12 Truyện ngắn của THẠCH trên vanvn.net (PB cũ)
- Trích: Thượng Kinh Ký sự; Lột da mặt; Cô Tấm & Quả thị
tác phẩm của THẠCH'S trên VanVn.Net (trích: Thượng Kinh Ký sự)
dongocthach18 viết ngày 27/09/2011 | Có 1 bình luận | 864 lượt xem
Tác phẩm của THẠCH'S trên VanVn.Net (PB cũ): Trích Thượng Kinh ký sự
-
truyện ngắn: PB&TL của Đỗ Ngọc Thạch trên vanvn.net, trieuxuan ...
31 Tháng Tám 2011 – phê bình, tiểu luận của Đ.N.T trên vanvn.net, trieuxuan.info . ... Net (PB cũ) · 5 bài Tiểu luận, PB trên VanVn.Net (Phiên bản cũ) . ... -
12 truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ) - YuMe.vn
23 Tháng 2 2009 – YuMe.vn - Đỗ Ngọc Thạch năm 2010 (TP. Hồ Chí Minh) Đỗ Ngọc Thạch (1970) Tác giả ĐỖ NGỌC THẠCH 2010 12 truyện ngắn trên vanvn.net Home / M..
-
PB,TL và truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ) - Đỗ Ngọc Thạch | Đỗ ...
Tướng sát phu - Đỗ Ngọc Thạch (trên 9 Website đã đăng) ... Thắp một nén nhang tưởng nhớ đến ông, càng suy ngẫm về ông, về những tác phẩm của ông để lại ta càng phát hiện ... Tướng sát phu - chùm truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. VanVN.Net ...
Chuyến tàu đêm ba mươi - chùm truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch
|
(7/24/2009 10:00:33 AM) Kỷ niệm 62 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ 27-7-1947 / 27-7-2009 |
Con tạo xoay vần - chùm truyện ngắn của Đỗ Võ Cẩm Thạch
|
(5/27/2009 10:52:14 AM) |
Tướng sát phu - chùm truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch
|
VanVN.Net (4/3/2009 11:09:18 AM) |
Chùm truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch
|
VanVN.Net (3/17/2009 10:58:34 AM) |
(gồm 2 truyện: Chị em sinh ba; Người chép sử)
Truyện ngắn: "Trạng Me đè trạng Ngọt"
|
Đỗ Ngọc Thạch (3/4/2009 11:40:08 AM) Đỗ Ngọc Thạch viết tiểu luận về truyện ngắn thì rất cẩn thận, mạch lạc; nhưng viết truyện ngắn lại lơ đễnh đến mức từ đầu thế kỷ XVI đến hiện giờ lại chỉ có ba bốn đời nhân vật tranh đoạt nhau; cứ như thể người ta có thể sống đến hơn một trăm tuổi như thời các vua Hùng? Nhưng truyện đọc thì hay, cay đắng mà lại rất đỗi đắm say!.. |
Lột da mặt
|
Chùm truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (2/23/2009 9:32:46 AM) Hai truyện ngắn thì cả hai đều có trại tâm thần, không hiểu nó có ẩn dụ gì? Nhưng đọc thì xót xa, muốn làm một cái gì đấy để không sa vào, để có thể thoát ra, để bổ đi tìm kiếm. |
Home / Mỗi tuần một truyện ngắn, một chùm thơ |
Thượng Kinh ký sự
|
Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (10/5/2009 11:01:21 AM)
(Hay là: Những lần về Thủ đô Hà Nội)
|
Sư phụ của sư phụ và sư phụ
|
Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (11/2/2009 2:59:31 PM) |
Home / Mỗi tuần một truyện ngắn, một chùm thơ |
Thượng Kinh ký sự Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ( 10/5/2009 11:01:21 AM ) |
1.Giáo đầu
Cứ tưởng cái đầu mình là “Của kho
vô tận”, tôi thả phanh viết búa xua đủ các kiểu, bỗng một hôm ghé mắt
nhìn vào cái “Kho” thấy trống trơn! Hốt hoảng, tôi thu dọn tất cả tài
liệu, sách vở vào trong cái thùng giấy cứng (vốn là cái hộp giấy đựng
tivi to tướng) rồi định đi “bụi đời” tìm cảm hứng! Ai dè vừa bước ra
cửa, đụng ngay mấy người hàng xóm đang cãi lộn dữ dội, xem chừng muốn
chuyển qua đánh lộn! Nhớ lời mẹ dặn lúc còn nhỏ rằng, thấy đám cãi lộn,
đánh lộn là phải tránh xa, tôi vội quay trở lại, trèo lên gác…ngồi
Thiền! Ngồi được ba phút thì Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác bất ngờ
xuất hiện ngay trước mặt, râu tóc trắng như mây trắng, không khác gì
Đại Tiên Thái Thượng Lão Quân. Tôi chưa kịp hỏi thì Hải Thượng Lãn Ông
nhẹ nhàng nói: “Con mở thùng sách của con ra, trong đó có cuốn “Thượng Kinh Ký sự”
của ta, con hãy đọc kỹ lại thì sẽ tỉnh ngộ!” Đoạn Hải Thượng Lãn Ông
ghé tai tôi nói nhỏ một câu, dặn phải giữ bí mật, nên tôi không thể ghi
ra đây được!
Tôi ngồi đọc lại cuốn Thượng Kinh ký sự một ngày…Những gì tôi viết dưới đây là do cuốn Thượng Kinh Ký sự gợi ý!
2. Về Thủ đô lần thứ Nhất
Đó là những ngày đầu giải phóng
Thủ đô…Bố tôi hồi đó ở Quân Y của Sư đoàn 308, đã về Hà Nội trước cùng
với đơn vị, mấy chị em chúng tôi (lúc đó chúng tôi đã có 5 chị em, 2
chị đầu) và mẹ đi sau. Tuy bố tôi đi trước nhưng mọi việc của cuộc di
chuyển “bầu đoàn thê tử” bố tôi đã xếp đặt ổn thỏa: chuyến ô tô cuối
cùng của Quân Y sẽ đón 6 mẹ con chúng tôi từ Phú Thọ về Hà Nội…
Lúc đó, tôi mới có hơn sáu tuổi,
chưa biết Thủ đô Hà Nội như thế nào nên rất háo hức, muốn chiếc ô tô có
cái dấu “Hồng Thập Tự” chở chúng tôi phóng thật nhanh! Và quả là xe
chạy rất nhanh, tôi chưa kịp nhận biết là đã tới Hà Nội chưa thì xe
dừng, mấy chú Quân Y đi cùng xe nói “Tới Thủ đô rồi!”, rồi nhấc bổng
mấy chị em chúng tôi xuống đường! Tôi cũng chưa kịp quan sát kỹ con phố
mà chúng tôi đứng chân lần đầu tiên nó như thế nào (sau này tôi mới
biết đó là đoạn đầu Phố Tràng Thi, phía gần Cửa Nam, còn đi ngược lên
là tới Hồ Hoàn Kiếm), thì mẹ tôi đã dắt tay hai chị tôi và bảo tôi dắt
tay hai đứa em trai đi theo ( Năm chị em chúng tôi sàn sàn tuổi nhau,
sinh từ 1945 đến 1951)...Đi được khoảng chục bước thì cậu em sát tuổi
tôi giằng tay ra khỏi tay tôi, có lẽ do tôi nắm tay em tôi quá chặt?
Thấy người em giằng tay ra, tôi cũng thả luôn bàn tay của người em kế
sau ra và đứng lại…sửa sang lại y phục! Cúi xuống chân, thấy dây giày
bị tuột (tôi đang đi loại giày Ba-ta của Pháp, khá phổ biến lúc đó),
tôi liền ngồi xuống buộc lại dây giày. Buộc xong, tôi đứng lên nhìn
quanh thì không thấy hai cậu em trai của tôi đâu! Nhìn ra phía mẹ tôi
vừa dắt hai người chị cũng không thấy ai!...
Lúc đó là thời khắc chuyển giao
giữa ban ngày và ban đêm, vào khoảng gần sáu giờ chiều. Người đi lại
trên phố đang nhiều dần lên, chắc dân thành phố thích đi chơi ban đêm?
Nếu như ở quê thì giờ này chúng tôi đang ăn cơm tối. Nghĩ tới hai từ
“ăn cơm”, lập tức tôi thấy đói bụng, cái bụng như đang réo sôi! Tôi
liền mở cái túi vải đeo bên sườn, có dòng chữ thêu trên nắp túi “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”,
thò tay vào đụng phải cái nắm cơm to bằng quả bưởi. Tôi tính lấy nắm
cơm nắm ra ăn thì chợt nghĩ, ai lại ăn giữa đường thế này? Vả lại, phải
đi tìm Mẹ và các chị, các em chứ đứng mãi ở đây không phải là cách tốt
nhất! Đi vài bước tôi lại nghĩ, nếu lát nữa mẹ quay lại tìm thì sao,
với lại tôi đã biết đường phố Hà Nội như thế nào? Nghĩ vậy, tôi quyết
định đứng đợi…
Khoảng một khắc, tức mười
lăm phút trôi qua, đường phố đã sáng đèn, tôi đang đứng nhìn về phía
Cửa Nam có ánh đèn điện nhấp nháy rất vui mắt thì bỗng có một thằng bé
trạc tuổi tôi, không biết từ đâu tới và đứng sát trước mặt tôi từ bao
giờ, dùng một bàn tay xoa đầu tôi và nói một câu gì đó bằng tiếng Pháp
rồi co chân phải định đá đít tôi. Không ngờ tôi lại phản ứng rất nhanh,
dùng một tay hất bàn chân của thằng bé lên và tay kia đấm thẳng vào
mặt, tức thì nó ngã té ngửa trên hè phố! Thằng bé kêu ối một
tiếng và lập tức ngồi bật dậy, tính lao vào tấn công tôi! Nhưng nó chưa
kịp hành động gì thì thì bị một cô bé cũng trạc tuổi cản lại với giọng
nói rõ ràng, dứt khoát: “Bạn không được đánh nhau! Đó là bài học cho
bạn đừng có thấy ai cũng bắt nạt!” Dường như tiếng nói của cô bé có uy
lực đặc biệt nên cậu bé kia không nói gì mà chuồn mất tăm!...
Nhìn thằng bé đi như chạy về phía
Cửa Nam, tôi giật mình khi nghe tiếng cô bé nói: “Hình như bạn lần đầu
tới Hà Nội?” Tôi gật đầu tỏ vẻ đồng ý. Cô bé lại nói: “Hành động vừa
rồi của đứa bạn tôi thật là mất lịch sự, tôi thay mặt Người Hà Nội xin
lỗi bạn!” Tôi nói lí nhí: “Không sao!... Không dám!...” Cô bé lại nói:
“Bạn đứng chờ người nhà hay là bị lạc đường?” Tôi ngạc nhiên trước cách
nói năng rất nhẹ nhàng, dịu dàng của cô bé và nói: “Tôi đứng chờ mẹ
tôi! Vì tôi chưa đi khỏi chỗ này nên không thể gọi là bị lạc đường
được!” Cô bé bỗng bật cười, tiếng cười như tiếng chuông ngân! Vừa nghĩ
như vậy, tôi liền nói với cô bé: “Bạn có tiếng cười rất hay! Tiếng cười
như tiếng chuông ngân!...” Cô bé nhìn tôi bằng ánh mắt lấp lánh như
hai hòn bi ve…Tôi lại nói ra ý nghĩ ấy thì cô bé lại cười và nói: “Bạn
nói năng như người lớn!... Nếu bạn đồng ý thì tôi sẽ là Người Hà Nội
đầu tiên để lại trong bạn ký ức đẹp về Hà Nội: Tôi sẽ dẫn bạn đi dạo
vòng quanh Hồ Gươm, ăn Kem ở Nhà Thủy Tạ và tới Nhà Kèn nghe hòa
nhạc!...” Câu nói ấy cứ trở đi trở lại bên tai tôi và quay như đèn kéo
quân trước mắt tôi khi chúng tôi đã nghe xong buổi hòa nhạc đặc biệt ở
Nhà Kèn!... Đến khi Cô bạn gái dẫn tôi tới địa chỉ mà tôi đoán rằng bố
tôi sẽ ở đó là Bệnh viện Đồn Thủy (sau là Bệnh viện Quân đội 108), tôi
vẫn chưa kịp hỏi tên và bất cứ một thông tin gì về cô bé!...
3.Về Thủ đô lần thứ Hai
Tôi đã đi khỏi Hà Nội rồi lại trở
về Hà Nội có đến gần trăm lần. Chẳng hạn như thời kỳ tại ngũ đóng quân ở
mấy tỉnh xung quanh Hà Nội, thi thoảng lại được các thủ trưởng cho
“tranh thủ” về Hà Nội thăm gia đình, họ hàng hoặc “công cán” gì đó cho
đơn vị.Hoặc khi học Đại Học phải đi sơ tán ở Hà Bắc, Hà Nam tôi thường
xuyên đạp xe đi đi về về mỗi tuần một lần, nhân lên với bốn năm thì
không biết là bao nhiêu lần? Khi đi tới các tỉnh phía Bắc tôi đi qua Cửa
Bắc, khi đi về phía Nam tôi đi qua Cửa Nam, qua ga Hàng Cỏ rồi xuôi
xuống ga Giáp Bát, khi đi về phía Đông, tôi qua cầu Long Biên, khi đi về
phía Tây, tôi đi qua Cầu Giấy…Lối đi nào cũng có nhiều điều thú vị,
những kỷ niệm khó quên, nhưng vui ít buồn nhiều, không hiểu tại sao?
Lần ấy, tôi đi cùng Trung đội
trưởng, làm một cuộc hành trình dài từ Nghệ An ra Hà Nội. Đó là vào thời
kỳ cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ đối với miền Bắc rất ác
liệt. Đơn vị Ra-đa của tôi lúc đó đang hoạt động ở chiến trường Khu
Bốn. Việc tôi được đi cùng Trung đội trưởng về Hà Nội, lúc đó tôi chỉ
được biết là: do tôi thông thuộc Hà Nội nên có nhiệm vụ làm người dẫn
đường cho Trung đội trưởng, còn Trung đội trưởng ra Hà Nội làm gì thì
tôi không được biết vì đó là “Bí mật quân sự”!
Thực ra, tuyến đường mà chúng tôi
đi thẳng một mạch từ ga Vinh tới ga Hàng Cỏ là xuống tàu, vào ngay phố
phường Hà Nội. Nhưng tôi thích được đi tàu qua cầu Long Biên nên khi
tàu tới ga Hàng Cỏ, tôi lôi Trung đội trưởng qua tàu đi Hải Phòng. Lúc
đó, Trung đội trưởng đang ngủ gà ngủ gật, không biết mô tê gì, thấy tôi
nói phải chuyển tàu thì đi theo mà không hỏi han gì!... Khi con tàu
đưa chúng tôi qua cầu Long Biên thì cũng là lúc bình minh hé rạng. Đằng
đông, những ngón tay hồng của Nàng Bình Minh đang như mơn trớn trần
gian, vạn vật! Nhìn xa xa, dòng sông Hồng uốn lượn như một dải lụa lớn,
màu hồng ấm áp, còn hai bên bờ là những vạt ngô đang trổ bắp xanh rờn,
như đang nhẹ trôi theo dòng sông!...Một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp
mà không một họa sĩ tài ba nào có thể vẽ nổi!
Song, khoảng thời gian tuyệt vời
đó đã qua mau khi tàu đỗ ở ga Gia Lâm. Lúc đó, nắng vàng đã rực rỡ mà
chưa có tàu Hải Phòng – Hà Nội. Chúng tôi đành ngồi đợi trên sân ga.
Trung đội trưởng dường như đã tỉnh táo, vươn vai ngáp dài một cái rồi
hỏi: “Đang ở ga nào vậy? Sắp tới Hà Nội chưa?” Tôi nói: “Chúng ta đang ở
ga Gia Lâm! Gia Lâm là huyện ngoại thành của Hà Nội, chỉ qua cầu Long
Biên là vào ngay trong ḷòng Thủ đô!” Trung đội trưởng gắt: “Thôi, đừng
dài dòng nữa! Bao giờ mới có tàu vào Thủ đô!” Tôi nói: “Anh hỏi em, em
biết hỏi ai? Hình như đầu máy bị hỏng, họ đang sửa, không biết đến bao
giờ!” Tôi vừa dứt lời thì tiếng còi báo động vang lên, kèm theo là
tiếng nói rất to từ hai cái loa trên sân ga đồng thanh phát ra: “Đồng
bào chú ý! Đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội một trăm cây số về
hướng Đông! Các lực lượng phòng không sẵn sàng chiến đấu! Người không
có nhiệm vụ xuống ngay hầm trú ẩn!...” Tôi vừa nghe xong câu nói,
ngoảnh lại không thấy Trung đội trưởng đâu cả! Tôi ngồi ôm hai cái ba
lô con cóc, nhìn lên sân thượng của mấy cái nhà lầu cạnh ga, đã thấy
những khẩu súng 12,7 ly và cả súng trường của dân quân hướng nòng về
phía Đông, sẵn sàng nhả đạn!... Tôi rất thích cái hình ảnh đặc trưng
này của Thủ đô Hà Nội, và cũng có ở các thành phố khác trên Miền Bắc
những năm chiến tranh chống Mỹ, bởi mỗi khi có còi báo động máy bay
địch như thế, là chúng tôi – những trắc thủ Ra-đa đang phải ngồi trong
xe hiện sóng kín mít, và cái tin có máy bay địch kia chính là do những
trắc thủ Ra-đa sinh ra!...Tôi đang mơ màng suy nghĩ về một trận bắn máy
bay địch ác liệt, nòng súng 12,7 ly của tôi đã đỏ rực thì có ai đó đá
vào chân tôi, hỏi: “Tại sao đồng chí không vào hầm trú ẩn?” Tôi ngẩng
nhìn, thì ra là một cô nàng nhân viên nhà ga. Tôi nói ngay: “Tôi mới bị
thương ở chân, không đi được! Trung đội trưởng của tôi đã đi thay xuất
của tôi rồi!” Cô gái bật cười khanh khách rồi nói: “Cái anh lính binh
nhất này coi thường mạng sống lại còn hài hước nữa chứ, định rỡn mặt Tử
Thần hả? Tôi sẽ dìu anh vào hầm trú ẩn!” Cô gái cầm cánh tay tôi định
kéo lên thì tôi nắm lấy cánh tay cô gái, thay vì đứng lên, tôi kéo
mạnh, khiến cô gái bị bất ngờ, ngã đè xấp lên người tôi!...
Chúng tôi đang lúng túng trong
tình huống bất ngờ thì tiếng còi “Báo an” vang lên, cùng với tiếng nói
đều đều, chứ không gấp gáp như lúc báo động, của hai cái loa
phóng thanh:” Đồng bào chú ý! Máy bay địch đã đi xa!...Mọi sinh hoạt
trở lại bình thường!” Cô gái nhân viên nhà ga đứng được lên thì xấu hổ
chạy vút đi!...
Khoảng năm phút sau, trung đội
trưởng mới quay lại, lấy ba-lô đeo lên vai rồi nói: “Chúng ta đi ra cầu
phao! Chưa có tàu thì đi cầu phao! Ngồi chờ ở đây rất nguy hiểm vì nhà
ga là mục tiêu ném bom của máy bay Mỹ!” Tôi nghĩ, không hiểu sao Trung
đội trưởng lại “Nhát chết” như thế? Lại còn là người rất thích chải
chuốt nữa chứ! Là nông dân vùng chiêm trũng Hà Nam đã năm đời, nhưng
trong hai cái túi ngực áo lính của anh ta lúc nào cũng có tới hai cái
gương và hai cái lược! Hai cái gương để có thể nhìn được phía sau gáy,
còn hai cái lược là để “sơ-cua”, lỡ quên ở đâu mà mất thì có cái dùng
thay thế ngay, bởi cứ khoảng mười phút là anh ta phải chải đầu một lần,
mỗi lần phải hơn chục nhát lược!...
Chúng tôi đi dọc theo bờ sông
Hồng… Những vạt ngô đang kỳ trổ bắp thật là ngoạn mục! Ra tới cầu phao
mới biết là ban ngày thì tháo ra năm phao cho thuyền bè đi lại, đến tối
mới nối cho xe pháo và người bộ hành qua lại. Chúng tôi chui vào một
vạt ngô, trải tấm ni-lông dã chiến ra và ngồi ăn lương khô! Trung đội
trưởng ăn xong thì lăn ra ngủ ngon lành, lại còn ngáy nữa chứ! Tôi vốn
không thích nằm cạnh người ngủ ngáy nên đứng dậy, tính đi dạo một lúc
trên bờ bãi Sông Hồng đẹp như mơ này thì một cô gái bất ngờ xuất hiện
ngay trước mặt! Tôi vừa kịp định thần nhận ra chính là cô gái nhân viên
nhà ga ban nãy thì cô gái lừ lừ nhìn tôi nói: “Thì ra là anh lính ở
trên sân ga!...” Tôi làm điệu bộ chào lễ phép rồi nói: “Thì làm sao ạ?
Có phải chúng ta có duyên nợ hay không mà lại gặp nhau nơi phong cảnh
hữu tình này?” Cô gái trợn mắt la to: “Duyên nợ cái con khỉ! Anh đừng
hòng dở trò ra với tôi lần nữa! Cuốn gói đi ngay chỗ khác để tôi chăm
sóc bãi ngô của tôi!” Tôi cũng lấy giọng nghiêm nghị đáp lại: “Chúng
tôi, chiến sỹ lực lượng Phòng không – Không quân đang trên đường làm
nhiệm vụ, không ai được gây trở ngại! Tôi đề nghị được người dân hỗ
trợ, giúp đỡ, cho chúng tôi nằm ngủ trên vạt ngô chờ nối cầu phao!” Cô
gái khẽ nhếch mép cười, liếc nhìn Trung đội trưởng đang ngủ ngon lành,
rồi hạ giọng: “Thôi được, cho các nghỉ nhưng phải chuyển cho tôi thư và
quà tới bố của tôi đang chiến đấu ở chiến trường Khu 4 ác liệt, tên là
Trần Đình Hợi, hòm thư X”. Nghe xong tên và hòm thư của bố cô gái, tôi
reo lên: “Trời!...Đó là Thủ trưởng Trung đoàn của tôi! Ông thường
xuống đơn vị tôi mỗi khi đơn vị có nhiệm vụ đặc biệt!” Cô gái còn tỏ vẻ
bất ngờ hơn tôi và thế là chúng tôi trở nên thân mật như…cá với nước!
Cô gái nói đã ba năm bố cô chưa về thăm nhà, cô rất muốn gặp bố mà
không biết làm sao! Tôi nhận lời chuyển thư và quà cho bố cô, cô liền
chạy về nhà, chỉ mười phút sau đã quay lại, thì ra nhà cô gần đó và cô
đã chuẩn bị từ trước! Nhìn tên cô gái trên phong thư “Trần Thị Ga” tôi
thoáng nghĩ, chắc là cô gái đẻ rơi trên sân ga! Khi hỏi chuyện thì quả
nhiên là như vậy! Thấy tôi giỏi “đoán mò”, Ga nói: “Anh có biết xem
tướng không? Em sẽ lấy chồng làm gì và bao giờ thì cưới?” Tôi làm bộ
lẩm nhẩm bẩm đốt ngón tay rồi nói: “Cô có tướng vượng phu ích tử, chồng
cô sẽ là người tài và thành đạt. Có lẽ chỉ hai năm nữa là cô sẽ lên
kiệu hoa lấy được chồng như ý!”…Tôi vừa ngừng lời thì Trung đội trưởng
ngồi bật dậy, nói: “Ai đã phá giấc ngủ của ta, sẽ bị phạt!...À, thì ra
là anh chàng Binh nhất láu tôm láu cá! Đi mua ngay cho ta một chai
rượu!” Tôi đã quen với “cái vụ sai vặt” nên chạy đi ngay!...
Tôi đi dạo một vòng phố xá thị
trấn Gia Lâm, ăn một bát phở gà thơm phức rồi mới xách chai rượu trở về
ruộng ngô cho Trung đội trưởng, nếu tính thời gian thì phải gần một
giờ đồng hồ. Về tới nơi, tưởng rằng sẽ được nghe Trung đội trưởng kể
lại “chiến tích chinh phục người đẹp” ai ngờ thấy Trung đội trưởng hai
tay ôm “hạ bộ” đang rên i ỉ!...
Đến tối, cầu phao vẫn chưa được
nối, hỏi ra mới biết có hai cái phao cầu do không neo buộc kỹ đã bị
nước cuốn trôi mất tiêu! Người ta đang khắc phục sự cố! Trung đội
trưởng sốt ruột nói: “Chờ cả ngày, giờ lại chờ cả đêm thì biết đến bao
giờ? Cậu đi hỏi xem có thuyền nào nhận chở ta qua sông không?” Tôi liền
đi hỏi những người dân xung quanh thì họ đều nói, hôm nay có lũ ở
thượng nguồn, nước sông dâng cao và chảy xiết, không ai muốn mạo hiểm
cả. Tôi bèn nghĩ bụng, mình chưa bao giờ đứng trước sự nguy hiểm thực
sự, vậy lần này thử xem sao? Không đả động gì đến chuyện nước lũ kéo
về, nước sông chảy siết và dâng cao, tôi nói với Trung đội trưởng:
“Không có thuyền nào nhận chở người ban đêm. Tôi thấy chúng ta có thể
bơi qua sông!” Trung đội trưởng tròn mắt, nói: “Bơi qua sông? Cậu có
điên không đấy?” Tôi bình thản nói: “Lúc nước cạn, cát nổi lên giữa
dòng sông, chúng tôi còn ra đá bóng vui lắm! Chúng ta sẽ bơi qua sông ở
chỗ có cát nổi lên đó!...Chúng ta đã cùng bơi vượt sông La ở Đức Thọ
(Hà Tĩnh), rồi sông Lam ở Nam Đàn (Nghệ An), rồi sông Gianh ở Quảng
Bình, chẳng lẽ lại sợ Sông Hồng của Hà Nội, như thế thì làm sao mà dám
ngẩng mặt nói chuyện với Người Hà Nội? Anh có biết hồi tôi mới học lớp
Một, nhà ở Quân Y viện 103, chỉ vì tôi bơi vượt qua sông Nhuệ mà đám
trẻ con trong vùng gặp tôi là cúi rạp chào Đại ca đấy!” Hình như lời
“khích tướng” của tôi có tác dụng tức thì, Trung đội trưởng và tôi đi
ra ngay bờ sông, cởi quần áo cho vào ba-lô rồi lấy tấm vải ni-lông buộc
túm lại thành một bọc lớn, đó sẽ là cái phao cho chúng tôi vượt sông.
Khi chúng tôi, chỉ mặc cái quần đùi, vác bọc đồ ni-lông trên vai, bước
xuống sông, trông không khác gì đặc công thủy xuất quân! Khi nước tới
rốn, tôi quay lại thì thấy Trung đội trưởng vẫn đang ở chỗ nước tới đầu
gối! Thấy tôi nhìn lại, Trung đội trưởng xốc lại bọc đồ trên vai rồi
bước tới! Nghĩ tới câu thành ngữ “Khi nước đã tới rốn thì cho ngập
luôn”, tôi nhào ra giữa dòng nước…
4.Về Thủ đô lần thứ Ba
Sau lần tôi và trung đội trưởng
bơi vượt sông Hồng thành công, mọi việc dường như xảy ra rất tốt đẹp
khiến Trung đội trưởng lại đề nghị cho tôi được đi cùng ra Hà Nội lần
nữa, chỉ cách lần trước ba tháng. Lúc tàu dừng ở ga Hàng Cỏ (Ga Hà
Nội), Trung đội trưởng mới nói với tôi: “Tớ cho cậu đi “Tranh thủ” lần
này là để thưởng công cho cậu đã góp phần vào kết quả rất tốt đẹp của
chuyến đi lần trước: Bộ Tư Lệnh Binh chủng đã quyết định điều tớ ra
Phòng Tham mưu, từ Thiếu úy phong vượt cấp lên Thượng úy. Cứ cái đà
này, chẳng mấy chốc mà lên tá, rồi lên tướng là cái chắc! Vì thế, tớ sẽ
vào thẳng Bộ Tư Lệnh. Còn cậu, có thể tới nhà người quen hoặc về gia
đình ở Hải Phòng tùy ý! Chủ nhật tới, nếu rảnh thì vào BTL kêu tớ,
chúng ta lại đi dạo Hồ Gươm rồi ăn kem Nhà Thủy Tạ, sau đó đi bơi
thuyền Hồ Tây!... Nhưng đừng dắt tớ vào mấy chỗ Thư viện Quốc Gia, Bảo
Tàng Mỹ thuật hay Văn Miếu gì đó nữa nhé!...Mấy chỗ đó chẳng có gì thú
vị cả!...”
Không biết Trung đội trưởng còn
nói gì nữa hay không mà tôi thì bàng hoàng, sửng sốt và “Chết đứng như
Từ Hải” bởi, thì ra Trung đội trưởng đang thực hiện một âm mưu “chạy
chọt” để được ra Hà Nội, như ngoài đời dân sự thường xảy ra! Tôi ngạc
nhiên bởi không nghĩ một người lính thời chiến, một sĩ quan – đảng viên
– tấm gương cho bọn lính tráng chúng tôi noi theo hàng ngày, lại có
hành động “đào ngũ” một cách tinh vi đến như thế! Tôi chỉ ước mình có
được đôi cánh để bay trở vào đơn vị, lúc này đơn vị đang ở Nghi Lộc, Đô
Lương (Nghệ An) hay Can Lộc, Đức Thọ (Hà Tĩnh)? Khi tôi kịp định thần
thì không thấy Trung đội trưởng đâu nữa mà mấy người xích lô xúm vào
lôi lôi, kéo kéo! Đúng lúc tâm trạng hỗn độn như vậy, tôi vụt nhớ đến
cái lần về Hà Nội đầu tiên, gặp em ở đầu phố Tràng Thi!... Tôi liền nói
với người xích lô chở tôi tới đầu phố Tràng Thi. Khi tôi và người xích
lô đang cò cưa về tiền công chở tôi từ Ga về thì một cô gái xuất hiện,
như một Nàng Tiên, chợt hóa thành cái cô gái bé nhỏ mà tôi đã gặp 14
năm trước!...Thật khó mà tin được đó lại là sự thật: đó chính là cô bé
đã gặp tôi ở chính chỗ này khi tôi tới Hà Nội lần đầu 14 năm trước! Chỉ
nhìn tôi khoảng một hay hai phút, cô gái nói: “Anh chính là cậu bé tôi
đã gặp 14 năm trước ở đây!...”
Giải quyết xong “vụ xích lô”, cô
gái mời tôi vào nhà, chỉ cách “điểm dừng lịch sử” vài bước chân. “Em đã
nằm mơ thấy người bạn bé nhỏ là anh của 14 năm trước hoài! Đêm qua
cũng vậy, còn thấy rất rõ ràng là sẽ gặp lại ở chính chỗ này! Vì thế,
suốt ngày hôm nay, em cứ ngóng nhìn ra đây và quả nhiên đã “tóm” được
anh!...Em đã là cô giáo, còn anh chỉ là một anh lính Binh Nhất, vì thế
anh phải nghe theo sự sắp đặt của em!...” – cô gái nói một tràng mà tôi
nghe như là cô đang hát những liên khúc dài bất tận, bởi khi cô ngừng
nói – thì tôi đã thấy mình đã tắm rửa sạch sẽ, ngồi bên một mâm cơm
hương thơm ngào ngạt!... Hương, tên cô gái, ngồi tiếp tôi ăn cơm và kể
cho tôi nghe biết bao nhiêu chuyện. Thì ra, Hương cùng tuổi với tôi, là
người Hà Nội đã ba đời, cha mẹ đều là nhà giáo từ thời Pháp thuộc, hiện
vẫn còn dạy ở trường Chu Văn An. Hết lớp 10, Hương học ở Trường Sư
Phạm 10+3 rồi dạy cấp 2 ở ngoại thành…
Hôm sau, Hương dẫn tôi tới những
chỗ lần đầu tiên tôi đến Hà Nội, Hương đã dẫn tôi tới: Hồ Hoàn Kiếm,
rồi vào nhà Hàng Thủy Tạ, rồi Nhà Kèn, v.v.…
Ở nhà Hương một ngày, tôi qua cầu
Long Biên tới Ga Gia Lâm tìm cô gái có tên Ga để báo tin rằng bố cô đã
hy sinh. Nhưng khi tới Ga thì chỉ gặp mẹ cô, cũng làm việc ở Ga. Bà nói
cô đã tình nguyện vào chiến trường chiến đấu, sau khi gia đình nhận
được giấy báo tử!
Khi
người ta không giải thích được nhiều nỗi buồn cùng đến một lúc thì
người ta thường trở về với cái nơi người ta đang sống. Vì thế, tôi chỉ ở
lại Hà Nội thêm một ngày, đi lang thang khắp nơi, rồi trở về đơn
vị…Hương tiễn tôi ra ga, khi gần chia tay, Hương nói: “Nếu chúng ta có
duyên thì chỉ một, hai năm nữa là sẽ gặp lại. Ông bố mình rất giỏi xem
tướng, nhìn tướng bạn, ông bảo chỉ hai năm nữa là bạn sẽ trở lại con
đường học hành mà thôi!” Nghe Hương nói vậy, tôi nghĩ là cô nói đùa cho
vui, ai ngờ đúng hai năm sau, tôi trở lại trường cũ thật. Nghĩ tới lời
nói của Hương khi chia tay, tôi tới phố Tràng Thi tìm Hương, nhưng
thấy cửa nhà đóng khóa im ỉm. Người hàng xóm cho biết Hương đã đi lấy
chồng được một tháng!...
*
Được trở lại học,
đó là điều không phải dễ dàng, vì thế tôi lấy đó làm vui và quyết “Làm
lại từ đầu". Tuy nhiên, cũng có lúc buồn chán,
tôi
thường thả bộ dọc con đường Nguyễn Trãi trước cổng trường (là Khu
Thượng Đình – đối diện nhà máy Cao-Xà-Lá Hà Nội)… Một hôm, đi mãi, qua
Ngã Tư Sở thì tôi rẽ vào đường Sân Bay từ lúc nào không hay! Đây là con
đường dẫn vào Bộ Tư Lệnh Binh chủng Ra-đa, có những ngôi nhà mới xây
rất đẹp, hình như đang cùng nhau “ăn tân gia”. Và thật bất ngờ, đứng ở
trước cổng một ngôi nhà hoành tráng đó là cô gái Hương Tràng Thi và bên
cạnh là một viên sĩ quan đeo lon Thiếu Tá, và tôi không thể gọi một cái
tên khác mà phải thốt lên: “Trung đội Trưởng của tôi!”…
Sài Gòn, 2008-2009
|
Home / Truyện ngắn |
Lột da mặt Chùm truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ( 2/23/2009 9:32:46 AM ) |
LỘT DA MẶT
Dạo này, cứ vào khoảng nửa đêm giờ tý, trên đường Đồng Khởi con đường phố trung tâm của Sài thành hoa lệ người ta lại thấy xuất hiện hai người : một ông già điên khoảng hơn sáu mươi và một cô gái đi sau, cách khoảng mươi mét. Cô gái mới nhìn đã thấy cực kỳ xinh đẹp, im lặng đi theo ông già như một cái bóng . Ông già , tuy quần áo rách rưới nhưng thân hình còn rắn chắc, cứ vài phút lại thấy ông già múa tít chân tay theo những thế võ và mồm thì hô lên những câu trong bài thiệu “Thảo bộ Phượng hoàng” : Phượng hoàng tranh cước vĩ Mãnh hổ khai đại phi Song long truyền bảo đỉnh Đoạt chấn vũ uy trì… Múa xong bài võ, ông đưa tay ngang mày như dõi tìm ai đó đoạn thét lên một tiếng cực lớn rồi tung người lên cao như con phượng hoàng cất cánh ! Cô gái thấy vậy thì ôm mặt khóc, vai rung lên !...
* * *
Ông già tên gọi Mười Lành , một trong những môn đệ giỏi của ông Hương Mục Ngạc, một võ sư nổi tiếng ở An Vinh của đất võ Bình Định với câu thành ngữ “Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh” (Thuận Truyền và An Vinh là những địa danh nổi tiếng trong làng võ Bình Định). Tổ tiên của ông Mười Lành là thuộc hạ của quân Tây Sơn. Sau khi nhà Tây Sơn đổ, nhà Nguyễn truy bắt tướng sĩ của nhà Tây Sơn rất ngặt, họ hàng nhà ông Mười phải trốn tránh vào miền núi rừng hoang vắng mới thoát… Khi đã gần sáu mươi tuổi, ông Mười Lành bỗng cảm thấy bứt rứt chân tay, lòng dạ nôn nao. Ông gọi anh con trai cả tên gọi Hai Quyền đến , nói : - Dòng họ nhà ta đã bao đời tung hoành thiên hạ. Nay con đã lớn , sức dài vai rộng , chẳng lẽ cứ sống vùi nơi xó rừng này sao ? Hai Quyền vòng tay trước ngực nói : -Thưa cha, con vẫn nghĩ như vậy . Không thể cứ sống ẩn dật với cái nghề đốn củi, săn thú và cuốc đất mãi được. Con nghe có người ở thành phố về nói : Bây giờ đất nước mình có nhiều biến động lắm !... -Con tính đi đâu ? Làm gì ? -Thưa cha, người ta nói : ở thành phố ngày đêm ầm ầm náo nhiệt. Như thế, tất phải cần những người tráng kiện , dũng mãnh như con ! Nói rồi Hai Quyền cởi phăng áo, xuống tấn, lên gồng, bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, đoạn vung tay múa chân đi bài quyền gia truyền “Phượng hoàng”, mồm thì hô vang những câu thiệu : Phượng hoàng tranh cước vĩ Mãnh hổ khai đại phi… Người cha nhìn con gật đầu hài lòng, nhẹ vuốt chòm râu bạc, nói : - Con hãy bay đi như phượng hoàng tung cánh ! Nhưng không được làm hổ danh cha ông, dòng họ, Nếu phạm vào lời cha dạy, hối không kịp đâu nghe con ! Ông Mười Lành chỉ có ba người con : Hai Quyền, Ba Cước và Phượng Vân. Trong ba đứa, ông chỉ còn hy vọng vào Hai Quyền vì Ba Cước, trong một lần nóng giận ông đã lỡ tay đánh nó thành tật, còn Phượng Vân là nữ nhi , tung hoành sao được ? Suốt cả đời chỉ sống nơi thôn dã hẻo lánh, ông không thể hình dung nổi thành phố nó như thế nào ? Vì thế, sau khi Hai Quyền khăn gói lên đường, ngày ngày ông luôn ngóng trông tin tức thằng Hai Quyền …
Lúc đầu , ông Mười Lành còn nhận được tin về Hai Quyền
: Nó được tuyển vào hải quân ở Quy Nhơn. Rồi nhờ cứu một nhân vật quan
trọng trong vụ trấn lột của một băng cướp lớn,
anh ta được chuyển sang hải quan Quy Nhơn, rồi sau đó
chuyển vô Cảng Sài Gòn .Từ ngày Hai Quyền vô Sài Gòn, ông Mười không
nhận được tin tức gì về nó nữa.
Ba năm trôi qua, Hai Quyền vẫn bặt tin. Một chiều, ông Mười đang ngồi nhâm nhi xị rượu bỗng có một con quạ đen bay ào đến đậu lên nóc nhà, nhìn ông chòng chọc. Ông thấy gai người. Nhặt hòn đá, ông tính liệng chết con vật đáng ghét kia thì nhanh như chớp, nó đã lao vút xuống mổ đúng vào cánh tay ông . Chưa kịp định thần, ông Mười đã thấy con quạ bay vút đi, về hướng Nam . Ông chỉ còn kịp nhìn thấy một chấm đen trên nền trời xám xịt. Ông Mười gọi Phượng Vân , nói : - Anh Hai con chắc là gặp nạn ? Con phải đi tìm anh con ! Phượng Vân giật mình thảng thốt, đoạn nói nhỏ : - Sài Gòn ở đâu cha ? Con bé nhà quê nhút nhát như con làm sao biết đường tới Sài Gòn ? - Đường ở mồm chớ ở đâu nữa ? – Nói rồi ông Mười lẳng lặng cầm con dao quắm và đi về hướng núi. Phượng Vân hiểu như vậy là ý của ông phải được thực hiện bằng mọi giá ! *** Xuống Quy Nhơn, Phượng Vân được một người thủy thủ già tốt bụng đưa xuống tận Cảng Sài Gòn . Khi biết ý định của Phượng Vân, người thủy thủ già nhìn cô ái ngại . Ông định tìm một lời khuyên và nghĩ cách giúp đỡ cô gái đơn thương độc mã nơi đất khách quê người này, thì Phượng Vân, như đọc được ý nghĩ của ông, đã dứt khoát chia tay ông già tốt bụng . Cô xách giỏ đồ bước lên bệ xi măng bến cảng mà có cảm giác như bị hẫng chân !. Phượng Vân lững thững đi về phía pho tượng Trần Hưng Đạo đang đứng trên bệ cao, chỉ tay ra sông Sài Gòn. Trời đã sập tối từ bao giờ, gió từ sông thổi lên khiến cô thấy gai người. Cô đang tính hỏi thăm đường đến nhà trọ thì bỗng giật mình khi thấy có người nắm lấy cánh tay mình, nói : -“Xào” đi em !...Hôm nay hết tiền “dù” ! Kẹt quá !... Phượng Vân không hiểu những tiếng đó có nghĩa gì và cô ngạc nhiên hơn khi thấy đó là một ông già, mắt đeo cặp kính loáng ánh điện, một tay chống can, một tay nắm lấy tay cô, miệng như muốn ghé sát vào má cô. Phượng Vân nghĩ có lẽ ông lão nhầm mình với người quen của ông , nên cô khẽ đẩy ông già ra và nói : - Dạ thưa cụ , cụ nhầm con với ai rồi đó ! Ông già sửa lại mục kỉnh, nhìn Phượng Vân rồi nói : - Thế ra cô không phải là cái cô vẫn đi “dù” với tôi à ? Cô ấy vẫn thường đứng ở đây mà ? Ông già định nói thêm gì nữa thì có một người cao to đi đến, gạt ông ra, nói : - Bố già ra gốc cây kia mà ngồi đợi. Để con bê non này cho tôi ! Vừa dứt lời, hắn đã nắm tay Phượng Vân kéo đi. Phượng Vân bị lôi đi ba bước, song cô đã kịp trấn tĩnh , giật phắt tay ra, nhảy phóc một cái , lùi lại ba bước xuống tấn, nhìn đứa lạ mặt như muốn đá cho nó chết tức ! Thằng kia thấy vậy thì thốt giật mình , song hắn trấn tĩnh ngay, nhăn nhở cười, để lộ hàm răng lổn nhổn đã rụng phân nửa : -Ủa ! Con nhỏ ngon lành ha ! Nhỏ ơi, em chưa biết danh anh Tư “trôi sông” ở đất Cảng sao ? Vừa dứt lời , hắn vung tay chân tít mù như chong chóng rồi bất ngờ lao vào Phượng Vân như cơn lốc. Nhưng cô gái con nhà võ đã nhanh hơn làn gió, né người tung một cú đá! Thằng tư “trôi sông” đã bị cú đá hất tung lên cao rồi rơi tõm xuống bể nước khu tượng đài. Một tốp người đứng quanh từ bao giờ đồng thanh “á” lên một tiếng , tròn mắt kinh ngạc ngó nhìn cô gái xinh đẹp xa lạ. Biết là đụng phải bọn côn đồ, Phượng Vân tính rút êm nhưng không kịp nữa rồi, một bọn hơn chục thằng đã quây tròn lấy cô gái. Nhìn những bộ mặt gớm ghiếc như quỷ sa tăng, máu giận bốc lên, Phượng Vân vận công lực, mồm thầm gọi tên cha rồi tung đòn như mưa sa. Bọn du đãng bến cảng thảy đều bàng hoàng , thảng thốt trước lối đánh tiêu diệt, chỉ có cái chết mới ngăn được võ sĩ ngừng lại ! Khi Phượng Vân ngừng lại cũng là lúc có tiếng nói vang lên : - “Quyền chiến Tây Sơn” ! Giữa đất Sài Gòn sao lại có người sử dụng bài quyền “Phượng hoàng” thần tình như vậy ? Dứt tiếng nói , một bóng người cao lớn bước tới bên Phượng Vân và nghiêng mình chào cô. Nhìn cách chào , Phượng Vân giật mình vui mừng vì nhận ra dáng dấp quen thuộc của lò võ “Quyền An Vinh”. Cô đáp lễ và khẽ hỏi : - Ông là người An Vinh ? - Người lạ mặt đáp: - Không phải. Nhưng tôi là đệ tử của anh Hai Quyền, con ông Mười Lành An Vinh. Nhìn cách đánh của cô tôi biết ngay cô là người An Vinh!... - A! Anh tôi đâu? Anh Hai Quyền của tôi đâu?- Phượng Vân sung sướng reo lên. - Chuyện dài lắm. Mời cô hãy theo tôi, nhanh chóng chuôn khỏi bãi chiến trường này. Công an mà tới là lôi thôi to. – Dứt lời, người lạ mặt quay gót bước nhanh như gió. Phượng Vân không nói gì, cô lăng lẽ bám gót người lạ mặt. Người lạ mặt dẫn Phương Vân vào một con hẻm dài và vắng. Đi vài bước, Phương Vân lại thấy một tấm bảng hiệu bằng đèn màu nhấp nháy, mờ ảo: “Café Môi Tím”, “Café Tuổi Hồng”, “Café Má Đào”,v.v…Tiếng nhạc chỗ thì ai oán sầu thảm, chỗ thì la hét chát chúa!... Nhìn vào bên trong chỉ thấy sương khói mờ ảo như miền sơn cước… Tới một căn nhà có tấm biển xanh “Massage Mỹ Tiên”, dưới ánh đèn dịu nhẹ, thấp thoáng vài cô gái đẹp như tiên giáng trần, người kia ra hiệu cho Phượng Vân bước vào. Cô ngần ngại giây lát rồi miễn cưỡng bước vào, ngỡ ngàng trước quang cảnh mơ mộng như động tiên. Người kia ra hiệu cho Phượng Vân ngồi xuống một cái ghế rồi lách vao buồng trong. Phương Vân đang ngơ ngác quan sát xung quanh và thấy mắc cỡ khi thấy các cô gái ở đây đều mặc những bộ đồ hở hang, khêu gợi!...Bỗng từ một cái bàn nơi góc phòng, có ba người đang ngồi uống bia lon, vọng lại tiêng nói lè nhè: - Tui chấm con nhỏ mới vô!... Bao nhiêu cũng chiều!... Phượng Vân giật mình hoảng sợ và cô lờ mờ nhận ra nơi cô đang ngồi là cái gì. Cô nhấp nhỏm toan đứng dậy thì có tiếng nói ỏn ẻn vang lên: - Dạ thưa tiên sinh ! Đó là em gái ông chủ mới ở nhà quê tới tức thì. Rồi em nó sẽ tiếp tiên sinh !... Rồi tiếng nói ấy tiến lại phía Phượng Vân : - Phượng Vân đó à em ? Cha ! Em gái anh Hai Quyền của chị xinh đẹp quá ta ! Vô trong này đã !...Chị làm vợ anh Hai của em hơn hai năm rồi mà giờ mới biết mặt em gái ảnh. Chỉ tại xa xôi cách trở quá phải không em ? Đó là một người đàn bà mập mạp, trắng trẻo và cũng có nhiều nét hấp dẫn của nữ tính: đôi mắt ướt lúng liếng, đa tình, cặp môi mọng đỏ chóe, còn cổ , ngực, mông đầy sung mãn… Với sự khéo léo có sức điều khiển người khác của chị Hai Quyền , Phượng Vân đã vô phòng trong và theo chị Hai đi thay đồ, tắm rửa, ăn uống rồi ngồi tâm tình kể chuyện rất thân mật từ bao giờ. Chị Hai luôn có những lời nhẹ nhàng , êm ái thật lọt tai !... Phượng Vân chưa kịp hỏi anh Hai của mình đâu thì cô đã thấy đầu óc mệt mỏi , người như mây bay lãng đãng và rồi cô thiếp đi lúc nào không biết nữa !... Khi Phượng Vân mơ màng tỉnh lại, cô mở mắt và giật mình kinh ngạc khi thấy mình bị lột truồng không còn một mảnh vải, và nằm cạnh cô là một thằng đàn ông mập ú, mặt bự , tóc cắt cao đang nằm nhả khói thuốc lên trần nhà. Cô thấy uất nghẹn trong cổ, muốn nói mà ú ớ không nói được, muốn bật người dậy mà chân tay như không phải của mình. Cô trừng trừng nhìn thằng đàn ông rồi mắt trào lệ… Thằng đàn ông kia ngoảnh lại nhìn Phượng Vân, thấy vậy thì cười tít mắt, lấy tay xoa má, xoa ngực cô rồi hôn chùn chụt lên khắp mặt, khắp người cô , mồm nói líu ríu : - Tốt ! Tốt…đẹp quá ! Tuyệt quá !... Nói rồi, hắn lại đè cả khối thịt đồ sộ của hắn lên người cô gái, vừa vặn vẹo, lăn lộn vừa ré lên những tiếng cười man rợ !... Đến lúc Phượng Vân hoàn toàn tỉnh táo thì cô lại thấy mình bị trói chặt vào một cái ghế bành. Đứng trước mặt cô là người đàn ông dẫn đường, người đàn bà nhận là vợ Hai Quyền và một người đàn ông to lớn khác. Thấy Phượng Vân đã tỉnh, người đàn bà nhoẻn miệng cười, nói : - Phượng Vân em ! Đây là anh Hai Quyền của em nè ! Nói rồi thị đẩy nhẹ người đàn ông cao lớn tới trước mặt Phượng Vân. Phượng Vân nhìn lướt qua người đàn ông này, rồi quay sang người đàn bà, mắt tóe lửa : - Không phải !...Con quỷ cái ! Mày đã gạt tao ! Tao sẽ đập chết mày như đập con ruồi , con nhặng ! Người đàn bà nghe vậy thì giật mình hoảng hốt, vội nép vào sau lưng người đàn ông mà thị vừa nói là Hai Quyền. Mà đúng là Hai Quyền thật. Hai Quyền tiến sát lại trước Phượng Vân, nói : - Không nhận ra anh Hai hả ? Cũng đúng thôi ! Anh đâu có còn là thằng võ biền nhà quê ngu dốt, ngớ ngẩn như xưa ! Anh đã vô mỹ viện sửa mắt, sửa mũi, sửa cả mồm, lột da mặt và bây giờ thì bảnh trai, đường bệ như một ông chủ kinh doanh cỡ bự ! …- Hai Quyền uống cạn lon bia Heineken rồi tiếp - Và anh đã là một ông Giám đốc công ty dịch vụ tổng hợp nổi tiếng ! “Di-vu-tô-hô”, em hiểu không ! Anh đã đi Hồng Kông , Xinh-ga-po, Thái Lan… Bây giờ phải làm giàu em ơi ! Không thể sống nghèo khổ lạc hậu mãi, phải làm giàu !... Hai Quyền nói hàng tràng, sùi bọt mép, văng cả vào mặt Phượng Vân. Phượng Vân cảm thấy tai như ù, mắt như hoa. Cô bỗng hét lên : - Không phải ! Mày không phải là Hai Quyền ! Hãy cởi trói cho tao ! Quân khốn nạn ! - Mày có chịu nghe tao làm giàu không ? Chịu thì tao cởi trói và cho làm chủ một nhà hàng máy lạnh ! Không chịu thì tao bán cho thằng Ba Tàu Hồng Kông !...Mà mày phải nghe tao, nghe anh mày ! Tao là Hai Quyền đây !... Hai Quyền cũng gào lên rồi cởi phăng áo, xuống tấn, lên gồng , bắp thịt nổi cuồn cuộn, đoạn vung tay đá chân múa bài quyền gia truyền “Phượng hoàng” mồm thì hô to những câu thiệu : Mãnh hổ khai đại phi Song long truyền bảo đỉnh Đoạt chấn vũ uy trì … Phượng Vân há mồm, tròn mắt kinh ngạc : Đúng là anh Hai Quyền kia rồi ! Chẳng lẽ anh Hai Quyền của cô đã thay đổi đến như vậy ! Không thể như thế được ! Nghĩ thì chậm nhưng làm thì nhanh, Phượng Vân thấy máu nóng bốc lên mặt như hỏa diệm sơn, cô thét lên một tiếng cực lớn rồi vận hết công lực, bật tung dây trói, bay vút lên như con phượng hoàng cất cánh rồi nhào vào Hai Quyền . Hai Quyền thấy vậy thì thất kinh ! Mặc dù võ nghệ của Hai Quyền xưa nay hơn hẳn cô em gái, nhưng giờ đây, anh ta không thể chống đỡ lại trước những cú ra đòn như sấm sét của Phượng Vân đang bừng bừng nổi giận . Song Hai Quyền còn kịp tỉnh táo kêu thằng đệ tử , bỏ chạy tháo thân . Phượng Vân thấy Hai Quyền bỏ chạy thì nổi giận đùng đùng, quay lại tóm cổ mụ chị dâu quật cái “đét” vào tường. Đoạn cô đập phá tơi bời căn phòng rồi lao ra ngoài … *** Ông Mười Lành lặng người đi vì đau xót khi nhìn Phượng Vân mặt mũi phờ phạc, người đầy bụi đường đang vừa khóc vừa kể lại tội Hai Quyền . Ông muốn thét lên thật to và bay đi tìm Hai Quyền để trị tội nhưng ngực ông đau nhói, chân tay run lên. Ông ôm con gái vào lòng, xoa đầu nó, muốn nói một câu gì đó mà cổ như tắc nghẹn, đắng chát. Rồi ông khóc nấc, nước mắt ông tràn ra như suối, ướt sũng mái đầu đầy bụi đường của Phượng Vân. Đó là lần đầu tiên trong đời ông Mười Lành khóc… Khi hai cha con ông Mười Lành tìm được đến căn nhà có biển hiệu “Massage Mỹ Tiên” thì chủ nhà đã mất tăm. Ông Mười giận sôi người. Ông thét lên một tiếng kinh hoàng, tung chân đá cái cổng có cái biển hiệu đèn màu “Massage Mỹ Tiên”. Cả mảng tường xi măng đổ rầm, cái bảng hiệu đèn màu bị gạch vụn đè lên bể nát, vậy mà dòng chữ “Massage Mỹ Tiên” vẫn nhấp nháy, nhấp nháy trong đống gạch vụn !... Hai cha con ông Mười Lành quyết đi tìm bằng được Hai Quyền để trị tội rồi lôi cổ nó về quê. Ông nghe người ta nói nó đã ra đường Đồng Khởi làm ăn. Hỏi dò đến đường Đồng Khởi, ông chỉ thấy những khu nhà cao tầng suốt ngày suốt đem nhấp nhoáng ánh điện và đông ngẹt người. Ông hỏi thăm hoài nhưng không ai biết thằng Hai Quyền nhà ông là ai cả. Ông nghĩ cho dù nó có thay hình đổi dạng, có lột da mặt, da đầu đi chăng nữa thì ông vẫn nhận ra nó. Nhưng đã một tháng trôi qua, ông Mười Lành vẫn không tìm thấy Hai Quyền. Một lần, Phượng Vân thoáng nhìn thấy Hai Quyền và thằng lùn mập ú trong một đám người sang trọng. Cô kéo ông Mười chạy tới nhưng họ đã lên ngồi trên những cái ô tô bóng nhoáng, chớp mắt đã lao vút đi mất hút! Hai cha con tức giận la hét ầm ĩ giữa đường, người ta cho là điên, xúm lại bắt giữ, vì đây là chỗ thường tiếp khách nước ngoài sang liên doanh liên kết, sẽ thu về đô-la làm giàu đất nước, không thể lộn xộn như thế được. Càng tức giận, hai cha con ông Mười đã dùng bài võ gia truyền cự lại. Nhưng “mãnh hổ nan địch quần hồ”, cả hai cha con cuối cùng đều bị bắt, bị trói nghiến và được đua vào nhà thương điên !... * * * Còn hai cha con ông Mười Lành, không hề hay biết cái tin đó, vì chẳng ai thông báo với ông cả. Sau khi trốn nhà thương điên, hai cha con ông vẫn đêm ngày đi tìm Hai Quyền để trị tội !... Sài Gòn, 1989-2009 Đ.N.T. CÔ TẤM VÀ QUẢ THỊ ( Từ trong quả thị bước ra Trở về nhân thế em là TÌNH YÊU) Tôi tên là Lệ Hằng, nhưng ở nhà cứ gọi tôi là Tấm từ lúc còn bé, gọi mãi thành quen. Chả là thế này. Nhà tôi nghèo, không mấy khi đủ tiền mua gạo mà chỉ mua tấm về ăn cho rẻ. Đến lúc sinh tôi ra, thì chỉ ăn tấm thôi, mà tấm cũng không còn dễ mua trong cái thời buổi thóc cao gạo kém ấy. Lớn lên, tôi đọc cổ tích thấy có truyện Tấm, Cám, tôi thích quá và quyết lấy tên mình là Tấm, không cho ai gọi là Lệ Hằng nữa, nó phù phiếm thế nào ấy. Năm tôi học trường Sư phạm thì chị Lệ Thủy của tôi đã tốt nghiệp trường Y, làm việc ở Bệnh viện Tâm thần. Không hiểu sao chị Thủy lại thích học cái ngành oái oăm ấy. Tôi thường đến chị Thủy chơi vì tò mò khi thấy một xã hội bé nhỏ thật là kỳ lạ : những người đang hò hét đập phá thì bị nhốt sau những khung cửa sắt như tù nhân, còn ngoài sân thì đủ các dạng người đi lại, múa hát, đọc thơ, nghịch đất… cứ như một cái nhà trẻ nhưng chẳng ai nói chuyện với ai ! Có người cứ cầm cái que mà gẩy như đàn ghi-ta, có người cuộn tờ giấy như cái loa rồi cứ “loa, loa” liên hồi. Có người lại lẩm bẩm nói những gì rất đăm chiêu…Nói chung là… có trời mới hiểu nổi cái thế giới này !
* * *
Tôi hỏi chị Thủy : “Có khi nào, họ tỉnh táo không ?
và có khỏi bệnh được không ?” Chị Thủy nói : “Thỉnh thoảng cũng tỉnh.
Nhưng khỏi bệnh hiếm lắm. Mấy
năm rồi chưa có ai khỏi hẳn cả”. Chị Thủy trầm ngâm
một lát rồi nói tiếp : “Sau này em làm cô giáo, em làm kỹ sư tâm hồn đấy
! Nhưng em phải nhớ là nhiệm vụ rất nặng nề : ngoài
việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, em phải rèn
luyện cho các em nhỏ có được một bộ não khỏe, đủ sức chịu đựng những cú
sốc của cuộc đời đầy sóng gió này”.
Tôi hỏi : “Những bệnh nhân này thường là những người
bị mất mát lớn, hoặc có những uẩn khúc, giằng xé dữ dội, quá sức chịu
đựng của thần kinh ?” Chị Thủy
nói : “Gần đúng . Trừ những ca do bệnh lý thuần túy,
phần lớn đều do hoàn cảnh xã hội gây ra. Chẳng hạn như, em có thấy cái
ông già kia không, ông ta vốn là giám đốc
sở X hơn chục năm. Đến khi phải về hưu, ông ta phát
bệnh, đấy lúc nào ông ta cũng vỗ ngực độp độp và hét toáng lên : “Tôi
còn trẻ ! Tôi còn trẻ hơn chán vạn thằng già cốc
đế đại vương đang giữ những cái ghế to hơn tôi”. Đấy,
ông ta đang nói suốt ngày chỉ vẻn vẹn như thế ! (Tôi bật cười). Còn buồn
cười hơn, em có nhìn thấy cái bà mập
ú kia không , bà ta vốn là chủ một sạp hàng lớn trong
chợ, rất giàu . Một hôm đi đò, bà ta tháo cái nhẫn kim cương to bự ra
khoe với người ngồi bên, bất đồ, bà ta đánh rớt
xuống sông ! Thế là bà ta hét lên một tiếng khiếp đảm,
nhảy tòm xuống sông để tìm cái nhẫn kim cương ! Nhưng làm sao mà tìm
được khi đã rơi vào miệng Hà Bá ! Khi người ta vớt bà ấy
lên, vừa tỉnh lại, bà ấy la hét : “Viên kim cương quý
của tôi đâu ?” Và thế là bà ta phát bệnh cho tới bây giờ, suốt ngày cứ
hét cái câu hỏi ấy ! (Tôi nghĩ : mất của
quý ai mà chẳng phát điên lên). Còn cái ông kia mới
thật là tức cười. Đấy, ông ta đang cầm một nắm vé số nhàu nát, mà không
kiếm được vé số cho ông ta, ông ta ngất xỉu liên tục, cứ
lẩm bẩm suốt ngày “khác tỉnh , khác tỉnh”. Chả là thế
này, ông này nghiền vé số như người nghiền ma túy, bán hết mọi thứ để
mua vé số. Cuối cùng , bán cả căn nhà bé nhỏ để
chơi một cú lớn hòng gỡ lại tất cả. Khi dò kết quả,
một xếp vé số của ông ta trúng vô giải đặc biệt, thế là ông ta sướng gần
phát điên, may mà có người bạn đi cùng. Người bạn kéo
ông vào một nhà hàng gần đó uống chai Bia mát cho
tỉnh. Uống hết chai bia, ông ta nói với bạn:”Phôn cho tất cả bạn hữu, họ
hàng đến đây . Và nhờ họ kêu con vợ phụ bạc ấy
đến nữa. Với nhà hàng, tôi sẽ mua hết số bia trên
quầy, chiêu đãi một trân túy lúy cho người ta trắng mắt ra. Thần tài
cuối cùng đã đến với tôi!...” Thế rồi một cuộc ăn nhậu
mút chỉ diễn ra…Sáng hôm sau, ông ta dẫn đầu một đoàn
người hộ tống đến công ty xổ số nhận tiền trúng giải đặc biệt.Ai ngờ,
khi đưa xếp vé cho nhân viên xổ số thì cô ta nói :
“Bác so nhầm rồi ! Đây là số trúng của tỉnh A, còn vé
của bác là tỉnh B cơ mà !”. Trời đất, ông ta đâu hiểu được câu giải
thích đó, thế là ông ta té xỉu và phát bệnh cho
đến nay !”.
Trong khi tôi nhìn ông ta đang lẩm bẩm “khác tỉnh, khác tỉnh” với bộ mặt ngơ ngác đến dại đi, thì chị tôi im lặng, mắt như nhìn về nơi xa xăm nào đó, rồi chị khẽ khàng nói : “Những ca đáng khóc còn nhiều hơn những ca đáng cười. Chẳng hạn như chuyện của anh Bão. Anh là con nhà nghèo, bà mẹ sinh ra trong một đêm bão lớn, nhà cửa ọp ẹp nên mưa gió tạt vào ướt hết cả chú bé còn đỏ hỏn. Vì thế anh có tên là Bão. Anh Bão học rất giỏi, đang học dở dang thì nhập ngũ. Trong những năm chiến đấu, anh bị chấn thương não, thỉnh thoảng lên cơn động kinh, nhưng ngày càng giảm. Anh phục viên lấy vợ và tiếp tục học đại học. Xong đại học, anh Bão được chọn đi nghiên cứu sinh nước ngoài. Vợ anh ở nhà ngày ngày bán gánh bún riêu để nuôi một đứa con nhỏ và bố mẹ chồng đã già. Chị vợ của anh rất đẹp và rất chung thủy với chồng, tận tụy với bố mẹ chồng. Không hiểu có phải “đào hoa bạc mệnh” hay không mà chị đã gặp tai nạn chết bất đắc kỳ tử. Ấy là do có một ông khách ăn bún của chị một lần liền mê chị. Ông ta là giám đốc một công ty xuất khẩu , rất giàu. Ông ta tìm đến nhà chị, rồi tỏ lòng hào phóng giúp đỡ gia đình toàn thứ đắt tiền. Rồi ông ta cũng thuyết phục chị vào làm văn thư ở công ty của ông ta. Rồi vào một ngày chủ nhật, ông ta hẹn chị đến cơ quan làm việc đột xuất và cưỡng dâm …Sau khi tỉnh dậy, chị ấy như người mất hồn, lao ra đường và bị ô-tô cán chết”. Nghe chị Thủy kể đến đấy, tôi ứa nước mắt và như có cái gì đâm thăng vào tim đau buốt ! Tôi muốn nói một câu gì đó mà lưỡi cứng đờ !... Chị Thủy khẽ thở dài rồi nói tiếp: “Khi anh Bão trở về, anh ấy như người mất hồn và cuối cùng anh ấy mất hồn thật. Anh ấy kiềm đâu quả thị về, để lên bàn, đóng cửa lại rồi bỏ đi một lúc lâu, khi trở về anh rón rén nhìn vào khe cửa như rình chờ ai!Ngày nào cũng vậy , và đặc biệt là anh ấy không hề hé răng nói lấy một lời ! Từ khi vào bệnh viện này, anh ấy vẫn không thay đổi ! Khi quả thị của anh ấy bị nẫu đi, chị lại phải đi kiếm quả khác thế vào…Mà này, một sự trùng hợp rất là lạ, chị vợ anh Bão tên là Tấm như em ấy, mà là tên khai sinh hẳn hoi…”.
* * *
Từ khi nghe câu chuyện về chị Tấm và quả thị của
anh Bão, tôi bị một nỗi ám ảnh xâm chiếm không nguôi. Tôi cứ đọc đi đọc
lại cái chuyện cổ tích Tấm,
Cám đó. Tôi chắc bạn đọc cũng đã biết cái chuyện cổ
tích kỳ diệu này trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam từ thuở ấu thơ.
Thỉnh thoảng, tôi lại thơ thẩn đi dưới
gốc cây thị, những quả chín vàng khẽ đung đưa trước
gió. Hương thơm dịu nhẹ cứ quẩn quanh tôi như muốn nói gì đây ? Khi còn
nhỏ, sau một ngày hít hà cái hương thơm quyến rũ của
quả thị, tôi thường ăn luôn quả thị ấy. Nhưng từ khi
đọc truyện Tấm, Cám, tôi không ăn nữa vì nhớ đến câu nói của bà già với
quả thị ở trong truyện “Thị, thị
, thị rụng bị bà – bà để bà ngửi – chứ bà không ăn”.
Thế là quả thị rơi xuống cái bị của bà già !...Bất giác, tôi khum hai
bàn tay lại, hứng dưới một quả thị chín vàng tròn mọng
và lẩm bẩm “Thị ! thị ! thị”, vừa nói dứt lời, quả thị nhẹ rơi trúng
bàn tay tôi, tỏa ra một hương thơm kỳ lạ. Nâng quả thị
trên tay, tôi như nhìn thấy quả thị từ từ tách ra, và
một cô gái xinh đẹp, dịu dàng nhẹ bước ra mỉm cười với tôi ! Tôi khẽ reo
lên, nhưng cô gái vụt biến mất, trên tay tôi vẫn là
quả thị chín vàng, ngát thơm ! …
Tôi đem quả thị về nhà, đặt lên bàn học. Đêm hôm ấy, cứ chợp mắt là tôi lại nhìn thấy quả thị từ từ tách ra và cô gái xinh đẹp, dịu dàng ấy lại nhẹ bước ra… Tôi bừng tỉnh, bật đèn nhìn lên bàn thì quả thị vẫn nguyên đó, im lặng tỏa hương thơm ! Từ hôm đó, tôi thường xuyên đem thị đến bệnh viện tâm thần cho chị tôi để chị tôi chữa bệnh cho anh Bão. Anh Bão vẫn không khỏi bệnh mặc dù đã gần hết mùa thị ! Mỗi lần đến bệnh viện nhìn anh Bão đang ngồi trước quả thị, tôi muốn trào nước mắt ! Mọi cố gắng của chị tôi và bệnh viện đều vô hiệu trước triệu chứng bệnh lý kỳ lạ này của anh Bão. Chị tôi thường nói : “Có những căn bệnh mà không một thứ thuốc thánh nào chữa khỏi được. Y học bây giờ đã tiến những bước rất xa, có thể cứu sống những ca thập tử nhất sinh, có thể chữa những bệnh mà tưởng như đành bó tay, có thể sửa những nét thiếu thẩm mỹ, dị dạng trên cơ thể con người nhưng đối với bộ não của con người thì đó vẫn là một sự thách đố nghiệt ngã, một bí ẩn còn khó hơn cả việc tìm hiểu vũ trụ, phát hiện những vì sao ở cách xa trái đất hàng triệu năm ánh sáng ! …Chị ước muốn đạt được những thành công độc đáo ở cái ngành này của y học, nhưng cho đến nay, chị thấy tuyệt vọng !...” Tôi hỏi : “Chị có suy nghĩ gì về những câu chuyện cổ tích, thần thoại không ?”. Chị tôi mỉm cười : “Chị chỉ xem cho vui thôi ! Thời đại khoa học đã thực hiện được những ước mơ thần thoại của người xưa !” Tôi nói : “Em hỏi chị ở khía cạnh khác cơ. Những câu chuyện hoang đường ấy nó thể hiện một niềm tin kỳ diệu. Niềm tin ấy chính là sức mạnh để con người tồn tại được cho đến hôm nay !”. Chị tôi lại cười : “Cô giáo văn có khác, nói cứ như sách ! Thế em có lúc nào nghĩ rằng bây giờ cũng có những câu chuyện thần thoại ấy không ?” Tôi nói : “Bây giờ thì đương nhiên không thể có được những biến hóa kỳ lạ như chuyện cổ tích rồi . Nhưng em nghĩ là con người vẫn giữ được cái niềm tin kỳ diệu như người xưa ! Chẳng hạn như trường hợp anh Bão, hình như anh ấy vẫn tin là vợ anh , sau khi trải qua những sự đọa đầy, sẽ từ quả thị bước ra với anh như cô Tấm trong câu chuyện cổ . Anh ấy tin như vậy, chứ không phải anh bị điên đâu !” Chị Thủy nhìn tôi chăm chú : “Em nói thật hay đùa đấy ?”. Tôi nói : “Em đâu có đùa, em cũng tin như anh Bão !” Chị Thủy đứng dậy , kéo tôi theo và nói : “Đi dạo với chị đi ! Không khéo em bị lây bệnh mất ! Từ giờ không được đến đây chơi nữa !”. Ba ngày sau, tôi lại đem một quả thị đến bệnh viện thì chị tôi nói rằng anh Bão đã được trả về gia đình. Chị tôi nói : “Nói chung thì tất cả các bệnh nhân ở đây đều sẽ trả về gia đình. Thời gian nằm điều trị ở đây là chủ yếu là để nghiên cứu, chứ ít hy vọng chữa khỏi. Mà chị đã nói là em không được đến đây nữa cơ mà?” Chị tôi nhìn tôi bằng ánh mắt lo ngại , như là nhìn một con bệnh vậy. Tôi mà bị bệnh thần kinh ư ? Không bao giờ ! Tôi không nói gì, lặng lẽ đi về. Trời đã về chiều. Phố xá nhộn nhịp , hối hả hơn, cái hối hả của thời khắc chuyển giao. Tôi quyết định đến nhà anh Bão. Căn nhà nhỏ trống vắng như cái đền hoang trong truyện cổ. Tôi nhanh nhẹn lẻn vào đặt quả thị trên mặt bàn, cạnh tấm ảnh thờ người phụ nữ bất hạnh.Tôi trở ra liền và phải kêu xich lô đưa về nhà. Về đến nhà rồi mà tôi vẫn chưa hết bàng hoàng. Trong bóng chiều chạng vạng, sao mà người phụ nữ trong tấm ảnh thờ giống tôi quá vậy? Cái gì đã xảy ra trong đầu tôi như là một sự hệ trọng, hệ trọng hơn cả một trận động đất?
* * *
Sáng hôm sau, tôi đến nhà anh Bão thì thấy đóng cửa im
ắng lạ lùng. Tôi mở cửa vô nhà, quan sát kỹ thì vẫn nhận ra trong căn
nhà này sự sống của con người vẫn đang tồn tại dù chỉ là
hư ảo như làn khói mỏng chiều hôm. Quả thị tôi đặt
trên bàn thờ tối qua vẫn còn đó, im lặng tỏa hương. Tấm ảnh vợ anh Bão
nhìn tôi đăm đăm. Như là có sự điều khiển của thần linh,
tôi cầm quả thị bóc vỏ ra, ăn hết ruột rồi để vỏ lại
chỗ cũ. Sau đó, tôi làm tất cả các công việc như cô Tấm trong truyện cổ
tích ấy: dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, nấu nước… Că nhà
hoang vắng ngổn ngang phút chốc gọn gàng ngăn nắp,
sach sẽ. Tôi rửa ráy xong, đang ngồi chải tóc thì cánh cửa hé mở từ lúc
nào, một bóng người lướt qua tôi như làn gió
thoảng…Anh Bão ! Vâng, đúng là anh Bão, nhanh như ánh
chớp, đã cầm lấy cái vỏ quả thị giấu ra sau lưng và đứng trước mặt tôi,
nhìn tôi tràn trề sung sướng và bỡ ngỡ ! Ánh mắt anh
phát ra những tia sáng kỳ lạ mà tôi không sao diễn tả
nổi, như là có bảy sắc cầu vồng, năm sắc mây vương (sau này thì anh Bão
nói rằng cái màu sắc ấy là từ gương mặt tôi phản xạ qua
anh).Anh đứng sững rồi khẽ thốt lên:”Tấm em!...Em đã về ư !?”. Mắt tôi trào lệ. Tôi run lên và nhào vô canh tay run rẩy của anh. Tôi áp mặt vào ngực anh, tôi nghe
tim anh đang ngân như tiếng cồng !...
* * *
Đó là câu chuyện Lệ Hằng kể cho tôi. Hiện nay, anh Bão
là giáo sư dạy vật lý hạt nhân của một trường đại học. Lệ Hằng sau đó
không học Sư phạm nữa mà xin chuyển qua trường
Luật. Bây giờ cô đã là một nhân viên điều tra cừ khôi.
Cô đang tiến hành điều tra một vụ có liên quan tới tay giám đốc công ty
nọ. Cô nói:”Em phải lôi con quỷ ấy ra trước vành móng
ngựa để nơi suối vàng cô Tấm được an giấc ngàn
thu!...”.
Sài Gòn, 1989-2009
Đỗ Ngọc Thạch |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét