chiến khu Việt Bắc. Những hình ảnh cụ thể về quê hương anh không nhớ rõ mà chỉ nhớ được những câu chuyện ông nội kể về cái làng quê anh. Làng anh không như những nơi khác có từ thời xa xưa mà chỉ có từ thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn , có ông Nguyễn Công Trứ là quan Hình bộ Hữu Tham tri , giữ chức Dinh điền sứ coi việc khai khẩn đất hoang tại các miền duyên hải hai hạt Nam Định , Ninh Bình , đã lập ra được hai huyện mới là Tiền Hải và Kim Sơn và hai tổng Hoành Thu và Minh Nhất (đó là vào năm Minh Mạng thứ 10 tức năm 1829). Sau này , huyện Tiền Hải là một huyện của tỉnh Thái Bình, đó chính là huyện quê của Thanh Ba .
Dân của những huyện mới này là dân tứ xứ trôi dạt về vì đủ loại nguyên do khác nhau.Vị trưởng làng đầu tiên, theo như ông nội của Thanh Ba kể lại, vốn là sai nha ở Bắc Thành, vì tội ăn của đút mà bị đi đày, thế nào lại được quan Dinh điền sứ lấy vào đội quân khai khẩn và được cử làm xã trưởng. Khi ấy, có ông thày tướng đi qua làng, nhìn thế đất của làng và nhìn tướng của ông xã trưởng thì nói:”Ông xã trưởng này có tướng Lộ khổng tỵ tức tướng khất cái (ăn mày tứ phương). Có điều lạ là hầu hết dân ở cái làng này đều có tướng Lộ khổng tỵ. Đó, mọi người cứ nhìn mũi nhau thì thấy ai cũng thân mũi dài, nhỏ và cao, sơn căn hẹp, đầu mũi nhỏ nhọn và đặc biệt là lỗ mũi rất rộng và hướng lên phía trên. Về mạng vận, tướng lộ khổng tỵ dù có đi 4 phương 8 hướng và có Đông nhạc, Tây nhạc, Nam nhạc và Bắc nhạc đắc cách hỗ trợ cũng chỉ thành đạt phần nào về đường khoa hoạn nhưng phần nhiều hũu danh vô thực, hữu quý vô phú, luôn nghèo túng. Thảng hoặc có tiền thì cũng không giữ được…Nếu ngũ quan đều ở dưới mức trung bình thì với Lộ khổng tỵ, kẻ đó suốt đời túng thiếu, phải lưu lạc tha phương cầu thực, tức là số khất cái. Dân làng này sẽ thành Cái Bang!
Mọi người nhìn mũi nhau thì quả nhiên như lời ông thày tướng, chẳng sai câu nào. Chỉ ba bảy hai mốt ngay sau đó, dân làng đã “tay bị tay gậy khắp nơi tung hoành”! Chuyện đó tồn tại cho đến hôm nay, hành khất đã trở thành nghề chính của dân làng.
***
Trong những năm tháng diễn ra cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, lực lượng Phòng không - Không quân phải trực ban chiến đấu 24/24. Riêng đối với Binh chủng Rađar – được mệnh danh là Mắt Thần, thì vấn đề này đặc biệt quan trọng. Tuy thế, các thủ trưởng đơn vị rất rất linh hoạt giải quyết cho các anh lính trắc thủ Rađar của chúng ta được tranh thủ về thăm gia đình vào những ngày Tết hoặc khi có tang gia. Vào dịp Tết năm thứ ba của đời lính , Thanh Ba được tranh thủ về quê, trước khi đi thủ trưởng đơn vị đã nhắc đi nhắc lại : chỉ được đúng ba ngày , không được đến đơn vị trễ dù chỉ một giờ !
Lúc này , bố mẹ Thanh Ba đang sống và làm việc ở Hà Nội. Nếu thuận buồm xuôi gió, anh có thể xum họp gia đình trong đêm giao thừa ! Đó là điều mà bất kỳ anh lính trẻ nào cũng mong ước !
Sáng ngày Ba mươi Tết, Thanh Ba dậy thật sớm và lên đường khi những giọt sương đêm còn long lanh trên những ngọn cỏ ven đường. Từ chỗ đơn vị đóng quân ra tới đường quốc lộ chỉ có một giờ đi bộ. Anh thật may mắn , gặp ngay một xe chở thương binh từ chiến trường miền Nam ra Bắc. Đồng chí lái xe vui vẻ cho anh đi và còn tặng anh một gói thuốc lá Sa-mít hút Tết. Đúng là từ nơi bom đạn ra, ai cũng hào phóng và thân thiện !
Chiếc xe chở thương binh tới Thái Bình thì dừng lại , cho hai thương binh xuống xe . Một người bị cụt mất một chân, người kia còn băng kín cả hai mắt. Người bị băng kín hai mắt cho người bị cụt chân vịn vào vai và làm người chỉ đường, hai người dìu nhau bước đi trên con đường lầm bụi… Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu Thanh Ba , anh hỏi đồng chí bác sĩ phụ trách đoàn :
- Hai đồng chí thương binh kia đi về huyện nào vậy ?
- Huyện Tiền Hải . Hình như họ đều là người làng Cái Bang !
Đồng chí Bác sĩ cười cười rồi nói tiếp :
- Dân ăn mày có ở khắp nơi, điều đó ai cũng rõ. Nhưng có cái làng mà cả làng đều hành nghề ăn mày thì giờ tôi mới biết !...
Đồng chí là lính phòng không à ? Người Hà Nội à ? Đồng chí thật là hạnh phúc : đi lính thì là “lính Cậu”, làm người thì là dân Thủ đô , không bù cho tôi , quê tôi ở tít ngoài đảo Bạch Long Vĩ bốn bề sóng vỗ !...
Ý nghĩ vừa lóe lên ban nãy trong đầu Thanh Ba đã hiện rõ hình hài : Mình phải về quê , về cái làng Cái Bang – nơi mình đã được sinh ra mà gần hai mươi năm qua mình tưởng như đã quên đi, đã biến mất trong tâm tưởng ! Thanh Ba vội vàng lấy ba-lô rồi xuống xe, chạy theo hai người thương binh đã mất hút trên con đường mờ bụi ! Người bác sĩ và lái xe trố mắt nhìn theo !...
Thanh Ba đi như chạy , mong đuổi kịp hai người thương binh nhưng càng đi anh càng không thấy tăm hơi họ đâu ! Ngồi nghỉ dưới một gốc cây đa bên đường , Thanh Ba mới kịp nhận thấy người mình đầm đìa mồ hôi, cổ thì khát cháy ! Thanh Ba bình tĩnh sắp xếp lại những ý nghĩ đang bay lượn như đàn én giữa trời xuân thì có một ông già đầu đội nón mê, vai đeo bị, một tay cầm gậy đi tới. Anh đứng dậy , định tiếp tục bước đi thì giật mình kinh ngạc khi nhận ra ông già đó chính là ông Nội !
Hình như ông nội đã nhận ra Thanh Ba từ xa, nên khi gặp Thanh Ba ông cười vui vẻ :
- Ông đoán biết thế nào Tết này cháu đích tôn của ông cũng về quê ăn Tết mà ! Nào , ta về nhà đi , ông có rất nhiều quà cho cháu đây ! Ông còn được báo mộng , năm nay cháu của ông sẽ được trở về tiếp tục học ở trường đại học Bách khoa của cháu !
Thanh Ba đi theo ông nội như một cái bóng câm lặng , biết bao nhiêu ý nghĩ cứ chuyển động hỗn loạn trong đầu anh , không có cái nào rõ ràng cả… Anh lại như nghe thấy ông nội nói :
- Bố cháu muốn ông bỏ cái làng này, lên Hà Nội ở với nhà cháu, nhưng ở được một năm thì hết chịu nổi : chật chội, tù tùng , bố cháu lại lắm khách khứa , toàn những người kiểu cách , không thực lòng , họ chỉ muốn nhờ vả bố cháu để lên lương lên chức, tức là họ chỉ đến với cái quan chức của bố cháu. Mà quan nhất thời, dân vạn đại, khi bố cháu thôi quan chức rồi thì sao ? Mà còn điều này nữa, tại sao bố cháu lại coi khinh cái nghiệp của cha ông , lại muốn quên đi cái làng quê nơi mình đã sinh ra ? Thôi được , cháu đích tôn của ông không như vậy là ông vui rồi !...
Hai ông cháu về tới nhà từ lúc nào không hay, Thanh Ba vô cùng ngạc nhiên khi thấy bà nội tóc bạc phơ mà vẫn còn rất khỏe !
Rồi cả các chú , bác, ai cũng rất khỏe mạnh , nhanh nhẹn, đặc biệt là ai cũng có đôi chân săn chắc như của vận động viên ma-ra-tông !...
Đêm giao thừa ở nhà ông nội thật vui vẻ , Thanh Ba có cảm giác như đây là nơi hội tụ của niềm vui ! Khách đến xông đất rất đông và ai cũng đem đến một niềm vui, một điều bất ngờ ! Và điều khiến Thanh Ba kinh ngạc hơn cả là sự góp mặt của đủ loại anh tài trong thiên hạ : đây là nhà khoa học đang làm việc tại viện vật lý địa cầu, một người khác đang làm việc tại viện hạt nhân nguyên tử nước ngoài, đây là vị giáo sư nổi danh của trường đại học Thủy sản , một vị khác đang giảng dạy tại trường đại học kinh tế , đây là vị bác sĩ nổi tiếng về châm cứu và day huyệt , một người khác là dược sĩ cao cấp của một công ty dược hàng đầu thế giới , đây là nhà thơ châm biếm , đây là nhà báo , đây là họa sĩ, còn đây là nhà ảo thuật, đây là nhà thiết kế thời trang , đây là diễn viên điện ảnh, đây là siêu người mẫu , siêu sao ca nhạc…Riêng trong lĩnh vực thể thao gần như có đủ các bộ môn và đều ở cấp kiện tướng, đặc biệt là môn điền kinh thì nhiều vô kể !... Đám thanh niên trẻ tuổi và Thanh Ba cứ tròn mắt, há mồm ra mà kinh ngạc, mà thán phục !
Ở cái làng quê được gọi là “Làng Cái Bang” này có tục lệ dù phiêu dạt ở tận chân trời góc biển nào , cứ đến cái thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đều phải về làng để trình làng những thành công , kết quả mà mỗi thành viên đã đạt được và đóng góp vào quỹ Bảo trợ của làng . Quỹ này sẽ giúp đỡ, chi viện cho những thành viên chưa thành đạt hoặc bị sa cơ lỡ bước, gặp khó khăn,tai biến ! Chính vì vậy , đêm giao thừa trở thành đêm hội làng và kéo dài tới sáng, vì không phải những người ở xa về làng đều có thể đúng khớp một giờ nhất định !
Thanh Ba lại bị một bất ngờ nữa khiến anh bàng hoàng , đó là việc ông nội anh đang giữ trọng trách là vị Trưởng làng thứ 12 vị trưởng làng cuối cùng của một Giáp. Vị trưởng làng thứ 12 sẽ phải vất vả để hoàn thành việc tổng kết, hoàn tất cuốn lịch sử 140 năm của làng . Việc làm đó của ông nội , lẽ ra bố của Thanh Ba phải là người trợ giúp đắc lực , nhưng…
Tới ba, bốn giờ sáng mồng Một Tết, năm người làng cuối cùng đã về trình làng , đó là năm người được mệnh danh là Ngũ hổ khi còn ở làng và bây giờ thì được giới kinh doanh Việt kiều gọi là đại gia một cách kiềng nể ! Sau khi năm Việt kiều đại gia kể chuyện ở xứ người (có đủ cả năm châu bốn biển), vị phó trưởng làng , đang hành nghề Đông y ở Thủ đô , lên tiếng :
- Tôi đố ai nói được ba điểm khác người của làng ta , ai nói đúng sẽ được thưởng một ngàn đô-la !
Mọi người tranh nhau nói nhưng không ai nói trúng đáp án !
Bỗng có một vị đang hành nghề nhà báo reo lên:
- Tôi nghĩ ra rồi ! Ơ- rê-ka ! Tôi đã nghĩ ra : Thứ nhất, người làng ta không có ai bị dính vào cái họa tù ngục ,”nhất nhật tai tù thiên thu tại ngoại”. Vừa rồi , tôi có đi cùng với mấy đồng nghiệp bên công an đến tất cả các trại giam lớn nhỏ trên toàn quốc thì phát hiện ra rằng không có người làng ta . Điều này tưởng bình thường , nhưng hầu như không có làng nào như làng ta. Nếu làng nào cũng trong sạch như làng ta thì đỡ tốn kinh phí khổng lồ cho việc nuôi một đội quân khổng lồ gồm cảnh sát , viện kiểm sát, Tòa án, trại giam, v.v… Thứ hai , dù làm bất cứ ngành nghề gì , người làng ta vẫn giữ được truyền thống : đó là mỗi năm phải hành khất một tháng ! Thứ ba , người làng ta có mặt ở nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, thậm chí nhiều quốc gia nhất !
Vị nhà báo định nói nữa nhưng phó trưởng làng ngăn lại :
- Hai điểm đầu là chính xác và giữ được mãi cũng không phải là đơn giản ! Còn điểm thứ ba thì vô bằng cớ, không thể chính xác được ! Khi nào làng ta có người làm ở Viện Xã hội học thì mới có thể có được con số thống kê chính xác !
Vị nhà báo ngớ người, mọi người xì xào, không ai dám quả quyết điểm thứ ba ấy là gì . Phó trưởng làng cười tủm tỉm rồi nói từ tốn :
-Nếu không ai nói được tôi xin công bố đáp án ! Điểm này chỉ những ai rành về tướng số mới có thể nói được ! Đó là trai tráng làng ta tuy có tướng Lộ khổng tỵ nhưng đều rất tốt về đường thê tử , tức là cũng lấy được vợ có tướng cách Vượng phu ích tử : người thì có Ô long quấn ngọc trụ , người thì có Song Long nhiễu nguyệt !...Hãy hỏi các đức ông chồng thì rõ !
Đám đông rộ lên, tiếng cười khậc khậc của các ông chồng, tiếng cười khúc khích của các bà vợ đan xen vào nhau tạo thành thứ âm thanh kỳ ảo , ma quái ! Đám thanh niên trẻ tuổi thì ngơ ngác ! Phó trưởng làng nói tiếp :
- Hẳn mọi người đã biết những câu đại loại như : Thuận vợ thuận chồng biểnĐông tát cạn, Của chồng công vợ , vân vân…
Trai làng ta tuy sống tha phương cầu thực nhưng cái tổ ấm ở nhà rất bền vững . Làng ta tuyệt nhiên không có chuyện gia đình tan vỡ, vợ chồng ly hôn giữa chừng mà năm nào cũng có những đám cưới vàng, đám cưới bạc ! Đấy là điểm thứ ba mà chỉ làng ta mới có !...
Thanh Ba càng nghe càng kinh ngạc bởi đó là những điều chưa bao giờ anh nghĩ tới về làng quê mình và cũng chưa thấy ai nói như thế về làng quê họ, Những câu chuyện anh nghe từ lúc giao thừa cho tới sáng cứ như là những câu chuyện cổ tích của An-đéc-xen - người biết nhặt ra những viên ngọc từ những vũng bùn lầy !...
Tới phút chót của đêm hội làng thì bố của Thanh Ba và cô con gái út xuất hiện . Mọi người cùng reo lên :
- Ông con trưởng của Trưởng làng đã về !...
Ông bố Thanh Ba bắt tay mọi người không kịp , mấy vị đại gia Việt kiều thì nói với nhau : “Chúng ta đã đi khắp năm châu bốn biển , gặp anh tài , vĩ nhân cũng không ít, nhưng người như Anh Cả Tam đây thì thật là của hiếm : đi chiến trường thì làm tới tướng soái , bị thương nặng , bom đạn găm đầy mình mà không chết, giờ lại làm kinh tế không thua ai , đúng là văn võ song toàn ! Thán phục, thán phục !... Còn ông phó trưởng làng thì uống cạn li rượu cuối cùng rồi gật gù : “Cổ nhân nói chẳng bao giờ sai, hổ phụ sinh hổtử !”. Lúc ấy , Thanh Ba thấy ông nội ngồi im như pho tượng nhưng từ hai hốc mắt nhăn nheo của ông từ từ lăn ra hai giọt nước mắt lung linh như hai viên ngọc…
Những ngày Tết bao giờ cũng qua đi rất nhanh , như có một lực vô hình vừa đẩy vừa kéo ! Sáng mồng Hai Tết, Thanh Ba phải chia tay với ông nội để trở về đơn vị, anh không muốn bị trễ giờ qui định vì đó là uy tín , là danh dự của người lính ! Ra tới cây đa bữa trước , Thanh Ba giật mình ngạc nhiên khi thấy hai người thương binh hôm Ba mươi Tết đang dắt díu nhau đi trên đường . Người bị băng kín hai mắt vẫn còn băng mắt , người chống nạng vẫn chống nạng , chỉ có điều khác là người băng mắt đang cao hứng đọc vang lên những câu thơ :
“…Bàn tay trong túi áo tả tơi
Tôi đi dưới trời , Nàng Thơ ơi
Chư hầu của Nàng là tôi đấy
Ôi ! Những tình mơ mê mải
Quần thủng lỗ tôi đi
Làm cậu Tí hon mơ mộng …”
Thanh Ba buột mồm nói to : “Trời đất ! Đó là bài Đời lang bạt của Rimbaud !” rồi vội vàng đuổi theo hai người thương binh ! Nhưng thật là kỳ lạ , càng đi, Thanh Ba càng bị hai người kia bỏ xa hơn và rồi họ như là biến mất trên con đường mờ bụi !...
Thanh Ba về tới đơn vị trước giờ qui định một giờ, và người anh gặp đầu tiên chính là Duy Nhất và Song Nhị ! Cuộc đấu khẩu muôn thuở giữa hai người dường như đang tới hồi cao trào, tức ai cũng muốn giành bốn chữ “ địa linh nhân kiệt” về làng quê của mình ! Nhìn thấy Thanh Ba , hai người cùng nói :
- Hôm nay không phải trực ban chiến đấu , nhất định cậu phải tỏ rõ thái độ của mình , cậu phải nói dứt khoát : làng quê của ai xứng đáng được nhận bốn chữ ĐỊA LINH NHÂN KIỆT ?
Thanh Ba nói ngay không chút ngần ngừ: “Làng quê tôi!”, hai người kia tròn mắt, há hốc mồm kinh ngạc và họ đều hiểu rằng : Từ hôm nay sẽ là “Tam quốc diễn nghĩa” chứ không chỉ là “Hán, Sở tranh hùng” nữa !...
Đỗ Ngọc Thạch
Nhắn tìm 3 bạn: Bế Quốc Hùng, NguyễnThế Hùng , Trần Minh Hùng. Đọc thấy truyên này thì mail theođịa chỉ :dongocthach18@yahoo.com.vn
Phongdiep.net
QUYỀN LÀM MẸ - Đỗ Ngọc Thạch
Truyện ngắn của ĐỖ NGỌC THẠCH QUYỀN LÀM MẸ
1.
… Thế là cô nữ sinh Diễm Lan đã trở thành một chiến sĩ giao liên thực sự. Tà áo dài tha thướt trắng trong đã được thay bằng bộ bà ba gọn gàng. Chiếc mũ tai bèo và khẩu súng Cạc-bin khoác vai đã làm cho khuôn mặt vừa dịu dàng vừa tinh nghịch, thông minh trở nên cương nghị, rắn rỏi.
Hôm nay là ngày kỷ niệm một năm Diễm Lan trở thành chiến sĩ giao liên. Diễm Lan đã hì hục ngoài đồng suốt đêm qua để kiếm được đầy một giỏ vừa cá vừa cua đầy nhóc, tính trưa nay sẽ làm mấy món ăn cực ngon để chiêu đãi các anh, các chị trong trạm giao liên. Nhưng có lệnh đột xuất. Diễm Lan phải đi đón và đưa vào khu vực ven đô một đoàn cán bộ đặc biệt. Lệnh nhận một lúc Diễm Lan đang dở tay xào nấu, thế mới nghiệt chứ ! Không thể trì hoãn mệnh lệnh dù chỉ giây phút ! Các anh chị trong trạm làm tiếp phần việc còn lại cho Diễm Lan và nói sẽ chờ Lan về để thực hiện bữa tiệc liên hoan đầy ý nghĩa này !...
2.
…Đoàn công tác của Diễm Lan đến khu vực ven đô thì trời đã tối đen. Đêm ba mươi nào cũng đen kịt. Người đi sau phải lần theo tiêng động của người đi trước mà bám theo. Nếu rủi ai có bị rớt lại thì lạc đường là cái chắc !...
Diễm Lan nhanh nhẹn dẫn đầu đoàn công tác. Trên những tuyến đường này, cô thuộc từng mô đất, đám cỏ, vũng nước, bụi cây… Chốc chốc, cô lại phát ra tiếng dế kêu “tà rích” để người đi sau nhận được tín hiệu mà bám theo .Đang đi, Diễm Lan bỗng phát hiện ra mùi lạ theo làn gió nhẹ thoang thoảng bay tới. Linh tính báo cho cô biết đó là “mùi của bọn biệt kích”. Cô phát ra tiếng ”chim lợn”, đó là ám hiệu cho đoàn công tác đổi đầu thành đuôi, đuôi thành đầu, cô sẽ ở lại thu hút hỏa lực địch cho người bạn của cô là Miền – đang đi ở cuối đoàn – dẫn đoàn đi theo phương án dự bị. Tiếng chim lợn của Diễm Lan vừa phát ra thì một tràng súng máy rộ lên như pháo giao thừa !...
Diễm Lan vừa nhả đạn về phía địch vừa vận động ngược lại với hướng của Miền. Tình huống như thế này đã quá quen thuộc đối với Diễm Lan nhưng hôm nay không hiểu sao cô bỗng cảm thấy run tay kỳ lạ. Khoảng năm phút sau, Diễm Lan bỗng nghe thấy có tiếng súng AK điểm xạ bắn về phía địch, chỉ cách cô khoảng hai chục mét. Ai thế nhỉ? Nhiệm vụ thu hút đánh lạc hướng địch chỉ do mình cô đảm nhiệm, vậy tại sao lại có thêm người này ? Cô ngừng bắn và phát tín hiệu liên lạc. Có tín hiệu đáp lại. Đúng là người trong đoàn công tác rồi, nhưng là ai thế? Ai dám tự ý vi phạm qui định của Trạm giao liên ? Diễm Lan chưa trả lời được những câu hỏi đặt ra thì cô nhận ra một người đang trườn nhanh về phía mình và nói:
- Cô Lan !...Tôi là Tình đây ! Tình quân lực đây !
- Trời đất ! Sao anh không chạy theo con Miền mà lại chạy theo em? – Lan ngạc nhiên nói.
- Tình đã tới sát kề Lan, nắm lấy một tay của cô nói nhỏ:
- Tôi không thể để em một mình chống chọi với bọn phục kích đ.ược . Nghe tiếng súng , tôi biết bọn chúng đông lắm ! Lỡ em có làm sao thì…
- Thì làm sao ? Chẳng lỡ gì hết ! Bọn chúng sẽ không làm gì được em ! Nhưng sao anh lại theo em thế này, em sẽ bị cấp trên kỷ luật ! Cả anh nữa, anh không sợ kỷ luật sao ?
- Không, anh không sợ kỷ luật, anh chỉ sợ mất em thôi !- Nói rồi Tình kéo mạnh Diễm Lan rồi ôm chặt lấy cô, hôn túi bụi lên mặt cô !
Tiếng súng của bọn phục kích xa dần. Diễm Lan đoán chừng mình đã thoát khỏi tầm đạn của chúng. Nhưng Lan bỗng nhận ra rằng cái anh chàng Tình biến đâu mất ! Chẳng lẽ anh ta bị trúng đạn ? Bị thương hay đã chết rồi ? Cô thoáng nghĩ : Không thể bỏ đồng đội mà thoát lấy một mình ! Diễm Lan liền quay lại tìm anh chàng Tình. Đúng lúc cô chạm vào người Tình thì tiếng súng lại nổ ran xung quanh cô. Cô lay Tình, gọi Tình, nhưng không thấy trả lời. Thì ra Tình đã bị trúng đạn, ngất xỉu. Hai phút sau, Tình mới tỉnh lại, lần nắm lấy bàn tay của Diễm Lan, nói giọng yếu ớt :
- Diễm Lan !...Anh yêu em !...Em…hãy hôn anh đi, như vậy dù anh có chết cũng cam lòng !...
- Không yêu đương gì hết! – Diễm Lan gắt khẽ - Tôi sẽ đưa anh về đơn vị !
- Lan nhanh chóng băng tạm vết thương cho Tình rồi xốc anh lên vai, lao vút đi trong bóng đêm dày đặc…Từng tràng súng máy lại nổ ran quanh Diễm Lan. Mặc, cô cứ vác Tình trên vai mà chạy. Cô hi vọng bóng đêm sẽ che mắt địch và vận may một lần nữa sẽ đến với cô như bao lần trước. Nhưng, càng chạy, cô càng cảm thấy súng địch nổ rát hơn và cô nghe rõ cả tiếng bước chân đuổi theo thình thịch… Rồi cô thấy đầu óc quay cuồng và như là có một bàn tay vô hình tóm lấy cô nhấc bổng lên và ném vút vào đêm đen vô tận !...
…Khi Diễm Lan tỉnh lại thì cô thấy mình nằm trong Quân y viện. Cô không biết cái gì đã đến với mình? Tại sao mình lại nằm ở đây ? Và tại sao ngực mình lại bỏng rát như là có một cái hỏa lò đặt trên ngực ? Toàn thân cô vẫn bất động…Phải ba ngày sau lần hồi tỉnh đầu tiên, Diễm Lan mới ý thức được rành rẽ sự thể của mình, nhờ có cô bạn tên Miền đến bệnh viện thăm cô. Miền đã kể lại diễn biến của cái đêm bi thương ấy trong giọng nói nghẹn ngào đầm nước mắt : Sau khi đưa đoàn cán bộ đên điểm tập kết, Miền thấy bồn chồn trong người. Cô linh cảm thấy có chuyện xấu xảy ra với Diễm Lan và cô đã phóng một mạch đến chỗ Lan bị trúng đạn. Nhưng, Miền đến quá muộn, bọn biệt động đã thay nhau hãm hiếp Diễm Lan rồi cắt đi cả hai bầu vú căng tròn của cô. Nhìn thấy xác Tình bên cạnh Diễm Lan, Miền đã òa khóc như con nít và suýt ngất xỉu trên bộ ngực đẫm máu của bạn. Nhưng Miền đã nhanh chóng trấn tĩnh, cô bật dậy, như thấy máu trong người đang sôi sùng sục, cô xách súng đuổi theo bọn biệt kích. Cô đã gặp bọn quỷ khát máu ấy khi chúng đang ngồi quanh đống lửa nướng thịt, uống rượu.! Như mãnh hổ lao vào đàn sói, Miền đã bắn từng tràng đạn nóng bỏng căm thù vào bọn ác ôn…Trong tiếng đạn xé, vang lên cả tiếng
gọi bạn thống thiết của Miền :”Lan ơi !... La…n …ơ…i…”
4.
- Sau giải phóng, Diễm Lan đi học ở trường Y. Rồi cô trở thành một Bác sĩ. Nhìn bên ngoài, mặc dù không còn tuổi thanh xuân, nhưng ai cũng lầm tưởng đó là người phụ nữ giàu sang, quý phái bởi vẻ quyến rũ kỳ lạ của cô. Và chắc chắn không ai có thể ngờ được rằng cô không còn bộ ngực của người phụ nữ nữa, trừ cô bạn chí cốt tên Miền. Sắc đẹp dường như không chịu mất đi của Diễm Lan đã khiến cho cánh đàn ông luôn luôn vây quanh cô, theo đuổi cô…
- Diễm Lan muốn có một người chồng đàng hoàng, rồi cô sẽ được làm mẹ…Nhưng mỗi khi nhìn vào mảng sẹo lớn trên ngực, cô lại bàng hoàng… Những ý nghĩ không đầu không cuối lại quay cuồng tromg đầu và cái cảm giác bị một bàn tay vô hình túm lấy nhấc bổng lên cao rồi ném vút vào đêm đen vô tận lai hiện rõ mồn một! Chính cái cảm giác hãi hùng ấy đã không buông tha Diễm Lan và đưa cô đến quyết định từ chối tất cả những lời cầu hôn để nhận nuôi hai đứa bé bị bố mẹ chúng bỏ rơi trong bệnh viện. Hai đứa bé này là chị em sinh đôi, mới hơn một tuổi. Diễm Lan đã nuôi hai đứa bé sinh đôi mười năm trời, chúng đã trở thành hai đứa học trò khỏe mạnh, xinh xắn. Lan đã làm lại giấy khai sinh và đặt tên cho chúng là Diễm Phúc và Diễm Lộc. Một kế hoạch về tương lai của hai đứa trẻ đã được vạch ra thì xảy ra một sự cố oái oăm, mà cho đến nay, Diễm Lan vẫn không hiểu nổi tại sao nó lại như thế ?
Một hôm, Diễm Lan ngồi đợi hai con về ăn cơm tối mà mãi không thấy chúng về. Đã Tám giờ tối, Diễm Lan hoảng sợ phóng xe đi khắp những nơi cô phỏng đoán hai đứa có thể đến mà gần mười hai giờ vẫn không thấy tăm hơi. Cô phóng đến nhà Miền và ôm chầm lấy bạn mà khóc…
Miền đã đi nhờ tất cả những người quen biết cũ, nhờ đến những cán bộ điều tra hình sự cự phách thì một tháng sau mới tìm ra đầu đuôi vụ mất tích hai đứa Diễm Lộc và Diễm Phúc: Bố mẹ đẻ của hai đứa bé, giờ đã trở thành tỷ phú, thuê người đi tìm tung tích hai đứa con bỏ rơi trong bệnh viện mười năm trước và khi biết đích xác là hiện chúng đang sống với Diễm Lan thì đã bí mật tổ chức bắt cóc về. Nhưng suốt một tháng trời, hai đứa bé vẫn không chịu nhận ông bà tỷ phú kia là bố mẹ. Họ liền đưa đơn kiện để đòi lại hai đứa con và yêu cầu Diễm Lan phải từ bỏ Diễm Lộc và Diễm Phúc. Cái lý để ông tỷ phú kia tin mình sẽ thắng kiện là “Đô La” ! (Các nhà tỷ phú thường dựa vào “ma lực” của đồng Đô La để hành sự , đẻ con cũng đặt tên là Đô La, trang trí tranh tường cũng là hình đồng Đô La, và trên Bàn thờ thiêng liêng tất nhiên là có đồng Đô La…).
Khi nhận được giấy gọi của Tòa án, Diễm Lan bàng hoàng cả người và cái cảm giác bỗng bị một bàn tay vô hình túm lấy người nhấc bổng lên rồi ném vút vào đêm đen vô tận phút chốc ập đến !... Lần này, cũng lại chính là Miền, và cô đã đến sớm hơn. Miền đã nhanh chóng điều tra ra một chi tiết bất ngờ: bố đẻ của hai đứa bé – tức nhà tỷ phú- chính là một người trong tốp lính biệt kích năm xưa. Miền tức tốc phóng đến gặp nhà tỷ phú.
- Ông đã từng là lính biệt động? – Miền hỏi .
- Ồ, cô hỏi sai chỗ rồi!...- Nhà tỷ phú thoáng giật mình rồi nhếch mép cười – Tôi chỉ tiếp khách hàng và các VIP chứ không tiếp cán bộ điều tra ! Còn nếu cô bị khùng thì tôi sẽ cho người đưa cô tới nhà thương điên ngay !
- Không ! Tôi không khùng! – Miền dằn giọng – Tôi chỉ muốn ông nhớ lại tội ác của ông: ông đã cùng toán lính phục kích hãm hiếp rồi cắt vú một nữ chiến sĩ giao liên ! Người nữ giao liên bất hạnh đó chính là người mẹ nuôi của hai đứa trẻ con ông đẻ ra nhưng ông đã bỏ rơi chúng trong bệnh viện mười năm trước !
- Nhà tỷ phú giật thót nhưng thật không ngờ ông ta lại la lớn :
- Không ! Tôi không nhớ quá khứ ! Tôi không cần biết đến quá khứ. Tôi chỉ biết bây giờ tôi có quyền làm giàu, làm giàu nữa ! Và tôi có quyền làm bố ! Tôi có thừa bằng chứng là bố của hai đứa trẻ ! …
- Thật bất ngờ, trái với tính cách thường ngày của Miền, cô bỗng la lên lớn hơn cả nhà tỷ phú :
- Ông câm ngay ! Nếu như tôi cho ông thêm một băng đạn đêm ấy thì ông đã thành đất cát rồi !..- Miền ngừng và hít một hơi dài, đoạn nói dằn từng tiếng – Ông có quyền làm giàu, làm bố nhưng bạn tôi có QUYỀN LÀM MẸ ! Ông đã xâm phạm tội lỗi vào quyền làm Mẹ đó ! Nếu ông nói một câu nữa như vừa rồi, tôi sẽ bắn bể sọ ông ngay tức thì !...
- Nếu như đúng lúc đó, hai đứa trẻ Diễm Phúc và Diễm Lộc không biết từ đâu chạy tới và cùng reo lên “Dì Miền !”, thì Miền đã rút phăng khẩu súng sáu trong túi quần ra ! Vừa nhìn thấy hai đứa trẻ, Miền đã trở lại vẻ dịu hiền thường thấy và cô vòng tay ra ôm cả hai đứa bé vào lòng !...
Tôi, người viết câu chuyện này thành cái truyện
ngắn, mới đây lại nhận được tin của Miền cho biết: Nhà tỷ phú kia sau
khi đã rút đơn kiện lại tái đưa đơn và lần này quyết thắng kiện
bằng mọi giá. Đồng thời, ông ta còn kiện Miền đã đe dọa tính mạng ông
ta !...
Không biết vụ kiện cáo này sẽ đi tới đâu nhưng đêm
nào tôi cũng bị câu nói của Miền trở đi trở lại bên tai: “Anh và tất
cả mọi người sẽ không ai hiểu nổi tôi và Diễm Lan đâu. Nếu chúng
tôi thua kiện nhà tỷ phú đó, tôi sẽ cho ông ta một băng AK vào đầu !
Anh biết vì sao không? Vì chính trong cái đêm tôi trở lại cứu Diễm Lan
đó, trong cuộc đấu súng không cân sức đó, tôi đã bị trúng đạn ở cả
hai bầu vú !...”. Bạn đọc có thể tưởng tượng sự kinh ngạc của tôi như
thế nào khi vừa nói xong, Miền cởi phăng ngực áo để lộ ra hai bầu vú
với những vết sẹo dúm dó !...
TP.HCM, l989-2009
Đỗ Ngọc Thạch
Phongdiep.netĐỖ NGỌC THẠCH trên phongdiep.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét