Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (vannghechunhat.net)
Trích: Quanh hồ Gươm
Quanh hồ Gươm
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 453
“Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê…” , biết là như
thế, vậy mà khi đi dạo quanh Hồ Gươm, thấy có ai đang nói chuyện với
nhau, tôi cũng đi sát họ và dỏng tai nghe xem họ có bàn chuyện Vua
Lê hay không? Đó là thói quen thứ nhất và không hề mất đi của tôi.
Ngày thứ ba mươi mốt
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 431
Vụ án đêm giao thừa
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 455
Chuyện người bán thuốc
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 367
Làng tôi xanh bóng tre
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 324
Làng
Yên Khê là một vùng bán sơn địa, tuy nhỏ nhưng phong cảnh thật ngoạn
mục: có núi Voi phục cao gần một ngàn mét, in hình trên nền trời
xanh, nhìn xa xa như một con voi đang phủ phục.
Các bài khác...
Trang 22 / 39
Quanh hồ Gươm
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 452
“Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê…” , biết là như
thế, vậy mà khi đi dạo quanh Hồ Gươm, thấy có ai đang nói chuyện với
nhau, tôi cũng đi sát họ và dỏng tai nghe xem họ có bàn chuyện Vua
Lê hay không? Đó là thói quen thứ nhất và không hề mất đi của tôi.
Thói
quen thứ hai là đã đến Hồ Gươm thì động tác đầu tiên là ngó nhìn
xuống mặt hồ xem Rùa có nổi lên hay không? Nếu có thì reo lên rồi chỉ
chỏ kêu người đứng gần tới xem, còn nếu không có thì chốc chốc lại ngó
xuống mặt hồ tìm kiếm. Thói quen này cũng không hề mất đi.
Thói quen thứ ba là đã đến Hồ Gươm thì
thế nào cũng phải ăn kem Bờ Hồ, bất kể mùa hè hay mùa Đông. Cụm từ
“Kem Bờ Hồ” để nói về hai vị trí: Kem que bán ở cái Ki-ốt nằm trên
bãi đất trống ở góc có hai đường cắt nhau là đường Lý Thái Tổ và
đường Tràng Tiền và Kem Cốc (Ly) bán ở trong Nhà Thủy Tạ. Tôi xin đưa
ra nhận xét về Kem Bờ Hồ rằng: Tính từ năm 1954 (năm tôi về sống ở
Hà Nội) trở lại đây, chất lượng ngày càng kém đi. Mỗi lần từ phương
xa trở về Hà Nội, tôi đều đến Bờ Hồ ăn Kem và đều phải nuối tiếc cái
cảm giác tuyệt vời khi “ăn Mùa Đông” đã bị mất dần độ khoái cảm!...
Lúc còn nhỏ, việc đi chơi Hồ Gươm là một việc quan trọng, phải được bố trí, sắp xếp trước bởi nhà tôi ở khá xa Hồ Gươm, và lúc đó, đi dạo công viên hoặc đi dạo Hồ Gươm là hình thức giải trí “Cao cấp” của tầng lớp “Quý tộc” hoặc giới ăn trắng mặc trơn nhàn hạ. Tuy nhiên, ngày Chủ Nhật, ngày Lễ, Tết thế nào anh chị em chúng tôi cũng làm một chuyến đi chơi Bờ Hồ. Đối với trẻ con lúc ấy (cuối những năm 1950), Bờ Hồ còn có món đặc sản rất hấp dẫn nữa là “Thịt Bò khô”, bán trên cái tủ cơ động của mấy người Việt gốc Hoa, thường tụ tập ở gần bến Xe Điện Bờ Hồ…
Không hiểu tôi có cơ duyên gì với Hồ Gươm mà có tới ba lần sống gần Hồ Gươm và Hồ Gươm trở thành một phần quan trọng trong Ký ức của tôi về Hà Nội…
Lần thứ nhất là vào tháng 8 năm 1966, tôi có giấy gọi vào Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, (lúc đó đã sơ tán về tận huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) nhưng vì bố tôi muốn tôi vào Trường Đại học Y Dược Hà Nội, tôi lại không nghe theo nên ông đã giận mà xé giấy gọi của tôi đi, đồng thời không cấp “Lộ phí” cho tôi đi Thái Nguyên! Không còn cách nào khác, tôi phải đi làm thuê kiếm tiền và rất may cho tôi, sau khi làm một giấc ngủ ngon lành trên băng ghế đá ở góc Bờ Hồ , đối diện nhà hàng Phú Gia ở bên kia đường Lý Thái Tổ, tôi tính vào nhà hàng này làm một bữa no cho biết mùi “Nhà giàu” (Phú Gia) thì thấy một bà già đi bộ bị một người đi xe mô-by-lét (xe máy tay ga loại nhẹ khá phổ biến ở Hà Nội lúc đó) quệt phải người, ngã lăn quay giữa đường, tôi liền đỡ bà cụ dậy và đi về phía nhà hàng Phú Gia. Vừa tới trước cửa nhà hàng Phú Gia thì có một người đàn ông trung niên đi từ trong nhà hàng ra, nhìn thấy tôi dìu bà cụ tới thì giật mình ào tới, hỏi han rối rít…Thì ra ông ta là đầu bếp trong nhà hàng Phú Gia, sau khi biết rõ tình cảnh và nguyện vọng của tôi, đã cho tôi vào làm phụ bếp và tôi cũng xin được ngủ đêm tại Nhà hàng.
Lúc còn nhỏ, việc đi chơi Hồ Gươm là một việc quan trọng, phải được bố trí, sắp xếp trước bởi nhà tôi ở khá xa Hồ Gươm, và lúc đó, đi dạo công viên hoặc đi dạo Hồ Gươm là hình thức giải trí “Cao cấp” của tầng lớp “Quý tộc” hoặc giới ăn trắng mặc trơn nhàn hạ. Tuy nhiên, ngày Chủ Nhật, ngày Lễ, Tết thế nào anh chị em chúng tôi cũng làm một chuyến đi chơi Bờ Hồ. Đối với trẻ con lúc ấy (cuối những năm 1950), Bờ Hồ còn có món đặc sản rất hấp dẫn nữa là “Thịt Bò khô”, bán trên cái tủ cơ động của mấy người Việt gốc Hoa, thường tụ tập ở gần bến Xe Điện Bờ Hồ…
Không hiểu tôi có cơ duyên gì với Hồ Gươm mà có tới ba lần sống gần Hồ Gươm và Hồ Gươm trở thành một phần quan trọng trong Ký ức của tôi về Hà Nội…
Lần thứ nhất là vào tháng 8 năm 1966, tôi có giấy gọi vào Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, (lúc đó đã sơ tán về tận huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) nhưng vì bố tôi muốn tôi vào Trường Đại học Y Dược Hà Nội, tôi lại không nghe theo nên ông đã giận mà xé giấy gọi của tôi đi, đồng thời không cấp “Lộ phí” cho tôi đi Thái Nguyên! Không còn cách nào khác, tôi phải đi làm thuê kiếm tiền và rất may cho tôi, sau khi làm một giấc ngủ ngon lành trên băng ghế đá ở góc Bờ Hồ , đối diện nhà hàng Phú Gia ở bên kia đường Lý Thái Tổ, tôi tính vào nhà hàng này làm một bữa no cho biết mùi “Nhà giàu” (Phú Gia) thì thấy một bà già đi bộ bị một người đi xe mô-by-lét (xe máy tay ga loại nhẹ khá phổ biến ở Hà Nội lúc đó) quệt phải người, ngã lăn quay giữa đường, tôi liền đỡ bà cụ dậy và đi về phía nhà hàng Phú Gia. Vừa tới trước cửa nhà hàng Phú Gia thì có một người đàn ông trung niên đi từ trong nhà hàng ra, nhìn thấy tôi dìu bà cụ tới thì giật mình ào tới, hỏi han rối rít…Thì ra ông ta là đầu bếp trong nhà hàng Phú Gia, sau khi biết rõ tình cảnh và nguyện vọng của tôi, đã cho tôi vào làm phụ bếp và tôi cũng xin được ngủ đêm tại Nhà hàng.
Lần thứ hai là khi tôi còn đang học tại
Khoa Toán ĐHTH (lần thứ hai, sau khi đi lính về), tôi thường về nhà
người bạn ăn ngủ, ở ngay đầu phố Cầu Gỗ, đối diện bến xe Điện Bờ Hồ.
Lần thứ ba là khi tôi làm việc (và ăn
ngủ tại phòng làm việc) tại Viện Văn học, ở phố Lê Thái Tổ, không sát
Hồ Gươm nhưng cũng chỉ bước vài bước qua phố Hàng Dầu là tới Hồ
Gươm.
Truyện ngắn Quanh Hồ Gươm này chủ yếu nói về ba lần sống bên Hồ Gươm đó!...
2.
Từ lúc được sinh ra đời, tôi chưa bao
giờ nghĩ đến cái Chết (mặc dù đã phải đối mặt với không ít hiểm
nguy), cho nên tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy có người tự tìm đến cái
Chết (tự tử) và không hiểu tại sao họ lại muốn chết? Một buổi chiều
bình lặng, khoảng bốn, năm giờ, tôi vừa đi dạo một vòng quanh Hồ
Gươm, tính vào cầu Thê Húc ngắm cảnh hoàng hôn quanh hồ, vừa đặt chân
lên cầu thì thấy ở giữa cầu, có một người vừa nhảy xuống hồ. Tôi
chạy lại, ngó xuống thì thấy đó là một người đàn bà, đầu còn ló trên
mặt nước, hai tay đập nước loạn xạ! Tôi liền nhảy xuống, tóm tóc
người đàn bà lôi vào bờ!...Thì ra chị ta chính là phục vụ bàn của nhà
hàng Phú Gia, nơi tôi đang làm phụ bếp! Khi nhận ra tôi, chị ta nói:
“Chú cứu tôi làm gì! Tôi đã bị lừa, bị cướp đi cái quý giá nhất của
người con gái, còn sống làm gì nữa?” Tôi bảo: “Chị bị lây bệnh thất
tình của các tiểu thư đài các trong tiểu thuyết ái tình rồi! Không có
cái gì quý giá bằng sinh mạng! Chị hãy quên “chuyện lừa đảo” ấy đi,
nó cũng chỉ như người ta bị mất trộm mà thôi! Nếu có bản lĩnh thì nghĩ
cách báo thù, cho kẻ Sở Khanh kia một bài học là xong! Đó là cách
nghĩ của người lao động chúng ta!”. Chị ta suy nghĩ một lúc thì thở
dài rồi nói: “Cậu còn trẻ tuổi mà sao nghĩ sự đời rành mạch quá, tôi
sẽ nghe theo cậu! Nhưng tôi phải nhờ cậu bày cho một mưu kế để trả
thù thằng cha Sở Khanh kia, hắn thường đến ăn ở nhà hàng Phú Gia
đó!”…Tôi liền bày cho chị ta một mẹo nhỏ trong “Tam thập lục kế”. Ba
ngày sau, chị phục vụ bàn gặp tôi nói: “Mẹo của anh hay quá, nhưng
liều thuốc mê tôi cho vào ly rượu của hắn lại lấy nhầm gói thuốc độc,
nên hắn đã chết luôn rồi! Bây giờ phải làm sao?” Tôi nói ngay: “Thì
kéo hắn ra khỏi cái buồng Thuyền trưởng rồi thả xuống sông nhờ Long
Vương phán xử!” (gã Sở Khanh Kia là Thuyền trưởng một con tàu vận tải
đường sông). Thời gian cứ bình thản trôi đi mà không thấy chị phục
vụ bàn nói gì, chắc không ai điều tra về cái chết của gã Thuyền
trưởng vì điều tra làm sao khi trong phòng Thuyền trưởng của gã có rất
nhiều dấu vết và hiện vật của rất nhiều cô gái khác nhau và điều đặc
biệt là người ta còn tìm thấy trong một cái thùng giấy các-tông có
tới ba chục bộ đồ lót của ba chục cô gái khác nhau!...Thì ra gã
Thuyền trưởng là một “Yêu râu Xanh” đã làm hại đời biết bao cô gái
dại dột! Lão ta chết cũng đáng đời!...
Một tuần sau nữa, chị phục vụ bàn cưới chồng, chồng là cửa hàng trưởng một cửa hàng ăn uống khác, thường qua lại Phú Gia. Sau khi giới thiệu tôi là ân nhân cứu mạng trong vụ nhảy cầu Thê Húc, người chồng liền đưa tôi một món tiền lớn gọi là ủng hộ “Sinh viên nghèo” làm lộ phí lên Đại Từ, Thái Nguyên nhập học!...”. Tôi cảm tạ vô cùng vì tính ra cho đến lúc đó, tôi làm phụ bếp ở nhà hàng Phú Gia đã gần một tháng mà vẫn chưa để dành được đồng nào vì cứ mỗi tuần lĩnh tiền xong, tôi lại vào Nhà Sách Tràng Tiền và mê mẩn thế nào mà mua sách hết số tiền công mới được nhận!...
Một tuần sau nữa, chị phục vụ bàn cưới chồng, chồng là cửa hàng trưởng một cửa hàng ăn uống khác, thường qua lại Phú Gia. Sau khi giới thiệu tôi là ân nhân cứu mạng trong vụ nhảy cầu Thê Húc, người chồng liền đưa tôi một món tiền lớn gọi là ủng hộ “Sinh viên nghèo” làm lộ phí lên Đại Từ, Thái Nguyên nhập học!...”. Tôi cảm tạ vô cùng vì tính ra cho đến lúc đó, tôi làm phụ bếp ở nhà hàng Phú Gia đã gần một tháng mà vẫn chưa để dành được đồng nào vì cứ mỗi tuần lĩnh tiền xong, tôi lại vào Nhà Sách Tràng Tiền và mê mẩn thế nào mà mua sách hết số tiền công mới được nhận!...
3.
Trong thời gian ở nhà anh bạn ở phố
Cầu Gỗ (gọi là phố Cầu Gỗ nhưng tôi chẳng thấy có cái cầu bằng gỗ
nào?), tôi cũng thường xuyên đi dạo quanh Hồ Gươm và cũng thường lên
cầu Thê Húc bởi mỗi khi tới cầu Thê Húc là lại nhớ đến vụ nhảy cầu năm
xưa của chị phục vụ bàn nhà hàng Phú Gia. Hôm ấy, tôi vừa đặt chân
lên cầu Thê Húc thì hệt như cái hồi năm 1966, tôi vụt thấy ở giữa cầu
có người vừa nhảy xuống hồ! Tôi lại nhảy xuống và tóm tóc nạn nhân
lôi vào bờ. Và tôi thật sự kinh ngạc khi nạn nhân lại chính là người
phụ nữ đã nhảy cầu năm năm trước, tức chính là chị phục vụ bàn nhà
hàng Phú Gia ngày xưa!... Chị ta cũng kinh ngạc khi nhận ra tôi rồi
òa khóc, hồi lâu mới nói: “Chồng tôi bây giờ nó có nhân tình trẻ
đẹp, nó không còn ngó ngàng gì đến vợ con nữa! Vậy thì tôi sống mà
làm gì? Mà tại sao lại là anh? Anh cứu tôi mà làm gì?” Tôi nói: “Sao
chị cũng không đi kiếm nhân tình giống như ông ấy? Chị không thể chịu
thua ông ấy được, chị không biết câu “Ông ăn chả bà ăn nem” sao?
Việc gì mà lại dại dột đi tìm cái chết?” Chị ta nghe nói vậy thì như
là bừng tỉnh sau cơn mê ngủ, sau đó sửa sang lại nhan sắc, để trái
tim hòa cùng nhịp sống! Chẳng mấy chốc ong bướm lượn lờ quanh mình,
chỉ quờ tay ra là bắt được nhân tình, nhân ngãi! Từ đó mải mê với
những cuộc tình gió trăng, chị ta quên luôn chuyện người chồng phụ
bạc!...
Người bạn tôi ở Cầu Gỗ cũng đi lính với tôi một đợt năm 1966, học ở Khoa Lý, lại trúng tuyển vào Không quân, được sang Liên Xô học lái máy bay nhưng sau đó do sức khỏe có vấn đề nên lại trở về trường cùng một đợt với tôi, lại học ở khoa Lý. Người bạn này rất quan tâm đến cuộc sống của bạn bè và thường khuyên tôi nên cưới vợ cho ổn định cuộc sống. Một hôm, anh dẫn tôi đến nhà một người quen, trên đường đi, anh nói: “Tôi có người bà con họ hàng xa, đã một đời chồng, hiện sống với cô con gái bốn tuổi, nhà cửa đàng hoàng, làm việc ở một cửa hàng ăn uống, không lo đói! Tôi đã nói chuyện về ông với chị ta, cơ bản là xong rồi, chỉ còn ở phần của ông nữa mà thôi!”. Nhưng khi chúng tôi tới nhà người họ hàng của anh bạn thì người ở trong nhà là chủ nhà mới, người này nói chị chủ nhà cũ (tức người bà con với anh bạn tôi) đã bán nhà cho anh ta được ba ngày nay và hình như đã vào Sài Gòn rồi! Anh bạn tôi nghe nói vậy thì lẩm bẩm: “Đúng là cuộc sống luôn vận động nhanh và mạnh hơn ta nghĩ!” Còn tôi thì sực nhớ ra rằng cách đây một tháng, tôi đã đưa chị phục vụ bàn ở chân cầu Thê Húc về chính ngôi nhà này. Thì ra người bà con họ hàng xa mà anh bạn tôi định giới thiệu cho tôi lại chính là người đã hai lần nhảy cầu Thê Húc để tìm cái chết! Lần này chị ta đi vào phương Nam xa xôi ngập nắng, chắc sẽ là điều tốt bởi từ lâu chị ta thường hay nói câu: “Tôi muốn đi thật xa, đến một nơi nào đó không biết tôi là ai, tôi sẽ làm lại từ đầu!”. Tôi thường nghe câu nói này ở khá nhiều người và tôi luôn nghĩ, sao người ta không “làm lại từ đầu” ở ngay nơi đã sống, đã quen thuộc?
Người bạn tôi ở Cầu Gỗ cũng đi lính với tôi một đợt năm 1966, học ở Khoa Lý, lại trúng tuyển vào Không quân, được sang Liên Xô học lái máy bay nhưng sau đó do sức khỏe có vấn đề nên lại trở về trường cùng một đợt với tôi, lại học ở khoa Lý. Người bạn này rất quan tâm đến cuộc sống của bạn bè và thường khuyên tôi nên cưới vợ cho ổn định cuộc sống. Một hôm, anh dẫn tôi đến nhà một người quen, trên đường đi, anh nói: “Tôi có người bà con họ hàng xa, đã một đời chồng, hiện sống với cô con gái bốn tuổi, nhà cửa đàng hoàng, làm việc ở một cửa hàng ăn uống, không lo đói! Tôi đã nói chuyện về ông với chị ta, cơ bản là xong rồi, chỉ còn ở phần của ông nữa mà thôi!”. Nhưng khi chúng tôi tới nhà người họ hàng của anh bạn thì người ở trong nhà là chủ nhà mới, người này nói chị chủ nhà cũ (tức người bà con với anh bạn tôi) đã bán nhà cho anh ta được ba ngày nay và hình như đã vào Sài Gòn rồi! Anh bạn tôi nghe nói vậy thì lẩm bẩm: “Đúng là cuộc sống luôn vận động nhanh và mạnh hơn ta nghĩ!” Còn tôi thì sực nhớ ra rằng cách đây một tháng, tôi đã đưa chị phục vụ bàn ở chân cầu Thê Húc về chính ngôi nhà này. Thì ra người bà con họ hàng xa mà anh bạn tôi định giới thiệu cho tôi lại chính là người đã hai lần nhảy cầu Thê Húc để tìm cái chết! Lần này chị ta đi vào phương Nam xa xôi ngập nắng, chắc sẽ là điều tốt bởi từ lâu chị ta thường hay nói câu: “Tôi muốn đi thật xa, đến một nơi nào đó không biết tôi là ai, tôi sẽ làm lại từ đầu!”. Tôi thường nghe câu nói này ở khá nhiều người và tôi luôn nghĩ, sao người ta không “làm lại từ đầu” ở ngay nơi đã sống, đã quen thuộc?
4.
Tám năm sau, tôi về làm việc ở Viện
Văn học, ăn ngủ ngay trong phòng làm việc ở 20 Lê Thái Tổ, coi như
cũng là ở cạnh Hồ Gươm. Ngày nào tôi cũng đi dạo quanh Hồ Gươm ít
nhất là ba lần: sáng chạy bộ quanh Hồ Gươm hai vòng, trưa đi tới Thư
viện Quốc Gia ở phố Tràng Tiền cũng phải qua Hồ Gươm và khoảng Mười
giờ đêm thường đi dạo quanh Hồ Gươm vì đọc sách và viết bài gì đó
xong thì… đói!
Có lẽ thời gian từ nửa đêm về sáng ở quanh Bờ Hồ là có nhiều chuyện nhất với đủ các sắc thái tình cảm khác nhau. Ở đây, tôi chỉ rút ra hai, ba chuyện có liên quan tới đề tài của Truyện ngắn này!
Có lẽ thời gian từ nửa đêm về sáng ở quanh Bờ Hồ là có nhiều chuyện nhất với đủ các sắc thái tình cảm khác nhau. Ở đây, tôi chỉ rút ra hai, ba chuyện có liên quan tới đề tài của Truyện ngắn này!
Một hôm, như mọi ngày, tôi vừa viết xong
một bài tiểu luận bắt buộc thì đã mười một giờ đêm. Bụng đói cồn
cào, tôi liền tới Phở Thìn tự thưởng cho mình một tô đặc biệt. Ăn
được nửa tô thì có một người thiếu phụ khoảng hơn năm chục tuổi bước
vào, ngồi xuống bàn cạnh bàn tôi. Bà ta lặng lẽ ăn phở, bình tĩnh,
thong thả … Khi ăn xong tô phở, tôi nhìn lại người thiếu phụ và bỗng
nhận ra bà ta chính là người đã hai lần nhảy từ cầu Thê Húc xuống Hồ
mà tôi đã nói trên. Tôi định hỏi chuyện bà ta nhưng lại nghĩ, “Trời
đánh còn tránh miếng ăn”, người ta đang ăn không nên làm phiền và lỡ
ra nhận lầm người thì sao? Tôi liền ra khỏi quán phở và đi về phía
cầu Thê Húc. Không có ai trên cầu. Tôi đi vào cầu và khi tới giữ cầu
thì ngồi xuống, dựa lưng vào thành cầu. Gió nhẹ thổi, không khí mát
lạnh khiến cho tôi có cảm giác buồn ngủ và cái ngủ ập tới từ lúc
nào!...
Tôi đang mơ màng với những ý nghĩ và
hình ảnh lộn xộn thì nghe có tiếng nói rì rầm: “Có ai đang ngồi trên
cầu thế này? Đúng chỗ của chúng ta!”, “Đệ tử Cái Bang chứ còn ai nữa!
Mặc kệ người ta! Chúng ta tiến hành đi!”, “Nào, ba chúng ta cầm chặt
tay nhau. Đào nói trước đi!”, “Thưa Thần Rùa, em là Hoa Đào, 18
tuổi, nguyên học sinh lớp 12A1, vì thi trượt Đại học mà bị bố mắng
nhiếc thậm tệ rồi đuổi khỏi nhà! Em xin xuống làm nô tỳ cho Phu nhân
Thần Rùa!”, “Thưa Thần Rùa, em là Hoa Cúc, 18 tuổi, nguyên học sinh
lớp 12A1, bị bạn trai bỏ rơi rồi lại bị thầy giáo Chủ nhiệm cưỡng
bức, có thai đã ba tháng! Em xin xuống làm nô tỳ cho Phu nhân Thần
Rùa!”, “Thưa Thần Rùa, em là Hoa Lan, 18 tuổi, nguyên học sinh lớp
12A1, em không thể học được vì khó quá, mà bố mẹ cứ bắt em học. Em bỏ
nhà đi hoang nhưng đi hoang thì đói và rét, lại không có chỗ ngủ. Vậy
em xin xuống làm nô tỳ cho Phu nhân Thần Rùa!”. Tôi nghe các cô bé
nói khá rõ nhưng muốn mở mắt ra nhìn mà không được, muốn đứng dậy mà
đôi chân như không phải của mình! Tôi thoáng nghĩ, đây hẳn là một vụ
tự tử tập thể, vậy phải ngăn lại ngay! Tôi định la to “Dừng lại!”
nhưng mồm lưỡi cũng như là không điều khiển được! Rồi có tiếng “ùm”
rất lớn và nước từ dưới hồ văng lên người tôi như một cơn mưa bóng
mây! Vừa ngớt “cơn mưa bóng mây”, mắt tôi mở ra được và nhìn rõ mọi
vật xung quanh thì thấy người thiếu phụ ở quán Phở Thìn ban nãy xuất
hiện và nói: “Chào cậu! Cậu bị “Đóng băng” rồi, chỉ nghe chứ không cử
động gì được! Từ trong quán Phở Thìn, tôi đã nhận ra cậu, những
tưởng cậu sẽ lại ngăn cản tôi xuống Thủy Cung, nhưng lần này thì cậu
bị “Đóng băng”, chẳng thể làm gì được đâu! Cậu muốn biết tại sao tôi
lại muốn chết chứ gì? Bởi vì thằng “Bồ” của tôi nó thật táng tận
lương tâm, sau khi “no xôi chán chè”, nó bán cả hai mẹ con tôi cho
một “ổ Nhện” ở tận bên Campuchia! Nói sao hết nỗi tủi nhục ê chề, con
gái tôi đã mất tích! Tôi không thể bỏ xác nơi đất khách quê người
được, tôi phải trở về lòng Hồ Gươm, nơi có người mẹ trẻ của tôi đã an
nghỉ từ thế kỷ trước!” Tôi thoáng nghĩ, thì ra người mẹ của bà ta
cũng đã trầm mình nơi đây, hèn chi cứ gọi con gái hoài! Tôi định nói
lời từ biệt với người thiếu phụ nhưng bà ta đã nhảy xuống hồ từ lúc
nào, nước hồ lại văng lên người tôi như cơn mưa bóng mây!...
*
Mười năm sau, tôi mới có dịp trở lại
Hà Nội sau những năm dài phiêu bạt giang hồ. Đêm hôm ấy, tôi ra Hồ
Gươm và vừa đặt chân lên cầu Thê Húc thì thấy một thiếu nữ chưa tới
tuổi đôi mươi đang đứng khóc giữa cầu. Cô gái vừa khóc vừa nói nên
nghe không rõ lắm, khi tôi lại gần mới nghe được rõ đoạn cuối: “…Mẹ
ơi, con chưa thể xuống với mẹ được vì chưa tìm thấy kẻ thù của mẹ
con mình! Con xin hứa là sẽ tìm bằng được dù nó có phép thăng thiên,
độn thổ hay tàng hình!...Mẹ hãy phù hộ cho con, mẹ ơi!...”. Tôi đi
sát tới cô gái thì giật mình kinh ngạc vì cô ta giống người thiếu phụ
đã ba lần nhảy xuống hồ từ cầu Thê Húc như hai giọt nước!
Sài Gòn, tháng 11-2009
Đỗ Ngọc Thạch
nguồn: vannghechunhat.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét